Chính sách liên quan đến huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long...48 2.2.3.. Tổ chức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ng
Trang 1Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợpvới kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, sự nỗ lực cố gắng của bản thân Đạt được kết quả này, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô giáoTrường Đại học Thương Mại đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi Đặc biệt, tôi xinbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thu Thủy người trực tiếp hướngdẫn khoa học và dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận văn
Bên cạnh đó tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viênNHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn đứng bên cạnhđộng viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng Luận văn không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồngnghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin cam đoan bản Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2016
Tác giả luận
văn
Bùi Thị Mận
Trang 2LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 Tổng quan về NHTM và các hình thức huy động vốn của NHTM 6
1.1.1 Khái niệm NHTM và nguồn hình thành vốn kinh doanh của NHTM 6
1.1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM 8
1.2 Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM 13
1.2.1 Đặc điểm vốn tiền gửi tiết kiệm và yêu cầu đặt ra trong huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM 13
1.2.2 Nội dung huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại 17
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM 23
1.3 Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của một số NHTM và bài học rút ra cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 27
1.3.1 Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của một số ngân hàng thương mại 27
1.3.2 Bài học rút ra cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 29
Trang 3TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG 31 2.1 Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 31
2.1.2 Mô hình tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng long 33
2.1.3 Đặc điểm nguồn lực của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Thăng long 36
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2013-tháng 5 năm 2016 38
2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn TGTK tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 43
2.2.1 Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 43 2.2.2 Chính sách liên quan đến huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 48 2.2.3 Tổ chức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 50 2.2.4 Phân tích kết quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 52
2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 64
2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả 64 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm 66
Trang 4VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG ĐẾN NĂM 2020 71
3.1 Mục tiêu và định hướng về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam Chi nhánh Thăng Long đến năm 2020 71 3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triền Việt Nam 71
3.1.2 Mục tiêu phát triển huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam Chi nhánh Thăng Long đến năm 2020 72
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 74
3.2.1 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm 74
3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ gửi tiền 75
3.2.3 Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý 76
3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh 78
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing, nâng cao vị thế của Chi nhánh 80
3.3 Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 81
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 81
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 84
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan 86
KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Tên viết tắt Diễn giải
AGRIBANK Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Thăng Long Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Thăng Long
BAC A BANK Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Bắc Á
PVCOMBANK Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam
SHB Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn-Hà Nội
TP BANK Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong
VIETCOMBANK Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Thăng Long giai đoạn 2013 – Tháng
5/2016 39
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động dịch vụ của BIDV Thăng Long giai đoạn 41
2013-Tháng 5/2016 41
Bảng 2.3: Bảng lãi suất tiền gửi qua các năm 2013 – 2016 49
Bảng 2.4: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của BIDV Thăng Long tháng 6/2016 49
Trang 6đoạn 2013 – Tháng 5/2016 52
Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của BIDV Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2013 - tháng 5/2016 55
Bảng 2.7: Chi phí huy động vốn TGTK của BIDV Thăng Long 60
giai đoạn 2013 - tháng 5/ 2016 60
Bảng 2.8: Tương quan giữa vốn TGTK và cho vay của BIDV Thăng Long 63
giai đoạn 2013-Tháng 5/2016 63
Bảng 2.9: Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm các NHTM trên địa bàn Hà Nội tháng 6/2016 69
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Thăng Long 35
Hình 2.1: Biểu đồ vốn TGTK so với tổng vốn huy động của BIDV Thăng Long giai đoạn 2013 – Tháng 5/2016 53
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho cáchoạt động của nền kinh tế quốc dân Qua đó tạo điều kiện tốt nhất cho sự pháttriển của nền kinh tế Như vậy có thể thấy rằng việc huy động vốn của các NHTMmang tính chất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế
Hoạt động huy động vốn là hoạt động chủ yếu và có ý nghĩa quyết định với
sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng Trong bối cảnh đất nước hiện nay, nhucầu về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước ngày càng trở nên cấp thiết, thìhuy động vốn trở thành hoạt động được ngân hàng quan tâm nhiều nhất CácNHTM trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đang tích cực đổi mới và hiện đạihóa ngân hàng để tìm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củakhách hàng và đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế
NHTMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam CN Thăng Long thuộc hệ thốngNHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Một trong những NHTM lớn hàng đầuViệt Nam đã có nhiều thành công trong công tác huy động vốn trên thị trường Tuynhiên trong bối cảnh suy thoái kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tàichính trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển CN Thăng Longvẫn còn nhiều hạn chế trong công tác huy động vốn đặc biệt là huy động TGTK.Vậy Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển CN Thăng Long phải tìm mọi biệnpháp để tăng cường huy động vốn nói chung và huy động vốn TGTK nói riêngtrong công cuộc đổi mới này Sau một thời gian công tác tại NHTMCP Đầu Tư vàPhát triển Việt Nam CN Thăng Long, tìm hiểu tình hình thực tiễn công tác huy độngvốn tại BIDV Thăng Long, với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động huy động
vốn TGTK của chi nhánh, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHTM Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
Trang 82 Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Huy động vốn tiền gửi đặc biệt là huy động vốn tiền gửi tiết kiệm là vấn đềthen chốt trong hoạt động huy động vốn của các NHTM hiện nay Đã có nhiều tácgiả nghiên cứu về vấn đề này và các công trình nghiên cứu cũng đã phản ánh đượcphần nào thực trạng công tác quản lý hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tạicác NHTM Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
“Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam – CN Tây Hà Nội”- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thu Hiền(2013), Trường ĐH Thương Mại đã làm sáng tỏ những cơ sở hệ thống lý luận vềcác công cụ huy động vốn trong đó có nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy độngvốn và đánh giá thực tiễn sử dụng các nhân tố đó để từ đó đưa ra các giải phápnhằm nâng cao chất lượng huy động vốn
Luận văn Thạc Sĩ: “Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh”của Từ Thị Thu Hiền (2014), Trường
ĐHQGHN Đề tài đi sâu phân tích thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được cũngnhư những hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý hoạt động huy động vốn tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam- CN Hà Tĩnh, từ đó đề xuất các giảipháp để hoàn thiện quản lý hoạt động huy động vốn tại Vietinbank Hà Tĩnh
“Chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - CN Cà Mau” (2007), Huỳnh Thị Thúy Phượng, ĐH Cần Thơ.
