Đồ án tốt nghiệp KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72

50 334 5
Đồ án tốt nghiệp KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1 A MỞ ĐẦU 2 B NỘI DUNG 5 C KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển ngày càng mạnh của tất cả các ngành kinh tế quốc dân cần chuyên chở khối lượng lớn về hàng hóa và hành khách Nên đòi hỏi số lượng phương tiện vận chuyển nhiều như: thủy, bộ, hàng không Trong đó ô tô là một trong những phương tiện chủ yếu, phổ biến để chuyên chở hàng hóa và hành khách, được sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội Trang 1 Đồ án tốt nghiệp Với trách nhiệm của một sinh viên ngành Cơ khí ô tô, mỗi sinh viên phải hoàn thành Đồ án tốt nghiệp Trong quá trình học tập hoàn chỉnh kiến thức, sinh viên tích lũy kiến thức và đến khi làm Đồ án tốt nghiệp thì chúng ta vận dụng lý thuyết cơ bản vào thực tế sao cho hợp lý; nghĩa là lúc này sinh viên đã được làm việc của một cán bộ kỹ thuật Trong đồ án tốt nghiệp khóa học này tôi được giao nhiệm vụ “KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72” Đề tài chủ yếu phân tích về cấu tạo và các dạng hư hỏng của hệ thống treo để công tác sử dụng, sửa chữa loại ô tô này được tốt hơn Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn nên trong quá trình làm đồ án sẽ không tránh những thiếu sót Tôi rất mong quý thầy cô góp ý, chỉ bảo tận tâm để kiến thức của tôi hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, thầy giáo duyệt đề tài, các thầy giáo bộ môn Cơ khí ô tô đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài đồ án của mình Đà Nẵng, ngày 18 tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện TRẦN NGỌC ĐÔ A MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Để đảm bảo cho xe khi chuyển động trên đường có độ êm dịu cần thiết, tránh những va đập giữa khung vỏ với các cầu hay hệ thống chuyển động trên đường tốt cũng như trên đường xấu Khi quay vòng, tăng tốc hoặc phanh thì vỏ xe không bị nghiêng, ngữa hay Trang 2 Đồ án tốt nghiệp chúc đầu Xe chuyển động phải có tính ổn định và điều khiển cao Mà hệ thống treo đảm nhận những yêu cầu đó, điều đó đòi hỏi hệ thống treo của xe phải được tính toán và chế tạo chính xác 2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: Với mục đích cho sinh viên hiểu rõ được kết cấu của các bộ phận, cụm chi tiết, đến từng chi tiết cụ thể trong hệ thống treo Để cho sinh viên nắm vững được nguyên lý hoạt động của cụm chi tiết chính và của cả hệ thống treo Từ đó có thể xác định được kết quả các thông số kết cấu của hệ thống treo Đồng thời, được nghiên cứu sâu những vấn đề chưa thực sự ổn định, hiệu quả làm việc chưa cao của một số chi tiết Đó là cơ sở ban đầu cho việc phân tích để đề xuất biện pháp khắc phục, cải tiến cho phù hợp 3 Ý NGHĨA: Bên cạnh đó, còn cần phải khẳng định một ý nghĩa trong thực tiễn hiện tại, chẳng hạn như là: Giúp cho người thiết kế, chế tạo định hướng trong sản xuất có một nhận thức cơ bản hơn để cải tạo Giúp cho cán bộ kỹ thuật trong việc quản lý, có thể phát huy tối đa năng lực hoạt động của ôtô trong điều kiện làm việc cụ thể Giúp cho người sử dụng có sự am hiểu nhất định để vận hành ôtô, để tạo sự thuận lợi trong việc bảo dưỡng, bảo trì ôtô Đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật kịp thời phát hiện, tìm ra những hư hỏng cục bộ, nguyên nhân của hư hỏng và biện pháp khắc phục, sửa chữa hư hỏng của hệ thống treo ôtô Vì vậy, tôi chọn đề tài “KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72” 4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI: A Mở đầu B Nội dung Chương 1: Tổng quan về xe HYUNDAI HD72 Chương 2: Khảo sát hệ thống treo trên xe HYUNDAI