Hoạt động: Xylanh công tác là những piston đầu ra đối với hệ thống thuỷ lực áp suất tạo ra ở xylanh chính sẽ đẩy piston trong xylanh công tác để sinh ra lực F tác dụng vào

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG TRÊN XE LADA 1200 (Trang 26 - 32)

tạo ra ở xylanh chính sẽ đẩy piston trong xylanh công tác để sinh ra lực F tác dụng vào má phanh.

2.2.3. Kết cấu các bộ phận của dẫn động thủy lực. a. Xy lanh chính 1- Piston 2- Nắp chắn bụi 3- Cuppen 4- Xilanh công tác 5- ống dẫn dầu 6- vít xả khí 7- miếng đệm lò xo áp lực 8- chốt dẫn hướng 9- chốt bi 10-lò xo 11-má phanh Hình 2.9. Xi lanh công tác

- Xylanh chính là một bộ phận của đầu dẫn động phanh thuỷ lực, đảm nhận chức năng tạo nên áp suất chất lỏng (dầu) để truyền năng lượng điều khiển từ bàn đạp tới các xylanh công tác, điều khiển guốc phanh hoặc tấm má phanh.

- Loại hai buồng tạo áp suất dầu ở các buồng được thực hiện bằng một cần đẩy piston chung, việc tạo áp suất trong từng buồng là độc lập. Khi có sự tác động tạo áp suất ở một buồng, áp suất ở buồng hai vẫn tồn tại, do vậy dòng phanh còn lại vẫn cho phép điều khiển các bánh xe liên quan của dòng này. Xe LA ĐA có xylanh chính hai buồng. - Cấu tạo : 6 5 1 2 8 4 3 9 7 10 Hình 2.10. Kết cấu xy lanh chính

1- lò xo;2-lỗ bù dầu;3- piston;4-cupen làm kín;5- bình chứa dầu phanh;6-piton; 7- vòng chặn; 8- bu lông chặn;9- lò xo;10- cụm van ngược 7- vòng chặn; 8- bu lông chặn;9- lò xo;10- cụm van ngược

+ Xy lanh chính 2 buồng có hai piston tiếp đối : một cái ở phía trước cái kia, hoạt động ở cùng một lòng xy lanh, piston sơ cấp hoạt động bằng cơ hoặc trực tiếp từ thanh đẩy, còn piston thứ cấp hoạt động bằng thuỷ lực do áp suất thuỷ lực ở vùng sơ cấp. Thông thường sẽ có áp suất thuỷ lực như nhau ở hai phía, trước và sau của

piston thứ cấp. Piston sơ cấp có hai đệm chèn cao su, 1 đệm sơ cấp và 1 đệm thứ cấp . Piston thứ cấp thường có 3 đệm chèn, 1 đệm sơ cấp và 2 đệm thứ cấp. Một số thiết kế sử dụng đệm vòng thứ cấp ở vị trí thích hợp của 1 trong những đệm chèn. Đệm sơ cấp của piston thứ cấp giống như các đệm sơ cấp khác là đệm dùng để bơm dầu phanh.

+ Các thứ cấp ở piston thứ cấp có khác nhau một chút. Một cái dùng để ngăn cản sự rò rỉ của dung dịch từ hệ thống thứ cấp sang hệ thống sơ cấp còn cái kia ngăn cản sự rò rỉ của dung dịch áp lực từ cao, từ hệ thống sơ cấp vào bình chứa thứ cấp. Cạnh mép của đệm sau cùng quay về hướng piston sơ cấp. Còn toàn bộ các đệm kín khác thì quay về hướng ngược lại. Nòng xylanh chính có cổng bù và cổng nạp riêng cho mỗi piston. Bình chứa được chia thành hai phần, để khi hư hỏng 1 phần của hệ thống sẽ không làm thất thoát dung dịch của phần kia.

- Nhiệm vụ:

Xylanh chính là piston đầu vào đối với hệ thống phanh trên Ôtô, nó có nhiệm vụ sinh ra áp suất cần thiết và đảm bảo lượng dầu cung cấp cho toàn hệ thống .

- Hoạt động :

+ Khi áp suất tăng lên ở vùng sơ cấp sẽ đẩy piston thứ cấp để nó di chuyển làm tăng áp suất ở vùng thứ cấp lên tương tự. Piston thứ cấp tự động tăng theo áp suất ở vùng sơ và vùng thứ cấp. Khi nhả phanh ra piston sơ cấp trở về đến vòng chậu tại đầu ngoài của vòng xylanh. Piston được đẩy đến đó nhờ cả hai lò xo trở về của piston sơ cấp và thứ cấp. Vị trí nhả thắng của piston thứ cấp được xác định bằng chiều dài và độ rộng của các lò xo trở về sơ cấp và thứ cấp. Các trị số của hai lò xonày được điều chỉnh trong quá trình chế tạo để đảm bảo vị trí chính xác của piston thứ cấp .

+ Đệm sơ cấp phải được trả đến vị trí vừa qua khỏi cổng bù của nó. Nếu cổng khôngđược mở ra khi nhả thắng sẽ xẩy ra hiện tượng kẹt thắng vì dầu thắng từ calip và xylanh bánh xe sẽ không chảy ngược trở về được. Nếu piston trở về quá xa qua khỏi cổng sẽ làm bàn đạp thắng thấp do bị mất hành trình, bơm sẽ không bắt đầu khi đệm sơ cấp dịch chuyển ngang qua cổng bù. Trước đây 1 vít chậu được vặn ren vào lòng xylanh để đảm bảo vị trí chính xác của piston thứ cấp. Piston thứ cấp đứng lại tựa vào vít này khi nó trở về. Vít được vặn chặt ren vào nòng xylanh ở phía bên cạnh dưới đáy hoặc trên đỉnh.