Trong luận văn tác giả không chỉ phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng
mà còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn Từ việc ápdụng ma trận SWOT tác giả xây dựng các chiến lược cụ thể và biện pháp thực hiệncác chiến lược đó nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn Tuy nhiên luận văn chưaphân tích kỹ về nghiệp vụ huy động vốn và đánh giá hiệu quả huy động vốn thôngqua các chỉ tiêu cụ thể để từ đó đề ra các giải pháp sát thực với thực trạng của Ngânhàng giúp Ngân hàng tăng cường huy động vốn
“Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgoại Thương Việt Nam” luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Lan
Trang 9Phương (Trường ĐHKTQD 2010) đã làm sáng tỏ những cơ sở hệ thống lý luận vềhoạt động huy động vốn và đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng để đưa
ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn Nhưng khi nghiên cứuphần lý luận chung về hoạt động huy động vốn của NHTM tác giả lại chưa tập trungvào phần nguồn vốn của NHTM có được là từ đâu? Do đó, bài luận văn của tác giảcòn chung chung, chưa đi sâu
“Huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
-CN Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương” của tác giả Mai hải Yến, trường ĐHTM(2013) Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản vềnguồn vốn đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng huy động tiền gửi tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - CN Huyện Ninh Giang, Tỉnh HảiDương từ năm 2011 đến 2013 Trên cơ sở nhìn nhận những mặt hạn chế, luận văn đưa
ra những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các giải pháp đối với Ngân hàngNông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại đơn vị Tuy nhiêntrong mỗi giai đoạn nghiên cứu khác nhau, tại mỗi địa bàn khác nhau thì mỗi Ngânhàng lại có những chiến lược riêng để mang lại hiệu quả kinh tế
Xem xét một cách tổng quát, hoạt động huy động vốn của NHTM đã có nhiều tácnghiên cứu trong các công trình nghiên cứu khoa học Tuy nhiên trong nền kinh tế thịtrường luôn vận động, đổi mới và phát triển nên mỗi công trình nghiên cứu lại có giá trịtại một thời điểm nhất định
Với đề tài “Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại NHTMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - CN Thăng Long ” tôi sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề màcác tác giả trước đây chưa đề cập hoặc chưa giải quyết một cách thỏa đáng nhằm bổsung đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tiễn, góp phần đẩy mạnh khả năng huy động vốnhơn nữa trong những năm tới
3 Mục đích nghiên cứu
Luận văn đề xuất các giải pháp để tăng cường hoạt động huy động vốn từ tiềngửi tiết kiệm của NHTMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam CN Thăng Long Đểthực hiện mục đích này luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nguồn vốn của NHTM và huy độngvốn của NHTM
Trang 10- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn TGTK tại BIDV Thăng Long,những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạnchế đó.
- Đề xuất các giải pháp để tăng cường hoạt động huy động vốn TGTK tạiBIDV Thăng Long
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động huy động vốn TGTK và kết
quả huy động vốn TGTK tại NHTM
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: số liệu nghiên cứu được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2013đến 2015
+ Về không gian: NHTMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam CN Thăng Long
+ Về nội dung: hoạt động huy động vốn, trong đó chủ yếu nghiên cứu hoạtđộng huy động vốn TGTK của NHTM
5 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Thu thập dữ liệu từ báo đài, internet, tham khảo các giáo trình, sách báo vàcác công trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu từ hệ thống trang chủ “Văn phòng điệntử” của BIDV Thăng Long, website http://www.bidv.com.vn
- Thu thập số liệu tại phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch tổng hợp củaBIDV Thăng Long: thu thập số liệu trên bảng cân đối kế toán (Báo cáo 508) và báocáo tài chính các năm 2013, 2014, 2015 của BIDV Thăng Long Dựa trên những sốliệu đã có từ nguồn báo cáo đó của ngân hàng để xử lý nó, đưa ra nhận định kết quảtương ứng
* Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, phân tích: Phân tích đánh giá và so sánh tài liệu đã thuthập được với phần lý luận và quy định của Nhà Nước và của Ngân hàng.Trên kếtquả đó chỉ ra những ưu điểm và những mặt hạn chế cần được khắc phục; từ đó đưa
Trang 11ra giải pháp để khắc phục mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm.
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3 chương vớikết cấu cơ bản sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm củaNHTM
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam CN Thăng Long
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi tiếtkiệm tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN Thăng Long
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Tổng quan về NHTM và các hình thức huy động vốn của NHTM
1.1.1 Khái niệm NHTM và nguồn hình thành vốn kinh doanh của NHTM
Theo luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếu baogồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại vàcác giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụchuyển ngân, đứng ra bảo hiểm…”(Law 3424/7 The bank of Greece, on theAthens Exchange,1930)
Theo luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sởhành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hìnhthức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tíndụng hay dịch vụ tài chính”, (“Bank of France”, 1941)
Theo quan điểm của Giáo sư Peter Rose, một nhà kinh tế Mỹ:
“NHTM là một tổ chức tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm vàthanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh nào trong nền kinh tế”, (Peter Rose 2004, “Quản trị ngân hàng thươngmại” NXB Tài Chính”) Định nghĩa này thể hiện rõ phạm vi, quy mô cũng như vai
Trang 13trò của NHTM trên thị trường tài chính - tiền tệ, đồng thời phản ánh được ảnhhưởng của NHTM tới nền kinh tế của một nước.
Ở Việt Nam theo theo luật các TCTD 47/2010/QH12: “NHTM là loại hình tổchức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt độngkhác được quy định tại Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận Trong đó, hoạt động tíndụng là hoạt động đặc trưng để phân biệt các NHTM với các tổ chức tài chính màchức năng, nghiệp vụ cũng như dịch vụ của các tổ chức này cung cấp ngày càngđược mở rộng và không ngừng đổi mới, phát triển”
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTMcũng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch
- Vốn điều lệ (nguồn vốn hình thành ban đầu): tùy theo tính chất của mỗi
ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn điều lệ khác nhau; nếu là ngân hàngthuộc sở hữu nhà nước nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp; nếu là ngân hàngTMCP nguồn vốn này do cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần, cổ phiếu và được
ghi trong điều lệ hoạt động của ngân hàng.
- Các quỹ dự trữ: bao gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài
chính, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc lợi, quỹ thặng dư, quỹ khenthưởng…
- Nguồn vay có thể chuyển đổi thành cổ phần: một số khoản vay trung và dài
hạn của NHTM được ngân hàng quy định có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần.Đây là khoản nợ lưỡng tính
Vốn nợ
Trang 14Toàn bộ vốn thu hút từ bên ngoài ngân hàng gọi là vốn nợ của NHTM baogồm: vốn tiền gửi và vốn phi tiền gửi Thành phần của vốn phi tiền gửi bao gồmtiền vay và vốn nợ khác.