HD72 Chương 3: Chẩn đoán bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo trên xe HYUNDAI HD72 C Kết luận Trang 3 Đồ án tốt nghiệp Trang 4 Đồ án tốt nghiệp B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XE HYUNDAI HD72 1.1 SƠ ĐỒ TỔNG THỂ VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ XE HYUNDAI HD72 1.1.1 Sơ đồ tổng thể xe Hyundai hd72 Ôtô tải HYUNNDAI HD72 là loại xe tải thùng do Hàn Quốc sản xuất, trọng tải 3,5 tấn, động cơ 4 kỳ, 4 xylanh bố trí thẳng hàng Công suất cực đại của động cơ là: N eMax = 90(Kw)/4000(v/p) Hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không Hộp số gồm 5 số Cầu sau có trang bị vi sai đảm bảo cho xe chạy địa hình lúc có sức cản ở hai bánh xe khác nhau Hình: 1.1 Sơ đồ tổng thể về xe HYUNDAI HD72 Trang 5 Đồ án tốt nghiệp 1.1.2 Thông số kỹ thuật cơ bản Bảng 1.1: Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe HYUNDAI HD72 Trang 6 Đồ án tốt nghiệp KÍCH THƯỚC TRỌNG LƯỢNG Dài x Rộng x Cao(mm) 6720 x 2190 x 3420 Chiều dài cơ sở (mm) Chiều rộng cơ sở trước/sau(mm) 3735 1.650/1.495 Khoảng sáng gầm xe(mm) 235 Tổng trọng lượng (KG) 7020 Tự trọng (KG) 3425 Phân bố-Cầu trước(KG) 1696 Phân bố-Cầu sau (KG) 1729 Tải trọng ĐỘNG CƠ TÍNH NĂNG CÁC HỆ THỐNG Số chổ ngồi 03 Model Diezel,4 xilanh thẳng hàng Công suất tối đa 88KW/3200 vòng/phút Momen tối đa 30/2000 Vận tốc tối đa (km/h) 103 Vượt dốc tối đa(%) 31.5 Bán kính quay vòng 7.3 Hệ thống treo Nhíp trước và sau có hình bán nguyệt,giảm chấn có tác dụng 2 chiều Phanh chính Hệ thống phanh Phanh tay Hộp số Lốp xe Dạng trống mạch kép thủy lực,có trợ lực chân không Cơ cấu cơ khí khóa trục dẫn động chính Số sàn,5 số tiến,1 số lùi 7.00R x 16-12PR 1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO 1.2.1 Công dụng, yêu cầu và phân loại 1.2.1.1 Công dụng Trang 7 Đồ án tốt nghiệp Hệ thống treo là tập hợp tất cả các cơ cấu để nối đàn hồi khung hoặc vỏ ôtô với các cầu hay hệ thống chuyển động Hệ thống treo nói chung gồm ba bộ phận chính: Bộ phận đàn hồi, bộ phận hướng, và bộ phận giảm chấn Mỗi bộ phận đảm nhận nhiệm vụ và chức năng riêng biệt + Bộ phận đàn hồi: Dùng để tiếp nhận và truyền các tải trọng thẳng đứng giảm va đập và tải trọng tác động lên khung vỏ và hệ thống chuyển động, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho ôtô khi chuyển động + Bộ phận dẫn hướng: Dùng để tiếp nhận và truyền lên khung các lực dọc, lực ngang cũng như các mômen phản lực, mômen phanh tác dung lên xe Động học của bộ phận dẩn hướng xác định đặc tính dịch chuyển tương đối của bánh xe đối với khung và vỏ + Bộ phận giảm chấn: cùng với ma sát trong hệ thống treo, có nhiệm vụ tạo lực cản, dập tắt các dao động của phần được treo và không được treo, biến cơ năng thành nhiệt năng tiêu tán ra môi trường xung quanh Ngoài ba bộ phận chính trên trong hệ thống treo của các ôtô du lịch còn có thêm bộ phận phụ nữa là bộ phận ổn định ngang Bộ phận này có tác dụng làm giảm độ nghiêng và các dao động góc ngang của thùng xe 1.2.1.2 Yêu cầu Hệ thống treo phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: - Đặc tính đàn hồi của hệ thống treo phải đảm bảo cho xe có độ êm dịu cần thiết khi chạy trên đường tốt và không bị va đập liên tục lên các ụ hạn chế khi chạy trên đường xấu không bằng phẳng với tốc độ cho phép, khi xe quay vòng tăng tốc hoặc phanh thì vỏ xe không bị nghiêng, ngửa hay chúc đầu - Đặc tính động học, quyết định bởi bộ phận dẩn hướng phải đảm bảo cho xe chuyển động ổn định và có tính điều khiển cao cụ thể là: + Đảm bảo cho chiều rộng cơ sở và góc đặt các trục quay đứng của bánh xe dẫn hướng không đổi hoặc thay đổi không đáng kể Trang 8 Đồ án tốt nghiệp + Đảm bảo sự tương