KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY 64

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của sổ tiết kiệm va vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị giai đoạn 2015 2020 (Trang 71 - 77)

Sau khi phân tích tương quan để kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, các biến được đưa vào phân tích hồi quy. Hồi quy tuyến tính thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003).

Dữ liệu bảng được hồi quy bằng bốn phương pháp gồm Pooled OLS, Fixed Effects within, Fixed Effects between và Random Effects với ba biến phụ thuộc. Ngoài kiểm định các hệ số hồi quy, các kiểm định thực hiện để lựa chọn mô hình gồm:

65

H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn FE

b. Giữa mô hình Pooled OLS và RE: dùng kiểm định nhân tử Lagrange (LM) Breusch and Pagan

H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn RE

c. Giữa mô hình FE và RE: dùng kiểm định Hausman H0: Mô hình RE phù hợp hơn mô hình FE

Bảng 5.4: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc Tỷ lệ nộp lãi

Đơn vị tính: %

Biến phụ thuộc Tỷ lệ nộp lãi

Biến độc lập Pooled OLS FE within FE between RE

Số tv -0.0682 -0.1786 -0.0432 -0.0682 Số tv nữ -0.0195 0.2751 -0.0066 -0.0195 Tổng dư nợ -0.0013 -0.0007 -0.0015 -0.0013 Số dư tk 0.0575** 0.1898*** 0.0192 0.0575** Sinh hoạt tháng 1.3928 2.3266 0.1368 1.3928 Khoảng cách -0.5759 -11.8204 -0.6064*** -0.5759** Biến giả

Huyện trung du (huyện đồng bằng 0) -3.6336** (omitted) -3.6546*** -3.6336** Huyện miền núi (huyện đồng bằng 0) -2.4803 (omitted) -3.0168* -2.4803 Xã thu nhập tb (xã thu nhập thấp 0) -2.8262* (omitted) -2.4403** -2.8262** Xã thu nhập cao (xã thu nhập thấp 0) -0.1656 (omitted) 0.7018 -0.1656 Giới tính (nữ 0) -1.2886 (omitted) -1.0294 -1.2886 Là chi hội trường (không 0) 1.2904 5.2373 0.6663 1.2904 Là trưởng thôn (không 0) -1.3948 -2.3548 -1.82 -1.3948 Hội phụ nữ (Hội ND 0) -0.6102 (omitted) -0.4427 -0.6102 Hội CCB (Hội ND 0) 1.8211 (omitted) 1.6999 1.8211 Đoàn TN (Hội ND 0) 1.364 (omitted) 0.7574 1.364 Xe máy (không 0) 1.4187 (omitted) 1.1949 1.4187 _cons 99.7611*** 128.4178*** 101.0376*** 99.7611*** n

r2 0.1398 0.0836 0.4497

r2_a 0.1118 -0.4032 0.392

aic 3.90E+03 3.80E+03 1.00E+03 .

bic 4.00E+03 3.80E+03 1.10E+03 .

Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình RE và FE

Chi bình phương 19.75* -12.19

Kiểm định F lựa chọn Pooled OLS hay FE

0.62 Không có Kiểm định LM lựa chọn Pooled OLS hay RE

0.00 Chú thích * p<0.05; ** p<0.01; *** p<0.001

66

Mô hình thích hợp nhất là mô hình Pooled OLS và FE vì (1) kiểm định Hausmancho thấy mô hình FE thích hợp hơn mô hình RE (bác bỏ H0: Mô hình RE phù hợp hơn mô hình FE ở mức ý nghĩa 5%); (2) kiểm định F cho thấy chấp nhận H0 Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn FE ở mức ý nghĩa 5%.

Ở mô hình Pooled OLS, các nhân tố ảnh hưởng đến Tỷ lệ nộp lãi là: Số dư tiết kiệm (số dư tiết kiệm càng nhiều thì tỷ lệ nộp lãi càng cao), huyện trung du có tỷ lệ nộp lãi ít hơn huyện đồng bằng, xã thu nhập trung bình có tỷ lệ nộp lãi thấp hơn xã thu nhập thấp.