Để gia tăng nguồn tiền gửi có chất lượng ngày càng cao các ngân hàng đã đưa ranhiều hình thức huy động khác nhau như: tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm của dân
cư, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tiền gửi của các tổ chức tíndụng khác
* Vốn phi tiền gửi
-Vốn vay: NHTM có thể vay tại NHNN, các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị
1.1.2.1 Huy động từ nguồn tiền gửi
Theo Luật các tổ chức tín dụng thì tiền gửi được hiểu là: “số tiền khách hàng gửilại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
Trang 15tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phảiđược hoàn trả cho người gửi tiền”.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền củangân hàng Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền
có chất lượng ngày càng cao, các NHTM đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huyđộng khác nhau
* Căn cứ vào mục đích gửi tiền
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch)
Đây là khoản tiền của các tổ chức (bao gồm các loại hình doanh nghiệp, sản xuấtkinh doanh) và các tổ chức xã hội khác, hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngânhàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của tổchức và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện Các khoản thu bằng tiền của doanhnghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu Ngânhàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng với điều kiện khách hàng phải
có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền nàyrất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụngân hàng với mức phí thấp…
Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế phát triển, hầu hết các tổ chức, doanhnghiệp và cá nhân đều mở tài khoản tại ngân hàng Các giao dịch thanh toán, thu chiđược thực hiện qua hệ thống ngân hàng bằng cách trích chuyển tài khoản Thanhtoán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế tăng lên đủ lớn cho các NHTM có lượngtiền gửi thanh toán ngày càng tăng Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn huy động rất
có lợi vì ngân hàng chỉ phải trả một số tiền lãi rất nhỏ, đồng thời thu được cáckhoản phí chuyển tiền của khách hàng Tuy nhiên, lượng nguồn vốn này luôn biếnđộng Với mục tiêu tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nền kinh tế nhằm cấptín dụng cho những khách hàng có nhu cầu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thìbên cạnh tiền gửi thanh toán các ngân hàng rất chú trọng đến việc huy động tiền gửi
có kỳ hạn, đây sẽ là khoản nguồn vốn quan trọng để các ngân hàng có thể đầu tưcho vay, tài trợ cho nền kinh tế
Trang 16- Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức
Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chitrả sau một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện trong hoạtđộng thanh toán song lãi suất lại thấp Để đáp ứng nhu cầu tăng thu nhập của ngườigửi ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn Người gửi không được sửdụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loạitiền gửi này Nếu cần chi tiêu người gửi phải rút tiền ra Tiền gửi có kỳ hạn đượchưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng (cáckhoản tiền tiết kiệm) Đó là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân được gửi vào ngânhàng, để được hưởng lãi suất theo quy định Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiếtkiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng vàtiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huyđộng đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kỳ hạn khácnhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng, hay các hình thức tiết kiệm dự thưởng, linhhoạt, thẻ cào…) ngân hàng có thể mở cho mỗi người nhiều sổ tiết kiệm cho mỗi kỳhạn và mỗi lần gửi khác nhau Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền hàng
và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép
- Tiền gửi của các ngân hàng khác
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM có thể gửitiền tại ngân hàng khác Tuy nhiên quy mô nguồn này thường không lớn
* Căn cứ vào kỳ hạn gửi tiền
- Tiền gửi không kỳ hạn:
Đây là khoản tiền đúng như tên gọi của nó là thời gian gửi tiền không xác định ,khách hàng có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào Mục đích của khách hàng đối với loạitiền này là hưởng những tiện ích trong thanh toán khi có nhu cầu chi trả trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Vì vậy đây chỉ là bộ phận tiền nhàn rỗi tạm thờikhông phải là khoản để dành
Trang 17* Căn cứ vào loại tiền
- Tiền gửi bằng nội tệ:
Là các khoản tiền gửi bằng Việt Nam đồng, loại tiết kiệm này được hưởng lãisuất cao và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi của ngân hàng
- Tiền gửi bằng ngoại tệ:
Bao gồm tiền gửi huy động bằng các loại ngoại tệ như USD, EUR Các ngânhàng thu hút nguồn tiền gửi ngoại tệ nhằm phục vu cho hoạt động thanh toán quốc tế,tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ trong nước
* Căn cứ theo đối tượng
- Tiền gửi của dân cư:
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến Trongđiều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm với mục tiêuđảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm Nhằm thu hút ngày càng nhiềutiền tiết kiệm, các ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng vàtiền mặt tại nhà bằng các mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động
đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn…
Trang 18- Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội:
Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên các đơn vịnày thường gửi một khối lượng tiền lớn vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanhtoán NHTM là một trung gian tài chính, nó quan hệ với các đối tượng này thông quaviệc mở tài khoản, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đáp ứng yên cầu thanh toáncủa họ Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải thanh toán nênNgân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định, điều này lý giải vì sao ngân hànghuy động được nhiều nguồn vốn nhất trong lĩnh vực này, có chi phí thấp và được sửdụng cho vay không chỉ ngắn hạn mà còn cả trung hạn Tuy nhiên nguồn này có hạnchế là tính ổn định và độ lớn phụ thuộc vào quy mô, loại hình của doanh nghiệp
Ngoài ra còn có tiền gửi của các tổ chức khác như: các tổ chức tín dụng, các tổchức phi tín dụng, định chế tài chính, kho bạc nhà nước…
1.1.2.2 Huy động vốn thông qua các nguồn vốn phi tiền gửi
* Tiền vay của NHTM
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của của NHTM Tuy nhiên khi cần, ngân hàngthường đi vay mượn thêm Tại nhiều nước, ngân hàng trung ương thường quy định tỷ
lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn chủ sở hữu Do vậy nhiều ngân hàng ở những giaiđoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy độngvốn bị hạn chế
- Vay ngân hàng nhà nước
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM Trongtrường hợp thiếu hụt dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán) NHTM thường vay NHNN Hìnhthức cho vay chủ yếu của NHNN là cho vay tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn)
- Vay các tổ chức tín dụng khác:
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụngkhác trên thị trường liên ngân hàng Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do cókết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵnlòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn và ngược lại
Trang 19- Vay trên thị trường vốn: Các ngân hàng vay mượn bằng cách phát hành các giấy
nợ như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn
* Vốn nợ khác:
Tiền trong thanh toán: các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể
hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mởL/C…)
Tiền ủy thác: ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân
và thu hộ…
Tiền khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…
1.2 Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM
1.2.1 Đặc điểm vốn tiền gửi tiết kiệm và yêu cầu đặt ra trong huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM
Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi từ các cá nhân bằng hình thức gửi tiết kiệm để hình thành nên một phầnnguồn vốn hoạt động của ngân hàng
* Khái niệm và đặc điểm vốn tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Mục đích của loại tiền gửi này chủ yếu là giữ an toàn cho khoản tiền nhàn rỗi
và sinh ra một khoản tiền lớn hơn trong tương lai Ngoài ra khoản tiền gửi tiết kiệmnày còn phục vụ một số mục đích khác như cầm cố vay vốn, tích lũy dần để thựchiện mục đích khác trong tương lai Cũng do đặc điểm trên nên tài TGTK chỉ thựchiện được các giao dịch về ngân quỹ không thực hiện được các giao dịch về thanhtoán như ủy nhiệm chi, chuyển tiền, séc lĩnh tiền mặt
Loại nguồn vốn này tương đối ổn định do khách hàng đã định trước kỳ hạngửi nên ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn tùy thuộc vào thờihạn gửi tiền Đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ sinhlời như cho vay hoặc đầu tư dự án…Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
Trang 20nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thì sẽ tạo sự chủ động trong quá trình kinh doanhcủa ngân hàng Quy mô nguồn vốn TGTK lớn thể hiện năng lực tài chính và uy tíncủa ngân hàng Tuy nhiên chi phí huy động đầu vào loại tiền này tương đối cao dongân hàng phải trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán.
