Đồ án tốt nghiệp KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG TRÊN XE LADA 1200

48 321 4
Đồ án tốt nghiệp KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG TRÊN XE LADA 1200

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta là đất nước đang phát triển Ngành giao thông vận tải đóng góp một vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước Trong lĩnh vực vận tải hiện nay ô tô là một trong những phương tiện phổ biến nhất ở nước ta Vì vậy Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phát triển nghành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành nghành công nghiệp mũi nhọn của đất nước Hàng loạt các cơ sở sản xuất lắp ráp ô tô đã ra đời nhằm cung cấp cho thị trường nước ta các loại ô tô có kết cấu, tải trọng và giá thành phù hợp với yêu cầu của thị trường Trong quá trình sử dụng, việc nghiên cứu khai thác kỹ thuật các hệ thống tổng thành của ô tô để nắm được kết cấu và nguyên lý làm việc của chúng là một việc rất cần thiết nhằm đảm bảo cho ô tô luôn hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ góp phần tăng hiệu quả sử dụng của ô tô Trong các hệ thống của ô tô, hệ thống phanh là một hệ thống có vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành Nhờ có hệ thống phanh mà người lái có thể nâng cao vận tốc chuyển động trung bình của ô tô và đảm bảo an toàn khi chuyển động Do vận tốc chuyển động ngày càng cao cho nên việc đi sâu nghiên cứu để hoàn thiện sự làm việc của hệ thống phanh nhằm đảm bảo an toàn chuyển động của ô tô ngày càng cấp thiết Với những lý do trên em đã chọn đề tài: “KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG TRÊN XE LADA 1200” Sau khi em nhận đề tài em đã tìm và tham khảo nhiều tài liệu, kết hợp với những hiểu bết của mình với sự giúp đỡ của các thầy trong bộ môn Đặc biệt là sư hướng dẫn của thầy Th.s Phạm Thăng Long cùng sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của bạn bè Trong quá trình hoàn thành đồ án dù rất cố gắng song em không tránh khỏi thiếu sót, mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của thầy giáo để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn Em xin chân thành cảm ơn ! Đà Nẵng, ngày tháng 10 năm 2014 1 A MỞ ĐẦU Sản xuất ô tô trên thế giới ngày nay tăng vượt bậc, ô tô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách và hàng hoá cho các ngành kinh tế, đồng thời đã trở thành phương tiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển Ở nước ta, số ô tô tư nhân cũng đang phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mật độ ô tô lưu thông trên đường ngày càng cao Do mật độ ôtô trên đường ngày càng lớn và tốc độ chuyển động ngày càng cao cho nên vấn đề tai nạn giao thông trên đường là vấn đề cấp thiết luôn phải quan tâm Theo thống kê của các nước thì trong tai nạn giao thông đường bộ 60 ÷ 70 % do con người gây ra, 10 ÷ 15 % do hư hỏng máy móc, trục trặc kỹ thuật và 20 ÷ 30% là do đường sá quá xấu Trong nguyên nhân do hư hỏng máy móc, trục trặc về kỹ thuật thì theo thống kê cho thấy tai nạn do hệ thống phanh chiếm tỷ lệ lớn (52 ÷ 75%) Cũng vì thế mà hiện nay hệ thống phanh ngày càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế chế tạo và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ Ðối với sinh viên ngành cơ khí- điện việc khảo sát, nghiên cứu về hệ thống phanh càng có ý nghĩa thiết thực hơn Ðể giải quyết vấn đề này thì trước hết ta cần phải hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, kết cấu các chi tiết, bộ phận trong hệ thống phanh Từ đó tạo tiền đề cho việc cải tiến hệ thống phanh nhằm tăng hiệu quả phanh, tăng tính ổn định hướng và tính dẫn hướng khi phanh, tăng độ tin cậy làm việc với mục đích đảm bảo an toàn chuyển động và tăng hiệu quả vận chuyển của ô tô Ðó là lý do em chọn đề tài “KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG TRÊN XE LADA 1200” Em hy vọng đề tài này sẽ giúp mọi người hiểu được kết cấu, nguyên lý làm việc, cũng như cách khắc phục các hỏng hóc nhằm sử dụng và bảo dưỡng hệ thống phanh một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản 2 B NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1.Mô tả hình dáng và thông số chính của xe LADA 1200 1.1.1 Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe Hình 1.1 Xe LADA 1200 ( VAZ 2101) Hình 1.2 Thông số kỹ thuật cơ bản của xe 3 Bảng thông số kỹ thuật Nhãn hiệu VAZ Mô hình 2101 Động cơ Lada 1200 Cửa