- Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có b Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hiền c Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a)Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có):
NGUYỄN THỊ HIỀN
- Ngày tháng năm sinh: 24/12/1974 Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tam Hợp – Bình Xuyên – Vĩnh
Phúc
- Chức vụ : Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng
đồng tác giả, nếu có)
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hiền
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao ý thức tự học, tự quản
của học sinh lớp 5.”
- Lĩnh vực áp dụng: Đã được áp dụng tại trường Tiểu học Tam Hợp
- Mô tả sáng kiến:
* Về nội dung của sáng kiến:
- Một số vấn đề nhận thức trong một số biện pháp nâng cao ý
Trang 2Tự học, tự quản là một trong những kỹ năng cốt lõi để thành công
trong học tập của học sinh Để học sinh luôn có ý thức tự học, tự quản là
vấn đề trăn trở của mỗi giáo viên Nếu xây dựng được nề nếp tự học, tự
quản tốt sẽ giúp cho việc học tập đạt kết quả cao Giúp cho mỗi học sinh có
định hướng trong học tập và trong sinh hoạt Giữa nề nếp tự học, tự quản
và kết quả học tập có mối quan hệ mật thiết Đi đôi với chất lượng – Kết
quả học tập, công tác xây dựng nề nếp tự học, tự quản cho học sinh là một
trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo viên Để có được kết quả theo tôi
chúng ta không được nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và
kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh.Trước hết, giáo viên cần tìm
hiểu nguyên nhân học sinh chưa chăm học, chưa có ý thức tự học, tự quản
vì lí do gì ? Có thể từ phía giáo viên, có thể từ phía học sinh
-Thực trạng vấn đề dạy và học:
*T
ừ phía học sinh :
- Học sinh chưa nhận thức về vai trò tự học, tự quản đối với bản
thân, vì có nhận thức đúng thì học sinh mới tự học tốt được
- Học sinh hoàn cảnh đặc biệt (do nghèo, mồ côi, bố mẹ ly hôn, hoặc
đi làm ăn xa, gia đình có người bệnh tật, …)
- Học sinh chưa có phương pháp tự học phù hợp
- Học sinh tiếp thu chậm, hổng kiến thức; nhanh nhớ nhanh quên
- Học sinh chưa có động cơ, hứng thú học, còn lười, ỷ lại
*Từ phía giáo viên:
- Giáo viên chưa nắm bắt được hết thông tin cơ bản của từng học
sinh trong lớp mình chủ nhiệm
Trang 3- Giáo viên chưa tạo được không khí học tập thân thiện; phối hợp với
phụ huynh còn hạn chế
- Phương pháp dạy chưa phù hợp với các đối tượng học sinh có trình
độ khác nhau
- Giáo viên còn dạy theo phương pháp truyền thống: Thầy dạy gì trò
ghi thế nên chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh
Tự học, tự quản là một quá trình không quá khó Không quá khó nếu
như bản thân mỗi học sinh có những kĩ năng kiểm soát thời gian, kĩ năng
tư duy, ghi chép, hệ thống kiến thức và thu nhận những kiến thức mới mẻ
với một sự chủ động nắm bắt và say mê Nếu vậy thì tức là học sinh đã,
đang và sẽ luôn tự học, tự quản một cách thành công và tự nhiên Người
giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ vừa giảng dạy vừa tổ chức để giáo
dục, rèn luyện đạo đức hình thành nên nhân cách cho mỗi học sinh Chính
vì hiểu được điều ấy và với cả sự nhiệt huyết của mình, qua những năm
giảng dạy và làm công tác chủ chiệm lớp, tôi đã đúc rút được một số kinh
nghiệm nên những học sinh do tôi chủ nhiệm có kết quả rất khả quan về cả
đạo đức lẫn văn hóa Nên tôi đã tìm ra cho mình một số biện pháp để nâng
cao cao ý thức tự học, tự quản của học sinh lớp 5
Một số biện pháp nâng cao ý thức tự học, tự quản của học sinh lớp 5
1) Làm tốt công tác tổ chức lớp
Đây là công tác hàng đầu mà mỗi giáo viên chủ nhiệm phải quan
tâm, khi đã làm tốt công tác này thì đã thành công một nửa trong công tác
chủ nhiệm lớp, đồng thời cũng giúp các em có ý thức tự học, tự quản hiệu
quả.Vì vậy nhiệm vụ trọng tâm mà tôi đặt ra là xây dựng đội ngũ cán bộ
lớp tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh Căn cứ vào
năng lực và khả năng của từng em, dựa trên số phiếu tín nhiệm của tập thể
Trang 4lớp, tôi giao việc và tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ lớp bao gồm lớp
trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng, tổ phó Sau đó tôi cho các em tự xây
dựng nội quy của lớp mình ngay từ đầu năm học