Đối tượng gửi tiền là cá nhân có khoản tiền nhàn rỗi và muốn có khoản tiền lãiphát sinh thêm hoặc cá muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việcchi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý từ khoản lãi của khoản tiền nhàn rỗi đó Vì vậy mụcđích của họ là gửi tiền để tìm kiếm thu nhập chứ không phải sử dụng các dịch vụ tiệních của ngân hàng thông qua các kênh điện tử như khoản tiền gửi thanh toán
Chi phí huy động loại TGTK tương đối cao do ngân hàng phải trả lãi suất chokhoản TGTK cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán Tùy theo kỳ hạn gửi tiền ngânhàng áp dụng mức lãi suất tương ứng Thông thường kỳ hạn càng dài thì lãi suấtcàng cao Tuy nhiên do chính sách huy động vốn tại từng thời điểm khác nhau thìngân hàng áp dụng mức lãi suất TGTK khác nhau Đôi khi lãi suất TGTK dài hạnkhông cao hơn nhiều so với lãi suất trung hạn
Tiền gửi tiết kiệm áp dụng cho cả đồng nội tệ VNĐ và ngoại tệ như: USD,EUR Khoản tiền gửi tiết kiệm nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi Khoảnhuy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tuy nhiên khoản này cũng rất quantrọng cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nước, tài trợ xuất khẩu, chuyển tiềnthanh toán quốc tế
* Các yêu cầu đặt ra trong công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM
Nguồn vốn của ngân hàng khá đa dạng, bao gồm nhiều thành phần Một sốthành phần không ổn định nhưng có khả năng giao dịch cao và lãi suất thấp vàngược lại Do đó cơ cấu vốn, chi phí vốn, tính chất ổn định, thời hạn của nguồn vốn
là nhân tố quan trọng đánh giá chất lượng nguồn vốn và là mục tiêu mà các ngânhàng đều hướng tới Đây là những yếu tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêuvừa an toàn vừa có lợi nhuận cao của ngân hàng Những yêu cầu cơ bản đặt ra trongcông tác huy động vốn của NHTM bao gồm:
Thứ nhất, đảm bảo tính hiệu quả trong huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
- Lãi suất huy động phải hợp lý
Trang 21Chi phí trả lãi được coi là chi phí lớn nhất trong các chi phí của ngân hànggồm: chi phí trả lãi đầu vào cho tiền gửi có kỳ hạn và trả lãi trái phiếu, kỳphiếu Mỗi sự thay đổi về lãi suất hay cơ cấu nguồn vốn đều có thể làm thay đổichi phí trả lãi, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng Việc tính chi phí củatừng nguồn vốn cụ thể cho phép các nhà quản lý xác định nguồn vốn nào rẻ hơn, cónên thay đổi lãi suất hay không, thu nhập từ tài sản tăng thêm có đủ bù đắp chi phícủa nguồn vốn tăng thêm hay không Về nguyên tắc, những nguồn vốn có thời hạncàng ngắn và tính ổn định thấp thì chi phí nguồn vốn cũng phải thấp tương ứng Tuynhiên nguồn vốn rẻ thì lại đồng nghĩa với giảm tính cạnh tranh của ngân hàng Tínhchi phí một cách chính xác cho phép ngân hàng chủ động lựa chọn những nguồnvốn khác nhau và đảm bảo doanh thu đủ bù đắp chi phí và đem lại tỷ lệ thu nhậpmong đợi.
- Áp dụng các hình thức huy động vốn phù hợp
Ngân hàng muốn dế dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hóacác hình thức huy động vốn TGTK Hình thức huy động vốn càng phong phú thìngân hàng càng dễ dàng huy động hơn Ngân hàng có thể huy động bằng cách pháthành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động TGTK trong đó đưa ra nhiều thời hạn khácnhau cho các loại TGTK có kỳ hạn
- Đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa huy động vốn TGTK và sử dụng vốn từ TGTK
Các NHTM nói chung đều hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và sự tăngtrưởng không ngừng của vốn kinh doanh Để đạt được những mục tiêu đó đòi hỏi ngânhàng phải vạch ra chiến lược vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trongtừng thời kỳ Một yếu tố quan trọng trong chiến lược vốn là phải đảm bảo mối quan hệcân đối giữa huy động được và sử dụng vốn để mang lại hiệu quả cao nhất
Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở kỳ hạn vàloại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thu được là lớn nhất
Thứ hai, tạo ra nguồn vốn TGTK ổn định và cơ cấu phù hợp
Cơ cấu vốn cần đa dạng thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ giữa huy động vốnTGTK ngắn hạn và dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại tệ Một ngân hàng có chấtlượng huy động vốn TGTK cao sẽ có nguồn vốn dồi dào và cơ cấu vốn cân đối,
Trang 22tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính trong điều kiện môitrường kinh doanh thường xuyên thay đổi.
Hơn nữa ngân hàng phải dự đoán xu hướng biến đổi cơ cấu nguồn vốn huyđộng Yếu tố này cũng rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốncủa ngân hàng Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việchuy động và khai thác Do đó sự biến động về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự biến đổitrong cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo sự thay đổi lợi nhuận, rủi rotrong hoạt động ngân hàng Sự biến đổi cơ cấu vốn huy động TGTK phụ thuộc mộtphần vào kế hoạch điều chỉnh của ngân hàng và những nhân tố bên ngoài ngân hàngđòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và tiếp cận thị trường
Thứ ba, có chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt
Lãi suất là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của nguồn vốn huy động.Lãi suất cũng là yếu tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi, gắn liền với sự thay đổicủa quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường Một chính sách lãi suất linh hoạt, phùhợp với thị trường và hợp lý với mọi đối tượng khách hàng sẽ thu hút và duy trì lâudài các mối quan hệ với khách hàng, làm tăng khả năng huy động vốn TGTK củangân hàng Vì vậy, để có thể vừa thu hút được nhiều vốn TGTK, vừa đảm bảo sứccạnh tranh thì các NHTM phải thường xuyên theo dõi thống kê tình hình biến độnglãi suất trên thị trường và ngay trên địa bàn hoạt động để có các quyết định điềuchỉnh phù hợp
Thứ tư, chấp hành các quy định của pháp luật và của NHNN về huy động vốn
tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng phải thực hiện theo đúng “Quy chế về tiền gửi tiết kiệm”, QĐ số116/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 Theo đó các tổ chức và cá nhân vi phạm cácquy định của Quy chế này, theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạmhành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng hoặc truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật và phải bồi thường vật chất về những thiệt hại
Trang 23Chịu trách nhiệm về những thiệt hại về TGTK do lỗi của Ngân hàng.
