0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 39

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỔ TIẾT KIỆM VA VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2015 2020 (Trang 46 -46 )

3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Về mẫu nghiên cứu, như đã đề cập trên đây (mục 3.2.3), đại diện cho điều kiện tự nhiện đề tài lựa chọn mẫu nghiên cứu là 01 huyện miền núi là, 01 huyện trung du và 01 huyện đồng bằng; đại diện cho thu nhập nghiên cứu, mỗi huyện lựa chọn 01 xã có thu nhập cao, 01 xã có thu nhập trung bình và 01 xã có thu nhập thấp theo khung mẫu nghiên cứu sau đây.

Bảng 3.2. Khung mẫu nghiên cứu

Huyện Số tổ

Huyện miền núi:

Đakrông

Thu nhập thấp Hướng Hiệp 22

Thu nhập trung bình Ba Lòng 15

Thu nhập cao Tà Rụt 17

Huyện trung du:

Cam Lộ

Thu nhập thấp Cam Thủy 19

Thu nhập trung bình Cam Hiếu 18

Thu nhập cao Thị Trấn 21

Huyện đồng bằng:

Hải Lăng

Thu nhập thấp Hải Hòa 21

Thu nhập trung bình Hải Chánh 21

Thu nhập cao Hải Thượng 26

03 huyện 09 xã 180

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2013[4]

Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa ra trong phân tích nhân tố ảnh hưởng. Theo Gorsush (1983, được trích bởi MacClallum và đồng tác giả 1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến là thích hợp. Trong khi đó, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) lại cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 thì thích hợp. Trong đề tài này có tất cả 12 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phần tích nhân tố, thời gian quan sát 3 năm (2011, 2012, 2013), vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 12 x 3 (xã) x 5 = 180 tổ. (180 tổ x 3 năm = 540 mẫu).

Số liệu được lấy từ hồ sơ thông tin Tổ TK&VV lưu tại NHCSXH nơi cho vay được thực hiện qua các năm 2011, 2012 và 2013 tại 3 huyện và 9 xã (mỗi huyện 3 xã), do đó số tổ thu thập tại mỗi xã bình quân là 20 tổ (180/9). Với 180 tổ trên tổng số tổ

40

của toàn chi nhánh là 2.279 tổ chiếm 7,8%. Như vậy, số lượng mẫu 180 tổ là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này.

Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu chính thức; các dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn sau:

Hệ thống các thông tin, báo cáo tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua các năm 2011, 2012, 2013.

- Hồ sơ tổ tiết kiệm và vay vốn lưu tại phòng giao dịch NHCSXH các đơn vị nghiên cứu (huyện Đakrông; Cam Lộ; Hải Lăng).

- Website của NHCSXH (vbsp.org.com).

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.

- Ngoài ra, tác giả còn thu thập thêm các thông tin từ: các báo cáo của các đơn vị liên quan, các bài báo về tài chính vi mô, hoạt động NHCSXH.

Dữ liệu được tiến hành xử lý sơ bộ thông qua các bước sau: phân loại dữ liệu thu thập; nhập số liệu vào phần mềm ứng dụng theo mẫu; mã hóa các thông tin định tính như thông tin về các đột biến trong các năm nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu; tính toán các chỉ tiêu cần nghiên cứu.

3.3.2.Quy trình phân tích dữ liệu và kiểm định 3.3.2.1. Thống kê mô tả thông tin mẫu nghiên cứu

Thực hiện thống kê mô tả dữ liệu để nhận xét ban đầu về dữ liệu. Các thống kê mô tả cho biến định lượng là:

 Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

 Trị số cao nhất (Max): là giá trị lớn nhất

 Trị số thấp nhất (Min): là giá trị nhỏ nhất

 Độ lệch chuẩn (Standard deviation): là căn bậc hai của phương sai. Các thống kê mô tả cho biến định tính là bảng phân phối tần số, tần suất.

