1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II

106 100 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 4,02 MB

Nội dung

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THANH HUYỀN

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõràng, xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị Kết quả nghiên cứu được trình bàychưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác

Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Thị Thái

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Thương mại, đến nay

học viên đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II”.

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự lỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân có liên quan trong quá trình nghiên cứu

Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo TS Nguyễn Thanh Huyền, người

đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô, những nhà nghiên cứu đang công tác tại Trường Đại học Thương mại đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để tôi

có thể hoàn thành chương trình thạc sĩ và áp dụng vào thực tiễn công việc

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp các số liệu cần thiết, cũng như hỗ trợ tôi trong việc thu thập dữ liệu cho việc thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG, BIẺU vi

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TỪ DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 Một số lý luận cơ bản về NHTM 7

1.1.1 Khái niệm về NHTM 7

1.1.2 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường 7

1.1.3 Một số hoạt động kinh doanh chính của NHTM 9

1.2 Huy động vốn của NHTM 11

1.2.1 Khái niệm huy động vốn của NHTM 11

1.2.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 11

1.2.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM 13

1.3 Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư của NHTM 17

1.3.1 Khái niệm, vai trò của huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư 17

1.3.2 Phân loại vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư 21

1.3.3 Quy trình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư của NHTM 24

1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngân hàng thương mại 26

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại NHTM 30

1.4.1 Các nhân tố khách quan 31

1.4.2 Các nhân tố chủ quan 32

1.5 Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại một số ngân hàng

Trang 7

thương mại và bài học kinh nghiệm đối với Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc –

Vĩnh phúc II 34

1.5.1 Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại một số ngân hàng thương mại 34

1.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh phúc II 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM DÂN CƯ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC VĨNH PHÚC II 38

2.1 Khái quát về Agribank Chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 38

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 40

2.1.3 Mô hình tổ chức hoạt động 42

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016-2018 44

2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank Chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II 52

2.2.1 Các loại hình gửi tiết kiệm tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II 52

2.2.2 Quy trình huy động vốn TGTK dân cư tại Agribank 58

2.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn TGTK dân cư tại Agribank Chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II 59

2.3 Đánh giá về hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank Chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II 74

2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn TGTK dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II 74

2.3.3 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn TGTK dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc 76

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM DÂN CƯ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC VĨNH PHÚC II 83

Trang 8

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc

Vĩnh Phúc II 83

3.1.1 Định hướng phát triển của Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc 83

3.1.2 Định hướng hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư 85

3.2 Một số giải pháp mở rộng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II 86

3.2.1 Nâng cao hình ảnh và uy tín của Ngân hàng 86

3.2.2 Phát triển đầy đủ các hình thức huy động vốn TGTK dân cư 87

3.2.3 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và tiết kiệm chi phí huy động vốn 88

3.2.4 Công tác marketing 90

3.2.5 Công tác quản lý cán bộ nhân viên ngân hàng 91

3.2.6 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 92

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị 93

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và chính quyền địa phương 93

3.3.2 Kiến nghị dối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 96

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

BẢNG 2.1: HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK YÊN LẠC (2016-2018) 45

BẢNG 2.2: SỬ DỤNG VỐN CỦA AGRIBANK YÊN LẠC (2016-2018) 47

BẢNG 2.3: THU DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK YÊN LẠC (2016-2018) 49

BẢNG 2.4: KẾT QUẢ TÀI CHÍNH (2016 - 2018) 51

BẢNG 2.5: CƠ CẤU VỐN TGTK DÂN CƯ THEO HÌNH THỨC GỬI 61

BẢNG 2.6: CƠ CẤU VỐN TGTK DÂN CƯ THEO KỲ HẠN 63

BẢNG 2.7: CƠ CẤU VỐN TGTK DÂN CƯ THEO LOẠI TIỀN 65

BẢNG 2.8: CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐN TGTK DÂN CƯ 66

BẢNG 2.9: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TGTK DÂN CƯ (2016-2018) 67

BẢNG 2.10: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VỐN TGTK DÂN CƯ CỦA MỘT SỐ TCTD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẠC (2016-2018) 69

BẢNG 2.11: THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN TGTK DÂN CƯ CỦA CÁC TCTD (2016-2018) 70

BẢNG 2.12: SO SÁNH GIỮA HUY ĐỘNG VỐN TGTK DÂN CƯ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN LẠC (2016-2018) 72

BẢNG 2.13: SO SÁNH GIỮA HUY ĐỘNG VỐN TGTK DÂN CƯ VÀ SỬ DỤNG VỐN THEO KỲ HẠN CỦA AGRIBANK - CHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC 73

BIỂU ĐỒ 2.1: NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN LẠC 2016-2018 45

BIỂU ĐỒ 2.2: DƯ NỢ CỦA AGRIBANK HUYỆN YÊN LẠC 2016-2018 48

BIỂU ĐỒ 2.3: THU DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK YÊN LẠC (2016-2018) 50

BIỂU ĐỒ 2.4: KẾT QUẢ TÀI CHÍNH (2016 - 2018) 51

BIỂU ĐỒ 2.5: CƠ CẤU VỐN TGTK DÂN CƯ THEO HÌNH THỨC GỬI NĂM 2016 -2018 61 BIỂU ĐỒ 2.8: CƠ CẤU VỐN TGTK DÂN CƯ THEO KỲ HẠN NĂM 2016-2018.63

Trang 10

BIỂU ĐỒ 2.11: SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG CỦA CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐNTGTK DÂN CƯ VỚI NGUỒN VỐN TGTK DÂN CƯ 66BIỂU ĐỒ 2.12: TỐC ĐỘ TĂNG VỐN TGTK DÂN CƯ (2016-2018) 68BIỂU ĐỒ 2.13: THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN TGTK DÂNC CƯ CỦA CÁCTCTD NĂM 2016 71BIỂU ĐỒ 2.14 2.15: THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN TGTK DÂNC CƯ CỦA CÁCTCTD NĂM 2017-2018 71

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

SƠ ĐỐ 1.1: QUY TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN TGTK DÂN CƯ CỦA NHTM 13

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN LẠC 32

SƠ ĐỒ 2.2: QUY TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN TGTK DÂN CƯ TẠI AGRIBANKCHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC 47

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản, nhất thiết phải có của bất

kỳ hoạt động kinh doanh nào trong mỗi doanh nghiệp Cần khẳng định rằng khôngthể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng nhưcác mục tiêu của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn Ngân hàng thươngmại (NHTM) với tư cách là một doanh nghiệp, có hoạt động truyền thống là huyđộng vốn và sử dụng vốn để cho vay thu lãi thì nguồn vốn còn quyết định tới nănglực cạnh tranh, quy mô kinh doanh của ngân hàng

Quy mô vốn của một NHTM càng lớn càng giúp ngân hàng có lợi thế trongviệc mở rộng các quan hệ tín dụng và phát triển trong hoạt động đầu tư, hoạt độngdịch vụ của ngân hàng Cơ cấu vốn của các NHTM bao gồm vốn chủ sở hữu, vốnhuy động, vốn đi vay, vốn khác Đối với các NHTM nói chung và Agribank nóiriêng thì nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng caonhất trong nguồn vốn huy động

Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II có nguồn vốn tiền gửi tiếtkiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng từ 96%-97%, đây là nguồn vốn có tính quyết định tới

sự phát triển nguồn vốn của chi nhánh Những tăng giảm của nguồn vốn này sẽ tácđộng mạnh mẽ tới tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Do đó chi nhánh luôn

nổ lực hết mình trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm thu hút người dân gửi tiềntiết kiệm Tuy nhiên, trong 03 năm trở lại đây với sự cạnh tranh gay gắt trong hoạtđộng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư giữa các TCTD trên địa bàn thì mặc

dù nguồn vốn TGTK từ dân cư của Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc có tăngtrưởng nhưng chi nhánh đang bị mất dần thị phần của mình Hơn thế nữa cũng trong

03 năm vừa qua chi nhánh không hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch huy động vốnđược ngân hàng cấp trên giao phó Điều này chứng tỏ Agribank chi nhánh huyệnYên Lạc chưa phát huy hết lợi thế về quy mô ngân hàng và tài sản về vật chất, conngười của chi nhánh trong việc phát triển huy động vốn cho chi nhánh Chính vì vậytrên cơ sở những lý luận chung và thực tế tại Agribank Chi nhánh huyện Yên Lạc

Trang 13

Vĩnh Phúc II, Tôi xin chọn đề tài: “Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại

Agribank Chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Hoạt động huy động vốn và huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư của Ngânhàng là hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nóichung và của Agribank nói riêng Nó là vấn đề được quan tâm của nhiều tác giả.Trong đó có một số công trình nghiên cứu điển hình sau:

- Nguyễn Bạch Hồng ( 2014), “Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”.

Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng Đối với đề tài này tác giả

hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, thực trạng và đề suấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngânhàng BIDV chi nhánh Đà Nẵng

- Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp

và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên” Luận văn Thạc sĩ

Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội Luậnvăn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản và phân tích, đánh giá thực trạng hoạtđộng huy động vốn tại Agribank chi nhanh Thái Nguyên, đề xuất các giải pháp nângcao hoạt động huy động vốn tại Agribank Thái Nguyên

- Phùng Thị Loan (2016), “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Kạn” Luận văn Thạc sĩ Tài chính -

Ngân hàng, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội Đối với đề tài này ngoài việc hệthống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, nguồn vốn, cáchình thức huy động vốn thì tác giả còn phân tích và đánh giá thực trạng, nguyênnhân của sự suy giảm vốn trung – dài hạn của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn Từ

đó tác giả đưa ra một số giải pháp để phát triển huy động vốn đặc biệt là vốn trung

và dài hạn của chi nhánh

- Vũ Thị Hải Hà (2017), “Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Tam Điệp tỉnh Ninh Bình” Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài Chính – Ngân hàng, Trường Đại

học Thương Mại Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi

Trang 14

tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh TP TamĐiệp tỉnh Ninh Bình và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốntiền gửi tiết kiệm của chi nhánh.

- Nguyễn Văn Tân (2017), “ Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành” Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài

chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội Đối với đề tài này,luận văn đã phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh và đánh giácông tác nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh Từ đó đưa ra nhóm giảipháp đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động, xây dựng cơ chế lãi suất linhhoạt; nhóm giải pháp cải thiện cơ cấu nguồn vốn, sáng tạo trong việc cung cấp cácsản phẩm của Ngân hàng TMCP BIDV; tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị,khuyến mãi, chăm sóc; mở rộng, đa dạng hoa khách hàng; nâng cao chất lượng độingũ cán bộ

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về huy động vốn, huy động vốntiền gửi tiết kiệm của NHTM Đây là những vấn đề mà các NHTM đều hết sức quantâm Các công trình đã nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu quý báu để tác giả kế thừa lýluận về nguồn vốn, vốn tiền gửi tiết kiệm của các NHTM, kinh nghiệm mở rộnghuy động vốn của một số NHTM Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn TGTK từ dân

cư của Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II trong giai đoạn 2016

-2018 theo cơ sở khoa học cũng chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích, đánhgiá theo cách tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế Đây là khoảng trống mà tác giảluận văn lựa chọn để nghiên cứu

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp mởrộng hoạt động huy động vốn TGTK từ dân cư và giúp Chi nhánh phát triển ổn định

và bền vững

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứuđược đặt ra bao gồm:

- Hệ thống hóa những cơ sở luận về NHTM và vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cưtại các NHTM nói chung và tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc IInói riêng

5 Phương pháp nghiên cứu

5.2 Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập tài liệu thứ cấp:

+ Để mô tả thực trạng huy động vốn TGTK từ dân cư của Agribank chi nhánhhuyện Yên Lạc, luận văn đã thu thập các dữ liệu thứ cấp kế thừa các số liệu thực tếthông qua các tài liệu được công bố như số liệu thống kê, báo cáo, các công trìnhnghiên cứu có liên quan đến đề tài, các bài viết trên các website.v.v Cụ thể:

+ Thu thập từ dữ liệu được lưu trữ và các báo cáo hàng năm của Agribank chinhánh huyện Yên Lạc qua các năm 2016 - 2018 Trong các báo cáo này có đầy đủcác thông tin mà tác giả cần sử dụng trong luận văn như: các văn bản hướng dẫnliên quan tới huy động vốn TGTK tại Agribank; tình hình kết quả hoạt động kinhdoanh của chi nhánh và các đối thủ trên địa bàn

+ Thu thập dữ liệu từ chiến lược phát triển kinh doanh của Chi nhánh, mụctiêu và định hướng phát triển hoạt động huy động vốn đến năm 2025

- Thu thập tài liệu sơ cấp:

Trang 16

+ Phương pháp điều tra nhanh: Quan sát tại quầy giao dịch như: Quan sát trựctiếp thái độ của khách hàng sử dụng dịch vụ vào thời gian khảo sát từ 01/02/2019đến 28/02/2019, quan sát 50 khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ tiền gửi tiếtkiệm của Chi nhánh.

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu: Chọn mẫu điều tra; Xây dựng phiếu điềutra; Phương pháp tiến hành điều tra

Tác giả chọn mẫu điều tra gồm 50 khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụtiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh bằng phương pháp ngẫu nhiên để thu thập ý kiếncủa họ về chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Agribank chi nhánh huyện YênLạc Tác giả gửi bảng hỏi đến từng cá nhân và nhận lại bảng kết quả ngay sau khikhách hàng trả lời xong

5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, luận văn sẽ sử dụng các phương phápnghiên cứu chung trong khoa học kinh tế như:

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp bằng Excel để tổng hợp kếtquả phiếu điều tra chọn mẫu

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp so sánh sự tănggiảm về số tuyệt đối, số tương đối, tốc độ tăng trưởng… của các chỉ số như: tổngnguồn vốn huy động, tổng dư nợ, kết quả hoạt động kinh doanh, vốn huy động bằngtiền gửi tiết kiệm dân cư…từ đó đánh giá tổng quát về thực trạng hoạt động kinhdoanh, hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tại Agribank Chi nhánhhuyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II

Ngoài ra, trong quá trình hoàn thành luận văn còn sử dụng các phương phápkhác như phương pháp biểu đồ, hình vẽ Từ các bảng số liệu, lập ra biểu đồ đểthông qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát về hoạt động huy độngvốn TGTK từ dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II quacác năm

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục và các danh mục, nội dung chính của

đề tài luận văn gồm 3 chương cơ bản sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư của

NHTM

Trang 17

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tại Agribank

chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II

Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết

kiệm từ dân cư tại Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TỪ DÂN

CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm về NHTM

Theo điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 đã

giải thích tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại như sau: ''Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tố chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi

mô và quỹ tín dụng nhân dân” “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

1.1.2 Khái niệm huy động vốn của NHTM

Vốn của các NHTM là toàn bộ các giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động vàtạo lập để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng

Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bảnthân ngân hàng cũng như đối với xã hội

Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công

Trang 18

cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhànrỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế.

“Huy động vốn của các ngân hàng thương mại là hoạt động mà trong đó các ngân hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhau nhằm mục đích kinh doanh và đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng quy định của pháp luật” (Trích “Giáo trình ngân hàng thương mại (2009), PGS-TS Nguyễn Văn Tiến).

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu việc huyđộng vốn bằng việc nhận tiền gửi tiết kiệm từ dân cư

1.2 Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư của NHTM

1.2.1 Khái niệm, vai trò của huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư

1.2.1.1 Khái niệm hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư

Theo quy định tại khoản 1 điều 5 thông tư 48/2018/TT/NHNN về Quy định vềtiền gửi tiết kiệm của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 31 tháng 12năm 2018 quy định: “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổchức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với

xã hội bằng nhiều cách thức khác nhau với cam kết nắm giữ an toàn, hoàn trả cả gốc

và lãi theo đúng thời hạn nhằm mục đích kinh doanh và vận hành của hệ thống NHTM theo đúng các quy định của pháp luật” (Nguồn tác giả tự tổng hợp).

- Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là nguồn vô cùng dồi dào, tiềm năngđối với các NHTM Đặc điểm này là do bản chất những khoản huy động từ dân cưchính là những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong xã hội và được người dân tích trữlại như một khoản tiết kiệm để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong tương lai

- Nguồn vốn này là nguồn vổn có tính ổn định nhất, là cơ sở để NHTM quyếtđịnh tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ cho vay Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, các

tổ chức kinh tế thường không ổn định do sự chuyển động liên tục của dòng tiềntrong nền kinh tế Ngoài ra, vốn chủ sở hữu lại có chi phí hoạt động cao nên khôngmang lại hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh Trong khi đó, vốn huy động từ

Trang 19

tiền gửi tiết kiệm dân cư có tính chất ổn định do người dân khi gửi tiền vào NHTM

để tích lũy, tiêu dùng những việc lớn hơn trong tương lai, thường có kế hoạch và cóthể dự báo được

1.2.1.2 Vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư

- Đối với khách hàng

Khách hàng khi tham gia vào hoạt động huy động vốn của NHTM cụ thể ởđây là huy động tiền gửi dân cư sẽ có được thu nhập từ tài khoản sinh lợi của tàikhoản tiền gửi ở ngân hàng Nếu người dân không gửi tiền vào NHTM mà thay vào

đó là chi tiêu hay đầu tư vào một hình thức khác như kinh doanh bất động sản, đầu

tư vàng… thì họ sẽ bỏ qua cơ hội có được khoản tích lũy lớn hơn trong tương lai vàchi phí rủi ro cũng sẽ cao hơn Bên cạnh đó họ còn được hưởng các dịch vụ và tiệních khác mà ngân hàng mang lại

Một số NHTM hiện nay đã có nhiều chính sách linh hoạt trong việc mở tàikhoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm thông qua nhau để tối ưu hóa nhu cầu kháchhàng Sản phẩm “Tiết kiệm tự động” của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoạithương Việt Nam là một ví dụ điển hình Để giúp người dân, đặc biệt là nhữngngười có thu nhập ổn định, định kỳ trên tài khoản không kỳ hạn gia tăng thêm sốtiền tiết kiệm và có thêm thu nhập trong tương lai Sản phẩm này hoạt động theohình thức: số tiền khách hàng yêu cầu sẽ được chuyển tự động theo định kỳ từ tàikhoản tiền gửi không kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm tự động với lãi suấtcao hơn Tài khoản tiết kiệm tự động là tài khoản có kỳ hạn do khách hàng đăng ký

để định kỳ chuyển tiền vào, có thể bằng VND hoặc USD với lãi suất tại thời điểmhiện hành Sản phẩm này đã gián tiếp giúp khách hàng tiết kiệm được tiền từ chínhkhoản thu nhập hàng tháng của mình mà không cần tới ngân hàng giao dịch nhiềulần, giảm được chi phí giao dịch cho khách hàng và ngân hàng Hay đối vớiAgribank thì hình thức gửi tiết kiệm ở một nơi có thể rút ở nhiều nơi cũng đem lạinhiều thuận lợi và tiện ích cho khách hàng

- Đối với NHTM

Huy động vốn nói chung cũng như huy động vốn tiết kiệm từ dân cư nói riêngđều không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng lại là nghiệp vụ rấtquan trọng Do vốn là điều kiện tiền đề để ngân hàng có thể thực hiện hoạt động

Trang 20

kinh doanh của mình, cũng chính vì thế nếu không xét đến ảnh hưởng của các yếu

tố khác thì ngân hàng càng thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau, lượng vốn dồidào thì sẽ càng có nhiều cơ hội kinh doanh Vai trò này rõ nét hơn cả vì đặc thù củangân hàng là huy động để cho vay mà dân cư là đối tượng rộng nhất và quan trọngnhất mà mọi ngân hàng đều hướng tới Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư chiếm

tỷ trọng lớn trên bảng cân đối tài khoản của ngân hàng Số lượng vốn huy độngđược từ tiền gửi dân cư sẽ đánh giá khả năng tài chính của một NHTM có vữngmạnh hay không

Quy mô nguồn vốn quyết định quy mô và phạm vi mở rộng kinh doanh củangân hàng, quyết định quy mô tín dụng của ngân hàng Các ngân hàng có số vốnlớn thì họ có khả năng mở rộng ra cả thị trường nước ngoài thông qua việc tăng sốlượng mạng lưới chi nhánh và đa dạng hóa hoạt động Không những thế, các ngânhàng trường vốn này còn có khả năng phản ứng nhanh chóng trước những biếnđộng của thị trường tiền tệ

Hiện nay, khi xuất hiện càng nhiều các NHTM trên thị trường thì năng lựccạnh tranh giữa các ngân hàng càng được thể hiện rõ nét hơn Huy động vốn nóichung và huy động vốn từ dân cư nói riêng có tác động không nhỏ vào việc mởrộng quy mô, đồng thời tạo điều kiện nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên,

áp dụng các phương tiện hiện đại trong quá trình kinh doanh, các chiến lượcmarketing… Đó là những lợi thế cạnh tranh của NHTM

Hơn thế nữa, nguồn vốn huy động từ dân cư còn quyết định khả năng thanhtoán và uy tín của ngân hàng Khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng phảiđảm bảo tốt, khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng càng cao thì vốn khảdụng của ngân hàng càng lớn Ngân hàng có vốn lớn thì dự trữ thực tế lớn và khảnăng thanh toán ít bị ảnh hưởng khi có khách hàng rút tiền Từ đó giúp ngân hàng

đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng phạm vi kinh doanh, giảm rủi ro và tăng uy tíntrên thị trường

- Đối với xã hội

Huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư của NHTM được sử dụng để bổ sunglượng vốn cho nền kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân thay vì người dân

sử dụng nguồn vốn đó vào việc chi tiêu khác Nhờ việc tiết kiệm chi tiêu của một số

Trang 21

đối tượng khách hàng đã giúp các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động sản xuấtkinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho các tổchức kinh tế có thể tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng để thúc đẩy kinh tế pháttriển Thông qua việc huy động tiền gửi dân cư sẽ góp phần phát triển tiền gửi thanhtoán cá nhân từ đó phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tiếtkiệm chi phí phát hành và lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế.

Nghiệp vụ huy động vốn nói chung và huy động vốn từ dân cư nói riêng đã vàđang làm luân chuyển vòng quay tiền tệ một cách đều đặn Do NHTM được coi làmột trung gian tài chính nên nghiệp vụ huy động vốn giúp NHTM điều hòa vốn từnơi dư thừa đến nơi thiếu vốn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nềnkinh tế

Bên cạnh đó, nó còn góp phần làm ổn định hệ thống tài chính quốc gia CácNHTM luôn có ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế của một quốc gia cũng như thếgiới, nên khi các NHTM có nguồn vốn dồi dào, hoạt động kinh doanh tốt thì nềnkinh tế cũng sẽ ổn định và vững chắc

Tóm lại hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư không những đem lại lợiích cho nền kinh tế, cho các NHTM mà còn mang lại lợi ích cho chính những kháchhàng dân cư

1.2.2 Phân loại vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư

1.2.2.1 Phân loại theo kì hạn

Theo tiêu thức phân loại này vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư theo kỳ hạn có

02 loại:

a Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn

“Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một sản phẩm mà ngân hàng cung ứng đểgiúp khách hàng có tiền nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn vàsinh lời nhưng không thiết lập được mục tiêu sử dụng trong tương lai” Vì chưa xácđịnh được cụ thể các kế hoạch tương lai cần chi dùng tiền của bản thân hay giađình, nên họ phù hợp với hình thức tiết kiệm mà theo đó có thể rút tiền theo yêu cầuvào bất cứ lúc nào, hết sức linh hoạt và tiện lợi Tuy nhiên, các giao dịch này khôngthường xuyên, chủ yếu là giao dịch gửi tiền và rút tiền trực tiếp Do tính chất không

ổn định nên lãi suất của tiền gửi tiết kiệm này rất thấp Mặc dù mức lãi suất dànhcho người gửi tiền không cao nhưng do tính chất linh hoạt về thời điểm gửi tiền và

Trang 22

rút tiền như đã nêu trên, nên tiền gửi tiết kiệm không kì hạn vẫn là một sản phẩmkhông thể thiếu của NHTM, nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân.Các cá nhân trong quá trình hoạt động muốn thực hiện giao dịch với NTHM nào đòihỏi họ phải mở tài khoản tại NHTM đó, cá nhân muốn sử dụng sản phẩm TGTKkhông kì hạn phải mở tài khoản tiết kiệm không kì hạn tại ngân hàng Việc mở tàikhoản này nhằm giúp khách hàng bảo quản an toàn tiền vốn đồng thời qua đó kháchhàng có thể nhận được các dịch vụ tài chính từ NHTM Do khách hàng không phảitrực tiếp nắm giữ khoàn tiết kiệm của mình dưới dạng tiền mặt nên không lo rủi ro

về mất mát, mặt khác còn được ngân hàng cam kết quản lý khoản TGTK đó mộtcách an toàn, chính xác và bảo mật, ngoài ra còn được cung cấp các sản phẩm, dịch

vụ về TGTK phù hợp với nhu cầu của bản thân và các điều kiện của ngân hàng Vềphía NHTM, việc mở và gửi tiền gửi vào các tài khoản TGTK của các khách hànggiúp cho NHTM có thể sử dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ nguồn tiền tiếtkiệm của dân cư để bổ sung vốn tín dụng Mặt khác, giúp NHTM có thể bán đượccác dịch vụ tài chính của mình TGTK không kì hạn của người dân là nguồn vốnkhó sử dụng do tính chất thiếu ổn định, nhưng lại có ưu điểm là nguồn vốn có chiphí rẻ do lãi suất thấp, ngân hàng khi huy động nguồn vốn này sử dụng cho các hoạtđộng thanh toán, hoạt động đầu tư thu lợi tức thời… Vì vậy trong nghiệp vụ huyđộng vốn TGTK thì TGTK không kì hạn cũng đóng góp một vai trò nhất định

b Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn

“Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn khách hàng cũng được giao giữ một sổ tiết kiệm” (Trích Giáo trình NHTM (2009), PGS – TS Nguyễn Văn Tiến)

Điểm khác biệt giữa TGTK có kì hạn và TGTK không kì hạn là tài khoản tiềngửi tiết kiệm không kì hạn không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện cáccông cụ dịch vụ thanh toán bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt để chitrả cho người khác, trừ trường hợp tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Namcủa người cư trú được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của Chính chủ

sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận

Trang 23

tiền gửi tiết kiệm đó; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữutiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại tổchức nhận tiền gửi tiết kiệm đó Khách hàng gửi tiền vì mục tiêu an toàn và sinhlời Họ chủ yếu là những cá nhân có thu nhập ổn định và thường xuyên, thường làcông chức, viên chức hoặc người đã nghỉ hưu Do vậy, lãi suất đóng vai trò quantrọng để thu hút đối tượng khách hàng này Việc đưa ra chiến lược lãi suất như thếnào để thu hút được vốn nhiều và kinh doanh có lãi là yếu tố quan trọng, phản ánhkhả năng cạnh tranh của các NHTM Lãi suất mà ngân hàng trả cho loại này thường

là cao Lý do là khi người gửi thống nhất với ngân hàng rằng sẽ gửi tiền trongkhoảng thời gian cụ thể nào đó Do vậy NHTM hoàn toàn cân đối được nguồn vốn

để sử dụng nguồn tiền này để cho vay, đầu tư Với khoản cho vay ổn định ngânhàng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, vì thế tiền thù lao nó trả cho người gửicũng phải cao hơn để kích thích việc gửi tiền hơn nữa

Tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định Tiền gửi có kỳ hạn với thờigian càng lâu lãi suất sẽ càng lớn bởi vì ngân hàng hoàn toàn có thể dùng tiền gửinày đem đầu tư vào những dịch vụ hoặc sản xuất có tính lâu dài hơn và lợi tức ổnđịnh hơn Kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm của NHTM rất đa dạng, bao gồm nhiều mức kỳhạn khác nhau như: kỳ hạn 10 ngày, 20 ngày, kỳ hạn theo tháng : 1 tháng, 3 tháng, 6tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng,… và được trả lãi đầu kỳ, cuối kỳ, trảlãi hàng tháng

1.2.2.2 Phân loại theo loại tiền gửi tiết kiệm dân cư

Theo tiêu thức phân loại này tiền gửi tiết kiệm dân cư được phân thành 2 loại:

a Tiền gửi tiết kiệm nội tệ:

Là khoản tiền gửi bằng VND, Khi khách hàng gửi tiết kiệm bằng VND, thì chỉđược rút bằng VND, không được rút tiền bằng USD loại tiền gửi tiết kiệm VNDđược hưởng lãi suất cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi của các ngânhàng NHTM có thể dễ dàng kiểm soát và sử dụng rộng rãi nguồn vốn này tronghầu hết mọi hoạt động kinh doanh của mình

b Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ:

Người dân có thể gửi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ như USD, EUR, JPY,HKD… Nguồn vốn này thường được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng như thanh toán xuất nhập khẩu hay mua bán ngoại tệ Do tính ổn định của

Trang 24

ngoại tệ thấp hơn so với nội tệ và tâm lý của người dân nên số tiền gửi tiết kiệm bằngnội tệ có xu hướng tăng lên Lãi suất gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ rất thấp Do đó vớitrường hợp người dân có nhu cầu dùng USD cho việc đi chữa bệnh, đi du lịch hoặcgửi tiền cho con học tập ở nước ngoài người dân có thể chấp nhận lãi suất thấp hơn

để gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng lại có nguồn ngoại tệ sẵn để dùng khi cần thiết

mà không phải mất công đến ngân hàng làm thủ tục mua ngoại tệ

1.2.2.3 Phân theo phương thức trả lãi

Phân loại theo tiêu thức phương thức trả lãi có 03 loại như sau:

a Tiết kiệm trả lãi trước:

Là hình thức tiết kiệm trả lãi ngay khi khách hàng gửi tiền Khi đến hạn kháchhàng sẽ được lĩnh phần gốc đúng như số tiền gửi trên sổ tiết kiệm

Nếu khách hàng yêu cầu rút trước hạn thì sẽ giải quyết theo quy định của ngânhàng

b Tiết kiệm trả lãi sau:

Là hình thức tiết kiệm trả lãi khi đáo hạn Vào thời điểm đó nếu khách hàngkhông đến rút gốc và lãi thì số tiền lãi được nhập vào gốc và coi là số tiền gốc của

kỳ hạn tiếp theo Thông thường khi khách hàng rút gốc trước hạn thì sẽ được hưởnglãi theo lãi suất không kỳ hạn theo từng thời kỳ của ngân hàng

c Tiết kiệm trả lãi định kỳ:

Là hình thức tiết kiệm trả lãi cho từng kỳ hạn mà khách hàng và ngân hàng đãthỏa thuận Đến kỳ tính lãi, khách hàng có thể rút phần lãi của kỳ đã đăng ký vàobất cứ ngày làm việc nào của ngân hàng Nếu khách hàng không tính lãi theo kỳ hạn

đã đăng ký thì ngân hàng chỉ thực hiện sao kê tính lãi, hết kỳ tính lãi cuối cùng thì

số lãi còn lại chưa lĩnh được nhập vào gốc

1.2.3 Quy trình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư của NHTM

Quy trình huy động vốn TGTK từ dân cư trực tiếp tại quầy giao dịch củaNHTM

Về cơ bản quy trình mở sổ tiết kiệm cho khách hàng tại quầy giao dịch củaNgân hàng được thực hiện theo các bước như sau:

SƠ ĐỐ 1.1: QUY TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN TGTK DÂN CƯ CỦA NHTM

Trang 25

Nguồn: Do tác giả tự tổng hợp

Quy trình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư của NHTM bao giồm 06bước cụ thể như sau:

Bước 1: Giao dịch viên tiếp nhận thông tin và nhận CCCD/ CMT/ HC (còn

hiệu lực), giấy nộp tiền, bảng kê tiền và tiền của khách hàng GDV thực hiện kiểmtra thông tin của khách hàng trên giấy nộp tiền và trên CCCD/CMT/HC để đảm bảothông tin khớp đúng Giao dịch viên thực hiện kiểm đếm tiền của khách hàng Thu