Có trách nhiệm báo cáo cho NHNN các số liệu liên quan đến hoạt động nhận
và chi trả TGTK theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê
Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định đảm bảo quyền lợi của người gửitiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng
Thực hiện theo đúng quy định của NHNN về lãi suất huy động TGTK
1.2.2 Nội dung huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Xây dựng chính sách huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
- Chính sách thu hút khách hàng
Để thực hiện mục tiêu phát triển mỗi NHTM đều phải xây dựng cho mình mộtchính sách riêng để thu hút khách hàng Chính sách khách hàng cần phải hướng vàotăng cường quảng bá, tiếp thị, giữ vững nền khách hàng và số dư huy động Trongđiều kiện khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay, chấtlượng dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để hút vốn Thái độphục vụ thân thiện, chu đáo, bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điều hếtsức cần thiết để giữ vững khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới
- Chính sách sản phẩm
Nhóm chính sách này liên quan tới sản phẩm, giá cả của các sản phẩm, lãisuất, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ Đây là một trong những chính sách quantrọng, các NHTM đã cho ra đời nhiều sản phẩm vừa mang tính truyền thống vừamang tính hiện đại như: tiền gửi tiết kiệm đa năng, tiết kiệm dự thưởng, tiềngửi tiết kiệm linh hoạt…với sự phong phú về kỳ hạn và loại tiền qua đó từng bướcthu hút được nhiều khách hàng hưởng ứng
Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ đượccoi là giá cả của các sản phẩm Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi nhưmột công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi qui mô nguồn vốn
Để duy trì và thu hút thêm vốn ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thựchiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống
Một NHTM có sự đa dạng trong nghiệp vụ huy động vốn TGTK trong nềnkinh tế sẽ thỏa mãn nhu cầu của người gửi tiền Một sản phẩm phù hợp sẽ làm
Trang 24khách hàng quan tâm và muốn gửi tiền vào ngân hàng thay vì đi tìm kiếm các hìnhthức đầu tư khác Vì vậy, cần đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là trong huy động vốnTGTK có thể coi là cuộc chạy đua của các NHTM.
1.2.2.2 Tổ chức công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
Mỗi NHTM có cơ cấu tổ chức bộ máy huy động vốn riêng Tuy nhiên, về cơbản bộ máy tổ máy huy động vốn TGTK của NHTM nếu xét theo cách tiếp cận từcấp cao xuống bao gồm:
- Ban chỉ đạo huy động vốn bao gồm: tổng giám đốc, các phó tổng phụ tráchkinh doanh, giám đốc khối kinh doanh;
- Các khối kinh doanh chỉ huy theo trục dọc xuống dưới các mạng lưới, chinhánh phòng giao dịch của ngân hàng;
- Từ mạng lưới PGD đó phân bố đến các chuyên viên tín dụng, GDV;
- Các bộ phận hỗ trợ trong huy động vốn tiền gửi tiết kiệm như bộ phận tácnghiệp vận hành, CNTT, phòng nguồn vốn (thực hiện mua bán vốn)…
Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược huy động vốn từ TGTK, một hệ thống cácgiải pháp về nguồn lực, cơ sở vật chất, công nghệ cũng như các chính sách tiếp thị,khuyếch trương, ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy độngvốn nhằm tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn tối đa, kết hợp tối ưu với nhu cầu sửdụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận
Công tác huy động và sử dụng vốn luôn luôn song hành với nhau Chiến lượchuy động nguồn được đặt trong kế hoạch sử dụng trong đó chính sách cho vay cũngnhư các chính sách sử dụng vốn khác: dự trữ, đầu tư, điều chuyển vốn nội bộ…cầnphải có những quy định rõ ràng và phải có khả năng truyền đạt đến các bộ phận cóliên quan bao gồm mục tiêu, cơ cấu, hạn mức, thời hạn, lãi suất của các hoạt động
sử dụng vốn đạt được sự tối ưu hoá vốn khả dụng và gia tăng lợi nhuận
Vì vậy các nhà lãnh đạo phải thường xuyên theo sát tình hình, đánh giá kếtquả so sánh với thực tế hoạt động từ đó điều chỉnh tiến trình ở từng bộ phận hoặc
Trang 25điều chỉnh các nội dung chính sách huy động vốn nhằm đạt được hiệu quả cao trongquản trị huy động vốn gắn với sử dụng vốn tại ngân hàng.
1.2.2.3 Kiểm tra và đánh giá kết quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
Đối với NHTM thì việc kiểm tra huy động vốn là quá trình xem xét, theo dõicác hoạt động, kết quả mà các đơn vị đã thực hiện Sau đó so sánh với các chỉ tiêu
kế hoạch mà họ đã được giao để thấy được hiệu quả công việc, xem xét hoạt động
họ đã làm có chấp hành đúng quy chế của ngân hàng đề ra, có đi đúng hướng theo
kế hoạch đã giao Từ đó rút ra những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế vàđưa ra những kiến nghị để thay đổi các sai sót kịp thời, lái công việc đi đúng vớimục tiêu kế hoạch ban đầu Đồng thời, có các hình thức khen thưởng, kỷ luật rõràng, minh bạch với từng nhân viên, phòng ban
Công tác kiểm tra và đánh giá kết quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm củaNHTM thường được rất chú trọng, thông thường kết quả huy động vốn được đánhgiá qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
* Quy mô và tốc độ tăng trưởng quy mô vốn tiền gửi tiết kiệm
Quy mô vốn huy động TGTK là chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn củangân hàng Quy mô vốn huy động TGTK tăng là cơ sở để mở rộng quy mô hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng
Để đánh giá sự tăng trưởng về quy mô, người ta sử dụng công thức: Tốc độtăng trưởng quy mô:
Tốc độ tăng
trưởng quy mô =
vốn TGTK huyđộng năm N
động năm N-1vốn TGTK huy động năm N-1Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng quy mô phản ánh quy mô vốn huy động hàng nămđược mở rộng hay thu hẹp so với năm trước
Nếu quy mô vốn TGTK cho biết độ lớn của lượng vốn TGTK ngân hàng huyđộng được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm) của vốn TGTK tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít
Trang 26Tốc độ tăng trưởng vốn
TGTK năm I =
Quy mô vốn TGTK
năm iQuy mô vốn TGTKnăm i - 1Tốc độ tăng trưởng > 100: vốn TGTK của ngân hàng tăng
Tốc độ tăng trưởng < 100: quy mô vốn TGTK của ngân hàng giảm
* Cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm huy động
Cơ cấu vốn TGTK huy động là tỷ trọng mỗi loại vốn trên tổng nguồn huyđộng Việc xác định cơ cấu vốn TKTK huy động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơcấu vốn theo loại tiền và theo kỳ hạn
Theo loại tiền (nội tệ, ngoại tệ)
Cơ cấu vốn TKTK huy động theo loại tiền phản ánh tỷ trọng của vốn TGTKhuy động bằng nội tệ hay ngoại tệ trong tổng vốn huy động TGTK, chiếm bao nhiêulần hay phần trăm (%)
Tỷ trọng vốn TGTK huy
động loại tiền i =
Vốn TGTK huy động theo loại tiền iTổng vốn TGTK huy độngNgân hàng tiến hành phân tích cơ cấu vốn TGTK huy động theo hình thức này
để thấy tình trạng của từng loại vốn TGTK huy động nội, ngoại tệ trong tổng vốnTGTK huy động Căn cứ vào tỷ trọng của từng loại tiền tệ huy động được, căn cứ vào
tỷ giá, vào nhu cầu vay vốn của các đối tượng khách hàng để ngân hàng điều tiếtnguồn huy động của từng loại mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh
Theo kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn,dài hạn
Chỉ tiêu nói nên tỷ trọng vốn TGTK huy động theo kỳ hạn huy động (ngắnhạn, trung hạn, dài hạn) trong tổng vốn TGTK huy động là bao nhiêu lần hay phầntrăm (%)
Tỷ trọng vốn TGTK huy