Việc đầu tiên là tôi chia lớp thành 4 tổ, sau đó sắp xếp chỗ ngồi sao
cho hợp lí: ví dụ trong mỗi tổ có cả học sinh nhận thức chậm, học sinh
năng khiếu, có em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt để
các em giúp đỡ nhau trong hoặc tập Sau đó tôi cho các em xây dựng nội
quy của lớp mình
Về nề nếp xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục đúng giờ không chậm
chễ, nề nếp ra chơi, khi ra về xếp hàng thẳng theo quy định của trường
Khi xếp hàng mỗi tổ phải cử một còn có thể là một “sao đỏ” nhỏ phụ trách
nhắc nhở đôn đốc các bạn trong tổ của mình nhanh nhẹn xếp hàng đúng
quy định, em“ sao đỏ” đó sẽ đi cuối hàng để theo dõi các bạn trong hàng
của mình có vi phạm nội quy không, sau đó tổng hợp mỗi tuần để báo cáo
cho lớp trưởng Đến giờ sinh hoạt lớp, giáo viên cùng lớp nhận xét công
việc trong tuần qua: Xem xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xét được
mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới Đồng thời tôi cũng khuyến
khích những học sinh thực hiện tốt có thể cộng vào kết quả cuối năm khi
bình bầu khen thưởng
Một việc làm cần thiết đó là tôi thường xuyên đổi vị trí ngồi cho các
em theo từng tuần Ví dụ: Tuần này các em ngồi bàn đầu thì tuần sau sẽ
ngồi bàn tiếp thứ hai, cứ như vậy các em sẽ tự giác bảo ban nhau, thấy
được sự quan tâm, gần gũi của cô giáo là rất công bằng
Sau đó tôi tiến hành giao nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp một cách cụ
thể:
Trang 5+ Lớp trưởng: Bao quát công việc chung của lớp, đôn đốc cả lớp thực
hiện tốt nhiệm vụ chung của lớp và tổng hợp tình hình học tập trong tuần
của cả lớp, báo cáo kịp thời các diễn biến phức tạp cho giáo viên chủ
nhiệm xử lý, nhắc nhở các tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ
+ Lớp phó phụ trách học tập: Ghi tên những bạn thuộc bài, những bạn
không thuộc bài, không học bài, không làm bài tập hoặc làm việc riêng báo
cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào cuối từng buổi học để kịp thời xử lí
+ Lớp phó văn thể mĩ: Có trách nhiệm theo dõi các hoạt động ngoài giờ,
sinh hoạt tập thể, các buổi thể dục giữa giờ hoặc các buổi lao động do nhà
trường tổ chức
+ Tổ trưởng: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động hằng ngày của tổ về việc
thực hiện nội quy, học tập, …
+ Tổ phó: Theo dõi, điều hành công việc của tổ thuộc về lao động, vệ
sinh môi trường, hoạt động ngoài giờ, …
Tôi đã xây dựng và đưa ra những quy định cụ thể để các em lớp
trưởng, lớp phó thuận tiện trong việc điều hành, tổ chức lớp; tổ trưởng, tổ
phó đôn đốc, theo dõi chính xác và công bằng trong tổ Ban cán sự lớp có
thể thay đổi theo định kỳ hoặc khi cần thiết, để tất cả các em có cơ hội
được làm cán sự lớp, giúp các em mạnh dạn, tự tin trước mọi người
2)Phát huy tính tự giác trong học tập:
Đây là biện pháp giữ vai trò hết sức quan trọng, là “xương sống”
trong các giải pháp bởi nếu bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm có
nhiệt tình trách nhiệm, quan tâm và lên kế hoạch chương trình cụ thể, khoa
học, cẩn thận, tỉ mỉ đến đâu mà mỗi học sinh trong lớp không nêu cao tinh
thần tự giác, chủ động, tự học, tự quản, tự tìm tòi thì kết quả học tập của
các em không được cao
Trang 6Vậy để phát huy tính tự giác trong mỗi học sinh thì bản thân tôi luôn
luôn thay đổi các phương pháp trong giảng dạy, luôn lồng ghép các kênh
hình, kênh chữ, khơi gợi cho các em luôn luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng
trong giờ học cũng như các tiết học ngoại khóa hưởng ứng tốt phong trào
đọc sách nêu gương, qua đó giúp các em hiểu thêm và tạo động lực cho
học sinh trong việc tự học, tự quản
Để học sinh tự giác trong học tập thì mỗi giáo viên cần tạo cho không
khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh sợ giáo viên mà hãy
làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình.Trong chương trình dạy học
theo mô hình mới đang được áp dụng là lấy học sinh làm trung tâm, nên
hoạt động học của học sinh rất coi trọng tính tự giác của các em.Tôi đã
hình thành cho các em có sự chuẩn bị bài ở nhà thật tốt theo yêu cầu trong
sách giáo khoa Có như vậy các em sẽ tự tin trong giờ học và khắc sâu
được kiến thức bài học
3) Xây dựng và nhân rộng các cá nhân điển hình có ý thức tự học tự
quản.