Như vậy, qua kiểm định thì mô hình Pooled OLS là phù hợp. Quan hệ giữa tỷ lệ nộp lãi và số dư tiết kiệm đã được giải thích ở tương quan tuyến tính. Điều đáng ngạc nhiên là xã thu nhập trung bình có tỷ lệ nộp lãi thấp hơn xã thu nhập thấp nhưng tỷ lệ nộp lãi của xã thu nhập thấp chưa đủ bằng chứng để cho thấy nộp lãi thấp hơn xã thu nhập cao. Điều này có thể giải thích việc chấp hành nộp lãi của các thành viên không phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập mà do ý thức, trách nhiệm của các thành viên vay vốn, điều này cho thấy các tổ ở các xã thu nhập thấp quản lý chặt chẽ và đôn đốc tổ viên thực hiện các nghĩa vụ tốt hơn ở những xã thu nhập trung bình.

Ở huyện đồng bằng thì tỷ lệ nộp lãi cao hơn huyện trung du. Điều này ngụ ý huyện đồng bằng gần trung tâm và có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các huyện khác nên các tổ viên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và Ban quản lý Tổ TK&VV có điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý và đôn đốc các thành viên nộp lãi.

Ở mô hình FE within, chỉ có một nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nộp lãi là số dư tiết kiệm, với số dư tiết kiệm càng nhiều thì tỷ lệ nộp lãi càng cao, giống mô hình Pooled OLS.

Ở mô hình FE between: Khoảng cách càng xa thì tỷ lệ nộp lãi càng thấp, huyện trung du và huyện miền núi có tỷ lệ nộp lãi ít hơn huyện đồng bằng, xã thu nhập trung bình có tỷ lệ nộp lãi thấp hơn xã thu nhập thấp.

Như vậy, nếu tính chung cho hai mô hình thì Tỷ lệ nộp lãi phụ thuộc vào: Số dư tiết kiệm, huyện đồng bằng so với huyện trung du và huyện miền núi, xã thu nhập trung bình so với xã thu nhập thấp, khoảng cách từ nhà tổ trưởng đến UBND xã.

67

Bảng 5.5: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc Tỷ lệ nợ quá hạn

Đơn vị tính: %

Biến phụ thuộc Tỷ lệ nợ quá hạn

Biến độc lập Pooled OLS FE within FE between RE

Số tv 0.0024 0.0031 0.0045 0.0014 Số tv nữ 0.0057 -0.0038 0.0083 0.003 Tổng dư nợ 0 -0.0004 0 -0.0001 Số dư tk -0.0064** 0.005 -0.0102* -0.0027 Sinh hoạt tháng 0.0916 0.0654 0.1064 0.0782 Khoảng cách -0.008 0.0835 -0.0087 -0.0079 Biến giả

Huyện trung du (huyện đồng bằng 0) 0.3801 (omitted) 0.3853 0.3799

Huyện miền núi (huyện đồng bằng 0) -0.3482* (omitted) -0.4351 -0.253 Xã thu nhập tb (xã thu nhập thấp 0) 0.0337 (omitted) 0.0363 0.0321 Xã thu nhập cao (xã thu nhập thấp 0) 0.201 (omitted) 0.2421 0.1643 Giới tính (nữ 0) 0.5163*** (omitted) 0.5482 0.4825 Là chi hội trường (không 0) -0.1461 -0.0192 -0.1782 -0.1099 Là trưởng thôn (không 0) -0.4568** 0.021 -0.4918 -0.4078 Hội phụ nữ (Hội ND 0) 0.149 (omitted) 0.1445 0.1513 Hội CCB (Hội ND 0) -0.4291** (omitted) -0.4264 -0.4314*

Đoàn TN (Hội ND 0) -0.4911** (omitted) -0.5255 -0.4529 Xe máy (không 0) -0.2741 (omitted) -0.2908 -0.2617

_cons 0.3604 0.1995 0.308 0.3975

n

r2 0.0776 0.0062 0.145

r2_a 0.0475 -0.5218 0.0553

aic 1.70E+03 1.20E+03 4.81E+02 .

bic 1.80E+03 1.20E+03 5.59E+02 .

Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình RE và FE

Chi bình phương 8.56 8.53

Kiểm định F lựa chọn Pooled OLS hay FE

3.09*** Không có

Kiểm định LM lựa chọn Pooled OLS hay RE

69.27***

Chú thích * p<0.05; ** p<0.01; *** p<0.001

Nguồn: Trích xuất kết quả từ phần mềm

Mô hình thích hợp nhất là mô hình RE vì (1) kiểm định Hausmancho thấy mô hình RE thích hợp hơn mô hình FE (chấp nhận H0: Mô hình RE phù hợp hơn mô hình FE ở mức ý nghĩa 5%); (2) kiểm định F cho thấy bác bỏ H0 : Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn FE ở mức ý nghĩa 5%; (3) các biến giả trong mô hình FE within không được sử dụng để giải thích kết quả (vì kết quả hồi quy dựa trên các nhóm đồng nhất và các

68

nhóm này có cùng tính chất ở các biến định tính); (4) không có biến nào trong mô hình FE within có ý nghĩa thống kê ở 5%.

Ở mô hình FE between, các nhân tố tác động đến Tỷ lệ nợ quá hạn là số dư tiết kiệm. Số dư tiết kiệm càng nhiều thì tỷ lệ nợ quá hạn càng ít. Điều này hàm ý khi các thành viên trong tổ khi sử dụng vốn vay hiệu quả và có thể để dành tiết kiệm thì họ cũng tuân thủ nghĩa vụ trả nợ, không để nợ quá hạn cao. Từ việc thực hiện gửi tiết kiệm tốt sẽ là nguồn tích lũy để trả nợ.

Ở mô hình RE, chỉ có một nhân tố tác động đến Tỷ lệ nợ quá hạn là biến giả Hội CCB. Nghĩa là tổ thuộc Hội CCB quản lý thì có tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn tổ thuộc Hội ND quản lý.

Như vậy, ở hai mô hình thì có hai nhân tố tác động đến Tỷ lệ nợ quá hạn là Số dư tiết kiệm và Hội CCB.

Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm (bảng 5.6) Mô hình thích hợp nhất là mô hình RE vì (1) kiểm định Hausmancho thấy mô hình RE thích hợp hơn mô hình FE (chấp nhận H0: Mô hình RE phù hợp hơn mô hình FE ở mức ý nghĩa 5%); (2) kiểm định F cho thấy bác bỏ H0 : Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn FE ở mức ý nghĩa 5%.

Ở ba mô hình FE within, FE between, RE, các nhân tố tác động đến Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm là Số thành viên (quan hệ âm), Số dư tiết kiệm (quan hệ dương).

Số thành viên trong tổ càng nhiều thì tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm càng ít. Điều này ngụ ý quy mô tổ lớn có thể khó quản lý nên tổ hoạt động không hiệu quả bằng tổ có thành viên ít hơn nên dẫn tới tổ viên gửi tiết kiệm ít hơn. Số thành viên gửi tiết kiệm càng nhiều thì số dư tiết kiệm càng nhiều là hợp logic.

Như vậy, tổng hợp kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy Tỷ lệ nộp lãi có tương quan dương với Số dư tiết kiệm, tương quan âm với huyện trung du, huyện miền núi và xã thu nhập trung bình; Tỷ lệ nợ quá hạn có tương quan âm với Số dư tiết kiệm và Hội Cựu chiến binh; Tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm có tương quan dương với Số dư tiết kiệm và tương quan âm với Số thành viên.