ra vào 4 Điện 61 hp Tốc độ tối đa 135 km / h Dung tích bồn chứa nhiên liệu 42 l Năm đưa vào sản xuất 1970 Năm ngừng sản xuất 1984 Ghế 4 Chiều dài 4073 mm Chiều rộng 1611 mm Chiều cao 1382 mm Chiều dài cơ sở 2424 mm Chiều rộng cơ sở trước 1345 mm Chiều rộng cơ sở sau 1304 mm Vị trí của động cơ Đặt phía trước, theo chiều dọc Hệ thống nhiên liệu Bộ chế hòa khí Số xi lanh 4 Tỷ số nén 8 Loại nhiên liệu Xăng dầu (xăng) A-92 Số hoá (hộp số tay) 4 Thắng trước Đĩa Tiêu thụ nhiên liệu vận tốc trung bình 7,5 lít / 100 km Trọng lượng 980 kg Để đáp ứng được nhu cầu của những đòi hỏi trên, từ những năm thập kỷ 70 công nghiệp sản xuất xe con đã có nhiều tiến bộ vượt bậc.Trong đó hệ thống phanh đang không ngừng được hoàn thiện Các bánh xe ít bị trươt lết hoặc không bị trượt lết Khả năng ổn định của xe được nâng cao kể cả khi đi trên đường vòng, quãng đường phanh được thu ngắn Hiệu quả phanh được đảm bảo ở mức độ cao 1.2 Tổng quan và nguyên lý làm việc trên hệ thống phanh dùng trên xe LADA 1200 4 1.2.1 Công dụng, yêu cầu và phân loại: a Công dụng - Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô máy kéo cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đó, ngoài ra, hệ thống phanh còn giữ cho ô tô máy kéo đứng yên tại chổ trên các mặt đường dốc nghiêng hay trên mặt đường ngang - Với công dụng như vậy hệ thống phanh là hệ thống đặc biêt quan trọng Nó đảm bảo cho ô tô máy kéo chuyển động an toàn ở mọi chế độ làm việc Nhờ đó mới có khả năng phát huy hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ và khả năng vận chuyển của ô tô b Yêu cầu - Hệ thống phanh cần đảm bảo các yêu cầu chính sau : + Làm việc bền vững, tin cậy + Có hiệu quả phanh cao khi phanh đột ngột với cường độ lớn trong trường hợp nguy hiểm + Phanh êm dịu trong những trường hợp khác, để đảm bảo tiện nghi và an toàn cho hành khách và hàng hóa + Giữ cho ô tô máy kéo đứng yên khi cần thiết trong thời gian không hạn chế + Ðảm bảo tính ổn định và điều khiển của ô tô - máy kéo khi phanh + Không có hiện tượng tự siết phanh khi bánh xe dịch chuyển thẳng đứng và khi quay vòng + Hệ số ma sát giữa má phanh và trống phanh cao và ổn định trong mọi điều kiện sử dụng + Có khả năng thoát nhiệt tốt + Ðiều khiển nhẹ nhàng thuận tiện, lực cần thiết tác dụng trên bàn đạp hay đòn điều khiển phải nhỏ c Phân loại Hệ thống phanh gồm có các cơ cấu phanh để hãm trực tiếp tốc độ góc của các bánh xe hoặc một trục nào đó của hệ thống truyền lực và truyền động phanh để dẫn động cơ cấu phanh 5 -Tùy theo tính chất điều khiển mà chia ra : + Phanh chân + Phanh tay - Tùy theo cách bố trí cơ cấu phanh ở bánh xe hoặc ở trục của hệ thống truyền lực mà chia ra : +Phanh bánh xe +Phanh truyền lực -Theo bộ phận tiến hành phanh, cơ cấu phanh còn chia ra : +Phanh đĩa : +Phanh trống - guốc +Phanh dải a) b) c) Hình 1.3 Sơ đồ nguyên lý các loại phanh chân a- Phanh trống- Guốc: b- Phanh đĩa: c- Phanh dải - Theo đặc điểm hình thức dẫn động, truyền động phanh thì chia ra : +Phanh cơ khí +Phanh thủy lực ( phanh dầu ) +Phanh khí nén ( phanh hơi ) +Phanh điện từ +Phanh liên hợp - Phanh truyền động bằng cơ khí thì được dùng làm phanh tay và phanh chân ở một số ô tô trước đây Nhược điểm của loại phanh này là đối với phanh chân, lực tác động lên bánh xe không đồng đều và kém nhạy, điều khiển nặng nề, nên hiện nay ít sử dụng 6 Riêng đối với phanh tay thì chỉ sử dụng khi ô tô dừng hẳn và hổ trợ cho phanh chân khi phanh gấp và thật cần thiết, nên hiện nay nó vẫn được sử dụng phổ biến trên ô tô - Phanh truyền động bằng thủy lực thì được dùng phổ biến trên ô tô du lịch và xe ô tô tải trọng nhỏ - Phanh truyền động bằng khí nén thì được dùng trên ô tô tải trọng lớn và ô tô hành khách Ngoài ra nó còn dùng trên ô tô vận tải tải trọng trung bình có động cơ diesel cũng như trên các ô tô kéo đoàn xe - Phanh truyền động bằng điện thì được dùng trên các đoàn ô tô, ô tô kéo nhiều rơmoóc - Phanh truyền động liên hợp thủy khí thì được dùng trên các ô tô và đoàn ô tô có tải trọng lớn và rất lớn 1.2.2 Cấu tạo chung của hệ thống phanh 1.2.2.1 Cơ cấu phanh Cơ cấu phanh có nghĩa vụ toạ ra Mômen phanh cần thiết và nâng cao tính ổn định trong quá trình sử dụng cơ cấu phanh là bộ phận trực tiếp làm giảm tốc độ góc của bánh xe ôtô a Cơ cấu phanh guốc: - Đây là cơ cấu phanh được sử dụng phổ biến nhất, cấu tạo gồm: + Trống phanh: Đây là một trống quay hình trụ gắn với moay ơ bánh xe + Guốc