Xây dựng và nhân rộng các cá nhân điển hình là giải pháp hết sức
quan trọng vì khi các em đã có ý thức tự học, tự quản được nâng cao thì tôi
động viên, khen thưởng kịp thời nhưng tiến hành công khai, dân chủ trong
các buổi sinh hoạt lớp, hoặc các buổi khen thưởng cuối mỗi tháng Các em
được biểu dương khen thưởng phải là những học sinh được tín nhiệm, có
kết quả học tập tiến bộ
Khi được biểu dương khen thưởng kịp thời, các em sẽ thi đua rèn
luyện, phấn đấu và đó cũng tạo ra môi trường thuận lợi để các em phát huy
hết tính tự học, tự quản trong học tập cũng như trong các phong trào thi
đua.Đồng thời khuyến khích, tạo động lực cho các em phấn đấu đạt kết quả
cao trong cuộc sống
Trang 7Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân rộng các cá nhân điển hình
cùng những tấm gương người tốt, việc tốt để các em có ý thức tự, tự quản
cao hơn
* Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến này được đưa ra, nghiên cứu và thực hiện trong quá trình
giảng dạy và công tác chủ nhiệm đối với học sinh Trường Tiểu học Tam
Hợp
- Sáng kiến này được áp dụng với mục đích: vận dụng có hiệu quả các
công tác chủ nhiệm lớp để đánh giá giáo dục giúp học sinh tự tin khi đến
lớp, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tự giác trong học tập và các hoạt
động của trường, lớp Qua đó đề xuất một số biện pháp Nâng cao ý thức tự
học, tự quản của học sinh lớp 5
Chính vì vậy một số kinh nghiệm nâng cao ý thứ tự học, tự quản là rất
cần thiết Thông qua các biện pháp này tôi có thể nâng cao công tác chủ
nhiệm lớp của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu tìm tòi các phương
pháp giảng dạy để hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục
* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Thực trạng hứng thú học của học sinh trường Tiểu học trước khi
áp dụng sáng kiến đối với 815 HS
- HS chưa có ý thức tự giác học tập: 35 %
- HS chưa có nề nếp học và chuẩn bị bài ở nhà: 35 %
- HS chưa ham thích, say mê học: 30 %
Trang 8- Học sinh chưa thực hiện đúng nội quy, quy định nề nếp của trường,
lớp: 20%
Với các biện pháp để rèn luyện cho học sinh như đã nói ở trên, trong
năm học vừa rồi tôi đã áp dụng thử nghiệm vào giảng dạy và chủ nhiệm
lớp, thực tế cho học sinh của lớp tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú
học tập có ý thức tự học , tự quản, chất lượng học tập được nâng lên một
cách rõ rệt Các em ngày càng chăm ngoan, ý thức tự giác trong học tập
cũng như trong mọi hoạt động đều rất tiến bộ Điều đó làm tôi rất vui
mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc và luôn có động lực để thúc đẩy
công việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp được kết quả cao hơn
Trong quá trình tự học các em dần biết cách phát hiện, chiếm lĩnh kiến
thức mới biết phân tích lựa chọn phương pháp giải thích hợp để được
nhanh nhất, các em có ý thức tự quản rõ rệt Chính vì vậy trong năm học
vừa rồi tôi đã thu được kết quả như sau:
Đến tháng 12 - 2018 của năm học 2018 – 2019:
- HS có ý thức tự giác học tập: 95 %
- HS nề nếp học và chuẩn bị bài ở nhà : 98 %
- HS ham thích, say mê học: 95 %
- Học sinh thực hiện đúng nội quy, quy định nề nếp của trường, lớp:
98%
* Kết quả nhận thấy sau một thời gian vận dụng các phương pháp
này là:
Đối với giáo viên
Trang 9Theo tôi, muốn trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh
tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người
giáo viên chủ nhiệm cần phải:
- Giáo viên công tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm lí yêu thương học
sinh và xây dựng một ban cán sự lớp tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có
năng lực, bản lĩnh
- Chủ động trao đổi, phối hợp với Đoàn Đội, đồng nghiệp, giáo viên
