KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 27

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của sổ tiết kiệm va vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị giai đoạn 2015 2020 (Trang 34 - 40)

2.6.1. Kinh nghiệm của Bangladesh

Ngân hàng Grameen Bank (GB) ở Bangladesh là một tổ chức TCVM phát triển thành công trên thế giới. Đây là một tổ chức phát triển theo mô hình truyền thống đã được Raiffeisen đưa ra từ thế kỷ thứ 19. Ngân hàng Grameen (có nghĩa là làng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sư, TS Yumus sáng lập.

28

Hệ thống Ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng TW, trụ sở tại thủ đô Datka, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 Chi nhánh khu vực ở nông thôn; dưới chi nhánh, mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trưởng Trung tâm tín dụng, mỗi Trung tâm tín dụng có ít nhất 10 Tổ tín dụng.

Ðiểm nhấn sáng tạo của dự án này là mô hình “nhóm tự quản” kết nối những người vay có hoàn cảnh tương tự để họ cùng chia sẻ trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau, giảm sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng. Mỗi nhóm vay gồm 5 người, đa phần là những phụ nữ, những người có thu nhập thấp, sống trong cùng một khu vực dân cư hoặc cùng một làng xã, có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau. Trong nhóm bầu ra một tổ trưởng, một thư ký làm nhiệm vụ tổ chức họp định kỳ, sinh hoạt nhóm, phổ biến thông tin, nắm bắt các yêu cầu và qui định chung của nhóm và làm nhiệm vụ kết nối với đại diện của ngân hàng. Hàng tuần nhóm có tổ chức họp để xem xét việc triển khai hoạt động từ vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình hoàn trả và sự đảm bảo trong các khoản vay đó. Nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn, hay không trả được nợ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả những thành viên còn lại.

Quy chế cho vay của Tổ tín dụng: Khoản vay đầu tiên dành cho 2 người, rồi tiếp đến người thứ 3, thứ 4 và người cuối cùng. Hàng tuần nhân viên sẽ gặp khoảng 40 người (khoảng 7 - 8 nhóm), ở đây nhân viên tín dụng là cầu nối giữa các nhóm và thành viên, chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, hoặc quản lý chi tiêu. Các thành viên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và gửi tiền tiết kiệm. Ðặc biệt, khi 1 thành viên trong nhóm không có khả năng trả nợ thì GB sẽ từ chối tất cả các khoản vay của các thành viên còn lại trong nhóm, do vậy, người vay bị hối thúc buộc phải làm ăn để trả nợ, và nhiều người có thể cảm thấy ngại ngùng nếu không trả được nợ góp phần gia tăng khả năng trả nợ (vì vậy, mà tỷ lệ trả nợ tại tổ chức TCVM thường rất cao).

Người vay không có tài sản thế chấp với Ngân hàng Grameen, tổn thất về tiền cho vay rất thấp, lãi suất cho vay Ngân hàng Grameen cao hơn lãi suất Ngân hàng thương mại. Khi được vay vốn, người vay phải nộp khoản lệ phí, trên số tiền vay, để

29

hình thành quỹ của Tổ tín dụng; trong đó có quỹ phòng ngừa rủi ro và quỹ này được gửi vào chi nhánh Grameen. Khi một thành viên vay vốn không còn khả năng trả nợ, Tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro để trả nợ thay cho thành viên của mình.

Về mặt pháp lý: Nhà nước Bangladesh có bộ luật riêng cho Ngân hàng Grameen. Ngân hàng TW Bangladesh cấp một giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Grameen TW. Trung tâm tín dụng thành lập theo làng và Tổ tín dụng thành lập theo xóm do các thành viên thành lập, trên tinh thần tự nguyện của thành viên. Chi nhánh Ngân hàng Grameen phục vụ các thành viên Ngân hàng tại nhà (trong buổi họp các thành viên). Theo bộ luật Ngân hàng Grameen, Ngân hàng này không phải nộp bất cứ một loại thuế nào cho Nhà nước.

Ủy ban quốc gia kiểm soát về tài chính - tín dụng, có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các chế độ; kiểm tra và thanh tra tại chỗ về tài chính Ngân hàng Grameen và các chi nhánh của Ngân hàng này.