động kỳ hạn i =
Vốn TGTK huy động theo kỳ hạn iTổng vốn TGTK huy động
Cơ cấu này thể hiện tỷ trọng vốn TGTK huy động theo kỳ hạn huy độngchiếm bao nhiêu lần hoặc % trong tổng vốn huy động TGTK của ngân hàng Căn cứ
Trang 27vào tỷ trọng vốn TGTK huy động ngắn, trung và dài hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêutrong tổng số vốn TGTK huy động, căn cứ vào nhu cầu thời gian cung ứng vốn rathị trường cho các đối tượng khác nhau ngân hàng sẽ đưa ra chính sách thúc đẩy các
kỳ hạn huy động phù hợp để đảm bảo tính thanh khoản và lợi nhận cao nhất chongân hàng
và nguồn vốn hiệu quả
- Chi phí phi lãi bao gồm rất nhiều loại như: chi phí bảo hiểm TGTK, chi phídưới dạng các khoản dự trữ bắt buộc theo quy định, chi phí nhân viên, chi phí quản
lý gián tiếp, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc kháchhàng…
Chi phí huy động
Lãi trả cho nguồnhuy động TGTK + Chi phí huy động khác Trong đó, lãi trả cho nguồn huy động TGTK là thành phần quan trọng ảnhhưởng đến quy mô và hiệu quả huy động TGTK
* Mối tương quan giữa vốn TGTK và cho vay
- tương quan về kỳ hạn:
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tiềm ẩn rủi ro trong thanh khoản trong công tác huy động nguồn vốn TGTK của ngân hàng
Trang 28- Tương quan về lãi suất:
Chênh lệch LS đầu ra, đầu vào = LS đầu ra – LS đầu vào
* Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm
Đây là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.Mặc dù các ngân hàng ngày nay cạnh tranh với nhau chủ yếu ở chất lượng sảnphẩm và dịch vụ nhưng giá cả mỗi ngân hàng vốn là một nhân tố hấp dẫn kháchhàng Nghĩa là ngân hàng phải trả cho khách hàng thoả đáng nếu không muốn nói làtốt hơn các ngân hàng khác Một khách hàng không muốn mang vốn nhàn rỗi củamình đầu tư vào sản xuất kinh doanh, họ có thể mang đến ngân hàng để gửi tiền đểthu lãi tiền gửi Ngân hàng nào đem lại cho khách hàng mức lợi nhuận tối đa và lợiích tốt nhất ngân hàng đó sẽ huy động được vốn nhàn rỗi từ khách hàng Khi đánhgiá chất lượng công tác huy động vốn TGTK, người ta thường sử dụng chỉ tiêu này
để xem xét, đánh giá
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM
1.2.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan
* Năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng:
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng là điều kiện để thực hiện tốt cácnghiệp vụ ngân hàng Cán bộ ngân hàng phải có chuyên môn tốt để có thể quản lýtốt nguồn vốn, thực hiện tốt công việc sử dụng vốn góp phần nâng cao chất lượnghuy động vốn Thái độ phục vụ, tác phong làm việc của cán bộ ngân hàng tốt, nhiệttình, cởi mở, tạo thuận lợi cho khách hàng sẽ gây được ấn tượng tốt đối với kháchhàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàngđối với khách hàng có ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn cho ngân hàng Do đó,
để thu hút khách hàng gửi tiền, đi đôi với việc trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, cán bộ
Trang 29ngân hàng phải thường xuyên chú ý đến thái độ phục vụ của mình sao cho vừa lòngkhách hàng.
* Uy tín của ngân hàng.
Uy tín của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn TGTK củangân hàng Khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng, giúp ngân hàng có khảnăng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động Thực tế khingân hàng có tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơn các ngân hàng khác ngay cả khilãi suất tiền gửi của ngân hàng đưa ra có thấp hơn
Trên thực tế, mỗi ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được một hình ảnh riêng củamình trong lòng khách hàng Một ngân hàng lớn, sẵn có uy tín sẽ có lợi thế hơntrong hoạt động huy động vốn Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng
có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động Từ đóngân hàng có thể đề ra chiến lược dự trữ dễ dàng hơn Thậm chí trong điều kiện lãisuất gửi tiền tại ngân hàng có uy tín thấp hơn đôi chút, những người có tiền vẫn lựachọn ngân hàng đó để gửi mà không tìm những nơi trả lãi hấp dẫn hơn vì họ tinrằng ở đây đồng vốn của mình sẽ tuyệt đối an toàn
* Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Trong một ngân hàng, nghiệp vụ huy động TGTK vốn chịu tác động trực tiếp
từ các hoạt động về sử dụng vốn Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanhriêng theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân ngân hàng
và điều kiện môi trường kinh doanh Từ đó ngân hàng có thể đưa ra chiến lược huyđộng vốn TGTK là thu hẹp hay mở rộng cho phù hợp với chính sách thu hẹp hay
mở rộng tín dụng của ngân hàng trong thời kỳ đó Cơ cấu nguồn vốn có thể thay đổi
về tỷ lệ các khoản mục cấu thành, chi phí huy động vốn TGTK có thể tăng haygiảm Nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng đắn phù hợp với điều kiệnbản thân ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thì công tác huyđộng vốn phát huy hiệu quả
* Chính sách huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại
Trang 30Khi các NHTM đưa ra các hình thức huy động vốn TGTK ngày càng đadạng và hợp lý, cùng với việc mở rộng hệ thống mạng lưới hoạt động, và nângcao chất lượng hoạt động các dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút ngày càng nhiềukhách hàng đến với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việchuy động vốn
Khi áp dụng nhiều hình thức huy động vốn TGTK sẽ tạo những cơ hội đểngười gửi lựa chọn, đáp ứng được các nhu cầu của người gửi Mỗi ngân hàng đềutìm cho mình những hình thức huy động vốn TGTK vốn phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội, tâm lý dân cư vùng mà ngân hàng đặt địa điểm, đồng thời phù hợp vớiyêu cầu sử dụng cũng như dễ dàng quản lý có hiệu quả nguồn vốn của mình Khihình thức huy động vốn TGTK đa dạng nghĩa là số lượng vốn huy động được tănglên và chi phí huy động có xu hướng giảm xuống Ngược lại ngân hàng chưa đadạng hoá các sản phẩm, mạng lưới còn ít, chưa thuận lợi cho khách hàng trongviệc giao dịch với ngân hàng, thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới huy động vốnTGTK của ngân hàng
Các NHTM hiện nay đã từng bước học tập và ứng dụng nghệ thuật thông tinquảng cáo, các hình thức khuyến mãi…Tuy việc đầu tư cho công tác này còn hạnchế, nhưng có thể nói đây cũng là mặt mạnh của ngành ngân hàng trong việccạnh tranh để huy động TGTK Thông tin quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, cácdịch vụ hậu mãi rõ ràng sẽ phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường
* Công nghệ và cơ sở kỹ thuật trang thiết bị của ngân hàng
Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấyhài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại cácngân hàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh trạnh phi lãi suất
vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm đếnchất lượng và loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng Với cùng một lãi suất huyđộng như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiệnhơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn
* Mạng lưới hoạt động của ngân hàng
Trang 31Mạng lưới hoạt động của ngân hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến côngtác huy động vốn của ngân hàng Khi ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng, mởcác phòng giao dịch ở các địa bàn thuận tiện, thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiềukhách hàng và huy động được nhiều khoản tiền gửi Ngoài ra mạng lưới hoạt độngcủa ngân hàng càng rộng càng tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trongcông tác huy động vốn TGTK của dân cư
