VÀ VAY VỐN
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, nhận thấy tới thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu nào chính thức bàn về vấn đề hoạt động Tổ TK&VV của các tổ chức TCVM nói chung và của NHCSXH nói riêng, tuy nhiên việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các Tổ chức tài chính vi mô là một chủ đề đã và đang được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về tài chính vi mô quan tâm nhằm đưa ra giải pháp xây dựng mô hình hoạt động hiệu quả đối với các tổ chức tài chính vi mô, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu nối bật như sau:
2.5.1. Nghiên cứu trên thế giới
- Nghiên cứu của Khandker (2005)
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của tài chính vi mô đến giảm nghèo tại Bangladesh. Nghiên cứu dùng phân tích dữ liệu bảng BIDS–World Bank cho hai giai đoạn 1991/92 và 1998/99 ở mức độ hộ và làng để nghiên cứu bốn nội dung.
24
Thứ nhất, nghiên cứu xem xét các đặc điểm của hộ và cá nhân các thành viên trong hộ có ảnh hưởng đến nhu cầu vay tài chính vi mô không. Thứ hai, nghiên cứu đánh giá tài chính vi mô có giảm nghèo không, nếu có thì giảm nghèo ở mức độ nào. Thứ ba, nghiên cứu xem xét ảnh hưởng đến các nông hộ không tham gia tài chính vi mô. Thứ tư nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tài chính vi mô đến giảm nghèo ở mức độ địa phương [27].
Kết quả cho thấy tài chính vi mô giúp giảm nghèo cho đối tượng đi vay, đặc biệt là phụ nữ, và cho kinh tế địa phương nói chung.
- Nghiên cứu của Mukama, Fish, và Volschenk (2005)
Nghiên cứu sử dụng cách đo lường cảm nhận để nghiên cứu các yếu tố cản trở đến tăng trưởng của các định chế tín dụng vi mô tại Tanzania. Cụ thể, nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp hoặc qua thư các nhà quản lý và nhân viên cho vay để xếp hạng 24 yếu tố cản trở để tăng trưởng các định chế tín dụng vi mô theo thang đo từ 0 đến 4 với 0 nghĩa là yếu tố đó không cản trở và 4 nghĩa là yếu tố đó cản trở nghiêm trọng. Sau đó ở mỗi yếu tố, điểm đánh giá của các đối tượng trả lời sẽ được tính trung bình và các yếu tố được xếp hạng dựa trên các điểm trung bình này.
Kết quả cho thấy có ba vấn đề ngăn trở đến tăng trưởng của các định chế tài chính là (1) các định chế tài chính không đủ vốn cho khách hàng, (2) trình độ học vấn của khách hàng, (3) chế độ khuyến khích động viên nhân viên trong các định chế tài chính [28].
2.5.2. Nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của Nghiêm Hồng Sơn (2006)
Nghiên cứu phân tích sâu hơn về năng suất và hiệu quả của các TCTCNT khu vực bán chính thức dựa trên phân tích các số liệu điều tra của mình với tựa đề “Hiệu quả và hiệu lực của tài chính nông thôn ở Việt Nam: Bằng chứng từ các chương trình tài chính phi chính phủ vùng Bắc và Trung Bộ”(Efficiency and Effectiveness of Rural Finance in Vietnam: Evidence from NGO Schemes in the North and the Central Regions) [25].
25
Tác giả đã sử dụng mô hình nhân tố ảnh hưởng được thể hiện bằng phương trình: Yit = αitXit + εit [4] Trong đó: Y: Biến phụ thuộc X: Biến độc lập i: số thứ tự Tổ TK&VV t: số thứ tự năm
* Biến phụ thuộc: là các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính vi mô ở Việt Nam bao gồm: tổng nguồn vốn cho vay; chi phí hoạt động; quy mô mạng lưới hoạt động.
- Tổng nguồn vốn cho vay: Là khối lượng nguồn vốn của một tổ chức huy động được để cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng phục vụ.
- Chi phí hoạt động: là chi phí bình quân phải bỏ ra để quản lý một đồng vốn cho vay hoặc một khách hàng vay vốn.
- Quy mô hoạt động: là số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch và số khách hàng hiện có của một tổ chức tài chính vi mô.
*Biến độc lập: gồm số tiền tiết kiệm của thành viên, số khách hàng vay vốn và số lượng của các nhóm, khoảng cách của các thành viên trong nhóm, mật độ dân số, thời gian hoạt động của nhóm, khu vực có điện, đường giao thông, khoảng cách từ nhóm đến trung tâm thị trấn.
- Số tiền tiết kiệm của các thành viên: là tổng số tiền huy động từ hoạt động tiết kiệm của các thành viên tại từng thời điểm.
- Số khách hàng vay vốn: thể hiện số lượng khách hàng vay vốn đối với mỗi tổ chức tài chính vi mô.