phanh: Trên bề mặt gắng các tấm ma sát ( hay gọi là má phanh) + Cơ cấu ép: Khi phanh, cơ cấu ép do người lái điều khiển thông qua dẫn động sẽ ép các bề mặt guốc phanh tỳ chặc vào mặt trống phanh, tạo ra lực ma sát khi phanh 7  Sơ đồ: Hình 1.4 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh kiểu tang trống 1- Dầu phanh; 2- Guốc phanh; 3- Chốt xoay (hoặc cơ cấu tăng phanh); 4- Má phanh; 5- Lò xo hồi vị; 6- Xylanh p * Nguyên lý hoạt động: Dưới tác dụng của bàn đạp phanh, dầu phanh (1) trong hệ thống sẽ di chuyển theo các đường ống dẫn (tuy ô) đến các xylanh phanh bánh xe (6) đẩy cho piston (B1, B2) đi ra hai bên như chiều mũi tên trong hình vẽ và tác dụng lên guốc phanh (2), làm guốc phanh ép sát vào bề mặt tang trống (9) thực hiện việc phanh xe Khi thôi đạp phanh, dầu được hồi về bình chứa và dưới tác dụng của lò xo hồi vị (5) sẽ kéo cho guốc phanh (2) trở về vị trí ban đầu Chốt (10) và lò xo (11) có tác dụng giữ guốc phanh luôn làm việc ổn định tại vị trí Cơ cấu tăng phanh (7) có tác dụng điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống khi thực hiện điều chỉnh phanh (gảy phanh) giữa các bánh  Ưu, nhược điểm của phanh tang trống: - Ưu điểm: + Dễ bố trí phanh đậu xe +Dùng lực nhỏ khi phanh (ở cơ cấu phanh loại bơi) nên ở một số loại xe nhỏ không cần trợ lực - Nhược điểm: + Có nhiều chi tiết và cần sự điều chỉnh phức tạp 8 + Phanh dễ bị dính hoặc trượt khi có thay đổi nhỏ trong cụm phanh, làm xe bị đâm lệch một bên khi phanh b Cơ cấu phanh loại đĩa:  Sơ đồ: 1 Má kẹp 2 Piston 3 chốt dẫn hướng 4 Đĩa Phanh 5 má phanh Hình 1.5 Cơ cấu phanh đĩa Các bộ phận chính của hệ thống gồm đĩa phanh, piston chính và piston con, má phanh, ống dẫn dầu, tay phanh và khay chứa dầu có vạch báo lượng dầu Bộ phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khép kín giữa các bộ phận này với nhau Nó dùng lực nén của dầu từ khay dầu, qua ống dẫn xuống piston để tác động vào má phanh, tác động trực tiếp lên đĩa phanh  Ưu nhược điểm của phanh đĩa : - Ưu điểm : + Cơ cấu phanh cho phép momen phanh ổn định khi hệ số ma sát thay đổi lớn hơncơ cấu phanh tang trống Điều này giúp cho các bánh xe bị phanh làm việc ổn định nhất là ở tốc độ cao + Cấu tạo đơn giản dễ lắp ghép và bảo dưỡng + Điều kiện làm mát tốt bảo đảm mômen phanh khi xe tiến và lùi + Không cần điều chỉnh phanh: Khe hở phanh được điều chỉnh tự động bởi phớt pistton nên không cần điều chỉnh bằng tay + Khối lượng các chi tiết nhỏ, kết cấu gọn nên tổng khối lượng của cá chi tiết không treo nhỏ, nâng cao tín êm dịu và sự bám đường của bánh xe 9 + Khả năng thoát nước tốt: nước bám vào đĩa phanh bị loại bỏ rất nhanh bởi lực li tâm nên tính năng phanh được phục hồi trong thời gian rất ngắn + Công nghệ chế tạo gặp ít khó khăn, có nhiều khả năng giảm giá thành trong sản xuất - Nhược điểm : Nhiều bụi bẩn và đất cát vì đĩa phanh không che chắn được hoàn toàn, ảnh hưởng tới quá trình phanh 1.2.2.2 Dẫn động phanh thuỷ lực a Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của phanh thủy lực -Dẫn động phanh thủy lực có những ưu điểmquan trọng là: + Độ nhạy lớn, thời gian chậm tác dụng nhỏ + Luôn luôn đảm bảo phanh đồng thời các bánh xe vì áp suất trong dòng dẫn động chỉ bắt đầu tăng khi tất cả má phanh đã ép vào trống phanh + Hiệu suất cao + Kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ, giá thành thấp + Có khả năng sử dụng trên nhiều loại xe khác nhau mà chỉ cần thay đổi cơ cấu phanh -Nhược điểm của dẫn động thủy lực: + Yêu cầu độ kín khít cao Khi có một chỗ nào bị rò rỉ thì cả dòng dẫn động không làm việc được + Lực cần thiết tác dụng lên bàn đạp lớn nên thường sử dụng các bộ phận trợ lực để giảm lực bàn đạp, làm cho kết cấu thêm phức tạp + Sự dao động áp suất của chất lỏng có thể làm cho các đường ống bị rung động và mômen phanh không ổn định + Hiệu suất giảm nhiều ở nhiệt độ thấp - Phạm vi ứng dụng: Dùng trong các xe con, xe tải nhỏ, xe khách ít chỗ ngồi vì lực ở cơ cấu phanh phụ thuộc vào lực đạp phanh do lực đạp phanh của ngươì lái có hạn nên không thể dùng trên xe có tải trọng lớn cần lực phanh ở cơ cấu phanh lớn được 10 A- Khoang dầu vào B- Khoang dầu ra 1- Vỏ điều hòa 2- Vòng kim loại 3- Vòng bao kín 4- Thanh đàn hồi 5- Đệm kín dầu 6- Nắp 7- Vòng cao su 8- Vòng tựa 9- Lò xo tựa 34 Hình 2.14 Bộ điều hòa lực phanh Vỏ bộ điều hoà lực phanh cố định với khung nhờ 2 bulông, trong vỏ đặt piston 10 Píston thường