3.6.1.1. Kiểm định tương quan giữa các biến định lượng

Phân tích tương quan là một cách đo lường mối liên quan giữa hai hay nhiều biến với nhau và ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến

41

giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân).

3.6.1.2. Chạy mô hình hồi quy dữ liệu bảng

a. D liu bng: là các quan sát về một chỉ tiêu nào đó sẽ bao gồm quan sát chéo và quan sát theo thời gian.

Đặc điểm của dữ liệu bảng là nâng cao được số quan sát của mẫu và phần nào khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến, chứa đựng nhiều thông tin hơn các dữ liệu khác và nghiên cứu được động thái thay đổi của các đơn vị chéo theo thời gian.

b. Ti sao phi s dng d liu bng?

1. Vì dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp, tỉnh, đất nước, v.v… theo thời gian, nên nhất định phải có tính dị biệt (không đồng nhất) trong các đơn vị này. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù cho các cá nhân, doanh nghiệp, tỉnh, đất nước...

2. Thông qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp “những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn”.

3. Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi. Tình trạng thất nghiệp, luân chuyển công việc, và tính lưu chuyển lao động sẽ được nghiên cứu tốt hơn với dữ liệu bảng.

4. Dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mô hình hành vi phức tạp hơn. Ví dụ, các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo qui mô và thay đổi kỹ thuật có thể được xem xét thông qua.

5. Bằng cách thu thập những số liệu có sẵn cho vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta tổng hợp các cá nhân hay các doanh nghiệp thành số liệu tổng.

(Nguồn: Kinh tế lượng ứng dụng, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)

42

- Pooled OLS: Phương pháp ước lượng bình phương gộp nhỏ nhất. Phương pháp này ngụ ý tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và các đơn vị chéo.

- Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects FE)

Mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt, có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích. FE có thể kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) này ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) này là đơn nhất đối với một thực thể và không tương quan với đặc điểm của các thực thể khác.

Trong phân tích FE, nếu xem xét mức độ biến thiên là do các yếu tố liên quan đến mỗi thực thể gây ra thì sử dụng FE within. Nếu xem xét mức độ khác biệt do các yếu tố giữa nhóm thực thể gây ra thì sử dụng FE between.

- Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects RE): Đặc điểm riêng giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.

- Các kiểm định thực hiện để lựa chọn mô hình gồm:

*. Giữa Pooled OLS và FE: dùng kiểm định F

H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn FE

*. Giữa mô hình Pooled OLS và RE: dùng kiểm định nhân tử Lagrange (LM) Breusch and Pagan.

H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn RE

*. Giữa mô hình FE và RE: dùng kiểm định Hausman

H0: Mô hình RE phù hợp hơn mô hình FE

- Tiêu chí lựa chọn nhân tố ảnh hưởng, đó là hệ số hồi quy giữa biến phụ thuộc và biến độc lập có ý nghĩa thống kê các mức 1%, 5% và 10%.

*Tóm tt chương 3

Chương 3, trình bày quy trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tình được sử dụng để xác định các chỉ tiêu

43

đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV và mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại tỉnh Quảng Trị.

Chương này cũng trình bày thiết kế mẫu nghiên cứu và quy trình phân tích dữ liệu để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu sau khi thu thập sẽ được phân tích theo các bước sau: (1) thống kê mô tả; (2) phân tích tương quan giữa các biến định lượng; (3) hồi quy dữ liệu bảng.

44

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

CỦA TỔ TK&VV TẠI NHCSXH TỈNH QUẢNG TRỊ

4.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH TỈNH QUẢNG TRỊ

4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý 16018’ - 17010’ độ Vĩ Bắc và 106023’ - 107024’ độ Kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển trên 75 km và được án ngự ngoài khơi là đảo Cồn Cỏ có diện tích 4 km2 cách bờ biển (Mũi Lay) 30 km; phía Tây giáp hai tỉnh Savannakhet và Sanavan của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với chiều dài biên giới 206 km.

Tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 141 xã phường, thị trấn, trong đó có 01 huyện thuộc vùng khó khăn theo QĐ 30a của Thủ Tướng Chính phủ, 01 huyện đảo. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2011 là 29.635 hộ chiếm tỷ lệ 19,79%,đến cuối năm 2013 là 21.597 hộ chiếm tỷ lệ 13,66%.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị là đơn vị trực thuộc Hội sở chính, thực hiện các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Điều hành chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố là Giám đốc chi nhánh, giúp việc giám đốc là các Phó giám đốc và các trưởng phòng, chức năng, chuyên môn. Bao gồm phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Kế toán - Ngân quỹ, Hành chính Tổ chức, Kiểm tra Kiểm toán nội bộ, Tin học với số cán bộ là 30 người.[Sơ đồ 4.1]

Tại Phòng giao dịch cấp huyện: 8 Phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thị xã, Điều hành Phòng giao dịch huyện, thị xã là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là Phó giám đốc và các Tổ trưởng nghiệp vụ, mỗi Phòng giao dịch có biên chế từ 7 - 9 người.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị được thành lập tháng 3/2003 với 02 chương trình cho vay các đối tượng chính sách: Cho vay Hộ nghèo, Cho vay GQVL từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Kho bạc Nhà nước với tổng dư nợ nhận bàn giao 113 tỷ đồng, nợ quá hạn và nợ khoanh là 9,18 tỷ đồng, chiếm 8,07%.

45

Sơ đồ 4.1: Tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị

Nguồn: NHCSXH Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị[17]

Qua hơn 10 năm hoạt động đến nay chi nhánh đã thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi, tổng dư nợ đến cuối năm 2013 là 1.591 tỷ đồng, nợ quá hạn giảm còn 0,58%. Từ nguồn vốn cho vay của các chương trình đã cho 459.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn. Góp phần cho 34.000 hộ thoát nghèo, 15.000 hộ cải thiện đời sống, trên 20.000 hộ chuyển biến được nhận thức làm ăn, giúp trên 38.000 học sinh và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. với 10 chương trình tín dụng đang cho vay, trong đó dư nợ thông qua Tổ TK&VV là 1.569,8 tỷ đồng, chiếm 98,6% tổng dư nợ của toàn Chi nhánh tỉnh Quảng Trị, với 2.277 Tổ TK&VV và 72.169 hộ gia đình còn dư nợ. Số Tổ TK&VV đang triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm của thành viên chiếm 73% tổng số Tổ toàn Chi nhánh, với số dư tiền gửi tiết kiệm 29.129 triệu đồng; Kết quả xếp loại Tổ TK&VV cuối năm 2013 cụ thể: 1.582 Tổ xếp loại tốt, chiếm 69,5%; 563 Tổ xếp loại khá, chiếm 24,73%; 120 Tổ xếp loại Trung bình, chiếm 5,27%; 12 tổ xếp loại yếu kém, chiếm 0,53%.

4.1.2. Tình hình hoạt động NHCSXH Quảng Trị giai đoạn 2011-2013

a. Nguồn vốn BAN GIÁM ĐỐC BĐD TỈNH PHÒNG GD CẤP HUYỆN PHÒNG KT-NQ PHÒNG KT-NB PHÒNG TIN HỌC PHÒNG KH-NV TÍN DỤNG PHÒNG HC-TC BĐD HUYỆN PHÒNG GD CẤP HUYỆN PHÒNG GD CẤP HUYỆN PHÒNG GD CẤP HUYỆN PHÒNG GD CẤP HUYỆN

46

Nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị có sự gia tăng từ 2011: 1.364.590 triệu đồng đến năm 2013: 1.600.164 triệu đồng (tăng 17,26% so với năm 2011). Tuy nhiên sự gia tăng chủ yếu nguốn vốn sử dụng là do Trung ương hỗ trợ năm 2011: 1.323.677 triệu đồng đến năm 2013: 1.528.766 triệu đồng (tỷ trọng: Từ 95% - 97%). Nguồn vốn huy động từ địa phương chiếm tỷ trọng thấp nhưng tăng có mức tăng trưởng khá qua các năm từ năm 2011: 19.080 triệu đồng đến năm 2013: 44.006 triệu đồng (tỷ trọng: Từ 1,4% - 2,75%). Nguồn vốn do ngân sách tỉnh hỗ trợ từ năm 2011: 21.883 triệu đồng đến năm 2013: 27.392 triệu đồng (tỷ trọng: Từ 1,6% - 1,7%).