đủ đúng số tiền của khách hàng theo bảng kê, thực hiện ký tên và đóng dấu “Đã ThuTiền” lên bảng kê tiền và lên trên giấy nộp tiền

Bước 2: Giao dịch viên nhập đầy đủ thông tin của khách hàng lên hệ thống

Ngân hàng và thực hiện mở sổ tiết kiệm Giao dịch viên chuyển CCCD/ CMT/ HC,giấy nộp tiền cho Kiểm soát viên/Giám đốc để kiểm soát

Kiểm soát viên/ Giám đốc kiểm soát các thông tin của khách hàng Nếu khớpđúng các thông tin sẽ thực hiện phê duyệt mở sổ tiết kiệm trên hệ thống Ngân hàng

Bước 3: Giao dịch viên in sổ tiết kiệm

Trang 26

Bước 4: Giao dịch viên chuyển sổ tiết kiệm cho Kiểm soát viên/Giám đốc Bước 5: Kiểm soát viên/ Giám đốc sau khi kiểm soát các thông tin trên

CCCD/CMT/HC và trên giấy nộp tiền với thông tin trên sổ tiết kiệm Nếu thông tinđúng sẽ thực hiện ký xác nhận lên sổ tiết kiệm và chuyển trả sổ cho Giao dịch viên.Bước 6: Giao dịch viên trả sổ tiết kiệm đã có đầy đủ chữ ký và dấu của ngânhàng cùng với CCCD/CMT/HC cho khách hàng và đề nghị khách hàng kiểm tra lạithông tin trên sổ tiết kiệm trước khi ra khỏi quấy giao dịch

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân

cư tại ngân hàng thương mại

Để đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư chúng ta phảixem xét cả những chỉ tiêu về mặt định tính và mặt định lượng

1.2.4.1 Chỉ tiêu định tính

Về mặt định tính, các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng

Độ an toàn của khoản tiền gửi Mục đích chủ yếu của khách hàng gửi tiền tiếtkiệm là đảm bảo độ an toàn và sinh lời Chính vì vậy Ngân hàng phải tạo cho kháchhàng có lòng tin về độ an toàn về khoản tiền mà họ gửi bởi vốn tự có, cơ sở vậtchất, đội ngũ nhân viên của ngân hàng, hoạt động kinh doanh, sự phát triển cũngnhư uy tín của ngân hàng

Bảo mật thông tin của khách hàng cũng như số dư tiền gửi tại ngân hàng làyếu tố khách hàng rất quan tâm Đó là thông tin mà hầu hết các khách hàng đềumuốn dấu kín và không thể tiết lộ nếu không được phép

Thái độ của đội ngũ nhân viên cũng được khách hàng rất chú ý Khi kháchhàng tới giao dịch với ngân hàng, họ chưa nắm bắt được quy trình làm việc như thếnào, nhân viên cần chỉ bảo tận tình, và tạo uy tín ngay lần giao dịch đầu tiên củakhách hàng Đặc biệt với tiền gửi tiết kiệm dân cư, khách hàng ở vùng nông thôn,trình độ văn hóa, khả năng nhận thức chưa cao,…chính vì vậy thái độ ứng xử củanhân viên ngân hàng hết sức khéo léo, và gây ấn tượng tốt với khách hàng

Thủ tục gửi và rút tiền đơn giản, thuận tiện, kỳ hạn phù hợp với khách hàng.Vốn là khoản tiền gửi tiết kiệm, được sử dụng ở tương lai Mà “tương lai” của mỗi

Trang 27

khách hàng là khác nhau, chính vì thế cần đa dạng các kỳ hạn gửi để thu hút hết cácnhu cầu của khách hàng Thêm vào đó thủ tục gửi và rút phải đơn giản, tránh việcrườm ra không cần thiết Đặc biệt không để xảy ra việc gửi vào thì dễ nhưng khi rút

ra thì làm khó khách hàng, như vậy sẽ làm mất uy tín của ngân hàng

Uy tín của ngân hàng

Vốn TGTK là nguồn vốn người dân gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn

và sinh lời, chính vì vậy họ thường gửi tiền vào một ngân hàng có uy tín

Uy tín của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Số năn hoạt độngtrên thị trường, vốn điều lệ của ngân hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệhiện đại hay không, số lượng chi nhánh của ngân hàng trên thị trường, đội ngũ nhânviên…

Những ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết bịhiện đại, mạng lưới chi nhánh rộng khắp tiếp cận sát với cuộc sống của người dân,hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định tạo nên một danh tiếng, lòng tin đối vớidân chúng thì rất dễ dàng thu hút vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư

Một ngân hàng có đội ngũ nhân viên năng động, giàu kinh nghiệm, trình độnghiệp vụ cao, thái độ phục vụ chuyên nghiệp sẽ tạo uy tín của ngân hàng tronglòng khách hàng khi họ giao dịch với ngân hàng, điều này tạo thêm uy tín cho ngânhàng trong việc thu hút vốn TGTK

Ngược lại, với ngân hàng vừa mới thành lập, vốn hoạt động nhỏ, số lượng chinhánh thưa, đội ngũ nhân viên ít, chưa tạo đươc uy tín trong dân chúng sẽ khó khănhơn trong việc huy động vốn TGTK dân cư

Trang 28

1.2.4.2 Chỉ tiêu định lượng

Khi đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư các nhànghiên cứu thường tập trung vào một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động TGTK từ dân cư

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tói cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chiphí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãisuất cho vay của ngân hàng Do đó, việc xác định rõ cơ cấu huy động sẽ giúp chongân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào

Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của

nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất Ngânhàng có nguồn TGTK trung và dài hạn càng lớn tạo điều kiện cho ngân hàng pháttriển hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng như hoạt động đầu tư của ngân hàng.Ngược lại ngân hàng có nguồn tiền kỳ hạn thấp chiếm tỷ trọng cao sẽ gây khókhăn cho ngân hàng trong việc đa dạng nguồn cho vay, đầu tư của ngân hàng

Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động TGTK từ dân cư thông qua chỉtiêu tỷ trọng nguồn vốn TGTK từ dân cư, chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ trọng từng NVTGTK DC = Số dư từng khoản

Tổng vốn TGTK DC

Cơ cấu vốn cần đa dang, cân đối để đảm bảo tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy độngngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ,…mỗi nguồn vốn có điểmmạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác Do đó, ngân hàng phảiluôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thờia) Cơ cấu nguồn vốn huy động TGTK từ dân cư theo đối tượng

Tỷ trọng TGTK DC theo đối tượng = Số dư TGTK DC theo đối tượng

NVTGTKb) Cơ cấu nguồn vốn huy động TGTK DC theo kỳ hạn

Tỷ trọng từng NVTGTK DC theo kỳ hạn = Số dư TGTK DC theo kỳ hạn

NVTGTK DCc) Cơ cấu vốn huy động TGTK DC theo loại tiền

Tỷ trọng từng NVTGTK DC theo loại tiền = Số dư TGTK DC theo loại tiền

Trang 29

NVTGTK DC

 Chi phí huy động TGTK từ dân cư

Chi phí huy động TGTK từ dân cư =

(Chi phí trả lãi TGTK DC ) Tổng vốn TGTK DC* Lãi suất huy độngXác định chi phí huy động vốn TGTK dân cư là việc làm rất hữu ích cho ngânhàng, từ đó xây dựng chính sách kinh doanh và xác định các mức lãi suất phù hợp.Chi phí trả lãi TGTK từ dân cư sẽ tỷ lệ thuận với tổng nguồn vốn TGTK từ dân cưhuy động và lãi suất huy động Trong khi ngân hàng luôn muốn tăng tổng nguồnvốn TGTK từ dân cư Để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí trả lãi và hoạch định cácmức lãi suất cạnh tranh cho hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thường tính lãisuất huy động bình quân Lãi suất huy động tăng sẽ làm chi phí trả lãi tăng theo vàngược lại

