Xylanh chính và xylanh bánh xe thường có những hư hỏng như: Bề mặt xylanh bị cào xước, xylanh bị côn, méo các lò xo hồi vị bị gẫy mất đàn hồi, các vòng làm kín bị

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG TRÊN XE LADA 1200 (Trang 43 - 48)

cào xước, xylanh bị côn, méo các lò xo hồi vị bị gẫy mất đàn hồi, các vòng làm kín bị nở, các răng ốc nối các ống dẫn dầu bị tua.

+ Theo yêu cầu thì bề mặt xylanh phải nhẵn bóng không có vết rỗ xước sâu quá 0,5[mm]. Ðường kính xy lanh không được côn méo quá 0,05[mm] so với đường kính tiêu chuẩn, các lò xo hồi vị phải đủ tiêu chuẩn về lực đàn hồi.

+ Ðối với những hư hỏng trên thì phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới chứ không thể điều chỉnh được. Các vòng làm kín, lò xo hồi vị nếu kiểm tra không đạt yêu cầu thì nên thay mới. Các piston, xylanh bị côn hoặc méo thì phải tiến hành gia công trở lại. Chú ý khi gia công khe hở giữa xy lanh và piston không được vượt quá giá trị cho phép tối đa là (0,030 – 0,250) mm độ côn và méo của xy lanh bánh xe sau khi gia công cho phép tối đa là 0,5 [mm] độ bóng phải đạt ∇9.

- Ðối với bầu trợ lực cần phải kiểm tra piston màng nếu có hiện tượng rạng rách thì phải thay thế để đảm bảo hiệu quả phanh.

3.5. Kiểm tra tổng hợp hệ thống phanh xe LADA 1200

3.5.1. Kiểm tra tổng hợp khi xe đứng:

- Kiểm tra hệ thống cần bẩy chuyển động có dễ dàng không, không được vướng các nắp tôn ở buồng lái.

- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp (đối với phanh tay) và tay kéo (đối với phanh dừng) có đúng tiêu chuẩn không.

- Kiểm tra các khe hở của các bạc và trục của hệ thống đòn bẩy. - Kiểm tra các chốt hãm, chốt chẻ...đã đầy đủ chưa.

- Kiểm tra các đường ống dẫn dầu và chứa hơi có bị hở không.

- Kiểm tra áp lực dầu có phanh không và đủ áp suất không 6-7 [kg/cm2.]

- Ðạp bàn đạp phanh khi đã có dầu. giữ nguyên bàn đạp xem áp xuất dầu ở đồng hồ có xuống không. nếu có tức là hệ thống có chỗ hở. cần phát hiện và sửa chữa kịp thời.

- Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống phanh khi xe đứng rồi và thấy các yêu cầu kỹ thuật đã bảo đảm thì mới tiến hành kiểm tra hệ thống phanh bằng cách cho xe chạy.

- Trước khi cho xe chạy chính thức trên mặt đường để điều chỉnh và thử hệ thống phanh cần cho xe chạy chậm (tốc độ 10 – 15[km]/hệ thống phanh) đạp thử phanh chânbỏ hờ tay lái xem hệ thống phanh chân có ăn tốt không hệ thống tay láicó làm lệch xe khi phanh không.

- Sau khi hai yêu cầu trên đã đảm bảo rồi tiến hành thử xe trên mặt đường. - Kiểm tra hệ thống phanh chân:

- Cho xe chạy một quãng dài khoảng 15 - 20 km rồi từ từ dừng lại (không sử dụng phanh chân). Xuống sờ các đĩa phanh nếu thấy nóng tức là điều chỉnh khe hở bị bó sátcần điều chỉnh lại khe hở giữa má phanh và đĩa phanh.

- Cho xe chạy với tốc độ 35 - 40 [km/h] rồi phanh đột ngột hãm xe nếu xe dừng lại hẳn với khoảng cách 5 - 8 [m] hai bánh sau ăn cháy mặt đường độ dài cháy 1 - 2[m] và đều nhau hai bánh trước cũng ăn đều nhau nhưng mờ hơn.

- Kiểm tra hệ thống phanh tay :

- Cho xe chạy lên dốc dùng phanh chân hãm cho xe dừng lại trả về số không, kéo phanh tay, nhả phanh chân nếu xe không bị trôi xuống dốc thì đạt yêu cầu.