1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
* Môi trường kinh tế
Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhậpbình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ…đều ảnh hưởngrất lớn đến khả năng thu hút vốn TGTK của NHTM
Mục tiêu của chính sách tiền tệ bao gồm: Kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả,
ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm Tuỳ thuộcvào việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ mà sự ảnh hưởng của nó đếnnghiệp vụ tạo vốn của NHTM khác nhau Chẳng hạn, khi nền kinh tế lạm phát tăngNhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu húttiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn TGTK dễ dàng hơn Hoặc khi Nhànước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huyđộng vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi ngânhàng
Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếpđến mọi hoạt động của các NHTM nên ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốnTGTK Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập dân cư được đảmbảo và ổn định thì nguồn tiền vào ra của các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huyđộng từ dân cư của ngân hàng ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay của ngânhàng cũng được mở rộng do lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế Nếu nềnkinh tế suy thoái, thu nhập dân cư biến động thì lòng tin về đồng tiền của dân chúng
bị giảm sút Khi đó khả năng huy động vốn TGTK của ngân hàng không những bị
Trang 32giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký gửi vào ngân hàng cũng có nguy cơ bị rút
ra Và như vậy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn TGTK
* Môi trường pháp lý
Hành lang pháp lý có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ HĐV nói chung củaNHTM, trong đó có HĐV TGTK Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt độngcủa ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp Các hoạt động của NHTMchịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luậtkhác của Nhà nước Mặt khác, ở Việt nam hiện nay các NHTM được tổ chức theo
mô hình tổng công ty, do vậy các chi nhánh ngân hàng trong hoạt động của mìnhngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước banhành còn phải tuân thủ theo các quy định mà ngân hàng mẹ ban hành trong từngthời kỳ về lãi suất, tỷ lệ dự trữ, hạn mức cho vay Trong sự ràng buộc về luật pháp,các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn TGTK thay đổi làm ảnh hưởng đến quy mô
và chất lượng của hoạt động huy động vốn
* Môi trường văn hóa xã hội, tâm lý khách hàng
Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại ngân hàng vànhững đối tượng sử dụng vốn đó Về môi trường xã hội ở các nước phát triển, kháchhàng luôn có tài khoản cá nhân và thu nhập được chuyển vào tài khoản của họ.Nhưng ở các nước kém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thường lớn hơn Hai yếu
tố quan trọng tác động đến huy động vốn TGTK là thu nhập và tâm lý của ngườigửi tiền Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà ngân hàng có thể huyđộng trong tương lai Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của cácnguồn tiền Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn địnhlượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiềntrong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớncủa mọi ngân hàng
Do người dân lo sợ sự mất giá của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên cácNHTM sẽ khó mà huy động TGTK bằng nội tệ Khi mức thu nhập của người dân
Trang 33tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích lũy, do vậy sẽ tạo điều kiện cho NHTM trongviệc huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư
* Yếu tố cạnh tranh trên thị trường tài chính
Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hìnhngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Xu hướng cạnh tranh trongngành ngân hàng càng gia tăng do các yếu tố như thay đổi chính sách tài chính tiền
tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ Cạnh tranh về tiền gửi tiết
kiệm diễn ra dưới nhiều hình thức Các ngân hàng có thể áp dụng những điều kiệngiống nhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền tiết kiệm Vì lý do này, các sản phẩmdịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm được mở rộng và được phổ biến nhanhchóng
1.3 Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của một số NHTM và bài học rút ra cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long
1.3.1 Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của một số ngân hàng thương mại
* Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN Hà Nội (VietinBank CN Hà Nội)
Là một trong những ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn Hà Nội,VietinBank CN Hà Nội có các điểm giao dịch bố trí tại các địa điểm thuận lợi đãphát huy được lợi thế của mình Trong những năm qua kết quả huy động vốn TGTKcủa VietinBank CN Hà Nội có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, đáp ứng đủvốn thanh toán và đầu tư phát triển của mọi đối tượng khách hàng Để đạtđược kết quả trên là do:
- Mạng lưới phòng giao dịch VietinBank CN Hà Nội ngày càng mở rộng, đồngthời không ngừng cải tiến, nâng cao theo hướng hiện đại hóa tạo sự thuận tiện tối đacho khách hàng
- Trong năm qua VietinBank CN Hà Nội thường xuyên theo dõi và bám sátdiễn biến lãi suất của thị trường để đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo lợiích cho người gửi tiền Ngoài ra chính sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng cũngđược áp dụng rộng rãi và tích cực để thu hút các nguồn tiền gửi vào ngân hàng
Trang 34VietinBank CN Hà Nội đã áp dụng các chính sách ưu đãi như lãi suất ưu đãi đối vớikhách hàng có số dư tiền gửi lớn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ như hình thức tiếtkiệm lãi trả trước, lãi trả sau, trả lãi định kỳ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiếtkiệm dự thưởng như mừng ngày tựu trường…nhằm khai thác tối đa những tiềm lực
về vốn hiện có trên thị trường
* Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Cầu giấy (SHB CN Cầu Giấy)
SHB CN Cầu Giấy tại địa chỉ 203 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Thànhphố Hà Nội là ngân hàng trên địa bàn Quận Cầu Giấy đã áp dụng kênh huy độngvốn có hiệu quả: tiết kiệm rút vốn linh hoạt Khách hàng có thề gửi và rút tiền bất
kỳ lúc nào, tại bất cứ nơi nào trong hệ thống SHB Tiết kiệm rút vốn linh hoạt làhình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn một lần được rút ra nhiều lần với lãi suất hấp dẫn,thích hợp cho những khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất mà vẫn đảm bảokhoản tiền rút ra được tính với lãi suất hấp dẫn và phần gốc còn lại được tính nhưlãi suất ban đầu ghi trên thẻ tiết kiệm
* Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa (Techcombank
Ngoài ra TechcomBank CN Đống Đa còn thực hiện các chương trình lấy ýkiến khách hàng nhằm cải tiến phong cách giao dịch và phục vụ khách hàng một
Trang 35cách tốt hơn, thường xuyên đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới tạođiều kiện thuận lợi cho khách hàng, làm cho khách hàng và ngân hàng ngày cànggần gũi hơn.