bộ môn kịp thời nắm bắt nề nếp, tinh thần học tập của lớp mình
- Phân công việc làm phù hợp với năng lực của từng em
- Chủ động về mặt thời gian và kiến thức Tùy theo trình độ của học
sinh mỗi lớp mà giáo viên lựa chọn cách thích hợp để học sinh nắm vững
kiến thức và giải quyết các bài tập
- Luôn biết khích lệ biểu dương, khen ngợi những ưu điểm sở trường
để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú
học tập hơn
- Giáo viên đã tạo ra không khí học tập sôi nổi trong học sinh, kích
thích sự tìm tòi và ham học của học sinh
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ
huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh
Đối với học sinh:
- Năng lực, trí tuệ của học sinh được nâng lên.Tinh thần đoàn kết, yêu
thương trong lớp được gắn kết Học sinh rất hứng thú tự học
- Học sinh tự tin hơn trong việc vận dụng kiến thức, nâng cao chất
lượng học tập, tự làm chủ được vai trò của mình
Trang 10- Nề nếp tự quản được nâng cao như: truy bài 15 phút đầu giờ nghiêm
túc, nề nếp mặc đồng phục, nề nếp khi giáo viên vắng mặt,…
- Rèn luyện kĩ năng tự làm bài tập Lựa chọn, khám phá ra hướng đi
đúng, lời giải đúng và nhanh nhất Có thể tự tìm ra được mối liên hệ giữa
các nội dung của bài Hệ thống hoá được kiến thức cần nhớ
- Một số biện pháp trên có khả năng áp dụng đối với đối tượng là học
sinh khối lớp 5 của Trường Tiểu học Tam Hợp và các trường tiểu học khác
trong huyện, trong tỉnh
*Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
Thực hiện đổi mới phương pháp hay các biện pháp trong công tác
chủ nhiệm lớp là một yếu tố vô cùng quan trọng được các cấp quản lý giáo
dục quan tâm và đưa lên vị trí hàng đầu, trong sự nghiệp giáo dục Nhằm
nâng cao chất lượng hiệu quả dạy – học giáo dục tiểu học Để phù hợp với
xu hướng phát triển của đất nước Để thực hiện tốt việc đổi mới phương
pháp dạy học ở tiểu học chúng ta cần lưu ý tiến hành đổi mới một cách
đồng bộ và hiệu quả một số vấn đề sau:
Công tác quản lý
- Quán triệt chủ trương của ngành về đổi mới phương pháp dạy học,
nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là giáo viên
trực tiếp giảng dạy trên lớp, như: tổ chức các giờ học, các hoạt động giáo
dục diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên – hiệu quả và chất lượng
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cho phù
hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm
Trang 11- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh theo tinh thần đổi
mới
- Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn dự giờ rút kinh nghiệm
đánh giá xếp loại theo chuẩn Bên cạnh đó thường tổ chức cho giáo viên
giao lưu trao đổi học hỏi rút kinh nghiệm giảng dạy trong và ngoài trường
Đội ngũ giáo viên
- Xây dựng tổ chức lớp, nề nếp tự quản phải được tiến hành và coi
trọng ngay từ đầu năm học, thực hiện phải thường xuyên, liên tục
- Cần từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên Nhằm trang bị cho giáo
viên những kiến thức cơ bản cụ thể về giảng dạy và công tác chủ nhiệm
lớp thông qua các hoạt động sau:
+ Xây dựng các chuyên đề hoạt động giáo dục, công tác chủ nhiệm
lớp
+ Đổi mới nâng cao sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ khối,…
+ Tổ chức tạo điều kiện cho giáo viên học chuẩn và trên chuẩn
+ Luôn tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, công tác chủ nhiệm
lớp thường xuyên và liên tục
Cơ sở vật chất:
Trang bị đầy đủ SGK, sách tham khảo, tài liệu của giáo viên, đồ
dùng học tập, thiết bị dạy – học, máy tính, bảng thông minh, mạng
Internet, băng hình, loa đài
Trở về với mỗi giáo viên hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học
là một vấn đề đang thu hút và tác động đến từng cá nhân Mỗi tiết dạy để