xuyên tỳ vào thanh đàn hồi 4 và được dẫn hướng nhờ phần dưới của vỏ 1 Phần trên của piston có dạng tán nấm,bề mặt đỉnh có tiết diện tròn chịu áp suất của dầu,bề mặt dưới của tán nấm có tiết diện hình vành khăn chịu áp suất của dầu,đồng thời là một phần của van.Vòng cao su 7 là đế van dầu có thể dịch chuyển trong xy lanh của vỏ van 1 nhờ vòng kim loại 2 và vòng tựa 8.Lò xo 9 luôn đẩy piston để mở thông đường dầu ở trang thái không phanh và tạo lên sự cân bằng lực nhằm đóng (ngắt) đường dầu ra cầu sau.Vòng bao kín 3 làm nhiệm vụ chắn dầu và bao kín phần thân dưới của piston Nắp 6 bắt chặt với vỏ nhờ ren và bao kín dầu nhờ đệm đồng 5.Tán nấm của piston ngăn cách dầu ra làm 2 khoang A và B Khoang A thông với đường dầu sau xy lanh chính, khoang B thông với đường dầu ra cầu sau - Nhiệm vụ: Bộ điều hòa lực phanh có tác dụng hạn chế lực phanh ra cầu sau, nhằm tránh cho các bánh xe sau bị bó cứng và gây trượt lết bánh xe khi phanh, nâng cao khả năng ổn định khi phanh của ô tô - Hoạt động: 35 A- Khoang dầu vào B- Khoang dầu ra 1- Thân xoắn 2- Đường ống vào từ xilanh chính Phớt làm kín Ống lót Piston Đệm Nắp bịt Đường ống xilanh phía sau 9- Cốc trượt 10- Lò xo 11- Đĩa lò xo 12- Phớt làm kín 13- Thân bộ điều hòa 345678- Hình 2.15 Bộ điều hòa lực phanh Tín hiệu áp suất: + Khi áp suất nhỏ, dầu có áp suất nhỏ từ xy lanh chính (p) tác động lên bộ điều hòa, piston bên trong chưa bị đóng duy trì khả năng thông các đường dầu chảy tới xy lanh phanh bánh xe trước (p1) và sau (p2) như nhau, p = p1 = p2 + Khi áp suất đủ lớn, dầu có áp suất từ xy lanh chính tác động lên bộ điều hòa, piston bên trong đóng đường dầu ra xy lanh bánh xe sau, đường dầu chảy tới xy lanh phanh bánh xe trước p = p1, đường dầu chảy tới xy lanh phanh bánh xe sau bị đóng nên p2 < p (hay p1), do vậy p2 < p1 + Piston có dạng tiết diện hai bên khác nhau, do vậy piston làm việc ở dạng nhấp nháy, đảm bảo cho áp suất dầu ra cầu sau tăng chậm, thực hiện điều hòa áp suất dầu phanh ra bánh xe phù hợp với tải trọng giảm nhỏ khi phanh ở cầu sau - Ưu điểm: + Tự động điều chỉnh áp suất dầu theo tải trọng và cường độ phanh (áp suất), + Hạn chế khả năng bó cứng bánh xe sau, + Đơn giản kết cấu, + Giá thành thấp -Nhược điểm: 36 Không có khả năng điều chỉnh tốt khi đi trên đường trơn, trong trường hợp này bánh xe vẫn có thể bị bó cứng Do vậy ngày nay chuyển sang dùng ABS (hệ thống chống bó cứng bánh xe) 37 CHƯƠNG 3: CHUẨN ĐOÁN VÀ BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE LADA 1200 Hệ thống phanh trên xe giữ vai trò rất quan trọng Nó dùng để giảm tốcđộ chuyển động dừng và giữ xe ở trạng thái đứng yên Vì vậy bất kỳ một hư hỏng nào cũng làm mất an toàn và có thể gây ra tai nạn khi xe vận hành Trong quá trình sử dụng ôtô hệ thống phanh có thể phát sinh những hư hỏng như phanh không ăn phanh ăn không đều phanh nhả kém hoặc bị kẹt Phanh không ăn thì không dừng được ôtô kịp thời trong những điều kiện bình thường trong tình huống phức tạp thì sẽ là nguyên nhân gây ra tai nạn Nguyên nhân phanh không ăn có thể là do ở phần dẫn động thủy lực không kín để không khí lọt vào hoặc trong hệ thống thiếu dầu bộ phận điều chỉnh của cơ cấu truyền động và cơ cấu phanh bị hỏng Ngoài ra còn do má phanh và đĩa phanh bị mòn hoặc dính dầu Có thể phát hiện các mối nối bị hở căn cứ vào sự rò chảy của dầu ở phần truyền động thủy lực Nếu trong phần dẫn động thủy lực có không khí lọt vào thì khi đạp phanh không thấy sức cản rỏ rệt Vì khi đạp phanh áp suất không truyền vào dầu còn không khí lọt vào hệ thống thì bị nén, áp suất của nó truyền vào cơ cấu ép không đủ ép má phanh vào đĩa phanh Ðể khắc phục hiện tượng này ta phải tiến hành xả không khí ra khỏi hệ thống truyền động thủy lực Tuy nhiên cần kiểm tra dầu ở xy lanh phanh chính nếu cần thì đổ thêm dầu vào Khi thay dầu ở hệ thống truyền động thủy lực phải tháo rời rửa và thỗi sạch xylanh phanh chính các xylanh phanh bánh xe và các ống dẫn đầu Ðổ dầu mới vào hệ thống tiến hành trình tự như khi xả không khí Dầu có thể lọt vào má phanh và tang trống qua vòng chắn dầu bị hỏng Vòng chắn dầu hỏng phải thay mới dùng xăng rửa sạch má phanh và đĩa phanh các tấm đệm của má phanh thì dùng dũa hoặc bàn chải sắt đánh sạch Nếu má phanh bị mòn thì thay mới chú ý đặt đinh tán sao cho đầu đinh thấp hơn bề mặt của má phanh theo yêu cầu Phanh không ăn đều giữa các má phanh có thể do sự điều chỉnh cơ cấu truyền động hoặc