Một số loại thiết bị

Một phần của tài liệu Giới thiệu bao bì TETRAPAK (Trang 34)

Hình 2.7: Đóng gói bao bì

2.5. Ưu – Nhược điểm của bao bì tetrapak

2.5.1 Ưu điểm

- Trước tiên về mặt kinh tế, bao bì Tetra Pak rẻ hơn rất nhiều so với các bao bì bằng thủy tinh, bằng gỗ hay kim loại.

- Đặc biệt lợi thế là chi phí vận chuyển giảm, siêu nhẹ nhưng bền và dai.

- Tetra Pak thuận tiện hơn nhiều vì không phải lưu giữ vỏ chai hay can nhôm để đi đổi hay trả lại.

- Khả năng tái sinh tốt.

- Giữ được các vitamin còn nguyên vẹn đến tay người tiêu dùng. - Bảo đảm cho sữa, thực phẩm giữ nguyên được hương vị của chúng.

- Bề mặt tương đối phẳng, độ trắng của giấy đảm bảo cho tính chất của hình ảnh tạo thành rào chắn giúp cho các loại thực phẩm dạng lỏng ổn định không bị xâm hại bởi các tác nhân (vi sinh) có thể xuất hiện bởi ánh sáng và không khí.

- Không cần dùng đến hệ thống trữ lạnh và xe đông lạnh trong quá trình phân phối sản phẩm.

- Các hệ thống chế biến và đóng gói Tetra Pak vận hành đơn giản, tiết giảm chi phí thiết bị, kinh tế trong việc phân phối.

- Có thể tái chế.

- Có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mỡ và sự xâm nhập của vi sinh vật. 2.5.2 Nhược điểm

- Không chịu được nhiệt độ cao - Khả năng chịu lực không cao

- Không chịu được va chạm mạnh, biến dạng trong khi vận chuyển và trưng bày - Dễ thấm nước làm cho bao bì dễ rách

- Không thể nhìn thấy được sản phẩm bên trong

2.6. Ứng dụng của bao bì Tetra Pak

Áp dụng cho những loại thức uống dạng lỏng, đồng nhất hoặc huyền phù, nhũ tương với kích thước hạt rất nhỏ, độ nhớt không quá cao như nước ép rau quả.

Hình 2.9: Một số ứng dụng của bao bì Tetra Pak

Không chỉ có sữa… Hiện nay, rất nhiều loại thực phẩm lỏng như sữa, nước trái cây và thức uống, rượu, nước, sản phẩm từ cà chua, súp, món tráng miệng, đậu nành và các sản phẩm dinh dưỡng khác đang được đựng trong hộp giấy.

Những công nghệ mới trong ngành sản xuất bao bì đã cho phép chế tạo ra loại bao bì giấy dày 6 lớp. Thế nhưng, chúng có ưu điểm là siêu nhẹ nhưng lại bền, dai. Theo Ông Quân Brown, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Tetra Pak tại Việt Nam - một tập đoàn Thụy Điển chuyên cung cấp dây chuyền đóng gói bao bì giấy thì một bao bì giấy tiệt trùng (loại 1 lít) nặng khoảng 26g có thể chứa được khoảng… 1kg thực phẩm dạng lỏng.

Nhờ những công nghệ mới, bao bì giấy có thể bảo quản tốt vitamin hơn các loại bao bì khác.

Theo các chuyên gia, thì lượng vitamin đựng trong chai thuỷ tinh giảm đi 40% khi bị chiếu sáng trong vòng 12 giờ nhưng với bao bì giấy, vitamin không hề bị suy giảm.

Nhờ vào đặc tính nói trên, các loại vitamin trong sữa như vitamin B2, vitamin A, B6, B12, C và K được giữ nguyên tính chất khi đến tay người tiêu dùng.

Khi thiết kế bao bì giấy, người ta không chỉ lo bảo quản vitamin trong sữa, thực phẩm cho khỏi bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời…Các chuyên gia cho rằng, ngay cả ánh sáng từ đèn huỳnh quang ở các quầy hàng tại cửa hàng bán lẻ cũng có thể khiến vitamin trong sữa, thực phẩm bị thất thoát. Các dưỡng chất như axit folic, tryptophan và một số axit béo không bão hoà trong sữa sẽ bị sụt giảm dưới tác động của ánh sáng.

Một nghiên cứu của Mỹ cũng cho thấy lượng vitamin A của sản phẩm đựng trong các chai thủy tinh giảm đến 70% khi tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng trong quá trình vận chuyển và trưng bày hàng hoá. Còn vitamin C, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, lành vết thương nhanh và chống ôxy hoá, khá không ổn định. Thậm chí, trong bóng tối, vitamin C bị mất đi 50% trong vòng 4 ngày. Cùng một thời gian nằm dưới ánh sáng trực tiếp của đèn huỳnh quang trong các tủ trưng bày, lượng vitamin C của các thực phẩm đựng trong chai thuỷ tinh mất đi khoảng 95%. Trong khi đó, hộp giấy vẫn có thể bảo vệ được 30% lượng vitamin C. Một ưu điểm khác của hộp giấy là bảo đảm cho sữa, thực phẩm giữ nguyên được hương vị của chúng. Các nghiên cứu của Mỹ khám phá việc mất mùi vị của sữa trong các chai thủy tinh ở cường độ ánh sáng yếu trong vòng từ 6 - 12 giờ. Thế nhưng hương vị sữa trong hộp giấy thì không hề bị ảnh hưởng…

Một phần của tài liệu Giới thiệu bao bì TETRAPAK (Trang 34)