- Số lượng các nhóm: Là số lượng các nhóm được thành lập và hoạt động đối với một tổ chức tài chính vi mô.
- Thời gian hoạt động 2-5 năm là một biến giả, =1 nếu nhóm đã hoạt động 2-5 năm, = 0 nếu khác.
26
- Khu vực nghèo nhất là một biến giả, =1 nếu khu vực nhóm bao gồm những thành viên là người nhất xã, = 0 nếu khác.
- Điện là một biến giả, = 1 nếu một nhóm hoạt động trong khu vực có điện, = 0 nếu khác.
- Xe tiếp cận là một biến giả, =1 nếu xe hơi và xe tải có đến được khu vực nhóm hoạt động, = 0 nếu khác.
- Khoảng cách thị tứ là khoảng cách từ vị trí nhóm đến thị trấn gần nhất.
- Khu vực miền Bắc là một biến giả, bằng 1 nếu chương trình này hoạt động ở khu vực phía Bắc, = 0 nếu không.
*Kết quả nghiên cứu chính: Tác giả nghiên cứu chi tiết các nhân tố tác động hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô gồm: tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm, số khách hàng vay vốn và số lượng của các nhóm, khoảng cách của các thành viên trong nhóm, mật độ dân số..., tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được các tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và các nhân tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô như: chất lượng hoạt động của các nhóm tiết kiệm và vay vốn, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nộp lãi của các tổ chức tài chính vi mô.
- Nghiên cứu của Phạm Quốc Việt (2005)
Là đề tài nghiên cứu cấp bộ về “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng dịch vụ tín dụng nội bộ trong Hợp tác xã Nông nghiệp Việt Nam”. Đề tài sử dụng chỉ tiêu ACCION CAMEL đo lường hiệu quả của tín dụng nội bộ trong hoạt động tín dụng, các định chế tài chính vi mô (microfinance institutions – MFI) thường sử dụng các hệ thống xếp hạng để đo lường chất lượng và hiệu quả hoạt động, chứng minh sự an toàn và minh bạch trong hoạt động đối với các nhà đầu tư (người gửi tiền, nhà tài trợ, người cho vay).
* Kết quả nghiên cứu chính: Đề tài đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tín dụng nội bộ trong các HTX nông nghiệp gồm: Năng lực của cán bộ nghiệp vụ (tuổi đời, giới tính, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ nhiệm, kế toán nghiệp vụ tín dụng nội bộ và cán bộ tín dụng); Quy trình nghiệp vụ tín dụng (Xét duyệt cho vay, ký kết thỏa thuận tín dụng và phát tiền vay, Quản lý hồ sơ tín
27
dụng, kiểm tra sau cho vay, thu hồi nợ, quản lý rủi ro tín dụng); Mức độ thoả mãn của xã viên đối với tín dụng nội bộ; Mối liên kết giữa tín dụng nội bộ HTX với các định chế tài chính chính thức [23].
Với bộ chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng vi mô tại Việt Nam như sau: Bảng 2.1:Bộ chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng vi mô tại Việt Nam
Chỉ tiêu Tiêu chí
C1. Hệ số vốn trên tài sản = Vốn chủ sở hữu / tổng tài sản. > 50% C2. Hệ số nợ vay trên tổng tài sản = Tổng nợ cho vay/ tổng tài sản < 80% A1. Hệ số nợ quá hạn = dư nợ quá hạn / tổng dư nợ cho vay < 10% A2. Hệ số dự phòng = quỹ dự phòng / tổng dư nợ cho vay > 5% M1. Số người vay cho mỗi cán bộ tín dụng < 200 M2. Tổng dư nợ cho vay cho mỗi cán bộ tín dụng < 500 tr. đ. E1. Thu nhập trên tài sản = thu nhập / tổng danh mục cho vay > 10% E2. Hệ số tự tài trợ hoạt động = Thu nhập / (chi phí tài chính + chi phí
quản lý + trích dự phòng)
>1,2 L. Hệ số thanh toán hiện hành (cho 6 tháng tới) = dòng thu dự kiến /
dòng chi dự kiến.
>1 S. Mức độ hài lòng của người đi vay = Số người hài lòng hoàn toàn
về dịch vụ /số người được phỏng vấn > 70% Ngoài các nghiên cứu trên đây, tác giả còn tìm thấy một số nghiên cứu phân tích về các khía cạnh hoạt động của từng tổ chức tài chính vi mô riêng lẽ và về hoạt động NHCSXH cũng đã được thực hiện như:
Nghiên cứu của Lê Thanh Tâm (2011) với đề tài “Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam”. Đề tài tập trung nghiên cứu là hoạt động của các tổ chức tài chính nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động [15];
Nghiên cứu Hà Thị Hạnh (2003) “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHCSXH”. Luận án tập trung vào giải quyết các vấn đề tổ chức hoàn thiện hoạt động của NHCSXH [6].