cơ cấu phanh bị hỏng các ống dẫn bị tắc các chi tiết dẫn động bị kẹt Ðể khắc phục ta cần có sự điều chỉnh cơ cấu truyền động bôi trơn các chi tiết và thông ống dẫn 38 Phanh bó là do bị kẹt nguyên nhân có thể là lò xo hồi vị guốc phanh bị gẫy má phanh bị dính cứng với đĩa phanh, vòng làm kín bị nở piston bị kẹt trong các xylanh bánh xe Khi phanh phải tăng lực đạp lên bàn đạp thì đó là dấu hiệu chủ yếu về hư hỏng của bộ trợ lực Những hư hỏng chính của bộ trợ lực chân không : - Ống dẫn từ buồng chân không tới bộ trợ lực bị hỏng - Van không khí không hoạt động - Bình lọc bộ trợ lực bị tắc Ngoài ra bộ trợ lực làm việc không tốt nếu điều chỉnh chạy ralăngti không đúng 3.1 Kiểm tra tổng hợp xe - Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp (đối với phanh tay) và tay kéo (đối với phanh dừng) có đúng tiêu chuẩn không - Kiểm tra các chốt hãm, chốt chẻ đã đầy đủ chưa - Kiểm tra áp lực dầu có phanh không và đủ áp suất không 6-7 [kg/cm2.] - Ðạp bàn đạp phanh khi đã có dầu giữ nguyên bàn đạp xem áp xuất dầu ở đồng hồ có xuống không nếu có tức là hệ thống có chỗ hở cần phát hiện và sửa chữa kịp thời - Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống phanh khi xe đứng rồi và thấy các yêu cầu kỹ thuật đã bảo đảm thì mới tiến hành kiểm tra hệ thống phanh bằng cách cho xe chạy 3.2 Một số triệu chứng thường gặp 39 TRIỆU CHỨN G Phanh tác dụng chậm KHU VỰC CÓ THỂ XẢY RA HƯ HỎNG + Không khí lọt vào đường ống phanh do: - Cúp pen của piston xy lanh chính bị mòn làm cho piston không đủ kín - Có không khí trong hệ thống phanh - Dầu rò rỉ ở hệ thống phanh Độ nhạy của hệ - Khe hở giữa trống phanh và má phanh thống quá lớn phanh - Hành trình tự do của bàn đạp quá lớn kém Phanh ăn không đều Phanh không ăn Phanh - Má phanh bị dính dầu - Vật liệu của má phanh có khuyết tật (hợp chất không đúng) - Má phanh tiếp xúc không đều - Điều chỉnh má phanh không đúng - Khe hở má phanh không đều trống phanh bị ăn mòn quá mức trống phanh bị biến dạng - Vòng bi moay ơ bị lỏng - áp suất của lốp không đều Sai hỏng ở cụm phanh bánh xe - Má phanh dính dầu dính dầu - Trống phanh và má phanh không tiếp xúc - Vật liệu hoặc độ cứng của má phanh không thích hợp - Phần tiếp xúc của trống bị biến dạng - Má phanh quá mòn - Điều chỉnh má phanh không đúng Sai lệch hệ thống điều khiển - Dầu phanh rỏ rỉ từ hệ thống phanh - Thiếu dầu phanh - Do trợ lực khụng hiệu quả - Cần đẩy bộ trợ lực phanh điều chỉnh không đúng - Hệ thống phanh bị tắc - Mặt van và mặt tựa ở van kiểm tra bị bẩn hoặc bị lỏng - Vòng đệm và mang ngăn của piston bị hỏng - Điều chỉnh khe hở má phanh không 40 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC - Thay cúp pen - Xả không khí ra khỏi hệ thống phanh - Siết chặt hoặc thay đệm bít, vòng bít, cúp pen - Điều chỉnh lại khe hở giữa mỏ phanh và trống phanh - Điều chỉnh lại hành trình tự do của bàn đạp - Dùng xăng rửa má phanh - Thay má phanh - Hiệu chỉnh - Điều chỉnh - Điều chỉnh khe hở - Hiệu chỉnh hoặc thay thế vòng bi - Điều chỉnh áp suất của lốp - Dùng xăng rửa sạch - Hiệu chỉnh - Hiệu chỉnh hoặc thay thế - Thay thế - Thay thế - Điều chỉnh mũ ốc hãm ở dưới - Siết chặt thêm hoặc thay thế - Định kỳ bổ sung đầu phanh - Kiểm tra lại trợ lực phanh - Điều chỉnh lại cần đẩy bộ trợ lự phanh - Thay ống cứng, ống mềm - Sữa chữa hoặc thay thế - Sữa chữa hoặc thay thế - Điều chỉnh khe hở bị bó Phanh có tiếng ồn Lực phanh không đủ Có nhiều không khí trong hệ thống phanh đúng - Lò xo phản hồi của má phanh bị hỏng - Bàn đạp không có hành trình tự do và lỗ trở về của xy lanh phanh chính bị tắc - Khe hở giữa má phanh và trống phanh quá hẹp - Thay thế - Điều chỉnh khe hở giữa cần đẩy và piston - Điều chỉnh lại cho đúng - Vật liệu của má phanh hoặc độ cứng bề mặt không thích hợp - Đinh tán của má phanh bị lỏng - Đinh tán tiếp xúc với trống - Trống bị biến dạng hoặc mòn - Có tạp chất giữa trống và má phanh - Vòng bi bánh xe bị lỏng - Thay má phanh - Thay thế hoặc tán thêm đinh tán - Thay má phanh và đinh tán - Sửa chữa hoặc thay thế - Làm sạch mặt má phanh hoặc thay thế - Điều chỉnh hoặc thay ổ bi Trợ lực phanh hoạt động kém - Bề mặt và mặt tựa của van khí bị bẩn hoặc lỏng - piston, và màng ngăn bị hỏng - Bộ lọc không khí bị tắc và các đường ống dẫn khí có bị xoắn hoặc tắc - Vòng bít pittông xi lanh chính bị mòn, hở nên không khí lọt vào - ống dầu giữa xi lanh chính và thùng chứa dầu bị cong và không khí lọt