Ðể kiểm tra lại cho xe xuống dốc dùng phanh chân hãm cho xe dừng lại trả về số không kéo phanh tay và nhả phanh chân nếu xe không bị trôi xuống dốc là bảo đảm yêu cầu.

3.5.3 Sửa chữa phanh thuỷ lực.

Do phanh thuỷ lực gồm có hai bộ phận chính là bộ phận dẫn động và bộ phận hãm. Bộ phận truyền động gồm có bàn đạp, xylanh chính, xylanh hãm bánh xe, ống dẫn dầu và đòn đẩy. Bộ phận hãm có hai má phanh, lò xo hồi vị và tang trống phanh. Khi đạp lên bàn đạp, cần đẩy di chuyển piston của xylanh chính sinh ra áp lực tác đông vào dầu theo ống dẫn vào bộ tăng áp, bộ chia dầu, rồi theo các ống nhỏ về các xylanh hãm đẩy má phanh áp vào tang trống phanh để hãm xe lại. Khi nhả bàn đạp thì piston trở về vị trí ban đầu, lò xo kéo má phanh trở về vị trí cũ, ép dầu đi ngược trở về xylanh chính và sự hoạt động của xylanh chấm dứt. Hư hỏng của phanh thuỷ lực thường là ử cá xylanh chnính và xylanh hãm. Các hư hỏng chủ yếu là : Chờn các ốc bắt đường dầu, bề mặt xylanh bị cào xước. Xylanh bị mòn, méo, piston bị cào xước hoặc mòn, méo, các lò xo hồi vị ị gãy, mất đàn hồi, cupen van bị nở hư hỏng mất tác dụng.

- Các ren trên các ống nối bắt nguồn dẫn dầu với các xylanh chính và xylanh bánh xe không được cháy hoặc chờn quá hai ren, nếu quá thì thay mới

- Xylanh phải nhẵn bóng, không có vết cào rỗ, xước sâu quá 0,05mm

- Đường kính xylanh không được mòn thành hình côn hoặc ô van quá 0,05mm so với đường kính tiêu chuẩn.

- Piston phải nhẵn bóng, không có vết cào xước sâu quá 0,05mm

- Các lò xo hồi vị không được có vết rỗ trên bề mặt và phải đủ các tiêu chuẩn về lực đàn hồi. Khi xe sửa chữa lớn thì tất cả các cupen phải thay thế. Trường hợp cần kiểm tra kỹ thuật để xem cupen có sử dụng được không thì làm như sau. Bằng kinh nghiệm sau khi đã lau rửa sạch xylanh bánh xe cho dầu phanh bôi vào mặt xylanh đưa cupen vào nếu dùng ngón tay trỏ đẩy nhẹ mà cupen chuyển động trong xylanh được thì cupen đó có thể sử dụng được.

Nếu đẩy mạnh mà cupen không chuyển động thì cupen đã bị giãn nở, cần phải thay mới.

- Khe hở giữa xylanh và piston tối đa cho phép là (0,03- 0,25)mm.

- Độ côn và ô van của xylanh hãm sau khi ra công sửa chữa cho phép tối đa là 0,5mm

- Khi ra công pison theo cốt xilanh khi sửa chữa phải chú ý đến khe hở lắp ghép giữa piston và xylanh, khe hở tiêu chuẩn là:(0,05 – 0,075)mm

a. Sửa chữa cơ cấu hãm phanh chân.

Cơ cấu hãm phanh chân thường phát sinh hư hỏng ở tang trống và má phanh. - Tang trống .

Tang trống không được có những vết cào sâu quá 1 mm, các bulông bắt bánh không được xoay, răng không được cháy, đổ, ghẻ và chờ quá hai vòng răng các răng ốc cặp giữa bán trục phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Độ mòn côn và ô van của tang trống tối đa cho phép 0,3-0,5mm. Nừu quá các tiêu chuẩn trên phải sửa chữa. Tang trống lắp hco từng loại cần phải cùng một cốt sửa chữa, không đượclắp cầu trước bên phải một cốt sửa chữa, bên trái lại lắp cốt khác, hoặc cầu sau bên phải lại lắp một cốt sửa chữa nhưng bên trái lại lắp cốt khác. Đường kính trng sau khi ra công sửa chữa, độ côn và ô van cho phép tiếp 0,7mm. Cổ trục bánh xe và tang trống phải đồng trục, cho phép sai lệch không quá 0,5 – 0,07mm, nếu sau khi sửa chữa tang trống hết cốt thì hco phép

đóng sơ mi và gia công trở lại kích thước nguyên thuỷ, tuyệt đối không gia công vượt cốt

- Má phanh.

