1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM ĐÈN HALOGEN CỦa CÔNG TY BÁCH TUYẾN

14 1,5K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 27,62 KB

Nội dung

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM ĐÈN HALOGEN CỦa CÔNG TY BÁCH TUYẾN I. Định hướng phát triển mục tiêu của Công ty 1. Định hướng phát triển Quyết định mở rộng thị trường nội địa trong thời gian qua của Công ty Bách Tuyến, đã gặp hái được mội số thành công nhất định, sản phẩm đèn Halogen chống cận của Công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, tạo được lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ chăm sóc. Doanh số lợi nhuận của công ty đã tăng trưởng liên tục qua các năm, nhiều công ty từ Bắc vào Nam đã tìm đến sản phẩm của công ty để xin làm đối tác đại lý độc quyền cho công ty tại các tỉnh khu vực. Được như vậy là do “ Công ty lấy chất lượng sản phẩm của mình là tiêu chuẩn hàng đầu, không ngừng cải tiến công nghệ để ổn định nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng”. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng thương hiệu V-light của Công ty vẫn còn nhợt nhạt trong tâm trí của người tiêu dùng chưa gây được tiếng vang lớn trên thị trường trong nước. Bên cạnh đó, công tác Marketing trên thị trường trong nước của Công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có thể do nguyên nhân chủ quan mà Công ty vẫn chưa thể khắc phục được. Nếu Công ty có sự đầu tư đúng mức cho công tác Marketing xây dựng phát triển thương hiệu về tài chính, công nghệ, sản xuất nhất là trong việc tuyển chọn đào tạo nguồn nhân lực cho công ty, ắt hẳn sẽ đưa thương hiệu của công ty lên tầm cao của sự thành công. Vấn đề đặt ra cũng là bài toán mà công ty cần phải giải đó là hoạch định nột chiến lược thương hiệu như thế nào? Triển khai vào thực tiễn ra sao để mang lại hiệu quả cao nhất? Trong tình hình hội nhập cạnh tranh thương hiệu gay gắt như hiên nay, nếu không muốn thua ngây trên sân nhà thì ngay bây giờ Công ty Bách Tuyến cần tạo ra cho mình một vị thế thương hiệu mạnh trên cơ sở xây dựng một chiến lược thương hiệu hiệu quả nằm trong chiến lược Marketing tổng thể, xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xác định khách hàng mục tiêu, kết hợp với chiến lược sản phẩm, quảng bá, chính sách giá cả phân phối hợp lý nhằm tạo ra cho công ty các sản phẩm của công ty một hình ảnh riêng trong tâm trí nhận thức của khách hàng trong sự tương quan với đối thủ cạnh tranh.Cụ thể là:  Tiếp tục nâng cao ổn định chất lượng sản phẩm theo hướng sản phẩm “ chất lượng cao” đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó tăng cường quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh hỗ trợ bán hàng mở rộng kênh phân phối hiện có xâm nhập kênh phân phối mới tạo danh tiếng thương hiệu trên thị trường nội địa.  Không ngừng đầu tư nghiên cứu cải tiến sản phẩm của Công ty theo hướng khác biệt có ích hơn đối với người tiêu dùng không chỉ về mặt chức năng mà còn cả về tính thẩm mỹ học sản phẩm. Tiếp tục phát triển sản phẩm đèn Halogen với mẫu mã đa dạng thêm vào đó là đèn compact đèn dùng cho học sinh kiến trúc, xây dựng tạo lợi thế cạnh tranh tối đa cho thương hiệu. 2. Mục tiêu Marketing cho xây dựng phát triển thương hiệu 2.1. Kích thích nhu cầu: Khơi dậy mối quan tâm đối với thương hiệu, ngay cả khi khách hàng chưa biết đến sụ tồn tại của thương hiệu. Thông báo cho khách hàng biết về thương hiệu các lợi ích của nó khi họ không hiểu rõ về thương hiệu những lợi ích mà nó có thể mang lại. 2.2. Tối đa hoá sự thảo mãn của người tiêu dùng: Thuyết phục khách hàng rằng các lợi ích của thương hiệu lớn hơn chi phí mà họ bỏ ra để đánh giá quyết định mua sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay đo lường đánh giá sự hài lòng của khách hàng còn gặp phải những khó khăn nhất định. 2.3. Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Tạo lòng tin đối với sản phẩm thương hiệu khi khách hàng đã biết về sản phẩm thương hiệu nhưng chưa hoàn toàn tin vào giá trị của thương hiệu. Để nâng cao hình ảnh thương hiệu của V-light thì nhà quản trị Công ty có những bước đi trong tiến trình xây dựng thương hiệu của mình thật sự hiệu quả. II. Phương án hình thành chiến lược thương hiệu 1. Căn cứ xây dựng chiến lược  Lợi nhuận: lợi nhuận sẽ cao hơn vì khách hàng sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho một thương hiệu nổi tiếng sẽ giảm giá được chi phí quảng bá thương hiệu.  Doanh số: có thể gia tăng bàng cách mở rộng thị trường.  Vị thế thương hiệu trên thương trường: điều này phụ thuộc vào nhận thức ấn tượng mà thương hiệu có thể tạo ra cho khách hàng. 2. Phương án hình thành chiến lược  Thường xuyên thu thập dữ liệu, cập nhật thông tin của thị trường, của đối thủ cạnh tranh: các thông tin này có thể thu thập được từ:  Người tập sự hay nhân viên của đối thủ cạnh tranh.  Tư liệu, báo chí, ấn phẩm quảng cáo.  Hướng khách hàng : Đây là vấn đề trọng tâm, bởi lẽ ngày nay. trước sự cạnh tranh thương hiệu khốc liệt của đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất sản phẩm, chiến thắng sẽ thuộc về doanh nghiệp noà có thể thoả mãn tối đa mong muốn của khách hàng, khách hàng sẽ quyết định sự tồn tại của thương hiệu đó. III. Tầm quan trọng ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu Với một thị trường ngày càng phát triển nhiều hàng hoá cạnh tranh khốc liệt về chất lượng cũng như gía cả, phân phối thì ý nghĩa của thương hiệu càng trở nên quan trọng nó không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ giúp nhận biết phân biệt trên thị trường, mà còn đại diện cho tất cả toàn bộ những nhận thứccủa khách hàng khi nghĩ về một cái tên của sản phẩm hoặc về Công ty trong tâm trí họ. Thương hiệu cho phép Công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm và/ hoặc hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sỡ hữu thương hiệu. Tên gọi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Các quy trình sản xuất có thể được bảo vệ thông qua các quy chế, giải pháp hữu ích. Bao bì, kiểu dáng công nghiệp hoặc các bản quyền cho các câu hát, đoạn nhạc. Các quyến sở trí tuệ này đảm bảo rằng công ty có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá. Khi những nhận thức của khách hàng càng tích cực về thương hiệu thì nó sẽ tạo ra các giá trị vô hình rất lớn cho Công ty đó là:  Tăng hiệu năng hiệu quả của chương trình tiếp thị  Tăng sự trung thành với thương hiệu.  Tăng giá bán / tỷ lệ lợi nhuận  Tăng khả năng mở rộng thương hiệu.  Tăng ảnh hưởng đối với kênh phân phối.  Tăng lợi thế cạnh tranh. IV. Định hướng chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu cho sản phẩm đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến. Thị trường sản xuất đèn Halogen cho học sinh người làm việc hiện nay, chủ yếu nhập ngoại rất nhiều sản phẩm chỉ có là của Trung Quốc từ Nhật Bản, nó có sự khác biệt về chật lượng giá cả. Ở trong nước hiện nay thì sản phẩm của đèn Rạng Đông cũng được biết đến nhưng chưa nhiều. Công ty Bách TuyếnCông ty sản xuất đi sau thị trường của Rạng Đông, nhưng từ việc phân tích nhu cầu thương hiệu hiện có thì Công ty đã có những hướng đi cho mình cụ thể bằng chiến lược. Tuy nhiên việc hoạch định một chiến lược thương hiệu có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty, chiến lược hoạch định sai lệch có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty đến chỗ mất hết tất cả. Trong phạm vi giới hạn của sự hiểu biết về công tác Marketing tại Công ty Bách Tuyến, thiết nghĩ đẻ có thể hoạch định một chiến lược cho Marketing cho thương hiệu hiệu quả, bất kỳ công ty nào cũng vậy phải thực hiện theo những trình tự các bước sau đây : 1. Xây dựng các thành phần thương hiệu 1.1.Tên logo thương hiệu: 1.1.1. Tên: Cái tên là mũi dùi đầu tiên trong trận chiến giành giật sự lựa chọn của khách hàng bạn phải được trang bị kỹ để giành được ưu thế ngay từ đòn phủ đầu… Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng tinh tế. Tên nhãn hiệuấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình huống mua hàng. Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ không thuộc các dấu hiệu loại trừ Ðáp ứng các yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá Interbrand cho rằng doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng quẩn quanh với “tên nhãn hiệu”. Nhận định này đã được Interbrand kiểm nghiệm bằng cuộc khảo sát thực tế kinh nghiệm của những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu kết quả là có 04 tình huống mà doanh nghiệp nên quan tâm thực sự cần chú trọng vào việc đặt tên nhãn hiệu:  Sản xuất sản phẩm mới.  Mở rộng dòng sản phẩm  Cung cấp loại hình dịch vụ mới  Thành lập doanh nghiệp/liên doanh. Ngoài ra, trong những thời điểm nhất định, doanh nghiệp cũng nên cập nhật một/một số thành tố vào tên nhãn hiệu đã có để tạo cho khách hàng những cảm nhận mới về sản phẩm/dịch vụ – “ trẻ hoá nhãn hiệu” Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối kiến thức kỹ năng về đặt tên nhãn hiệu ngày càng phát triển trở nên khổng lồ với bất kỳ cá nhân nào. Do đó, các chuyên gia đã thừa nhận hiệu quả của làm việc nhóm. Mỗi cái tên đều được ra đời bằng những cách sáng tạo riêng, không theo một khuôn mẫu có sẵn nào ngay cả khi chúng do cùng một nhóm tác giả sáng tạo ra. Tuy nhiên, có một số qui tắc chung mà nhà quản trị đều áp dụng trong mỗi dự án đặt tên như: • Các tiêu chí thường dùng để lựa chọn thành tố nhãn hiệu: Dễ nhớ: Ðơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần  Có ý nghĩa: gần gũi, có ý nghĩa, có khả năng liên tưởng  Dễ chuyển đổi: tên nhãn hiệu có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng một chủng loại; dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ nền văn hoá khác nhau  Dễ thích nghi: dễ dàng trẻ hoá, hiện đại hoá  Ðáp ứng yêu cầu bảo hộ: có khả năng phân biệt, không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn hoặc bảo hộ Cần lưu ý rằng có rất ít tên nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí trên một cách tuyệt đối vì trong một số tình huống chúng có thể trở nên đối nghịch nhau. • Các cách đặt tên nhãn hiệu:  Sử dụng từ tự tạo: từ tự tạo được tổ hợp từ những ký tự, tạo thành một từ mới phát âm được không có trong từ điển. ( Nhãn hiệu V-light của Công ty Bách Tuyến )  Sử dụng từ thông dụng: từ thông dụng là những từ hiện dùng, thực sự có nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó ( V-light )  Sử dụng từ ghép: từ ghép là sự kết hợp các từ hiện dùng các âm tiết dễ nhận biết.  Sử dụng từ viết tắt: thông thường từ viết tắt được tạo thành từ những chữ cái đầu của tên công ty, từ viết tắt cũng có thể phát âm được mang một thông điệp nào đó. Với những tiêu chí để đặt tên thì khi thành lập Công ty Bách Tuyến đã có những bước chuẩn bị cho tên nhãn hiệu của mình phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm phụ thuộc vào tính năng tác dụngsản phẩm của Công ty mang lại cho người tiêu dùng. Sản phẩmđèn dành cho học sinh người làm việc hay có thể nói dành để chiếu sáng thì phải có mộpt cái tên rất quen phù hợp với đối tương người tiêu dùng mà mình hướng tới. Tên gọi của sản của Công ty là “V-Light ” nó có 2 ý nghĩa xét về góc độ người tiêu dùng trong nước quốc tế. Đối với trong nước thì có thể hiểu sản phẩm “ánh sáng mặt trời”. Ánh sáng tốt nhất mà con người có thể sử dụng là “ánh sáng mặt trời” nhằm đưa đến cho khách hàng hiểu rằng sản phẩm của Công ty mang lại cho người tiêu dùng là ánh sáng đảm bảo chất lượng không hại đến đôi mắt người dùng. Đối với thị trường quốc tế thì có ý nghĩa hết sức quan trọng, khi đẩy mạnh phát triến sản phẩm của Công ty. Như người nước ngoài biết đến con người Việt Nam là hiếu học, sản phẩm của người Việt Nam là đèn học, nhãn hiệu “V-light ” càng nói rõ lên được những thế mạnh của thương hiệu. Việc kết hợp nhãn hiệu với tính dân tộc sẽ tạo nên thế mạnh mà Công ty đã vạch ra. Theo hiệp hội Marketing Mỹ: cho rằng phát triển thương hiệu không phải bắt đầu từ sự ra đời của sản phẩm hay dịch vụ mà bắt đầu ngay từ khái niệm hướng đến sự hình thành tên nhãn hiệu bởi tên nhãn hiệuấn tượng đầu tiên tạo ra nhận thức nhãn hiệu trong tiềm thức người tiêu dùng. 1.1.2. Logo. Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Thông thường, logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. Các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích của logo đối với nhận thức nhãn hiệu của khách hàng là rất quan trọng. Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ. So với nhãn hiệu, logo trừu tượng, độc đáo dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu không được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ. Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm vì vậy, logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá. Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ hoạ, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ chữ viết tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu. Logo chính là biểu tượng đặc trưng, là “bộ mặt” của thương hiệu. Thông thường, các chuyên gia áp dụng 03 cách thiết kế logo như sau:  Cách điệu tên nhãn hiệu: là tạo cho tên nhãn hiệu, tên công ty một phong cách thiết kế đặc thù  Sáng tạo hình ảnh riêng: những hình ảnh cách điệu làm người ta liên tưởng đến tên nhãn hiệu, tên công ty hoặc lĩnh vực kinh doanh  Kết hợp hình ảnh riêng tên nhãn hiệu: logo thể hiện bằng hình vẽ tên nhãn hiệu Do tính đồ hoạ cao, logo rất dễ nhận biết tăng khả năng phân biệt của sản phẩm. Hơn nữa, logo ít hàm chứa ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên có thể dùng logo cho nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Các doanh nghiệp thường xây dựng logo như là một phương tiện để thể hiện xuất xứ sản phẩm, thể hiện cam kết chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trên thị trường có hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn logo ở mọi loại hình kinh doanh, nhưng bằng một cách nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chúng trong những tình huống giao tiếp nhất định. Ðằng sau mỗi cách thể hiện đó là lao động sáng tạo của các chuyên gia. Logo được sáng tạo dựa trên qui tắc nào? Các tiêu chí lựa chọn thành tố logo :  Logo mang hình ảnh của công ty: các yếu tố hình cần khắc họa được điểm khác biệt, tính trồi của doanh nghiệp.  Logo có ý nghĩa văn hoá đặc thù  Dễ hiểu: các yếu tố đồ họa hàm chứa hình ảnh thông dụng  Logo phải đảm bảo tính cân đối hài hoà, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Đèn chống cận thị dành cho học sinh Ngoài các yếu tố này, trong khi thiết kế logo, các chuyên gia còn loại bỏ những biểu tượng đã trở nên phổ biến (mất khả năng phân biệt, không được bảo hộ) trong một hoặc một số lĩnh vực nào đó. Ví dụ: logo hình con rồng cho các sản phẩm truyền thống như bánh đậu xanh, bánh cốm; logo hình chim hạc cách điệu cho các dịch vụ du lịch; logo hình quả địa cầu đối với các ngành dịch vụ nói chung… Trong một trừng mực nhất định, những biểu tượng này mang ý nghĩa văn hoá đặc thù, gần gũi với người tiêu dùng chúng là phương án tốt, dễ dàng tích hợp vào quá trình phát triển thương hiệu. Nhưng khi chúng đã trở nên phổ biến được sử dụng rộng rãi thì đồng thời chúng tự mất dần khả năng phân biệt của nhãn hiệu do đó, không còn tác dụng trong quá trình phát triển thương hiệu. V-light [...]