69

Bảng 5.6: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc Tỷ lệ TV gửi tiết kiệm

Đơn vị tính: %

Biến phụ thuộc Tỷ lệ tv gửi tk

Biến độc lập Pooled OLS FE within FE between RE

Số tv -0.6108*** -0.2774 -0.7065** -0.4579* Số tv nữ 0.3325* 0.4219 0.3425 0.3293 Tổng dư nợ -0.008 -0.0027 -0.0078 -0.0077 Số dư tk 0.3771*** 0.3653*** 0.3919*** 0.3647*** Sinh hoạt tháng -1.0387 0.799 -2.743 -0.1131 Khoảng cách -0.7146 -43.8719** -0.7165 -0.6788 Biến giả

Huyện trung du (huyện đồng bằng 0) 0.718  (omitted)  0.3563  0.5826  Huyện miền núi (huyện đồng bằng 0) 2.6159 (omitted) 3.3082 1.4465

Xã thu nhập tb (xã thu nhập thấp 0) 6.5324** (omitted) 6.8908 6.0886 Xã thu nhập cao (xã thu nhập thấp 0) 2.7964 (omitted) 3.0348 2.9699 Giới tính (nữ 0) 0.9952 (omitted) 0.7148 1.8111 Là chi hội trường (không 0) 0.6076 -0.3784 1.0439 -0.1793 Là trưởng thôn (không 0) 2.2765 15.9526 1.3407 4.1776 Hội phụ nữ (Hội ND 0) 4.3045 (omitted) 3.9015 4.9268 Hội CCB (Hội ND 0) -0.8919 (omitted) -1.4382 0.1338 Đoàn TN (Hội ND 0) -5.3718 (omitted) -6.091 -3.8696 Xe máy (không 0) 5.2858 (omitted) 5.6406 4.5978 _cons 76.5191*** 214.7378*** 80.5429*** 70.5502*** n

r2 0.2738 0.1168 0.3429

r2_a 0.2501 -0.3524 0.2739

aic 4.80E+03 4.20E+03 1.60E+03 .

bic 4.90E+03 4.20E+03 1.60E+03 .

Kiểm định Hausman giữa các mô hình FE và RE

Chi bình phương 14.5 5.86

Kiểm định F lựa chọn Pooled OLS hay FE

4.54*** Không có

Kiểm định LM lựa chọn Pooled OLS hay RE

143.46***

Chú thích * p<0.05; ** p<0.01; *** p<0.001

70

- Tổng hợp kết quả hệ số hồi quy và mô hình phù hợp bảng 5.7

Bảng 5.7: Kết quả tổng hợp hệ số hồi quy

Đơn vị tính: % Biến phụ thuộc Biến độc lập Tỷ lệ nộp lãi Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ thành viên gửi TK Số thành viên -0.0682 0.0014 -0.4579* Số thành viên nữ -0.0195 0.003 0.3293 Tổng dư nợ -0.0013 -0.0001 -0.0077

Số dư tiết kiệm 0.0575** -0.0102* 0.3647***

Sinh hoạt tháng 1.3928 0.0782 -0.1131

Khoảng cách -0.5759 -0.0079 -0.6788

Biến gi    

Huyện trung du (huyện đồng bằng 0) -3.6336** 0.3799 0.5826  Huyện miền núi (huyện đồng bằng 0) -2.4803 -0.253 1.4465

Xã thu nhập tb (xã thu nhập thấp 0) -2.8262* 0.0321 6.0886 Xã thu nhập cao (xã thu nhập thấp 0) -0.1656 0.1643 2.9699

Giới tính (nữ 0) -1.2886 0.4825 1.8111

Là chi hội trường (không 0) 1.2904 -0.1099 -0.1793 Là trưởng thôn (không 0) -1.3948 -0.4078 4.1776

Hội phụ nữ (Hội ND 0) -0.6102 0.1513 4.9268

Hội CCB (Hội ND 0) 1.8211 -0.4314* 0.1338

Đoàn TN (Hội ND 0) 1.364 -0.4529 -3.8696

Xe máy (không 0) 1.4187 -0.2617 4.5978

Loại mô hình phù hợp Pooled OLS RE RE

Chú thích * p<0.05; ** p<0.01; *** p<0.001

Nguồn: tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của sổ tiết kiệm va vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị giai đoạn 2015 2020 (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)