+ Trong trường hợp bị hỏng hóc thủy lực trong một cái của hệ thống có hai đặc điểm được thiết lập trong hai bộ phận này để đảm bảo sự hoạt động của nửa còn lại. Piston sơ cấp có một thanh nối đựơc vặn ren vào phía trước phía đệm sơ cấp. Trong trường hợp áp lực bị mất vùng sơ cấp, thanh nối này sẽ được đẩy vào và tác dụng lên piston thứ cấp bằng cơ khí . Sẽ bị mất mát 1 ít hành trình di chuyển cho đến khi thanh nối chạm vào piston thứ cấp.

b. Bộ trợ lực chân không

Trước đây, khi phần lớn các xe sử dụng phanh kiểu tang trống thì trợ lực phanh không thật sự cần thiết. Bởi vì có một kết cấu của phanh tang trống vốn tự nó đã có chức năng hỗ trợ lực phanh. Nếu không có những kết cấu đó thì việc đạp phanh sẽ rất nhanh gây mỏi chân, dẫn đến phản xạ đạp phanh kém, gây nguy hiểm.

Ngày nay, khi rất nhiều xe sử dụng phanh đĩa, chí ít là ở cầu trước, trợ lực phanh là một phần không thể thiếu, lợi dụng độ chân không trên đường ống nạp của động cơ để khuếch đại lực tác dụng từ chân người lái xe đến xi-lanh phanh chính.

- Cấu tạo: 1 1 2 3 5 6 7 8 9 10 12 13 14 15 16 17 11 4 B A

Hình 2.11. Bầu trợ lực (khi không phanh)

1- thanh đẩy;2- phớt bầu trợ lực;3- lò xo màng;4- ống nối;5- thân sau trợ lực; 6- màng trợlực;7- thân trước trợ lực;8- tấm đỡ lò xo;9- thân van;10- bu lông;11- phớt thân dầu;12- lực;7- thân trước trợ lực;8- tấm đỡ lò xo;9- thân van;10- bu lông;11- phớt thân dầu;12-

cần điều khiển;13- lò xo hồi van khí;14- lọc khí;15- van khí;16- đĩa phản lực;17- lò xo van điều khiển

+ Bầu trợ lực chân không có chứa màng trợ lực, van khí trời và van chân không cùng các lò xo. Có một thanh nối xuyên tâm của hộp làm nhiệm vụ nối giữa pit-tông của xi-lanh phanh chính với các liên kết từ bàn đạp phanh.

+ Trong buồng có màng chắn, đĩa định vị, lò xo và cần đẩy. Cần đẩy một đầu nối với đĩa định vị, đầu kia nối với cần đẩy piston của xylanh. Trong pitton có van bi do lò xo ép chặt vào đế van.Màng chắn cùng với lò xo , van không khí và van chân không nối với nhau bằng cần đẩy phía trên van không khí có lò xo.

- Nhiệm vụ:

Bộ trợ lực chân không là bộ phận rất quan trọng, giúp người lái giảm lực đạp lên bàn đạp mà hiệu quả phanh vẫn cao. Trong bầu trợ lực có các piston và van dùng để điều khiển sự làm việc của hệ thống trợ lực và đảm bảo sự tỉ lệ giữa lực đạp và lực phanh.

Cửa chân không (mở)

Cửa khí quyển (đóng) Buồng A

Buồng B

Cửa khí quyển (mở) Cửa chân không(đóng)

Buồng A Buồng B

Hầu hết bộ trợ lực chân không có ba trạng thái hoạt động là: nhả phanh, đạp phanh và duy trì phanh. Những trạng thái này được xác định bởi độ lớn của áp suất trên thanh đẩy.

Khi không phanh:

- - - - - - - - -

Khi không đạp phanh, cửa chân không mở và cửa không khí đóng. Áp suất giữa hai buông A và B cân bằng nhau, lò xo hồi vị đẩy piston về bên phải, không có áp suất trên thanh đẩy.

Đạp phanh:

Hình 2.12. Hoạt động của bộ trợ lực chân không( trạng thái không phanh)

Cửa khí quyển (đóng) Cửa chân không(đóng)

Khi phanh, cần đẩy dịch sang trái làm cửa chân không đóng, cửa khí quyển mở. Buồng A thông với buồng khí nạp động cơ, buồng B có áp suất bằng áp suất khí quyển. Sự chênh lệch áp suất này tạo lên lực cường hoá đẩy piston và màng cao su dịch về bên trái tạo lên khả năng tăng lực đẩy cho cần xilanh chính.

Giữ phanh.

Ở trạng thái giữ phanh, cả hai cửa đều đóng, do đó áp suất ở phía phải của màng không đổi, áp suất trong hệ thống được duy trì.

Khi nhả phanh lò xo hồi vị đẩy piston và màng ngăn về vị trí ban đầu. Trong trường hợp bộ trợ lực bị hỏng, lúc này cần đẩy sẽ làm việc như một trục liền. Do đó khi phanh người lái cần phải tác động một lực lớn hơn để thắng lực đẩy của lò xo và lực ma sát của cơ cấu.

- Ưu điểm:

Không cần sử dụng nguồn năng lượng bên ngoài,mà sử dụng ngay độ chân không tạo bởi đường nạp của động cơ để tạo lực.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG TRÊN XE LADA 1200 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w