Hàng tuần Trung tâm tín dụng, tổ chức họp với các thành viên để kiểm điểm và đôn đốc việc: Gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ vay. Nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen đến dự họp nhận tiền gửi của thành viên; tiền gửi của Tổ tín dụng; thu nợ; cho thành viên vay. Ngoài cho vay sản xuất nông nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Grameen còn cho thành viên vay sinh hoạt như xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà cũ, xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nước sạch, chữa bệnh…Một món cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Grameen là 200 USD tương đương 3 triệu đồng.

Ngoài việc mỗi nhóm phải tuân theo những qui định mang tính bắt buộc về tài chính, cũng như một số các qui định khác của ngân hàng, bản thân từng nhóm cũng tự tuân thủ những nguyên tắc xã hội khác. Những qui định đó bao gồm: gia đình sinh ít con, trẻ em đều phải được đến trường, gia đình đoàn kết, các thành viên tương trợ lẫn nhau... Mặc dù có những qui định như vậy, nhưng GB vẫn được biết đến với mô hình ngân hàng cho vay dựa trên sự tin cậy, tin tưởng của ngân hàng với các khách hàng của mình. Mô hình của GB không chỉ thành công ở Bangladesh mà đã được áp dụng ở hơn 40 quốc gia trên thế giới.

2.6.2. Kinh nghiệm của Ấn độ

The self-help group (SHG) tại Ấn Độ: SHG là một nhóm tự quản từ 10 đến tối đa 20 thành viên, trong đó đa phần là phụ nữ. Cách thức tổ chức và hoạt động của các

30

SHG về cơ bản cũng giống như tổ, nhóm trong mô hình của GB. Ngoài ra SHG cũng có sự khác biệt ở chỗ nhóm còn tự tìm kiếm từ các nguồn tài trợ từ các ngân hàng thương mại, các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, tài trợ của Chính phủ… SHG cùng với việc cung cấp các dịch vụ tài chính còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như tiêm vắc xin, thông tin về kế hoạch hoá gia đình, các cơ hội tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập… Việc cung cấp các dịch vụ đi kèm này cũng một phần là do qui định pháp luật ở quốc gia này, theo đó các nhà cung cấp TCVM buộc phải mở rộng lĩnh vực dịch vụ ngoài lĩnh vực tài chính mà mình cung cấp.

Hầu hết các SHG đều có sự liên kết với nhiều tổ chức kinh tế, xã hội khác như các tổ chức phi chính phủ (NGOs), để có thêm nguồn tài chính, khả năng quản lý, tiếp nhận các kĩ thuật phục vụ cho sản xuất. Có những SHG lại chọn hình thức liên kết với các ngân hàng để nhận được các khoản tài trợ và hỗ trợ kĩ thuật tài chính khác. Nhờ vào sự phát triển của các SHG mà đã có tới 103 triệu khách hàng được vay vốn qua 7,96 triệu nhóm SHG. Nếu một khoản vay của SHG từ các ngân hàng thương mại với lãi suất là 8-12%, nó sẽ cho các thành viên của mình vay vốn với lãi suất khoảng 24%. Tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) cho các SHG vay vốn đều là của Chính phủ, như trường hợp của Ngân hàng nông nghiệp Ấn Độ-đơn vị cung cấp đến 95% các khoản vay cho các nhóm SHG. Sở dĩ có điều này là theo qui định của Chính phủ Ấn Độ, các ngân hàng phải dành 40% trong tổng dư nợ cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, TCVM, giáo dục… và trong số này 10% phải dành cho những lĩnh vực yếu nhất trong nền kinh tế.

2.6.3. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV có thể áp dụng cho Việt Nam

Từ thực tế ở một số nước trên thế giới, với lợi thế của người đi sau, Việt Nam có thể rút ra năm bài học kinh nghiệm như sau:

- Thứ nhất, việc cho vay theo tổ, nhóm vừa và nhỏ có tác động gắn kết trách nhiệm của cá nhân, điều này có tác dụng tích cực khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của trưởng nhóm, tạo ra cơ chế ràng buộc cao hơn trong mỗi nhóm, vốn đến đúng địa chỉ người nghèo và khách hàng vay vốn. Nhưng quy mô nhóm ở mỗi nước lại khác nhau, việc thành lập cũng như quản lý của các nhóm cũng cần nghiên cứu, Việt Nam cũng đã áp dụng cách thức ủy nhiệm qua Tổ TK&VV. Thực tế cho thấy số lượng

31

thành viên trong tổ ở mức vừa phải để đảm bảo cho việc sinh hoạt, kiểm soát và quản lý, đồng thời đảm bảo thu nhập cho Ban quản lý Tổ.

- Thứ hai, Việc thành lập Tổ TK&VV gồm các hộ gia đình sống trong cùng một khu vực dân cư hoặc cùng một làng xã, có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế gần giống nhau giúp cho các thành viên dễ hòa nhập và chia sẽ lẫn nhau; tổ chức hệ thống của Ngân hàng GB (Grameen Bank) khoa học, chặt chẽ, mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch.

- Thứ ba, Việc sinh hoạt Tổ TK&VV định kỳ là một yêu cầu tất yếu trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách, để xem xét việc triển khai hoạt động từ vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình hoàn trả và sự đảm bảo trong các khoản vay đó. Việc tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng là phù hợp với thời gian của các thành viên và xử lý các công việc phát sinh của Tổ như thông tin về nguồn vốn, bình xét cho vay, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm...

- Thứ tư, Sự tương trợ và cộng đồng trách nhiệm là một yếu tố cần thiết của Tổ, nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn, hay không trả được nợ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả những thành viên còn lại.

- Thứ năm, Việc vay vốn của các thành viên luôn gắn với gửi tiền tiết kiệm,tiền gửi tiết kiệm của các thành viên trong Tổ TK&VV có vai trò hết sức quan trong vừa tạo lập được thói quen thực hành tiết kiệm và kế hoạch hóa các khoản chi tiêu của hộ gia đình; tích lũy được nguồn vốn để trả nợ ngân hàng; Đối với NHCSXH tạo lập bổ sung được nguồn vốn cho vay; Mức gửi tiết kiệm hàng tháng của các thành viên tuy thuộc vào điều kiện khả năng tài chính và sự tự nguyện của các thành viên trong Tổ và có thể thống nhất tăng hoặc giảm tùy theo từng thời kỳ nhất định. Khi tổ viên gặp khó khăn về tài chính thì có thể không nộp tiết kiệm trong một thời gian nhất định (nhưng phải trả lãi tiền vay) và tiếp tục nộp tiết kiệm khi có thu nhập.

*Tóm tt chương 2

Chương 2, đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV; kinh nghiệm của một số nước trong việc cho vay qua tổ. Với đặc thù NHCSXH là một định chế tài chính chuyên cung cấp dịch vụ tài chính vi mô, cho vay món nhỏ, đối tượng cho vay là những người yếu thế trong xã

32

hội và phương thức cho vay ủy thác qua tổ chức chính trị xã hội và Tổ TK&VV, đo đó Tổ TK&VV có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Chương này cũng trình bày các mô hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Theo Khandker (2005) đó là đặc điểm của hộ và cá nhân các thành viên trong hộ ảnh hưởng đến nhu cầu vay tài chính vi mô; theo Mukama, Fish, và Volschenk (2005) đó là (1) các định chế tài chính không đủ vốn cho khách hàng, (2) trình độ học vấn của khách hàng, (3) chế độ khuyến khích động viên nhân viên trong các định chế tài chính; theo Nghiêm Hồng Sơn đó là (1) số tiền tiết kiệm của thành viên, (2) số khách hàng vay vốn, (3) số lượng của các nhóm, khoảng cách của các thành viên trong nhóm, (4) mật độ dân số; theo Phạm Quốc Việt (2005) đó là (1) năng lực của cán bộ nghiệp vụ, (2) quy trình nghiệp vụ tín dụng, (3)mức độ thoả mãn của xã viên đối với tín dụng nội bộ, (4) mối liên kết giữa tín dụng nội bộ HTX với các định chế tài chính chính thức.

33

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của sổ tiết kiệm va vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị giai đoạn 2015 2020 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)