vào - Độ khít của các mối nối ở hệ thống phanh không thích hợp -Thay thế vòng pittông Hành trình tự do của - Khe hở giữa trống phanh tấm đệm cần kéo quỏ lớn phanh - Điều chỉnh sai cơ cấu điều khiển dừng xe quá lớn - Sữa chữa hoặc thay thế - Thay thế - Sữa chữa hoặc thay thế -Thay thế vòng pittông - Hiệu chỉnh độ cong của ống cấp và xả không khí ra khỏi bình chứa dầu - Siết chặt thêm hoặc thay thế đệm bít - Điều chỉnh lại cho đúng - Điều chỉnh lại cho đúng 3.3 Những công việc bảo dưỡng cần thiết Hàng ngày cần phải kiểm tra trình trạng và độ kín khít các ống dẫn Kiểm tra hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp phanh nếu cần thiết phải điều chỉnh Kiểm tra cơ cấu truyền động và hiệu lực của phanh tayxả cặn bẩn khỏi các bầu lọc khí 41 Kiểm tra sự hoạt động của xy lanh chính Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xy lanh chính Kiểm tra và nếu cần thì điều chỉnh khe hở giữa đĩa phanh và má phanh Cũng có thể kiểm tra hiệu lực của phanh khi ôtô chuyển động Trong trường hợp này cần tăng tốc độ của ôtô lên tới 30 (km/h) và đạp phanh hãm ôtô để kiểm tra Phanh tay được coi là tốt nếu ôtô dừng trên đường dốc 16% mà không bị trôi 3.4 Sửa chữa hư hỏng một số chi tiết bộ phận chính - Các công việc sửa chữa bảo dưỡng phanh bao gồm : Châm thêm dầu phanh Làm sạch hệ thống thủy lực Tách khí khỏi hệ thống thủy lực Sửa chữa hoặc thay thế xylanh chính hay các xylanh bánh xe Thay má phanh Sửa chữa hoặc thay thế bộ phận trợ lực phanh -Ngoài ra còn có : Sửa chữa hoặc thay thế đường ống dầu phanhcông tắc hoặc các van - Thay thế má phanh: + Cốt má phanh: Bề mặt cốt sắt để tán má phanh nếu bị vênh quá 0,40 [mm] thì phải sửa chữalỗ để lắp đệm lệch tâm không được mòn quá(0,100,12)mm các đầu đinh tán phải chắc chắn không lỏng má phanh không nứt và cào xướt mặt đầu của các đinh tán phải cao hơn bề má phanh ít nhất là 2.5[mm] + Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh điều chỉnh theo yêu cầu đầu trên má phanh trước và sau là 0,25[mm] đầu dưới má phanh trước và sau là 0,12[mm]khe hở giữa trục quay má phanh với vòng đồng lệch tâm cho phép là: (0,06 – 0,15)[mm] lớn nhất là 0,25[mm] Cùng một cầu xe má phanh hai bên bánh trái và bánh phải đồng chất không được dùng loại khác nhau má phanh cũ có dính dầu phải dùng xăng hoặc dầu hỏa để rửa không được dùng madút hoặc xút + Thay thế má phanh đĩa lau chùi bụi và tra dầu mỡ moayơ kiểm tra các vòng phốt xem có rò dầu không ….việc sửa chửa bảo dưỡng phanh đĩa đơn giản hơn phanh trống guốc 42 - Xylanh chính và xylanh bánh xe thường có những hư hỏng như: Bề mặt xylanh bị cào xước, xylanh bị côn, méo các lò xo hồi vị bị gẫy mất đàn hồi, các vòng làm kín bị nở, các răng ốc nối các ống dẫn dầu bị tua + Theo yêu cầu thì bề mặt xylanh phải nhẵn bóng không có vết rỗ xước sâu quá 0,5[mm] Ðường kính xy lanh không được côn méo quá 0,05[mm] so với đường kính tiêu chuẩn, các lò xo hồi vị phải đủ tiêu chuẩn về lực đàn hồi + Ðối với những hư hỏng trên thì phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới chứ không thể điều chỉnh được Các vòng làm kín, lò xo hồi vị nếu kiểm tra không đạt yêu cầu thì nên thay mới Các piston, xylanh bị côn hoặc méo thì phải tiến hành gia công trở lại Chú ý khi gia công khe hở giữa xy lanh và piston không được vượt quá giá trị cho phép tối đa là (0,030 – 0,250) mm độ côn và méo của xy lanh bánh xe sau khi gia công cho phép tối đa là 0,5 [mm] độ bóng phải đạt ∇9 - Ðối với bầu trợ lực cần phải kiểm tra piston màng nếu có hiện tượng rạng rách thì phải thay thế để đảm bảo hiệu quả phanh 3.5 Kiểm tra tổng hợp hệ thống phanh xe LADA 1200 3.5.1 Kiểm tra tổng hợp khi xe đứng: - Kiểm tra hệ thống cần bẩy chuyển động có dễ dàng không, không được vướng các nắp tôn ở buồng lái - Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp (đối với phanh tay) và tay kéo (đối với phanh dừng) có đúng tiêu chuẩn không - Kiểm tra các khe hở của các bạc và trục của hệ thống đòn bẩy - Kiểm tra các chốt hãm, chốt chẻ đã đầy đủ chưa - Kiểm tra các đường ống dẫn dầu và chứa hơi có bị hở không - Kiểm tra áp lực dầu có phanh không và đủ áp suất không 6-7 [kg/cm 2.] - Ðạp bàn đạp phanh khi đã có dầu giữ nguyên bàn đạp xem áp xuất dầu ở đồng hồ có xuống không nếu có tức là hệ thống có chỗ hở cần phát hiện và sửa chữa kịp thời - Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống phanh khi xe đứng rồi và thấy các yêu cầu kỹ thuật