ứng động học giữa các bánh xe và truyền động lái, để tránh gây ra hiện tượng tự quay vòng hoặc dao động các bánh xe dẫn hướng xung quanh trụ quay của nó - Giảm chấn phải có hệ số dập tắt dao động thích hợp để dập tắt dao động hiệu quả và êm dịu - Có khối lượng nhỏ, đặc biệt là phần không được treo - Kết cấu đơn giản dễ bố trí, làm việc bền vững tin cậy 1.2.1.3 Phân loại Hiện nay có nhiều loại hệ thống treo khác nhau - Nếu phân loại theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng thì hệ thống treo dược chia ra hai loại: hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc Ngoài ra hệ thống treo còn phân loại theo phần tử đàn hồi và theo phương pháp dập tắt dao động - Theo loại phần tử đàn hồi, chia ra: + Loại kim loại gồm: nhíp lá, lò xo xoắn, thanh xoắn + Loại cao su: chịu nén hoặc chịu xoắn + Loại khí nén và thuỷ khí - Theo phương pháp dập tắt dao động: + Loại giảm chấn thuỷ lực: tác dụng một chiều và hai chiều + Loại giảm chấn bằng ma sát cơ: ma sát trong bộ phận đàn hồi và trong bộ phận dẫn hướng 1.2.2 Một số hệ thống treo thông dụng 1.2.2.1 Hệ thống treo độc lập Đặc trưng của hệ thống treo độc lập là hai bánh trước không nối liền bằng một dầm cứng mà bằng dầm cầu cắt, bánh này không phụ thuộc vào bánh kia, cho phép các bánh xe dịch chuyển độc lập * Đặc điểm của cơ cấu treo độc lập: Trang 9 Đồ án tốt nghiệp Bộ phận hướng trong trường hợp này có thể là loại đòn, loại đòn-ống Loại đòn có loại: 1 đòn, 2 đòn, loại đòn lắc trong mặt phẳng ngang, lắc trong mặt phẳng dọc và lắc trong mặt phẳng chéo Sau đây là cơ cấu của hệ thống treo độc lập loại hai đòn Hình: 1.2 Cơ cấu hệ thống treo độc lập loại hai đòn 1 Lò xo; 2 Tay đòn dưới; 3 Bản lề; 4 Trục; 5 Giảm chấn; 6 Cân bằng ngang; 7,9 Đệm cao su; 8 Trụ của bộ cân bằng; 10 Ngõng quay; 11 Trục cơ cấu treo Lò xo xoắn ốc 1 là phần tử đàn hồi của cơ cấu treo, tựa lên tay đòn dưới (2) Tay đòn (2) nối liền với trục (4) nhờ khớp bản lề (3) trục (4) nối liền với dầm ngang Đầu dầm ngang dùng làm điểm tựa của lò xo Giữa lò xo và dầm cầu đặt một đệm cao su có gờ Bộ giảm xóc kiểu ống lồng (5) lắp vào phía trong lò xo Đầu trên của cán piston bộ giảm xóc được bắt chặt vào giá đỡ, qua các gối cao su Cùng với trục của các tay đòn trên, giá đỡ được bắt chặt vào dầm ngang Phía dưới, ở vấu của bộ giảm xóc là bản lề cao su, trục của bản lề được hai bulông xiết chặt vào ống lót lò xo Các tay đòn trên và dưới của cơ cấu treo nối liền với nhau bằng trụ (11), ngõng quay (10) bắt chặt vào trụ (11) nhờ chốt Trụ (11) nối với tay đòn trên và tay đòn dưới bằng những thanh ống lót có ren Khi bánh trước của ôtô vấp phải vật cản thì tay đòn dưới nâng lên và ép lò xo mang tải của phần khối lượng ôtô đè lên bánh xe đó Cơ cấu treo độc lập có bộ cân bằng ngang Khi vỏ xe bị nghiêng, làm tăng tải trọng lên một phía của cơ cấu treo thì trụ của bộ cân bằng chống lại Trang 10 Đồ án tốt nghiệp Hình: 3.1 Các thành phần của bộ phận đàn hồi 1 Chốt nhíp trước; 2 Ống lót cao su; 3 Cụm mắt nhíp trước; 4 Ống lót cao su; 5 Đĩa mắt nhíp; 6 Cụm nhíp;7 Bu lông chữ U  Tháo tổng thành - Bước 1: Cho xe vào vị trí làm việc rồi dùng khối gỗ để kê chèn ở phía trước và sau lốp xe - Bước 2: Nới lỏng các đai ốc bánh xe (A) Bằng con đội (B), hãy nâng xe và khung giá đỡ bằng một thanh chống an toàn (C) Hình: 3.2 Nâng xe A Đai ốc bánh xe; B Con đội; C Thanh chống an toàn Trang 36 Đồ án tốt nghiệp - Bước 3: Sau khi tháo đai ốc bánh xe (A) ra, tháo bánh xe ra khỏi may-ơ (B) Phải cẩn thận kẻo bu lông may-ơ hỏng khi tháo khỏi bánh xe Hình: 3.3 Tháo bánh xe A Đai ốc bánh xe; B May ơ; C Bánh xe - Bước 4: Đặt con đội (B) vào tâm của trục trước (A), nâng nó lên và đỡ bằng thanh chống an toàn - Bước 5: Tháo bu lông chữ U (C) ra Hình: 3.4 Tháo bu lông chữ U A Tâm trụ trước; B Con đội; C Bu lông chữ U Trang 37 Đồ án tốt nghiệp - Bước 6: Tháo đai ốc bích chốt chốt nhíp trước (A) và bu lông (B) Hình: 3.5 Tháo chốt nhíp A Đai ốc bích chốt nhíp trước; B Bu lông - Bước 7: Tháo cụm chi tiết của mắt nhíp trước (A) ra Khi tháo mắt nhíp phải cẩn thận, Đừng để lá nhíp rơi xuống đất Hình: 3.6 Tháo cụm mắt nhíp A.Cụm chi tiết của mắt nhíp trước Trang 38 Đồ án tốt nghiệp  Tháo - Bước 1: Đánh dấu thẳng ở nhíp trước (A) Cố định nhíp, tháo vòng xiết (C) bằng nêm (B) và sau đó tháo bu lông giữa Hình: 3.7 Tháo vòng xiết A Nhíp trước; B Nêm; C Vòng xiết - Bước 2: Khoan đinh ri-vê bằng máy khoan (A), tháo vòng xiết (B) Hình: 3.8 Khoan đinh A Máy khoan; B Vòng xiết Trang 39 Đồ án tốt nghiệp - Bước 3: Tháo ống lót cao su ra 1) Cố định nhíp (A) bằng một ê-tô 2) Dùng cái đục (B), tháo một phía của ống lót cao su và sau đó lôi phía còn lại bằng một thanh nhỏ để tháo nó ra Hình: 3.9 Tháo ống lót cao su A Nhíp; B Cái đục - Bước 4: Lắp ống lót cao su mới Khi lắp ống lót cao su mới, hãy đặt một thanh nhỏ (B) vào ống lót và ấn thanh nhỏ (C) để khít vào với ống lót Hình: 3.10 Lắp ống lót cao su mới Trang 40 Đồ án tốt nghiệp A.Ống loát cao su; B Thanh nhỏ; C Thanh nhỏ  Ráp: - Bước 1: Tán đinh ri-vê bằng máy tán (A) Hình: 3.11 Tán đinh vòng kẹp A Đinh ri-vê - Bước 2: khi thay cụm nhíp thì phải lắp nó sau khi kiểm tra chiều cao bên trái và phải của nhíp - Bước 3: Tán nhíp (A) bằng máy ép, áp bu lông giữa và bu lông vòng kẹp Trang 41 Đồ án tốt nghiệp Hình: 3.12 Tán vòng kẹp nhíp A Nhíp  Lắp tổng thành - Trình tự lắp đặt được thực hiện ngược với trình tự tháo ra - Khi đang lắp đặt bu lông giữa vào lỗ dầm trục trước của nhíp thì hãy lắp bu lông chữ U * Chú ý: + khi lắp lò xo thì phần bao của mắt nhíp cần phải được ráp quay đầu về phía trước + Phải tra mỡ, vào phần ren của bu lông chữ U Xiết chặt bu lông chữ U đến lực siết quy định * Bộ phận giảm chấn Hình: 3.14 Các thành phần giảm chấn 1 Chốt chẽ; 2 Đai ốc giữ; 3 Long đền vênh; 4 Ống lót cao su; 5 Long đền phẳng; 6 Bộ phận giảm chấn ; 7 Ống lót cao su phía trên; 8 Long đền  Tháo bộ phận giảm chấn: - Bước 1: Rút chốt chẽ (A) ra Tháo đai ốc giữ dưới bộ giảm chấn ra Trang 42 Đồ án tốt nghiệp - Bước 2: Tháo bộ giảm chấn ra 1) Tháo đai ốc đầu phía trên của bộ giảm chấn ra 2) Sau khi lấy long đền và ống lót cao su phía trên, tháo bộ giảm chấn ra Hình: 3.15 Tháo giảm chấn A Chốt chẽ; H Chiều cao ống lót cao su  Kiểm tra: - Đẩy bộ giảm chấn lên xuống và kiểm tra xem có phát ra tiếng ồn hoặc lực cản bất thường gì không - Kiểm tra xem bộ giảm chấn có bị rò dầu hoặc bị méo không  Lắp: Việc lắp được tiến hành ngược với tiến trình tháo * Chú ý: +khi ráp long đền thường và long đền thẳng của bộ giảm chấn thì phải kiểm tra phương ráp +khi ráp giảm chấn thì hãy đặt chiều cao của ống lót cao su phải đạt được đặc điểm giá trị kĩ thuật cho phép Sau đó siêt chặt đai ốc hai đầu đúng lực quy định Trang 43 Đồ án tốt nghiệp Hình: 3.16 Lắp giảm chấn trước H Chiều cao ống lót cao su b) Hệ thống treo sau * Bộ phận đàn hồi Hình: 3.17 Các thành phần bộ phận đàn hồi treo sau Trang 44 Đồ án tốt nghiệp 1 Bu lông chữ U; 2 Bánh xe: 3 Cụm trục sau; 4 Nhíp sau  Tháo tổng thành bộ phận đàn hồi: - 4 bước tháo đầu tiên ở cầu sau tương tự như các bước ở hệ thống treo trước - Bước 5: Tháo 4 đai ốc gắn bánh sau, tháo mái che bánh xe (A) ra Hình: 3.18 Tháo mái che bánh xe A Mái che bánh xe - Bước 6: Tháo bu lông cố định chốt nhíp (A) và đai ốc (B) và chốt nhíp ra Trang 45 Đồ án tốt nghiệp Hình: 3.19 Tháo bu lông định vị chốt nhíp và chốt nhíp phía