Chiều dầy má phanh lúc ban đầu từ 5mm÷8mm

Với các má phanh táu khi bộ mòn đến mặt đinh táu phải thay , còn các má phanh dán cho phép sử dụng tới 0,5mm mới bỏ. Việc sử dụng keo dán cho phép tận dụng tối đa vật liệu ma sát. má phanh được chế tạo từ atbét oặc atbét đồng, có hệ số ma sát ổn định từ 0,25÷0,3. Đinh tán thường bằng hợp kim nhôm và đòng.

b. Sửa chữa phanh tay.

Các yêu cầu kiểm tra và sửa chữa của phanh tay như sau:

Má phanh không được vênh quá 0,3mm, má phanh mòn cách đều đầu đinh tán 0,5mm thì mới thay

Trên mặt đĩa không được rứt nạn hoặc có vết

Khe hở giữa chốt má phanh với lỗ chốt má phanh vì lỗ cần kéo cốt má phanh cho phép trong phạm vi 0,10-0,15mm. Khe hở giữa trục cân bằng (trước và sau) lắp vào lỗ cốt má phanh và lỗ cân bằng cho phép trong phạm vi 0,03-8mm.

Bánh răng hình quạt cần bẩy tay không được cong quá 0,25mm. Hạn độ mòn của răng hình quạt thheo chiều cao của răng so với bánh răng mới không quá 1mm.

Tán má phanh vào cốt sắt phải chắc chắn, khe hở giữa má phanh và cốt sắt tối đa cho phép là 0,15mm. Khe hở giữa má phanh với đĩa sắt là 0,8mm.

C. KẾT LUẬN.

Sau thời gian hơn 1 tháng làm đồ án với đề tài “Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không trên xe LADA 1200” em đã cơ bản hoàn thành đề tài với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.s Phạm Thăng Long và các thầy cô trong bộ môn.

Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống phanh, các nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống phanh. Phần đầu đồ án giới thiệu chung về hệ thống phanhtừ các loại cơ cấu phanh đến các loại dẫn động phanh của hệ thống phanh. Phần trung tâm của đồ án trình bày hệ thống phanh trên xe LADA 1200 đi sâu tìm hiểu phần hệ thống phanh bao gồm: Cơ cấu phanh đĩa, phanh tang trống dẫn động phanh thủy lực trợ lực chân không, xylanh chính, bộ trợ lực chân không và van điều hòa lực phanh. Ðồng thời tìm hiểu các hư hỏng của hệ thống phanh thường gặp.

Tuy nhiên do thời gian hạn chế nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đầy đủ các tài liệu về xe nên không tránh khỏi những thiếu sót mong các thầy cô chỉ dẫn và bày vẻ thêm. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên nghành về các hệ thống ôtô và đặc biệt là hệ thống phanh. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin: Word. Excel. AutoCAD phục vụ cho công tác sau này. Ðồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của một sinh viên khoa Cơ khí- Điện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

........

[1]. Hồ Tấn Chuẩn, Nguyễn Đức Phú, Trần Văn Tế, Nguyễn Tất Tiến,Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong tập 1,2,3. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1971.

[2]. Nguyễn Tất Tiến, Nguyên lý động cơ đốt trong. NXB giáo dục Hà Nội,2000.

[3]. Nguyễn Nông, Nguyễn Đại Thành, Hoàng Ngọc Vinh, Sữa chữa ô tô máy kéo.NXB giáo dục và đào tạo.1999

[4]. Trần Trung Phước,Cấu tạo ô tô. NXB khoa học và kĩ thuật, 2000

[5]. Trần Thế San - Đỗ Dũng,Thực hành sửa chữa và bảo trì động cơ xăng. NXB giáo dục Hà Nội, 2001

[6]. Giáo trình sửa chữa ôtô - máy nổ. NXB giáo dục và đào tạo, 2003 [6]. Lada 1200 catalog.Pdf

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG TRÊN XE LADA 1200 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w