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế.Đặc biệt với loại TGTK từ dân cư là khoản tiền rất nhạy cảm với lãi suất Người gửitiền tiết kiệm ngoài mục đích an toàn họ còn có mục tiêu sinh lời nên họ luôn muốn

có một mức lãi suất cao Nhưng các chủ thể đi vay của ngân hàng lại luôn muốnmức lãi suất thấp Công việc của ngân hàng là điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp

lý đối với các bên mà vẫn đảm bảo lợi ích của mình Chính vì vậy, các ngân hàngđều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn

có chi phí huy động bình quân nhỏ nhất và sử dụng vốn đó để cho vay với mức lãisuất chấp nhận được trên thị trường

Lãi suất huy động TGTK DC bình quân = Chi phí trả lãi bình quân

Tổng vốn huy động TGTKDCbqLãi suất huy động TGTK từ dân cư bình quân càng thấp trong điều kiện vẫnđảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sử dụng vốn thì hiệu quả huy động vốn càng cao Việctính chi phí bình quân cho từng nguồn (nhóm nguồn) cụ thể cho phép nhà quản lýtrả lời câu hỏi: Nguồn (nhóm nguồn) nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất huy độngnhư thế nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn(nhóm nguồn) tăng thêm hay không? Để từ đó ngân hàng quyết định lựa chọn cơcấu nguồn vốn của mình và đề ra các giải pháp huy động vốn thích hợp

Trang 30

Trong điều kiện ngân hàng bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổitạm thời quy mô của các khoản mục chi phí trả lãi trong kỳ thì ngân hàng có thể đưa

ra mức lãi suất danh nghĩa cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất của các ngân hàng khác.Hoặc cũng có thể tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phương pháp như trả lãi làmnhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước

Tốc độ tăng trưởng nguồn TGTK từ dân cư qua các năm

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng dư nợ Để tăng trưởng dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng được doanh số cho vay, điều này liên quan tới nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn Trong nguồn vốn huy động thì vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng không nhỏ Đây là nguồn vốn rất có tiềm năng.

Tốc độ tăng trưởng TGTK DC = Số dư TGTKDC kỳ này – Số dư TGTKDC kỳ trước

Số dư TGTK DC kỳ trướcChỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời

kỳ Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được

mở rộng Tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng thể hiện hiệu quả huy động vốn TGTK

từ dân cư của ngân hàng đang tốt Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánhvới tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởn vốn bìnhquân hệ thống

Khả năng đáp ứng vốn cho nhu cầu sử dụng của nguồn tiền TGTK dân cư

Do nguồn vốn TGTK dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn củangân hàng Đánh giá chỉ tiêu này cho thấy nguồn vốn TGTK từ dân cư đáp ứng đủhay không nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm

Trang 31

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại NHTM

Vốn huy động TGTK từ dân cư của ngân hàng được hình thành thông qua quátrình tập trung một bộ phận tiền tệ của dân cư Do vậy hoạt động huy động TGTK

từ dân cư của ngân hàng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố mang tính chất vi môđến các yếu tố ở tầm vĩ mô Trong đó các yếu tố chính được phân tích như sau:

1.3.1 Các nhân tố khách quan

1.3.1.1 Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động ngân hàng.

Pháp luật được đặt ra để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội Do vậy tất cả mọihoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp Cụ thể là: Luật các

tổ chức tín dụng 2017, Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các văn bản pháp luậtkhác như: Thông tư, chỉ thị Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là vô cùng quantrọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn được Nhà nướcquản lý chặt chẽ bằng các văn bản pháp quy Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng sâu sắcđến hoạt động ngân hàng, kể cả hoạt động huy động vốn nói chung và hoạt độnghuy động vốn tiền gửi tiết kiệm nói riêng

1.3.1.2 Thu nhập và tiết kiệm của người dân.

Năng lực tài chính và nguồn thu nhập của khách hàng càng cao thì họ càng cóđiều kiện và nhu cầu gửi tiết kiệm vào ngân hàng Khi thu nhập tăng lên, khả năngtích lũy của ngân hàng cũng sẽ tăng lên Vì thế, việc phân bổ dân cư, thu nhập củangười dân là nguồn lực tiềm tàng có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy độngvốn tiền gửi tiết kiệm của các NHTM

Chính sách thu nhập của chính phủ: trong 3 năm vừa qua chính phủ đã nhiềulần điều chỉnh về chính sách tiền lương, mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng,tạo thu nhập cho người dân tăng lên, tạo thu nhập ổn định cho người lao động thìngười dân sẽ có thêm phần tiết kiệm để gửi vào ngân hàng

Chính sách tiết kiệm: khuyến khích các đơn vị kinh tế và tầng lớp dân cư thựchiện tiết kiệm tránh lãng phí, để dùng vốn nhàn rỗi đầu tư phát triển kinh tế

Tâm lý người tiêu dùng trong dân cư: Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến nhân

tố tiết kiệm Bởi vì tâm lý tiêu dùng của dân cư rất khác nhau, giữa các vùng, các

Trang 32

địa phương, các quốc gia Cụ thể với cùng một mức thu nhập, cùng một giá sinhhoạt như nhau nhưng ở nơi này lượng tiền vào tiết kiệm rất lớn nhưng ở nơi khác lạirất nhỏ do tâm lý thích tiêu dùng ở đây Vì thế, thu nhập cao hơn chưa hẳn tiền gửitiết kiện đã cao hơn.

1.3.1.3 Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới như hiệnnay, các NHTM không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các địnhchế tài chính khác trong nước và nước ngoài về mọi mặt như: Năng lực tài chính,công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực Nếu ngân hàng không có ưu thế cạnh tranhthì sẽ khó thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy độngvốn đặc biệt vốn TGTK dân cư nói riêng

Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốnTGTK từ dân cư của ngân hàng Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Mỗi ngân hàng khi hoạt động đềucần phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu Những yếu tố tác động này có tính hai mặt:

Có thể tác động tích cực đồng thời tác động tiêu cực tới ngân hàng Ngân hàng nàoxác định đúng, chính xác các yếu tố tác động sẽ huy động được vốn TGTK dân cưvới chi phí rẻ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư

Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng trong các chínhsách bổ trợ cho công tác huy động vốn của ngân hàng Ngân hàng sử dụng hệ thốnglãi suất như một công cụ trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hútvào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn,ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất chokhách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên Tuy nhiên không phải đưa ra mức lãi suấtcao là thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư mà ngân hàng cần tínhtoán với mức lãi suất cụ thể ngân hàng đưa ra sẽ đem lại cho người gửi tiền mức lợitức thực tế là bao nhiêu Điều đó có nghĩa là mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra phảiluôn đảm bảo lớn hơn tỷ lệ lạm phát từng thời kỳ Ngoài ra, quyết định mức lãi suất

Trang 33

còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như thời gian đáo hạn khoản tiền gửi, khảnăng hoán đổi giữa các kỳ hạn, mức độ rủi ro và lợi nhuận mang lại từ các khoảnđầu tư khác, các quy định của Nhà nước, mức lãi suất đầu ra mà ngân hàng áp dụngvới khách hàng vay vốn.

Lãi suất càng cao thì càng thu hút người gửi tiền nhưng lãi suất huy động caocũng có nghĩa lãi suất cho vay cũng cao tương ứng thì ngân hàng mới có lãi Mứclãi suất phải đủ cao để thu hút khách hàng nhưng không được quá cao để vẫn thuhút khách hàng đi vay và không làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Hơn nữa ngânhàng còn phải tính đến chi phí huy động vốn và mặt bằng lãi suất huy động so vớicác ngân hàng khác

1.3.2.2 Các sản phẩm và cách thức huy động vốn TGTK dân cư

Việc đa dạng các sản phẩm TGTK dân cư không chỉ thể hiện ở các sản phẩmkhác nhau mà còn ở các tính năng, tiện ích, tiện lợi của nó có đáp ứng được nhu cầungày càng cao của khách hàng hay không? Ngân hàng nên đa dạng các sản phẩmtheo các nhóm khách hàng và đa dạng về kỳ hạn gửi cũng như loại tiền gửi đáp ứngtốt mọi nhu cầu của các khách hàng

Ngoài ra ngân hàng cần chú ý tới cách thức huy động vốn TGTK dân cư Để

mở rộng hoạt động huy động vốn TGTK dân cư, ngoài việc phục vụ tốt các kháchhàng chủ động tới ngân hàng gửi thì ngân hàng cần có chính sách phát triển các sảnphẩm tiết kiệm của mình bằng các cách thức huy động khác nhau như việc chủ độngtìm kiếm khách hàng, tạo kênh liên kết để huy động vốn TGTK dân cư Với mộtngân hàng có chính sách chủ động tìm kiếm khách hàng thì kết quả huy độngTGTK dân cư sẽ tốt hơn hẳn một ngân hàng thụ động chỉ phục vụ các khách hàng

tự tìm đến mình

1.3.2.3 Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng.