trước A Bu lông cố định; B Đai ốc - Bước 7: Tháo đai ốc gắn chốt mắt nhíp (A) ra Tháo chốt nhíp (B) ra Hình: 3.20 Tháo bu lông định vị chốt nhíp và chốt nhíp phía sau A Mắt nhíp; B Chốt nhíp Trang 46 Đồ án tốt nghiệp - Bước 8: Nới lỏng đai ốc xiết (A) của bu lông chữ U, tháo bu lông chữ U ra  Ráp: trình tự thực hiện tương tự các ở treo trước  Lắp: Trình tự lắp ngược với trình tự tháo * Bộ phận giảm chấn Hình: 3.21 Các thành phần giảm chấn sau 1 Đai ốc bích dưới; 2 Long đền vênh; 3 Ống lót cao su; 4 Long đền phẳng; 5 Bộ giảm chấn; 6 Ống lót cao su trên; 7 Long đền; 8 Đai ốc hai đầu  Tháo bộ giảm chấn sau: - Tháo đai ốc phần trên giảm chấn ra Hình: 3.22 Tháo đai ốc trên của giảm chấn A Đai ốc; B Long đền; C Ống lót cao su Trang 47 Đồ án tốt nghiệp - Tháo ốc bích dưới ra Hình: 3.23 Tháo ốc bích dưới A Đai ốc dưới - Tháo long đền, ống lót cao su, tháo giảm chấn ra  Kiểm tra: Tương tự quá trình kiểm tra giảm chấn ở treo trước  Lắp: Việc lắp thực hiện ngược với quá trình tháo Trang 48 Đồ án tốt nghiệp C KẾT LUẬN Hệ thống treo là một bộ phận quan trọng của xe, chất lượng của hệ thống ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của xe vì nó phải đảm bảo khả năng êm dịu, an toàn cho người và trang thiết bị, hàng hóa trên xe khi xe vận hành trên các loại địa hình khác nhau Như vậy hệ thống treo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làm việc của xe Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế tạo ô tô, hệ thống treo của ô tô ngày càng được hoàn thiện hơn trên cơ sở của các xe đã sản xuất từ trước, để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao trong quá trình sử dụng của xe về tốc độ, độ tin cậy, tính êm dịu… Trên cơ sở đó việc nghiên cứu, khai thác những xe đã và đang sử dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính năng, hoạt động của xe, khai thác, bảo dưỡng xe được tốt, phục vụ ngày càng tốt hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Qua đề tài khai thác hệ thống treo xe HYUNDAI HD72 em có thể nhận thấy đây là loại xe có tính năng ưu việt cao, thích hợp với địa hình, khí hậu và điều kiện sử dụng nước ta Tuy đề tài không được chuyên sâu nhưng em hy vọng nó cũng góp một phần nhỏ Trang 49 Đồ án tốt nghiệp vào quá trình nghiên cứu và sử dụng xe HYUNDAI HD72 nói riêng và các loại xe Minivan nói chung Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của các thầy giáo cùng các bạn đồng nghiệp để giúp em nâng cao trình độ chuyên môn của mình Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn và toàn thể các thầy giáo trong khoa cơ khí điện cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tác giả [1] Cao Ánh Dương [2] Nguyễn Phúc Hiểu [3] Nguyễn Phúc Hiểu Tên sách Bài giảng kết cấu tính toán ô tô máy kéo NXBGTVT2-2014 Hướng dẫn đồ án môn học “Kết cấu và tính toán ôtô quân sự” Tập VI Thiết kế hệ thống treo của ôtô HVKTQS – 1986 Lý thuyết Ôtô quân sự Vũ Đức Lập HVKTQS – 2002 Sổ tay vẽ kỹ thuật cơ khí [4] Nguyễn Trường Sinh NXB QĐND- 2001 [5] Phạm Đình Vi Cấu tạo ôtô quân sự tập 1, 2 Trang 50 ... tính giảm chấn Trang 30 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3: CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72 3.1 CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72 Các tượng hư hỏng,... 3.2 BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72 3.2.1 Những vấn đề trình khai thác, sử dụng hệ thống treo xe HYUNDAI HD72 Trong trình khai thác sử dụng xe, người lái xe người trực tiếp... ống để tránh rò rỉ khí - Địi hỏi độ xác cao chế tạo lắp ghép Trang 17 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72 2.1 SƠ ĐỒ CHI TIẾT HỆ THỐNG TREO 2.1.1 Hệ thống treo trước