1.3.2 Bài học rút ra cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệp huy động vốn của một số NHTM của ViệtNam trên địa bàn Hà Nội có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với BIDVThăng Long như sau:
Một là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ:
Hiện nay, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, thói quenchi tiêu bằng tiền mặt còn khá phổ biến, trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế rấtcao Để thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, hệ thống NHTM cần đa dạng hóacác sản phẩm dịch vụ của mình nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi đểchuyển tới nơi có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế Các công cụ huy động TGTK
và cho vay đa dạng về loại tiền tệ, kỳ hạn, đối tượng, phương thức trả lãi, trả gốc,tiện ích của dịch vụ…
Hai là, xây dựng danh mục khách hàng tiềm năng có uy tín và hiệu quả, tuân thủ các quy định của nhà nước:
Việc tuân thủ theo quy định chung của chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nướcđảm bảo cho sự phát triển của ngân hàng gắn liền với sự ổn định của thị trường vànền kinh tế Bên cạnh đó, việc xây dựng được một danh mục khách hàng tiềm năngluôn là mục tiêu hướng tới của các ngân hàng, theo đó:
- Khách hàng được chia thành từng nhóm để có chính sách đãi ngộ hợp lý Nhữngkhách hàng lớn, khách hàng truyền thống được ngân hàng tín nhiệm sẽ được nhận nhữngchính sách ưu tiên về lãi suất, phí dịch vụ, và các dịch vụ chăm sóc kèm theo
- Có một bộ phận quản lý khách hàng, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu kháchhàng, tìm kiếm các đặc điểm, khả năng, sở thích, thói quen, động cơ và nhu cầu của họ
Ba là, áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của ngân hàng:
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao tốc độ trong thanh toán,
Trang 36giao dịch, phát triển tiện ích mới cho khách hàng, nhất thiết các NHTM phải đổimới về công nghệ: máy vi tính, hệ thống bảo mật, máy sử dụng thẻ thanh toán,chương trình phần mềm hiện đại…
Trang 37CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1 Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV)
Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam (BIDV)
Từ 25/05/2015: Ngân hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) sáp nhập vàoBIDV theo đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 củaChính phủ Sau sáp nhập vốn điều lệ của BIDV lên đến 34.000 tỷ đồng, mở rộngmạng lưới lên đến gần 1000 điểm giao dịch và tổng lao động lên đến hơn 24.000cán bộ, nhân viên
Là NHTM Nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếphạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế BIDV hiện đang có quan
hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là ngânhàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như WorldBank, ADB,JBIC
Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trongnhững thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thươnghiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh…và nhiềugiải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước
Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước ngoài
Trang 38để phục vụ phát triển kinh tế đất nước Tháng 5/1992 Ngân hàng liên doanh VIDPUBLIC được thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chi nhánh ở TP Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh sớm nhất ở Việt Nam.Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thịtrường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: VidPublicBank (với Malaysia năm 1992),Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanhViệt Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006),Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tưtại Hồng Kông và thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc Với việc đầu tư vào thịtrường Lào trên cả ba lĩnh vực: Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư tài chính, BIDV đãcùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thương mại
và đầu tư giữa hai nước Lào Việt liên tục phát triển
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long
Ngân hàng BIDV Thăng Long được hình thành và phát triển trên nền tảng làmột Phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng kiến thiết trung ương (sau này đổitên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) để cấp phát, kiểm tra và thanh toánvốn xây dựng cơ bản cho việc xây dựng cầu Thăng Long, đến năm 1991 được thànhlập và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh ThăngLong trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Đến tháng cuối tháng 4năm 2013 sau khi tiến hành cổ phần hóa chi nhánh Thăng Long được đổi tên thànhNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thăng Long là mộttrong 180 chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Vớinhiệm vụ kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tín dụng, tiền tệ dịch vụngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nângcao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục
vụ phát triển kinh tế đất nước
Tại thời điểm thành lập Chi nhánh có 3 phòng chức năng là: phòng tín dụngcấp phát và kinh doanh, phòng kế toán thường vụ, phòng hành chính ngân quỹ Khi
đó tổng tài sản của Chi nhánh là 200 tỷ đồng và chỉ có 22 cán bộ nhân viên Trụ sởchính đặt tại Đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội
Trang 39Sau 26 năm hoạt động và không ngừng phát triển, trụ sở chính hiện tại của Chinhánh đặt tại Số 8, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội; tổng tài sảncủa BIDV Thăng Long đã lên đến 10.776 tỷ đồng với đội ngũ lao động là 165 người.
2.1.2 Mô hình tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng long.
Để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động có hiệu quả,phân định trách nhiệm rõ ràng, bộ máy hoạt động của ngân hàng được tổ chức theo
- Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ;
4 Khối quản lý nội bộ, gồm:
- Các Phòng Giao dịch: bao gồm 6 phòng Giao dịch
Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc là người có quyền cao nhất và 03 phó giámđốc giúp việc cho giám đốc
- Giám đốc: Người đứng đầu, trực tiếp quyết định về mọi hoạt động của Ngân
hàng BIDV Thăng Long, đồng thời phụ trách công tác tổ chức cán bộ, điều hànhtrực tiếp phòng tài chính kế toán và phòng Quản lý khách hàng
- Phó Giám đốc 1: Phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng dịch vụ khách
hàng doanh nghiệp, phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ, phòng Quản lý rủi ro vàphòng giao dịch
Trang 40- Phó Giám đốc 2: Phụ trách phòng quản trị tín dụng, văn phòng, phòng
khách hàng cá nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp 2, phòng giao dịch
- Phó giám đốc 3: Phụ trách phòng kế toán tài chính, phòng khách hàng
doanh nghiệp 1, phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, phòng tổ chức nhân sự, phònggiao dịch
- Phòng Tài chính - Kế toán: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức
chỉ đạo, tham gia công tác hạch toán kế toán và quản lý thu chi tài chính toàn Chinhánh và trực tiếp tổ chức và quản lý thu chi tài vụ tại hội sở phù hợp với chế độ vàpháp luật hiện hành
- Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng bao gồm
cho vay, chiết khấu và bảo lãnh Đầu mối xây dựng các văn bản hướng dẫn chínhsách phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng,
đề xuất hạn mức tín dụng đối với khách hàng, chịu trách nhiệm đánh giá, xếp loạikhách hàng; đánh giá tài sản đảm bảo Chịu trách nhiệm marketing tín dụng; tư vấncho khách hàng sử dụng các dịch vụ tín dụng Quản lý hồ sơ tín dụng; lập các báo cáo
về công tác tín dụng Phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp: có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong
công tác nguồn vốn, công tác tiếp thị và chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanhcủa Chi nhánh nói chung và công tác huy động vốn của các TCTD, TCTC,TCXH…nói riêng
- Phòng Giao dịch: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng
bao gồm: hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, thực hiện thanh toán, gửi tiền, rúttiền, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ Tham mưu, đề xuất với Giám đốc ngân hàng vềchính sách phát triển dịch vụ ngân hàng Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ do phòngthực hiện
- Phòng Nhân sự: làm tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, chế độ, pháp luật của nhà nước và của ngành về cácmặt: tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương đáp ứng yêu cầu hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh
- Văn phòng: làm tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, chế độ, pháp luật của Nhà Nước và của ngành về các