... đẩy phát triển ra nước ngoài 3.Hoạch định chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu 3.1 Chiến lược sản phẩm Nội dung của hoạch định chiến lược sản phẩm bao gồm:  Phân tích sản phẩm  Nâng cao ổn định chất lượng sản phẩm, đảm bảo về độ sáng của sản phẩm CRI  Đầu tư nghiên cứu cải tiến sản phẩm Xây dựng một cảm nhận toàn diện về chất lượng 3.1.1.Phân tích sản phẩm Sơ đồ 10 : Chu kỳ sống của. .. của sản phẩm Doanh thu Thời gian G.thiệu P .Triển T.thành Suy thoái Sản phẩm của Công ty Bách Tuyến đang ở trong giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sản phẩm Thật vậy, trong thời gian qua ,sản lượng sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên, đặc biệt là các loại đèn compact đèn mẫu mã mới Đây là những sản phẩm mới với tính năng của đèn bóng đèn bình thường không có, đó là làm tăng tốc độ phát. .. Tuyến với thương hiệu V-light, cùng với khẩu hiệu “bảo vệ đôi mắt của bạn” luôn đi cùng với sản phẩm của Công ty Phát triển các chương trình Marketing cùng hướng về nét tính cách nhất quán này sẽ tạo ra cho thương hiệu V-light một bản sắc riêng độc đáo Nếu như bản sắc này Công tuy liên tục duy trì phát triển thành một nét văn hóa của Công ty thì thương hiệu V-light sẽ sẵn sàng cho thành công tại... trọng chiếc đèn là vật mà phát ra ánh sáng giờ đây nó không phải đơn thuần là phát ra ánh sáng nữa mà nó có có rất nhiều tác dụng khác nhau Năm bắt được nhu cầu này mà nhà sản xuất thiết kế chế tạo đưa ra trên thị trường những cây đèn học có nhiều tác dụng khác nhau Nhưng có một điều mà người tiêu dùng quan tâm đó là tính năng chống cận thị của sản phẩm Chính vì vậy sản phẩm của Công ty Bách Tuyến. .. buổi hiện nay nữa Dù thương hiệu có ưu thế về chất lượng sản phẩm đi chăng nữa song nếu không có một hệ thống phân phối hợp lý thì cũng không có khả năng đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cũng khó có thể đẩy mạnh sự phát triển của thương hiệu “ một thương hiệu yếu kém sẽ gây thiệt hại về chi phí hao hụt không làm hài lòng khách hàng” 3.4 Chiến lược quảng bá thương hiệu 4.Ước lượng kết... mạnh giữa nhãn hiệu chủng loại sản phẩm vì đưa cả hai vào trong khẩu hiệu Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệu điểm khác biệt Ðối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu/độc đáo của mình 1.1.3.3 Ðoạn nhạc: Ðoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệu thường do những soạn giả nổi tiếng thực hiện Những đoạn nhạc thú vị gắn chặt vào đầu óc người... đặc điểm con người gắn với nhãn hiệu Tính cách nhãn hiệu thường mang đậm ý nghĩa văn hoá giàu hình tượng nên tính cách nhãn hiệu phương tiện hữu hiệu trong quá trình xây dựng nhận thức nhãn hiệu 1.1.3.2 Khẩu hiệu: Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn hiệu theo một cách nào đó Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức nhãn hiệu một cách rõ rệt hơn vì tạo... đèn bóng đèn bình thường không có, đó là làm tăng tốc độ phát ra của ánh sáng 3.2 Chiến lược giá 3.3 Chiến lược phân phối Để chiến thắng trong cuộc chiến thương hiệu, sản phẩm phải có trong tầm tay của khách hàng qua mạng lưới phân phối rộng rãi Muốn vậy, Công ty cần linh động hơn trong khâu tổ chức các kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm chứ không thụ động để khách hàng tự tìm đến Trong thời buổi... không Cũng giống như khẩu hiệu, đoạn nhạc thường mang ý nghĩa trừu tượng có tác dụng đặc biệt trong nhận thức nhãn hiệu 1.1.3.4 Bao bì: Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của nhãn hiệu trong đó, hình thức của bao bì có tính quyết định Yếu tố tiếp theo là màu sắc, kích thước, công dụng đặc biệt của bao bì Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểm mạnh điểm yếu của nó Do đó, cần tích hợp... xúc với nhãn hiệu thông qua các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm, thậm chí ngẫm nghĩ) với một tần suất nhất định thì nhãn hiệu càng được định hình rõ nét trong tâm trí họ Do đó, các chuyên gia không ngừng nghiên cứu để mở rộng các thành tố thương hiệu như tính cách nhãn hiệu, khẩu hiệu, bao bì, đoạn nhạc 1.1.3.1 Tính cách nhãn hiệu: Tính cách nhãn hiệu là một thành tố đặc biệt của nhãn hiệu - thể hiện . ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM ĐÈN HALOGEN CỦa CÔNG TY BÁCH TUYẾN I. Định hướng phát triển và mục tiêu của Công ty 1 chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến. Thị trường sản xuất đèn Halogen cho học sinh và người làm

Ngày đăng: 22/10/2013, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w