đã bảo đảm thì mới tiến hành kiểm tra hệ thống phanh bằng cách cho xe chạy 3.5.2 Kiểm tra tổng hợp cho xe chạy: 43 - Trước khi cho xe chạy chính thức trên mặt đường để điều chỉnh và thử hệ thống phanh cần cho xe chạy chậm (tốc độ 10 – 15[km]/hệ thống phanh) đạp thử phanh chânbỏ hờ tay lái xem hệ thống phanh chân có ăn tốt không hệ thống tay láicó làm lệch xe khi phanh không - Sau khi hai yêu cầu trên đã đảm bảo rồi tiến hành thử xe trên mặt đường - Kiểm tra hệ thống phanh chân: - Cho xe chạy một quãng dài khoảng 15 - 20 km rồi từ từ dừng lại (không sử dụng phanh chân) Xuống sờ các đĩa phanh nếu thấy nóng tức là điều chỉnh khe hở bị bó sátcần điều chỉnh lại khe hở giữa má phanh và đĩa phanh - Cho xe chạy với tốc độ 35 - 40 [km/h] rồi phanh đột ngột hãm xe nếu xe dừng lại hẳn với khoảng cách 5 - 8 [m] hai bánh sau ăn cháy mặt đường độ dài cháy 1 - 2[m] và đều nhau hai bánh trước cũng ăn đều nhau nhưng mờ hơn - Kiểm tra hệ thống phanh tay : - Cho xe chạy lên dốc dùng phanh chân hãm cho xe dừng lại trả về số không, kéo phanh tay, nhả phanh chân nếu xe không bị trôi xuống dốc thì đạt yêu cầu Ðể kiểm tra lại cho xe xuống dốc dùng phanh chân hãm cho xe dừng lại trả về số không kéo phanh tay và nhả phanh chân nếu xe không bị trôi xuống dốc là bảo đảm yêu cầu 3.5.3 Sửa chữa phanh thuỷ lực Do phanh thuỷ lực gồm có hai bộ phận chính là bộ phận dẫn động và bộ phận hãm Bộ phận truyền động gồm có bàn đạp, xylanh chính, xylanh hãm bánh xe, ống dẫn dầu và đòn đẩy Bộ phận hãm có hai má phanh, lò xo hồi vị và tang trống phanh Khi đạp lên bàn đạp, cần đẩy di chuyển piston của xylanh chính sinh ra áp lực tác đông vào dầu theo ống dẫn vào bộ tăng áp, bộ chia dầu, rồi theo các ống nhỏ về các xylanh hãm đẩy má phanh áp vào tang trống phanh để hãm xe lại Khi nhả bàn đạp thì piston trở về vị trí ban đầu, lò xo kéo má phanh trở về vị trí cũ, ép dầu đi ngược trở về xylanh chính và sự hoạt động của xylanh chấm dứt Hư hỏng của phanh thuỷ lực thường là ử cá xylanh chnính và xylanh hãm Các hư hỏng chủ yếu là : Chờn các ốc bắt đường dầu, bề mặt xylanh bị cào xước Xylanh bị mòn, méo, piston bị cào xước hoặc mòn, méo, các lò xo hồi vị ị gãy, mất đàn hồi, cupen van bị nở hư hỏng mất tác dụng Các yêu cầu kiểm tra, sửa chữa như sau: 44 - Các ren trên các ống nối bắt nguồn dẫn dầu với các xylanh chính và xylanh bánh xe không được cháy hoặc chờn quá hai ren, nếu quá thì thay mới - Xylanh phải nhẵn bóng, không có vết cào rỗ, xước sâu quá 0,05mm - Đường kính xylanh không được mòn thành hình côn hoặc ô van quá 0,05mm so với đường kính tiêu chuẩn - Piston phải nhẵn bóng, không có vết cào xước sâu quá 0,05mm - Các lò xo hồi vị không được có vết rỗ trên bề mặt và phải đủ các tiêu chuẩn về lực đàn hồi Khi xe sửa chữa lớn thì tất cả các cupen phải thay thế Trường hợp cần kiểm tra kỹ thuật để xem cupen có sử dụng được không thì làm như sau Bằng kinh nghiệm sau khi đã lau rửa sạch xylanh bánh xe cho dầu phanh bôi vào mặt xylanh đưa cupen vào nếu dùng ngón tay trỏ đẩy nhẹ mà cupen chuyển động trong xylanh được thì cupen đó có thể sử dụng được Nếu đẩy mạnh mà cupen không chuyển động thì cupen đã bị giãn nở, cần phải thay mới - Khe hở giữa xylanh và piston tối đa cho phép là (0,03- 0,25)mm - Độ côn và ô van của xylanh hãm sau khi ra công sửa chữa cho phép tối đa là 0,5mm - Khi ra công pison theo cốt xilanh khi sửa chữa phải chú ý đến khe hở lắp ghép giữa piston và xylanh, khe hở tiêu chuẩn là:(0,05 – 0,075)mm a Sửa chữa cơ cấu hãm phanh chân Cơ cấu hãm phanh chân thường phát sinh hư hỏng ở tang trống và má phanh - Tang trống Tang trống không được có những vết cào sâu quá 1 mm, các bulông bắt bánh không được xoay, răng không được cháy, đổ, ghẻ và chờ quá hai vòng răng các răng ốc cặp giữa bán trục phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Độ mòn côn và ô van của tang trống tối đa cho phép 0,3-0,5mm Nừu quá các tiêu chuẩn trên phải sửa chữa Tang trống lắp hco từng loại cần phải cùng một cốt sửa chữa, không đượclắp cầu trước bên phải một cốt sửa chữa, bên trái lại lắp cốt khác, hoặc cầu sau bên phải lại lắp một cốt sửa chữa nhưng bên trái lại lắp cốt khác Đường kính trng sau khi ra công sửa chữa, độ côn và ô van cho phép tiếp 0,7mm Cổ trục bánh xe và tang trống phải đồng trục, cho phép sai lệch không quá 0,5 – 0,07mm, nếu sau khi sửa chữa tang trống hết cốt thì hco phép 45 đóng sơ mi và gia công trở lại kích thước nguyên thuỷ, tuyệt đối không gia công vượt cốt - Má phanh Chiều dầy má phanh lúc ban đầu từ 5mm÷8mm Với các má phanh táu khi bộ mòn đến mặt đinh táu phải thay , còn các má phanh dán cho phép sử dụng tới 0,5mm mới bỏ Việc sử dụng keo dán cho phép tận dụng tối đa vật liệu ma sát má phanh được chế tạo từ atbét oặc atbét đồng, có hệ số ma sát ổn định từ 0,25÷0,3 Đinh tán thường bằng hợp kim nhôm và đòng b Sửa chữa phanh tay Các yêu cầu kiểm tra và sửa chữa của phanh tay như sau: Má phanh không được vênh quá 0,3mm, má phanh mòn cách đều đầu đinh tán 0,5mm thì mới thay Trên mặt đĩa không được rứt nạn hoặc có vết Khe hở giữa chốt má phanh với lỗ chốt má phanh vì lỗ cần kéo cốt má phanh cho phép trong phạm vi 0,10-0,15mm Khe hở giữa trục cân bằng (trước và sau) lắp vào lỗ cốt má phanh và lỗ cân bằng cho phép trong phạm vi 0,03-8mm Bánh răng hình quạt cần bẩy tay không được cong quá 0,25mm Hạn độ mòn của răng hình quạt thheo chiều cao của răng so với bánh răng mới không quá 1mm Tán má phanh vào cốt sắt phải chắc chắn, khe hở giữa má phanh và cốt sắt tối đa cho phép là 0,15mm Khe hở giữa má phanh với đĩa sắt là 0,8mm Tay kéo phanh tay khi xe chạy không được rung, lắc 46 C KẾT LUẬN Sau thời gian hơn 1 tháng làm đồ án với đề tài “Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không trên xe LADA 1200” em đã cơ bản hoàn thành đề tài với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.s Phạm Thăng Long và các thầy cô trong bộ môn Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống phanh, các nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống phanh Phần đầu đồ án giới thiệu chung về hệ thống phanhtừ các loại cơ cấu phanh đến các loại dẫn động phanh của hệ thống phanh Phần trung tâm của đồ án trình bày hệ thống phanh trên xe LADA 1200 đi sâu tìm hiểu phần hệ thống phanh bao gồm: Cơ cấu phanh đĩa, phanh tang trống dẫn động phanh thủy lực trợ lực chân không, xylanh chính, bộ trợ lực chân không và van điều hòa lực phanh Ðồng thời tìm hiểu các hư hỏng của hệ thống phanh thường gặp Tuy nhiên do thời gian hạn chế nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đầy đủ các tài liệu về xe nên không tránh khỏi những thiếu sót mong các thầy cô chỉ dẫn và bày vẻ thêm Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên nghành về các hệ thống ôtô và đặc biệt là hệ thống phanh Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin: Word Excel AutoCAD phục vụ cho công tác sau này Ðồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của một sinh viên khoa Cơ khí- Điện 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO  [1] Hồ Tấn Chuẩn, Nguyễn Đức Phú, Trần Văn Tế, Nguyễn Tất Tiến,Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong tập 1,2,3 NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1971 [2] Nguyễn Tất Tiến, Nguyên lý động cơ đốt trong NXB giáo dục Hà Nội,2000 [3] Nguyễn Nông, Nguyễn Đại Thành, Hoàng Ngọc Vinh, Sữa chữa ô tô máy kéo.NXB giáo dục và đào tạo.1999 [4] Trần Trung Phước,Cấu tạo ô tô NXB khoa học và kĩ thuật, 2000 [5] Trần Thế San - Đỗ Dũng,Thực hành sửa chữa và bảo trì động cơ xăng NXB giáo dục Hà Nội, 2001 [6] Giáo trình sửa chữa ôtô - máy nổ NXB giáo dục và đào tạo, 2003 [6] Lada 1200 catalog.Pdf [7] www.vaz2101.com 48 ... má phanh với đĩa sắt 0,8mm Tay kéo phanh tay xe chạy không rung, lắc 46 C KẾT LUẬN Sau thời gian tháng làm đồ án với đề tài ? ?Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không xe LADA. .. chi tiết hệ thống phanh Phần đầu đồ án giới thiệu chung hệ thống phanhtừ loại cấu phanh đến loại dẫn động phanh hệ thống phanh Phần trung tâm đồ án trình bày hệ thống phanh xe LADA 1200 sâu tìm... bổ trợ lực tốt, để tăng lực trợ lực lớn phải tăng kích thước bầu trợ lực 2.1.2 Sơ đồ cấu tạo nguyên lý làm việc hệ thống phanh xe LADA 1200 2.1.2.1 Phanh chân: → Sơ đồ: Hình 2.2 Sơ đồ cấu tạo phanh

Ngày đăng: 09/10/2020, 16:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 2.11. Bầu trợ lực (khi không phanh)

  • 1- thanh đẩy;2- phớt bầu trợ lực;3- lò xo màng;4- ống nối;5- thân sau trợ lực; 6- màng trợ lực;7- thân trước trợ lực;8- tấm đỡ lò xo;9- thân van;10- bu lông;11- phớt thân dầu;12- cần điều khiển;13- lò xo hồi van khí;14- lọc khí;15- van khí;16- đĩa phản lực;17- lò xo van điều khiển

  • 3.1. Kiểm tra tổng hợp xe

  • 3.2. Một số triệu chứng thường gặp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan