MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của sổ tiết kiệm va vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị giai đoạn 2015 2020 (Trang 82 - 85)

6.2.1.Tiêu chí và quy mô thành lập Tổ TK&VV 6.2.1.1. Tiêu chí thành lập tổ TK&VV

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, thành viên vay vốn là nữ có tương quan dương với tổng dư nợ và số dư tiền gửi tiết kiệm, điều đó đồng nghĩa với việc khi thành viên vay vốn là nữ thì việc hỗ trợ phổ biến kinh nghiệm lẫn nhau trong vay vốn, sử dụng vốn vay và chấp hành gửi tiền tiết kiệm tốt hơn. Do đó đề nghị ưu tiên người đại diện hộ gia đình vay vốn nên là người phụ nữ.

- BQL Tổ TK&VV ưu tiên cơ cấu những người là chi hội trưởng hoặc trưởng thôn có năng lực, có tâm huyết và phẩm chất đạo đức tốt được hội viên trong Tổ tín nhiệm. Có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm của từng tổ chức hội, đoàn thể, và chính quyền địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức hội nâng cao được vị thế vai trò trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

- Tiếp tục rà soát kiện toàn củng cố các Tổ TK&VV theo phương thức quản lý tổ tự quản, sắp xếp các thành viên vay vốn theo hướng liền canh, liền cư sẽ thuận lợi cho Ban quản lý tổ trong việc quản lý, đôn đốc, việc bình xét cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, cũng như các tổ viên trong việc tiếp cận thông tin, tham gia sinh hoạt.

6.2.1.2. Quy mô của Tổ TK&VV

76

viên của Tổ TK&VV từ 5-60 thành viên, tuy nhiên từ kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ nộp lãi có tương quan âm với số lượng thành viên, có nghĩa khi số lượng thành viên quá nhiều sẽ khó khăn trong việc quản lý và đôn đốc thực hiện nghĩa vụ vay vốn của BQL tổ, kiểm tra sử dụng vốn vay. Kết hợp với việc tham khảo số lượng thành viên của ngân hàng GB và SHG để Tổ TK&VV hoạt động hiệu quả thì số lượng thành viên đối với một tổ tại NHCSXH từ 30- 40 thành viên (hiện nay bình quân là 32 thành viên/tổ).

- Quy mô dư nợ: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy dư nợ của Tổ TK&VV có tương quan âm với tỷ lệ nộp lãi, từ đó có thể thấy rằng khi Tổ TK&VV có dư nợ quá cao thì việc quản lý và đôn đốc của BQL tổ sẽ khó khăn hơn, do đó mức dư nợ bình quân đối với Tổ TK&VV ở mức phù hợp với trình độ quản lý của BQL tổ và đảm bảo thu nhập của BQL Tổ TK&VV từ hoa hồng đủ bù đắp công sức bỏ ra từ đó khuyến khích BQL tổ gắn bó lâu dài với nhiệm vụ của mình. Do đó mỗi Tổ TK&VV nên quản lý mức dư nợ phù hợp với khả năng của BQL tổ nhưng không nên quá ít.

6.2.2. Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm của thành viên thông qua Tổ TK&VV

Theo kết quả nghiên cứu số dư tiết kiệm của các thành viên có tương quan dương với tỷ lệ nộp lãi, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ thành viên gửi tiết kiệm, do đó để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV cần phải làm tốt các giải pháp sau:

- Cần làm tốt công tác tuyên truyền để tất cả các thành viên vay vốn đều phải tham gia gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV, việc ràng buộc giữa tiết kiệm và giải ngân vốn ưu đãi là cách thức sử dụng linh hoạt đòn bẩy tín dụng ưu đãi để khuyến khích người vay có thói quen tiết kiệm, kế hoạch hóa các khoản chi tiêu và là khoản tiền tích lũy để trả nợ, trả lãi, bên cạnh đó NHCSXH cũng tạo lập được nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn.

- Để tất cả các thành viên có thể tham gia gửi tiết kiệm mà không gây áp lực cho thành viên thì tổ cần thống nhất mức gửi tiền tiết kiệm tối thiểu hàng tháng phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của các thành viên, được sự biểu quyết thống nhất của tất cả các thành viên trong Tổ TK&VV.

- Cần có chính sách khuyến khích các thành viên trong tổ gửi tiền tiết kiệm bằng việc sử dụng chính nguồn vốn từ huy động tiết kiệm của các thành viên trong tổ để giải quyết cho các thành viên trong tổ vay theo nhu cầu và sự thống nhất của các

77 thành viên trong tổ.

6.2.3. Duy trì chế độ sinh hoạt và nâng cao chất lượng sinh hoạt của Tổ TK&VV

Theo kết quả nghiên cứu số lần sinh hoạt Tổ TK&VV có tương quan dương với tỷ lệ nộp lãi của các thành viên do đó:

- Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ cần duy trì và chấn chỉnh việc tổ chức sinh hoạt đầy đủ định kỳ hàng tháng, thông qua việc tổ chức sinh hoạt để kịp thời thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách về tín dụng ưu đãi đồng thời đôn đốc nợ đến hạn, nợ phân kỳ, thu lãi, thu tiền tiết kiệm... Bên cạnh đó còn nhằm tăng cường sự giám sát việc sử dụng vốn cũng như tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống giữa các thành viên.

- Nội dung sinh hoạt tổ phải kết hợp tập huấn các nghiệp vụ khuyến nông, lâm, ngư để tăng cường trao đổi kinh nghiệp sản xuất kinh doanh cho các thành viên, bàn bạc đưa ra giải pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp nợ quá hạn, nợ đến hạn, nợ phân kỳ, lãi đọng, gửi tiền tiết kiệm.., đồng thời hướng dẫn hộ vay cách đối chiếu số dư nợ và tiền gửi tiết kiệm trên biên lai.

- Để các thành viên chủ động bố trí thời gian và nhớ thời gian sinh hoạt, Tổ TK&VV nên thống nhất thời gian sinh hoạt cố định vào một ngày trong tháng. Trên cơ sở lịch sinh hoạt của Tổ TK&VV hội đoàn thể làm ủy thác và NHCSXH nơi cho vay cử cán bộ tham dự sinh hoạt cùng Tổ TK&VV, đặc biệt là đối với những tổ có chất lượng hoạt động chưa tốt, những tổ có khoảng cách xa trụ sở UBND xã để thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách về vay vốn.

6.2.4. Tăng cường sự phối hợp của NHCSXH đối với hoạt động của Tổ TK&VV

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách của tổ trưởng đến trụ sở UBND xã tương quan âm tỷ lệ nộp lãi của các thành viên do đó:

- NHCSXH nơi cho vay cần quan tâm hơn đối với những Tổ TK&VV có khoảng cách xa trụ sở UBND xã, thị trấn vì những tổ này thường địa bàn hoạt động rộng, đi lại khó khăn, việc quản lý đôn đốc của BQL Tổ TK&VV đối với các thành viên khó khăn hơn.

78

- Ngân hàng phải thường xuyên phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể làm tốt công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nhất là các chế độ chính sách mới ban hành cho các Ban quản lý Tổ TK&VV, việc tổ chức nên tập trung tại từng xã, phường với phương châm “Cầm tay chỉ việc” nhằm xây dựng và phát triển được mạng lưới tổ trưởng như những cán bộ ngân hàng kiêm nhiệm ở cơ sở, đặc biệt là đối với các Tổ TK&VV ủy thác qua HND.

6.2.5. Nâng cao chất lượng hoạt động và trách nhiệm của BQL Tổ TK&VV

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc chấp hành nộp lãi của các thành viên không phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập mà còn do ý thức, trách nhiệm của các thành viên vay vốn do đó đề nghị:

- BQL Tổ TK&VV cần giải thích rõ trách nhiệm của hộ vay ngay từ khi được kết nạp vào tổ, thực tế cho thấy ở nhiều địa phương một số hộ vay vốn đặc biệt là hộ nghèo còn có suy nghĩ rằng đây là nguồn vốn của Nhà nước giúp người nghèo nên chưa nhận thức rõ trách nhiệm phải hoàn trả vốn vay. Vì vậy, BQL Tổ TK&VV và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cần tuyên truyền, phổ biến rõ trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi và gửi tiền tiết kiệm cho hộ vay ngay từ ban đầu khi kết nạp vào tổ và khi bình xét cho vay món vay đầu tiên.

- BQL Tổ phối hợp tốt và có cơ chế quản lý, giám sát của trưởng thôn, ấp, khu phố.. (trưởng thôn), trưởng thôn là người nắm rất rõ tình hình hộ dân trong thôn, được NHCSXH ủy thác giám sát việc bình xét cho vay và sử dụng vốn vay, xử lý nợ bị rủi ro trên địa bàn thôn... Vì vậy BQL Tổ TK&VV cần phải chịu sự giám sát của trưởng thôn, phối hợp thực hiện tốt các hoạt động ủy nhiệm vốn vay với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của sổ tiết kiệm va vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị giai đoạn 2015 2020 (Trang 82 - 85)