Bảng 4.1:Tổng hợp tình hình nguồn vồn giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn (Trđ) Tỷ trọng (%) (TrVốn đ) Tỷ trọng (%) Vốn (Trđ) Tỷ trọng (%) 1. Nguồn vốn từ TW 1.323.677 97,00 1.428.861 95,83 1.528.766 95,54 2. Nguồn vốn huy động tại địa

phương được TW cấp bù 19.080 1,40 38.053 2,55 44.006 2,75 3. NV ngân sách tỉnh hỗ trợ 21.833 1,60 24.153 1,62 27.392 1,71

Tổng cộng 1.364.590 100,00 1.491.067 100,00 1.600.164 100,00 Mức tăng trưởng nguồn vốn so

với năm trước (%) 16,16 9,27 7,32

Nguồn: Báo cáo tổng kết mười năm NHCSXH tỉnh Quảng Trị [17]

Biểu đồ 4.1:Tăng trưởng nguồn vốn từ năm 2011-2013

47

b. Hoạt động tín dụng

Quy trình tín dụng tại NHCSXH:

- Đối với tín dụng uỷ thác cho các tổ chức chinh trị xã hội (HLHPN Việt Nam, Trung ương Đoàn, HND Việt Nam, HCCB Việt Nam):

Sơ đồ 4.2: Quy trình thủ tục cho vay

Nguồn: NHCSXH Chú thích:

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay, gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức CTXH tổ chức họp để bình xét những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã. Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức CTXH cấp xã.

Bước 6: Tổ chức CTXH cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm nhận tiền vay.

Bước 8: Ngân hàng thực hiện giải ngân đến người vay.

- Đối với các đối tượng chính sách khác ngân hàng cho vay trực tiếp:

Người vay lập dự án vay vốn và được UBND xã nơi thực hiện dự án xác nhận. (Đối với các khoản vay trên 30 triệu đồng, người vay phải có tài sản đảm bảo tiền vay

48 theo quy định).

Người vay vốn gửi hồ sơ xin vay đến ngân hàng, cán bộ ngân hàng được Giám đốc phân công thực hiện đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ xin vay vốn.

Cán bộ ngân hàng được phân công thẩm định sau khi thẩm định trình Trưởng phòng (Tổ trưởng) tín dụng tổng hợp hoặc thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) sau đó trình Giám đốc ngân hàng ký duyệt cho vay nếu đối tượng vay phù hợp.

Giám đốc phân công người hướng dẫn thực hiện đảm bảo tiền vay (theo quy định về đảm bảo tiền vay tại ngân hàng) và lập hợp đồng tín dụng, giải ngân cho khách hàng.

Tình hình dư nợ: từ năm 2011-2013 có bước trưởng khá, dư nợ tín dụng năm 2011: 1.359.576 triệu đồng, đến năm 2013 dư nợ tín dụng 1.591.780 triệu đồng (tăng 16.4% so với năm 2011). (Bảng 5.2)

Bảng 4.2:Tổng hợp tình hình dư nợ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013

Tổng dư nợ 1.359.576 1.487.300 1.591.781

Tốc độ tăng so với năm trước (%) 15,99 9,39 7,02

Nguồn: Báo cáo tổng kết mười năm NHCSXH tỉnh Quảng Trị [17]

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỔ TIẾT KIỆM VA VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2015 2020 (Trang 46 -46 )

×