Uy tín của ngân hàng là hình ảnh trong lòng khách hàng, là niềm tin của kháchhàng đối với ngân hàng Uy tín của ngân hàng không phải là yếu tố vững bền màcần có sự nỗ lực không ngừng để giữ gìn và phát huy uy tín của mình Một ngânhàng có uy tín sẽ thuận lợi trong việc đặt quan hệ với khách hàng và sẽ dễ dàng

Trang 34

trong việc huy động vốn TGTK dân cư Đồng thời, ngân hàng có nguồn lực tàichính tốt là cơ sở để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo sự tin tưởng từ khách hàng

và người gửi tiền tiết kiệm

Năng lực tài chính của ngân hàng được thể hiện ở quy mô hoạt động của ngânhàng, khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, hay trụ sở khang trang, rộng,đẹp được đặt ở vị trí thuận lợi về giao thông, gần khu dân cư, ….các yếu tốt trêngiúp khách hàng nhận dạng ngân hàng tốt hơn và giúp khách hàng thuận tiện đi lạihơn Máy móc công nghệ, trang thiết bị trong ngân hàng hiện đại sẽ giúp ngân hàngthực hiện quy trình gửi tiết kiệm cho khách hàng nhanh hơn, chính xác hơn Mộtngân hàng có năng lực tài chính tốt sẽ tạo độ tin tưởng và mức độ đảm bảo tốt hơn

để người dân chọn là nơi gửi tiền

1.3.2.4 Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng.

Đội ngũ nhân sự là nguồn lực quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũngquan tâm Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp ngân hàng vận hành tốt và đạt hiệu quảcao trong hoạt động kinh doanh Đối với công tác huy động vốn TGTK dân cư, mộtđội ngũ giao dịch viên vững nghiệp vụ, thao tác nhanh, thành thạo, thái độ niểm nở,

ân cần với khách hàng sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, qua đó sẽ thu hútđược nhiều khách hàng đến giao dịch và gửi tiền tại ngân hàng

1.4 Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm đối với Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc – Vĩnh phúc II

1.4.1 Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tại một số ngân hàng thương mại

Để mở rộng hoạt động huy động vốn TGTK dân cư Agribank chi nhánhhuyện Yên Lạc ngoài việc tìm hiểu thị trường xung quanh để nắm được thu nhậpcũng như mức độ chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của người dân thì chi nhánh cũng cầnphải tìm hiểu các cách thức thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của người dân của cácTCTD trên địa bàn hoặc các TCTD có quy mô và địa bàn hoạt động tương đồng vớichi nhánh để từ đó có thể học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ họ

Trang 35

1.4.1.1 Ngân hàng Công Thương Vĩnh Phúc – PGD Yên Lạc.

Là một ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn huyện Yên Lạc và có điểm giaodịch cách Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc chừng 700 mét Ngân hàng CôngThương Vĩnh Phúc – PGD Yên Lạc (Vietinbank) là một phòng giao dịch nhỏ có 08cán bộ nhân viên Nguồn vốn huy động năm 2018 đạt 249 tỷ đồng Ngân hàng CôngThương Vĩnh Phúc – PGD Yên Lạc đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để đẩymạnh việc gia tăng vốn huy động TGTK như:

Giao khoán chỉ tiêu huy động vốn cho cán bộ nhân viên luôn ở mức khá cao,trung bình 1tỷ/tháng, đối với nhân viên kinh doanh mức khoán là 2 tỷ/tháng

Chính sách về kỳ hạn gửi của Vietinbank đa dạng từ 1 tuần đến 36 thángtương ứng với các mức lãi suất thích hợp

Khách hàng được cung cấp dịch vụ thu/chi tiền gửi tiết kiệm tại nhà (nếu cónhu cầu)

Chính sách lãi suất đa dạng với từng kỳ hạn và đối với từng đối tượng kháchhàng Ngân hàng sử dụng nhiều mức lãi suất riêng biệt Đối với khách hàng quen,Khách hàng VIP, Khách hàng có quy mô nguồn tiền gửi lớn sẽ được hưởng mức lãisuất cao hơn nhờ đó ngân hàng giữ chân được khách hàng và thu hút thêm lượngkhách hàng mới đến với ngân hàng

Chi nhánh áp dụng thứ tự giao dịch của khách hàng bằng bấm số thứ tự tựđộng Nghĩa là mỗi khách hàng khi tới giao dịch sẽ bấm số thứ tự giao dịch bởi máybấm số tự động Với cách thức giao dịch như vậy, khách hàng sẽ được đón tiếp côngbằng hơn, khách hàng sẽ nắm được thời gian mình phải chờ đợi là bao lâu, sau baonhiêu lượt giao dịch nữa Khách hàng sẽ chủ động thời gian chờ và không còn tìnhtrạng khách hàng đứng chen lần trước quầy của giao dịch viên Trong khoảng thờigian chờ đợi, khách hàng thoải mái trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới của ngânhàng, đọc báo, đọc biển bảng, tờ rời quảng cáo của ngân hàng v v

Chính sách chăm sóc khách hàng TGTK rất chu đáo như: Tặng quà cho kháchhàng VIP nhân ngày lễ, tết Gửi tin nhắn chúc mừng tới khách hàng nhân ngày sinhnhật, ngày 8/3, ngày 20/10

Trang 36

1.4.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc (Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường)

Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường là chi nhánh có nhiều điểm tươngđồng với Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc như: Về vị trí địa lý nằm ở tuyếnhuyện, điều kiện kinh tế và mức độ cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh ởhuyện Vĩnh Tường tương đối giống với huyện Yên Lạc Agribank chi nhánh huyệnVĩnh Tường có vị trí địa lý cách trung tâm thành phố khoảng 20km Là chi nhánhnằm ở trung tâm thị trấn Vĩnh Tường và có 02 Phòng giao dịch xã Đại Đồng và XãChấn Hưng Với 55 cán bộ nhân viên Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường nhiềunăm qua hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh với tổng nguồn vốn huy động năm

2018 đạt 2.276 tỷ đồng Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp tích cực để đẩy mạnhhoạt động huy động vốn, đặc biệt vốn TGTK dân cư như sau:

Giao khoán các chỉ tiêu huy động vốn tới toàn thể cán bộ nhân viên, bao gồm

cả chỉ tiêu cho ban lãnh đạo của chi nhánh Với mức giao khoán được tính như sau:Mỗi cán bộ nhân viên đều có mã nhân viên để theo dõi chỉ số huy động vốn Mứcvốn huy động duy trì trên mã nhân viên là 700 triệu đồng, Hàng tháng phải có phátsinh tăng thêm số vốn huy động là 200 triệu đồng Nếu vượt quá số vốn trên sẽ cókhen thưởng huy động vốn theo từng loại vốn huy động Ngược lại nếu không đạtđược chỉ tiêu trên sẽ bị trừ điểm tính lương kinh doanh theo tháng Điều này tạođộng lực huy động vốn cho cán bộ nhân viên trong chi nhánh

Thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng gửi tiền tiết kiệm Các chươngtrình khuyến mại được thực hiện đầy đủ và hiệu quả trong các dịp lễ, tết Thườngxuyên tạo mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng VIP, các khách hàng có số tiềngửi lớn tại chi nhánh bằng việc thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết

Đối với khách hàng VIP, khách hàng gửi tiết kiệm số tiền lớn (từ 1 tỷ trở lên)luôn được ưu tiên giao dịch tại quầy giao dịch của Giao dịch viên quỹ chính để đảmbảo thời gian phục vụ khách hàng nhanh nhất

Đồng thời để nâng cao uy tín, Ngân hàng tiến hành xây dựng thương hiệu củamình thông qua các hoạt động marketing như: quảng cáo, các hoạt động công chúng(PR) tài trợ cho nhiều chương trình đưa hình ảnh của ngân hàng đến với công chúng

Trang 37

như tài trợ trong các chương trình hội thao, giải bóng chuyền, giải bóng đá củahuyện, xã Tài trợ xây nhà tình nghĩa, tặng quà cho gia đình neo đơn, hộ nghèo nhânngày tết, tặng quà gia đình thương binh liệt sỹ ngày 27/7

1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh phúc II

Song song với việc học hỏi kinh nghiệm để mở rộng huy động vốn thành côngthì Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II cũng cần rút ra các bài học đểgiúp cho công tác mở rộng huy động vốn đạt được những thành quả tốt nhất

Tăng cường công tác quảng cáo, Marketing bằng cách đẩy mạnh, đa dạng hoácác hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưđài báo, vô tuyến, quảng cáo hình ảnh qua các chương trình tài trợ cho các hoạtđộng trên địa bàn huyện Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ lựa chọn các hình thức khuyếnmãi tặng quà cho khách hàng, hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ngân hàng

Có chính sách lãi suất linh hoạt: lãi suất huy động vốn có ảnh hưởng lớn trongviệc kích thích khách hàng gửi tiền, cho nên ngoài yếu tố niềm tin vào ngân hàng,nếu mức lãi suất huy động vốn hợp lý sẽ thu hút được những khoản tiền nhàn rỗitrong xã hội vào ngân hàng

Thực hiện giao khoán chỉ tiêu huy động vốn tới toàn thể cán bộ nhân viêndưới hình thức có khen thưởng rõ ràng nhằm tạo động lực và trách nhiệm cho toànthể cán bộ nhân viên trong chi nhánh

Mở rộng các hình thức huy động vốn một cách triệt để nhằm đáp ứng mọi nhucầu của khách hàng Đây là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả mở rộng huy độngvốn của ngân hàng

Tăng cường năng lực về công nghệ, nguồn lực nhân tài để phục vụ tốt cho mọihoạt động của ngân hàng Và đây là một trong những yếu tố chính quyết định khảnăng mở rộng huy động vốn của các NHTM

Ngân hàng nên áp dụng biện pháp xếp số thứ tự giao dịch cho khách hàngnhằm đảm bảo mức độ công bằng cho tất cả các khách hàng và nâng cao mức độchuyên nghiệp trong giao dịch ngân hàng

Xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn, điều hoà vốn mangtính chất tương đối ổn định nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM DÂN

CƯ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN YÊN LẠC VĨNH PHÚC II 2.1 Khái quát về Agribank Chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II

Yên Lạc là một huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc; hiện nay có 16 xã và 1thị trấn; diện tích 107,6 km2; dân số có 161.573 người

Huyện Yên Lạc nằm ở vị trí chiến lược quan trọng Phía Bắc giáp huyện TamDương; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh (Hà Nội); phía Tâygiáp huyện Vĩnh Tường; phía Nam là sông Hồng Sông Hồng chảy qua 6 xã củahuyện với 12 km tạo thành hai đường giao thông thủy, bộ song song nối liền ViệtTrì với Hà Nội

Với một huyện có mật độ dân số đông, có nhiều làng nghề truyền thống nhưlàng nghề mộc Minh Tân (TT Yên Lạc), làng nghề mộc (xã Yên Phương), nghề táichế nhựa ( xã Đông Mẫu), Chợ ô tô, các máy móc cũ ( xã Tề Lỗ, xã Đồng Văn),nghề chăn, ga (xã Yên Đồng) Cùng với nghề chăn nuôi trang trại dọc các xã vensông hồng Từ những nghề truyền thống đã tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tếcao hơn Các hoạt động kinh doanh tại địa bàn huyện Yên Lạc diễn ra rất sôi động,

có sức cạnh tranh mạnh mẽ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Agribank được thành lập theo quyết định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng ngày 26/03/1988 Sau 30 năm phát triển, hiện nay Agribank có tổng tài sảnđạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, nguồn vốn huy đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, với mạng lưới2.233 chi nhánh và phòng giao dịch, gần 40.000 cán bộ, nhân viên Agribank trởthành một trong bốn NHTM quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam Mạng lưới hoạtđộng của Agribank trải khắp 63 tỉnh thành, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tếnông nghiệp nông thôn nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đấtnước nói chung

Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II được tái lập năm 1996, saukhi tách ra từ Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Lạc, và được đổi tên từ Agribank chinhánh huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc thành tên Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc

Trang 39

Vĩnh Phúc II từ 01/01/2018 và nó hiện trực thuộc Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc II.Ngoài việc cung cấp các dịch vụ của một ngân hàng thương mại đa năng còn mang

xứ mệnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nôngthôn trên địa bàn huyện nói riêng song song với nhiệm vụ tồn tại và phát triển củaAgribank Việt Nam Với phương châm hoạt động ''Agribank mang phồn thịnh đếnkhách hàng" vì sự thịnh vượng và phát triển và bền vững của khách hàng và ngânhàng, Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II đã đem đến cho khách hàngnhiều sản phẩm mới và dịch vụ của một ngân hàng hiện đại như chuyển tiền điện tửtrong nước và quốc tế, cung ứng thanh toán bằng ngoại tệ, thư tín dụng, mua bánngoại tệ… Khách hàng nhanh chóng nhận được tiền từ người thân từ nước ngoài vềđược nhân dân đánh giá cao

Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, Agribank Chi nhánh huyện Yên LạcVĩnh Phúc II không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt như quy mô,mạng lưới ….Năm 1996 khi mới tái lập tổng nguồn vốn huy động mới đạt 10,3 tỷđồng và dư nợ tín dụng đạt 15 tỷ đồng Tính đến 31/12/2018 nguồn vốn huy độngđạt 1.830 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 1.216 tỷ đồng

Ngày mới thành lập (năm 1996), đơn vị chỉ có 01 ngân hàng huyện và 01phòng giao dịch trực thuộc, có cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn thiếu thốntrang thiết bị làm việc Đến nay, ngoài ngân hàng trung tâm còn có thêm 03 phònggiao dịch được bố chí hợp lý tại các khu vực thị trấn đông dân cư tạo điều kiện chongười dân tiếp cận nhanh hơn với các dịch vụ của ngân hàng Cả chi nhánh ngânhàng được đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật trang thiết bị làm việc hiện đại, hoàn toànđáp ứng được yêu cầu phục vụ kinh doanh của ngân hàng Trụ sở làm việc của ngânhàng đang được xây dựng nhà 04 tầng đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, lịch bàn giaotháng 10 năm 2019 hứa hẹn là một trung tâm khang trang bề thế nằm tại một vị tríđẹp nhất trung tâm thị trấn Yên Lạc Cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụchuyên môn tốt, năng động, sáng tạo, thái độ, phục vụ khách hàng tận tình, chu đáochuyên nghiệp, Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc II hoàn toàn có đủđiều kiện để tự tin phát triển trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế

Trang 40

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

2.1.2.1 Chức năng của chi nhánh

Agribank chi nhánh huyện Yên Lạc hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp củaAgribank chi nhánh Vĩnh Phúc II Chức năng hoạt động của chi nhánh như sau:Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàngNông nghiệp

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền củaAgribank chi nhánh Vĩnh Phúc II, hộiđồng thành viên và Tổng giám đốc

Thực hiện các nhiệm vụ khác Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc II, hộiđồng thànhviên và Tổng giám đốc

2.1.2.2 Nhiệm vụ của chi nhánh

a) Huy động vốn:

Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng kháctrong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác đểhuy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định củaNgân hàng Nông nghiệp

Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địaphương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định củaNgân hàng Nông nghiệp;

Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổchức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;

Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp ;b) Cho vay:

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy địnhcủa Ngân hàng Nông nghiệp

c) Kinh doanh ngoại hối:

Ngày đăng: 09/10/2020, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w