Ngày đăng: 09/10/2020, 15:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU.

    • 1. Lý do chọn đề tài:

    • 2. Mục đích đề tài:

    • 3. Ý nghĩa:

    • 4. Nội dung đề tài:

    • B. NỘI DUNG

      • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XE HYUNDAI HD72

        • 1.1. SƠ ĐỒ TỔNG THỂ VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ XE HYUNDAI HD72

          • 1.1.1. Sơ đồ tổng thể xe Hyundai hd72

          • 1.1.2. Thông số kỹ thuật cơ bản

          • 1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO

            • 1.2.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại

              • 1.2.1.1. Công dụng.

              • 1.2.1.2. Yêu cầu.

              • 1.2.1.3. Phân loại.

              • 1.2.2. Một số hệ thống treo thông dụng

                • 1.2.2.1. Hệ thống treo độc lập

                • 1.2.2.2. Hệ thống treo phụ thuộc:

                • 1.2.2.3. Hệ thống treo khí nén:

                • 1.2.2.4. Hệ thống treo thuỷ khí

                • CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72

                  • 2.1. SƠ ĐỒ CHI TIẾT HỆ THỐNG TREO

                    • 2.1.1. Hệ thống treo trước

                      • 2.1.1.1. Sơ đồ hệ thống treo trước

                      • 2.1.1.2. Cấu tạo hệ thống treo trước

                      • 2.1.2. Hệ thống treo sau

                        • 2.1.2.1. Sơ đồ hệ thống treo sau

                        • 2.1.2.2 Cấu tạo hệ thống treo sau

                        • 2.2. KẾT CẤU CÁC PHẦN TỬ CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI HD72

                          • 2.2.1. Bộ phận đàn hồi.

                          • 2.2.2. Bộ phận hướng:

                          • 2.2.3. Bộ phận giảm chấn

                            • 2.2.3.1 Bố trí giảm chấn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan