1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về bảng phân loại thập phân dewey(ddc) rút gọn ấn bản 14 và việc áp dụng ddc tại thư viện trường đại học khoa học huế

116 438 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Nó được ứng dụng của các hoạt động khác của hoạt động thông tin thư viện từ việc dùng để sắp xếp tri thức một cách logic cho đến tổ chức bộ máy tra cứu, khâu tra tìm tin, biên soạn thư m

Trang 1

TÌM HIỂU VỀ BẢNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN DEWEY(DDC) RÚT GỌN ẤN BẢN 14

VÀ VIỆC ÁP DUNG DDC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ

(TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : VŨ DƯƠNG THUÝ NGÀ SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ TRANG

HUẾ, 2008

Trang 2

MỤC LỤC

Nội dung Số trang

LỜI MỞ ĐẦU 3

1.Lý do chọn đề tài 3

2.Mục đích chọn đề tài 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu khoa học 4

5 Cấu trúc khóa luận 4

CHƯƠNG I 6

KHÁI QUÁT VỀ BẢNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN DEWEY (DDC) 6 1.1Giới thiệu bảng phân loại gốc 6

1.2 Ấn bản rút gọn 14 6

1.3 Tình hình áp dụng bảng phân loại DDC ở Việt Nam 21

CHƯƠNG 2 24

THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG BẢNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN DEWEY TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ 24

2.1 Thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế 24

2.1.1 Quá trình phát triển thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế 24

2.1.2 Đặc điểm của Thư viện 25

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 25

2.2 Công tác phân loại ở Thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế 26 2.2.1 Lịch sử phân loại của Thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế Error! Bookmark not defined 2.2.2 Nguyên nhân chuyển đổi 28

2.2.3 Thực tế công tác chuyển đổi áp dụng bảng phân loại DDC 29

2.3 So sánh bảng phân loại đã và đang sử dụng với bảng phân loại DDC sẽ áp dụng 39

2.3.1 VềCấu trúc bảng phân loại 39

2.3.2Về các bảng phụ( bảng trợ ký hiệu) 44

CHƯƠNG 3 48

NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 48

3.1 Nhận xét về công tác phân loại tại thư viện đại học khoa học Huế 48

3.2 Những thuận lợi và khó khăn của công tác áp dụng bảng phân loại DDC 48

3.2.1.Thuận lợi 48

3.2.2 Khó khăn 50

Trang 3

3.3 Một số ý kiến đề xuất 50 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Trong công tác nghiệp vụ thư viện, công tác phân loại là một khâu

xử lý nghiệp vụ hết sức quan trọng Nó được ứng dụng của các hoạt động khác của hoạt động thông tin thư viện từ việc dùng để sắp xếp tri thức một cách logic cho đến tổ chức bộ máy tra cứu, khâu tra tìm tin, biên soạn thư mục.Trong thư viện hiện đại, hệ thống phân lọai hỗ trợ viêc sắp xếp sách và các tài liệu khác theo môn loại để giúp người sử dụng thư viện dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận tài liệu đồng thời cũng hỗ trợ việc sắp xếp các tiêu đề trong mục lục phân loại hay trong thư mục

Vì vậy cho nên công tác phân loại được đặc biệt quan tâm nhất không những ở Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới Lịch sử thư viện gắn liền với lịch sử công tác phân loại Công tác phân loại thu hút sự quan tâm chú ý của tất cả các cán bộ nghiên cứu khoa học, các cán bộ làm việc trong ngành thông tin thư viện cũng như sinh viên trong ngành học này

Hiện nay việc áp dụng khung phân loại DDC đang là một đề tài rất nóng hổi trong tất cả các thư viện trên cả nước Ở miền Bắc thư viện quốc gia Việt Nam đang tập huấn cho các thư viện ở miền Bắc tiến hành chuyển đổi áp dụng khung phân loại DDC Miền Nam có một số thư viện đã áp dụng từ lâu nay cũng tiến hành giúp đỡ các thư viện khác trên cùng địa bàn chuyển đổi áp dụng khung phân loại này Và khu vực miền trung cũng hòa theo không khí đó, các thư viện dang trong thời kỳ chuyển đổi

áp dụng khung phân loại DDC Vì vậy tôi chọn đề tài “TÌM HIỂU VỀ BẢNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN (DDC) RÚT GỌN ẤN BẢN 14 VÀ

Trang 5

VIỆC ÁP DỤNG DDC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ” Chữ nghiêng đậm in thường để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình

2.Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng phân loại tài liệu ở thư viện trường Đại Học Khoa Học Huế: việc chuyển đổi từ bảng phân loại cũ sang bảng phân loại mới, quá trình phân loại tài liệu và tính hữu dụng của nó trong công tác thông tin-thư viện

- Đề xuất những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc áp dụng bảng phân loại DDC ở thư viện trường Đại Học Khoa Học Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong phạm vi như thư viện trường Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế Thư viện trường Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế là thư viện có quy mô khá lớn trong hệ thống các thư viện các trường Đại Học ở Huế, có thực hiện đầy đủ các chu trình nghiệp vụ thư viện

4 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp các tài liệu, tập san, tạp chí

Khảo sát thực tiễn trao đổi, phỏng vấn các giảng viên, cán bộ của thư viện trường Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế

5 Cấu trúc khóa luận

Khóa luận được hoàn chỉnh với 60 trang, ngoài phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận được chia thành 3 chương:

Trang 6

Chương 1: Khái quát về bản phân loại thập phân Dewey Chương 2: Thực trang việc áp dụng bảng phân loại thập phân Dewey tại thư viện trường Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế

Chương 3: Nhận xét và ý kiến đề xuất

Khóa luận được hoàn thành là thành quả của sự cố gắng của bản thân nhưng không thể thiếu sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các cán

bộ thư viện tại nơi khóa luận được thực hiện

Xin chân thành cảm ơn cô Vũ Dương Thúy Ngà, giáo viên hướng dẫn đã hướng dẫn em kể từ khi chọn đề tài, lập đề cương cho đến khi khóa luận được hoàn thành, cùng các thầy cô và các cán bộ thư viện thuộc thư viện trường Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế đã tận tình giúp

đỡ em tham gia thực tế việc thực hiện áp dụng bảng phân loại DDC tại thư viện trường Đại Học Khoa Học - Đại Học Huế

Huế, tháng 4 năm 2008

Sinh viên thực hiện Trần Thị Trang

Trang 7

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ BẢNG PHÂN LOẠI THẬP

PHÂN DEWEY (DDC)

1.1Giới thiệu bảng phân loại gốc

DDC là một bảng phân loại được sử dụng rộng rãi nhất nước Mỹ

và các nước trên thế giới Bảng phân loại thập phân Dewey được một nhà thư viện học người Mỹ nổi tiếng trên có tên là Melvil Louis Kossuth Dewey Năm 1874 Dewey trở thành cán bộ thư viện của trường Đại Học Amherst Ông đã phát triển bản dự thảo thứ nhất về hệ thống sắp xếp sách của mình trong thời gian này Bảng phân loại được xuất bản đầu

tiên vào năm 1876 trên tờ “Tạp chí thư viện” với tên gọi “ Bảng phân

loại và đánh chỉ số theo chủ đề dùng cho biên mục và sắp xếp” với ký

hiệu chữ số 000 – 999 bảng xuất bản lần 2 và đổi tên là “Bảng phân loại thập phân Dewey” kể từ khi xuất bản lần đầu tiên cho đến nay bảng đã

xuất bản 22 lần với hơn 4000 trang Dựa trên bảng phân loại thập phân DDC đầy đủ các ấn bản DDC rút gọn đã được biên soạn nhằm phù hợp với nhiều thư viện có vốn tài liệu dưới 20.000 tên sách

1.2 Ấn bản rút gọn 14.tại sao đã yêu cầu viết ngắn gọn lại mà vẫn để dài như vậy?

Tháng 3 năm 2000, Vụ thư viện - Bộ Văn hoá & Thông tin đã tổ chức hội thảo lần thứ nhất “Dịch và nghiên cứu áp dụng bảng phân loại Dewey vào công tác thư viện ở Việt Nam” với kiến nghị dịch DDC làm công cụ phân loại thống nhất cho cả nước để hội nhập với cộng đồng thư viện trên thế giới; Hội thảo kiến nghị dịch bản đầy đủ (ấn bản 21) có cải

Trang 8

biên để thích hợp với việc áp dụng vào Việt Nam nhưng không phá vỡ cấu trúc và luật bản quyền, với nguồn lực chính là Việt Nam

Sau đó, tháng 9 năm 2001, đã diễn ra Hội thảo về “Hệ thống và Tiêu chuẩn cho Thư viện Việt Nam” do Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) tổ chức tại Hà Nội với sự tài trợ của tổ chức từ thiện Đại Tây Dương (Atlantic Philanthropies) Hội thảo đã kiến nghị với Chính phủ Việt Nam ra quyết định áp dụng DDC như một chuẩn nghiệp

vụ của Việt Nam, bên cạnh AACR2 và MARC21 Tại Hội thảo này bà Joan Mitchell, Tổng biên tập DDC của OCLC đã tham luận và giới thiệu Khung phân loại thập phân Dewey như một tiêu chuẩn tổ chức tri thức

Được phép của Bộ Văn hoá – Thông tin, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam đã ký hợp đồng dịch DDC với OCLC OCLC yêu cầu dịch

ấn bản rút gọn trước để phục vụ đông đảo cộng đồng, sau đó mới dịch ấn bản đầy đủ Năm 2003, Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương đã tài trợ cho

Dự án dịch DDC do Thư viện Quốc gia làm chủ Dự án, RMIT tại Việt Nam là cơ quan giám sát Dự án Nguyên tác được lựa chọn để dịch ấn bản rút gọn lần thứ 14 (DDC 14) Việt Nam là bước đầu tiên trên thế giới dịch ấn bản mới nhất này (DDC 14 tiếng Anh in xong và phát hành vào tháng 1 năm 2004) Để khắc phục một phần khuynh hướng thiên về Anh,

Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân loại của các thư viện Việt Nam, OCLC và Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ (cơ quan biên tập và phát triển DDC) đã chủ trương đưa vào bản dịch tiếng Việt một số phần

mở rộng có liên quan đến lịch sử, địa lý, văn học, ngôn ngữ, các dân tộc

ở Việt Nam, các đảng phái chính trị, chủ nghĩa Mác – Lênin Việc mở rộng được tiến hành theo 2 cách: lấy nguyên văn từ các phần tương ứng trong ấn bản đầy đủ DDC 22 hoặc dựa vào DDC 22 mà chi tiết hoá các chỉ số phân loại, bổ sung thêm các thông tin đặc thù của Việt Nam vào

Trang 9

đề mục (heading) và ghi chú (note) Về nguyên tắc, bản dịch phải trung thành với nguyên bản (kể cả phần bổ sung và mở rộng đã được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ biên tập và OCLC thông qua)

Quá trình mở rộng một số phần của DDC 14 để đưa vào bảng dịch tiếng Việt bắt đầu từ chuyến đi thực tập của biên dịch viên Việt Nam tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2004 và hiện nay vẫn còn tiếp tục trao đổi và hoàn thiện Cụ thể như sau:

Về các đảng phái chính trị, các biên tập viên đã thống nhất ý kiến

mở rộng ký hiệu 324.259 7 Các đảng phái ở Việt Nam, khái quát như sau:

324.259 702 Các đảng phái chỉ còn ý nghĩa lịch sử (trước 1975)

324.259 707 Đảng Cộng sản Việt Nam 324.259 707 09 Lịch sử, địa lý, con người 324.259 707 1 Đề tài chung về Đảng Cộng sản Việt Nam 324.259 707 5 Những thời kỳ cụ thể trong lịch sử Đảng 324.259 707 54 1930-1999

324.259 707 543 1930-1945 Xếp vào đây thời kỳ là Đảng Cộng sản Đông Dương

324.259 707 544 1945-1954 324.259 707 545 1954-1975 Xếp vào đây các tác phẩm tổng hợp về thời kỳ là Đảng Lao động Việt Nam, 1951-1976

Về thời kỳ 1951-1954 là Đảng Lao động Việt Nam, xem 324.259

707 544; Về thời kỳ 1975-1976 là Đảng Lao động Việt Nam, xem 324.259 707 547

324.259 707 547 1975-1986

Trang 10

324.259 707 548 1986-1999 324.259 707 555 2000-

Về chủ nghĩa Mác - Lênin, các biên tập viên đã mở rộng bằng

cách đưa hầu như nguyên văn các chỉ mục của ấn bản đầy đủ DDC 22 có liên quan đến chỉ số phân loại 320 Hệ tư tưởng chính trị, trong đó 320.532 là ký hiệu dành cho chủ nghĩa cộng sản (như là một hệ tư tưởng chính trị), 320.532 2 dành cho chủ nghĩa Mác Lênin và 335 Chủ nghĩa

xã hội và các hệ thống liên quan, trong đó 335.4 là ký hiệu dành cho các

hệ thống Mác xít, 335.411 2 dành cho chủ nghĩa duy vật biện chứng, 335.411 9 dành cho chủ nghĩa duy vật lịch sử, 335.43 dành cho chủ nghĩa cộng sản (Chủ nghĩa Mác Lênin) Các biên tập viên Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ khuyến nghị không sử dụng ký hiệu 335.5 Chủ nghĩa

xã hội dân chủ và 335.6 Chủ nghĩa phát xít trong ấn bản DDC 14 tiếng Việt mà đưa các đề tài này vào trong nội dung “ghi chú bao gồm cả” ở

335

Về việc mở rộng chỉ số phân loại cho Văn học Việt Nam Các

chuyên gia thư Viện Hoa kỳ, bằng kinh nghiệm, qui tắc và nguyên tắc nghiệp vụ đã giúp đưa ra bảng phân loại chi tiết cho ấn bản tiếng Việt cho Ấn bản rút gọn 14 Tóm lược như sau:

895.92 Văn học Việt Mường

.922 Văn học Việt Nam 922 01 - 922 07 Tiểu phân mục chung 922 08 Sưu tập văn bản học thuộc nhiều thể loại 922 080 001 - 922 080 008 Tiểu phân mục chung 922 080 009 Lịch sử và địa lý

.922 080 01- 922 080 04 Văn học thuộc các thời kỳ cụ thể

Trang 11

.922 09 Lịch sử mô tả, đánh giá phê bình về các tác phẩm thuộc nhiều thể loại

.922 1 Thơ Việt Nam 922 100 1 - 922 100 9 Tiểu phân mục chung; sưu tập; Lịch

sử, mô tả đánh giá phê bình thơ

.922 11 -.922 14 Thơ thuộc các thời kỳ cụ thể 922 2 Kịch Việt Nam

(chi tiết hóa như trên)

.922 3 Tiểu thuyết Việt Nam (chi tiết hóa như trên)

.922 4 Tiểu luận Việt Nam (chi tiết hóa như trên)

.922 5 Diễn văn Việt Nam (chi tiết hóa như trên)

.922 6 Thư từ Việt Nam (chi tiết hóa như trên)

.922 7 Văn hài hước và châm biếm Việt Nam (chi tiết hóa như trên)

.922 8 Tạp văn Việt Nam (chi tiết hóa như trên)

(………)

Về môn loại lịch sử, chỉ số phân loại DDC dành cho Việt Nam là

959.7 Trong DDC 14, chỉ có một mục duy nhất là 959.704 (hơi sơ sài) phản ánh thời kỳ từ 1949 đến nay với ghi chú xếp thời kỳ 1900 – 1949 vào 959.7 Còn trong DDC 22, có thêm một mục riêng 959.703 dành cho thời kỳ tiền sử tới 1949, còn mục 959.704 khá chi tiết Căn cứ vào các

Trang 12

phân mục sẵn có trong DDC 22, các tài liệu chính thống về Lịch sử Việt Nam, vào mục thực tế mở rộng tự phát DDC ở một số thư viện Việt Nam, biên tập viên Việt Nam đề nghị mở rộng (chủ yếu cho chỉ số 959.703 và phân mục 959.7044 (thời kỳ 1975) của DDC 22 để đưa vào bản dịch tiếng Việt DDC 14, như sau:

959.701 Từ sơ kỳ lịch sử đến năm 939 959.701 1 Từ sơ kỳ lịch sử đến 258 trước CN 959.701 2 Thời kỳ dựng nước, 257 đếm 179 trước CN Bao gồm cả nước Văn Lang Âu Lạc

597.701 3 Thời kỳ Bắc thuộc, 179 trước CN đến 939 sau

CN

959.702 Thời kỳ đấu tranh giành độc lập và bảo vệ chủ quyền dưới chế độ phong kiến, 939 – 1983

959.702 1 Nhà Ngô, 939 – 944, Thập nhị sứ quân, 944 – 968; Nhà Đinh, 968 – 979

959.702 2 Nhà Tiền Lê, 979 – 1009 Bao gồm cả kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất,

980

959.702 3 Nhà Lý, 1009 – 1225 Bao gồm cả kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai, 1075

959.702 4 Nhà Trần, 1225 – 1400 Bao gồm cả kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, 1258 – 1288

959.702 5 Nhà Hồ Thời kỳ đô hộ của nhà Minh, 1400 –

1427

959.702 51 Nhà Hồ, 1400 – 1407 959.702 52 Nhà Minh đô hộ, 1407 – 1427 Bao gồm cả khởi nghĩa Lam Sơn, 1418

Trang 13

959.702 6 Nhà Hậu Lê, 147 – 1527 959.702 7 Nhà Mạc và Nhà Lê trung hưng, 1527 – 1788 959.702 71 Nhà Mạc, 1527 – 1592

959.702 72 Nhà Lê trung hưng, 1533 – 1789 Bao gồm cả Trịnh Nguyễn phân tranh, 1627 – 1672 và khởi nghĩa Tây Sơn,

1771

959.702 8 Nhà Tây Sơn, 1778 – 1802 bao gồm cả Đại phá quân Thanh, 1789

959.702 9 Nhà Nguyễn, 1802 – 1883 959.703 Thời kỳ Pháp thuộc, 1884 – 1945 959.703 1 Đấu tranh giành độc lập trước 1930 (1883 – 1930)

959.703 2 Đấu tranh giành độc lập sau 1930 (1930 – 19745) Xếp vào đây Cách mạng Tháng 8, năm 1945

959.704 1945 959.704 1 Thời kỳ 1945 – 1954 Xếp vào đây chiến tranh Đông Dương, 1946 – 1954

709.704 3 Chiến tranh Việt Nam, 1961 – 1975 959.704 4 1975

959.704 41 Thời kỳ thống nhất đất nước, 1975 – 1986 959.704 42 Thời kỳ đổi mới đất nước, 1986 –

Những đề nghị chi tiết hoá này còn được tiếp tục xem xét và bàn luận để đảm bảo sự phù hợp với cấu trúc chung của DDC 14 và tương thích với DDC 22

Về bảng phụ địa lý (bảng 2), DDC 14 mới chỉ có trợ ký hiệu 597

dành cho Việt Nam Vấn đề đặt ra là phải mở rộng ký hiệu cho tới các

Trang 14

vùng và 64 tỉnh Chi tiết hoá đến cấp quận, huyện, thị xã chưa đặt ra với

ấn bản rút gọn

Hiện nay, trong thực tế mở rộng Khung một cách tự phát ở Việt Nam, cũng có một số cách mở rộng tiểu phân mục 597 Tác giả Đoàn Huy Oánh chia 9 nhóm tỉnh theo các thành phố lớn và hai vùng: Hà Nội

5971 (trong nhóm này có Bắc Ninh – 59711, Bắc Giang -59712.v.v ); Hải phòng – 5972 (trong nhóm này còn có Nam Định – 59721, Ninh Bình – 59722 v.v ); vùng Thượng Du Bắc Bộ - 5973 (trong đó có Lạng Sơn – 59731), Cao Bằng -59732 vv.); Huế -5974 (trong nhóm này còn

có Thừa Thiên -59749, Thanh Hoá-59742 vv.); Đà Nẵng -5975 (trong nhóm này còn có Quảng Nam 59751, Hội An -59752 vv); Nha Trang -

5976 (trong nhóm này còn có Khánh Hoà 59761, Ninh Thuận Phan Rang -59762, Đà Lạt 59765 vv); Vùng Tây Nguyên 5977 (trong đó có Buôn

Mê Thuật 59771, Đắc Lắc -59772 vv); Thành phố Hồ Chí Minh -5978 (trong nhóm này còn có Đồng Nai - Biên Hoà -59781, Tây Ninh -59782 vv); Cần Thơ -5979 (trong nhóm này còn có An Giang – Long Xuyên- Châu Đốc -59791, Sa Đéc -59792 vv)

Trong thời gian làm việc tại Hoà Kỳ, Biên tập viên ấn bản tiếng Việt DDC 14 đã tham vấn các chuyên gia thư viện Quốc hội Hoa Kỳ về việc tham khảo Bảng địa lý mở rộng của khung UDC đã chỉnh lý (Revised UDC) dựa theo cách UNDP (Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc) chia Việt Nam sơ bộ thành 7 vùng kinh tế: +(597.11) Vùng trung du và đồi núi Bắc Bộ; +(597.12) Vùng châu thổ sông Hồng; +(597.13) Vùng duyên hải Bắc trung Bộ; +(597.14) Vùng duyên hải Nam trung bộ; +(597.15) Vùng cao nguyên Trung bộ; +(597.16) Vùng Đông bắc Nam bộ; +(597.17)Vùng đông bằng sông Cửu Long; và 3 khu vực địa lý đến nay chỉ còn ý nghĩa lịch sử: +(597.3) Nam Việt Nam

Trang 15

Cộng hoà việt Nam (trước năm 1975) Nam Kỳ; +(597.5) Trung Kỳ; +(597.7) Bắc Việt Nam; Việt Nam dân chủ cộng hoà (trước năm 1975) Bắc Kỳ Đối với các vùng có trên 9 tỉnh thì UDC phải phân nhóm để đảm bảo mỗi nhóm không vượt quá 9 cấp phân chia Thí dụ: Vùng trung

du và đồi núi Bắc bộ chi thành hai nhóm tỉnh: +(597.111) và +(597.112) sau đó mới tiếp tục chia nhỏ theo các tỉnh cụ thể: +(597.111.1) Lai Châu, +(597.111.2) Lào Cai, +(597.112.1) Bắc Giang, +(597.112.2) Sơn La

vv Phương án này chưa tính đến các tỉnh và thành phố mới thành lập năm 2003: Thành phố Điện Biên, Tỉnh Hậu Giang và Tỉnh Đắc Nông

Phần này viết quá dài

Qua trao đổi với các chuyên gia Hoa Kỳ, việc mở rộng Khung phân loại DDC rút gọn 14 không thể làm tùy tiện Vì phải đảm bảo nguyên tắc cấu trúc của DDC, phải dựa trên cứ liệu và nguồn tin công bố chính thức ở trong và ngoài nước và được sự thông qua của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ và cơ quan giữ bản quyền là OCLC Dịch và lược dịch DDC phải chú trọng đến các ghi chú và tham chiếu trong khung Có thể nói Hệ thống ký hiệu và đề mục là “phần xương”, ghi chú và tham chiếu

là “phần thịt”, “phần hồn” Khi phân loại, Bảng chỉ mục quan hệ

(Relative Index) có chức năng đưa ra ký hiệu định hướng, chỉ sau khi đối

chiếu với nội dung ghi chú và tham chiếu dưới các mục phân loại tương ứng trong bảng chính và bảng phụ mới có thể xác định được ký hiệu (chỉ

số phân loại) chính xác Nhiều bản dịch trước đây của ta đã bỏ qua các ghi chú và tham chiếu Một số khung phân loại khác hiện đang được sử dụng ở Việt Nam cũng ít dùng ghi chú mà thường lập các đề mục (heading) chi tiết để giải thích nội dung của mục phân loại

Dịch DDC (ngay cả đối với ấn bản rút gọn) là một công việc phức tạp vì có liên quan không những đến thuật ngữ chuyên ngành thông tin

Trang 16

và thư viện (hiện một số thuật ngữ còn chưa thống nhất giữa hai miền nước ta) mà còn đến cả tri thức bách khoa, trong khi các từ điển khoa học và kỹ thuật Anh - Việt chưa đủ thuật ngữ tiếng Việt dùng trong đó nhiều khi thiếu thống nhất Vấn đề phiên âm địa danh tiếng nước ngoài chưa thống nhất, trong thực tế hiện nay cũng là một khó khăn khi dịch thuật Ngoài ra, phần mềm hỗ trợ dịch thuật (một hạng mục trong ngân sách dự án nhằm đảm bảo sự nhất quán tuyệt đối khi diễn đạt các ghi chú

và tham chiếu cùng loại, cũng như đảm bảo hình thức bản trình bày bản dịch giống hệt như nguyên bản) hiện chưa được cung cấp Chính vì vậy, yêu cầu của Dự án là các người dịch và biên tập phải qua tuyển chọn và bản dịch phải được hiệu đính nhiều lần và qua nhiều cấp (kể cả ban biên tập của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ và OCLC) xét duyệt

DDC rút gọn 14 (mặc dù đã chi tiết hơn các bản dịch hiện có ở ta rất nhiều, trừ phần mở rộng tự phát có liên quan đến Việt Nam) chỉ thích hợp cho các thư viện có vốn tài liệu từ 20.000 đầu tên trở xuống, trong khi đó kho sách ở nhiều thư viện đầu ngành nước ta đã vượt quá ngưỡng

đó và xuất hiện nhu cầu sử dụng ấn bản đầy đủ Ngày 16 tháng 8 năm

2006, thư viện Quốc gia Việt Nam đã chính thức công bố ấn bản tiếng Việt khung phân loại thập phân Dewey rút gọn 14 (DDC 14) và tổ chức hội thảo “ Áp dụng DDC trong các thư viện ở Việt Nam”

Bản dịch DDC 14 được thực hiện theo qui tắc biên tập của Uỷ ban chính sách biên tập Khung phân loại thập phân Dewey Hoa Kỳ (EFC),

có những phần thích nghi và mở rộng cho phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh Việt Nam và đặc biệt là bảng chỉ mục quan hệ được biên soạn lại cho phù hợp với đặc điểm tiếng Việt, theo sự thoả thuận với OCLC và thư viện Quốc hội Hoa Kỳ

Trang 17

Ấn bản rút gọn 14 là ấn bản đầu tiên của khung phân loại thập phân Dewey ra đời trong môi trường Web Web đã cho phép liên tục cập nhật và thường xuyên cung câp những phần cập nhật này tới người

sử dụng Web đã mở rộng việc tiếp cận tới các nguồn thông tin và tạo điều kiện dễ dàng hợp tác kịp thời với những người sử dụng quốc tế Nó cũng thách thức việc tạo ra những đặc điểm nâng cao tính hiệu quả và tính chính xác trong khung phân loại

Ấn bản 14 phản ánh chính sách cập nhật liên tục đã được thực hiện kể từ khi ấn bản 13 ra đời vào năm 1997, người ta đã sử dụng mục tin hàng tháng trên web và Dewey web rút gọn như là phương tiện chủ yếu để chuyển tải thông tin cập nhật tới người sử dụng Ấn bản rút gọn

Kể từ năm 1997, hàng tháng người ta đưa lên website (www.oclc.org/dewey) những chỉ số mới lựa chọn và những thay đổi với

ấn bản 13 Tháng 1 năm 2002 người ta đã giới thiệu dewey web rút gọn, phiên bản điên tử đầu tiên phiên bản điệm tử đầu tiên dựa trên Ấn bản rút gọn Phiên bản cập nhật đầy đủ được xuất bản hàng quý Tất cả những thông tin cập nhật đều được đưa vào Ấn bản 14

Ấn bản 14 chưa nhiều chỉ số và chủ đề mới Những chỉ số và chủ

đề này có từ các quy định về đia ly về tài trong các lĩnh vực như tin học,tôn giáo,xã hội học luật pháp,y học và sức khỏe,va giải trí

Ấn bản 14 đã thường xuyên nhận được sự cố vấn từ uỷ ban chính sách biên tập khung phân loại thập phân (EPC) và những đối tác dịch

sự thay đổi trong in Ấn lần thứ 14 là hợp lý hoá phần hướng dẫn với mong muốn nâng cao hiệu quả phân loại Ngươi ta đã chuyển thông tin thích hợp trong bảng chính và bang phụ từ phần hướng dẫn sang các ghi chu trong ngay trong khung phân loại Thông tin thừa đã có trong bảng chính và bảng phụ đã được loai bỏ trong phân hương dẫn Người ta

Trang 18

chuyển đỗi từ chính sách ap dung DDC của phòng phân loại thập phân thư viên Quốc hôi Hoa Kỳ mà trước đây đã được mô tả trong phân hướng dẫn thành thông lệ sử dụng Dewey chung

Trong ấn bản lần 14 đã có một số thay đổi chính, nó được thể hiên bằng việc giảm khuynh hướng thiên về thiên chúa giáo ở mục Tôn giáo

200 cập nhật phần phát triển và thuật ngữ cho các nhom xá hội và tổ chức xã hội ở 305- 306 và loai bỏ nhiều quy định gần như trùng lặp trong bảng chính đó Đưa vào trong mục 340 luật pháp một số cải tiến

có liên quan tới luật các quốc gia, nhân quyền, và các tổ chức liên quan đến chính phủ Cập nhật nhiêu ở mục toán học (510), Y học (610) tương tư như vậy trong ấn bản 14 , người ta cập nhật Bảng 2 khu vưc đia

lý và con người

Cấu trúc của DDC 14 rút gọn được trình bày trong các bảng tóm lược ở trước bảng chính Bảng tóm lược thứ nhất chứa 10 lớp chính, bảng tóm lược thứ 2 chứa một trăm phân lớp, bảng tóm lược thứ 3 chứa một ngàn phân đoạn

Bảng tóm tắt thứ nhất và thứ hai cung cấp nhằm mục đích xem lướt, và các đề mục không nhất thiết phải tương xứng với tên của phân đoạn tìm thấy trong bảng chính

Trang 19

700 Nghệ thuật và vui chơi giải trí

800 Văn học

900 Lịch sử và địa lý Lớp 000 là chung nhất, và được sử dụng cho những tác phẩm không giới hạn ở bất kỳ một ngành cụ thể nào, ví dụ: bách khoa toàn thư, báo, xuất bản phẩm định kỳ lớp này cũng được sử dụng cho một số chuyên ngành bàn về tri thức và thông tin, ví dụ: tin học, thư viện và thông tin học, nghề báo chí Mỗi lớp chính khác (100 – 900) bao gồm một ngành chính hoặc một nhóm ngành liên quan

Lớp 100 bao quát triết học, cận tâm lý học và thuyết huyền bí và tâm lý học

Lớp 200 dành cho tôn giáo Cả triết học lẫn tôn giáo đều bàn tới bản chất tột cùng của sự tồn tại và các mối quan hệ, nhưng tôn giáo xử lý những đề tài này trong ngữ cảnh của sách khải huyền, thần thánh và sự thờ cúng

Lớp 300 bao quát các khoa học xã hội Lớp 300 bao gồm xã hội học, khoa học thống kê, khoa học chính trị, kinh tế, luật pháp, hành chính công, các vấn đề xã hội và dịch vụ xã hội, giáo dục, thương mại, các phương tiện thông tin liên lạc, giao thông vận tải và phong tục

Lớp 400 bao gồm ngôn ngữ, ngôn ngữ học và các ngôn ngữ cụ thể

Văn học xếp theo ngôn ngữ nằm ở 800

Lớp 500 dành cho khoa học tự nhiên và toán học Khoa học tự nhiên mô tả và tìm cách giải thích thế giới chúng ta đang sống

Lớp 600 là công nghệ Công nghệ bao gồm các lĩnh vực sử dụng khoa học để khai thác thế giới tự nhiên và tài nguyên của nó vì lợi ích của nhân loại

Trang 20

Lớp 700 bao quát các nghệ thuật: nghệ thuật nói chung, mỹ thuật

và nghệ thuật trang trí, âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn Vui chơi, giải trí bao gồm các môn thể thao và trò chơi, cũng được xếp vào 700

Lớp 800 bao quát văn học, và bao gồm tu từ học, văn xuôi, thơ ca, kịch văn học dân gian với phong tục được xếp vào 300

Lớp 900 dành cho lịch sử và địa lý Khi tác phẩm kể về các sự kiện đã xảy ra hoặc tường thuật hiện trạng ở một nơi hoặc một vùng đặc biệt, thì tác phẩm đó được xếp vào 900 Lịch sử một chủ đề cụ thể được xếp theo chủ đề đó

Vì các phần của DDC đuợc sắp xếp theo ngành, chứ không phải theo chủ đề nên một chủ đề có thể xuất hiện ở nhiều môn loại khác nhau Chẳng hạn “Quần áo” có các khía cạnh nằm ở nhiều ngành Phong tục có liên quan nằm ở 391; nhưng quần áo với ý nghĩa thời trang thì nằm ở 746.9 như là một phần của ngành nghệ thuật

Trong DDC rút gọn 14 chỉ có 4 bảng trợ ký hiệu:

Bảng 1: Tiểu phân mục chung

Bảng 2: các khu vực địa lý và con người

Bảng 3: tiểu phân mục cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học cụ thể

Bảng 4: tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ

Bảng tiểu phân mục chung thể hiện những vấn đề chung nhất sử dụng cho hầu hết các ngành Bảng trợ ký hiệu này bao giờ cũng có số 0 đứng trước để thể hiện hình thức của tài liệu và những vấn đề có tính chất lặp đi lặp lại của ngành khoa học Một số ký hiệu của bảng phụ chuẩn chung tương ứng với các ký hiệu của bảng chính

Trợ ký hiệu địa lý được thể hiện bằng các con số từ 1 đến 9

Trang 21

1 tương ứng với các lãnh thổ, các khu vực được sẵp xếp theo địa

lý tự nhiên (khí hậu đất đai, biển cả, thảm thực vật) và định hướng chính trị(Khối Phương Tây, Khối Cộng sản, Khối không liên kết)

3 tương ứng với các khu vực, các nước cổ đại (cho đến năm 500 sau CN)

4-9 tương ứng với các lục địa, các nước, các khu vực thế giới hiện đại(-4 Châu Âu, -5 Châu Á, -6 Châu Phi, -7Bắc Mỹ, -8 Nam Mỹ, -9 Các phần còn lại của thế giới).Khi xây dựng các ký hiệu, các khái niệm địa lý có quan hệ phụ thuộc được chia theo cấp bậc

Trợ ký hiệu văn học chỉ sử dụng trong lớp 800 Đối với tác phẩm của một tác giả có thể phân loại chi tiết theo các thể loại:

-01-09 Tiểu phân mục chung

-1 Hệ thống chữ viết, âm vị học, ngữ âm học của dạng chuẩn ngôn ngữ

-2 Từ nguyên học của dạng chuẩn ngôn ngữ

-3 Từ điển dạng chuẩn ngôn ngữ

Trang 22

-5 Ngữ pháp dạng chuẩn ngôn ngữ cú pháp dạng chuẩn ngôn ngữ

-7 Biến thể mang tính lịch sử và địa lý, biến thể hiện đại không mang tính địa lý

-8 Cách sử dụng của ngôn ngữ (Ngôn ngữ học qui chuẩn) Ngôn ngữ học ứng dụng

bỏ dấu chấm câu ở các tiêu đề

1.3 Tình hình áp dụng bảng phân loại DDC ở Việt Nam

1.3.1 Ở miền Bắc

Sau khi khung phân loại DDC được dịch ra tiếng Việt và theo chỉ thị của Bộ Văn hoá – Thông tin quyết định áp dụng ba tiêu chuẩn thư mục quốc tế phổ biến gồm MARC 21, AACR2 và DDC trên toàn quốc thì các thư viện ở Miền Bắc bắt đầu tiến hành chuyển đổi và áp dụng khung phân loại thập phân Dewey cho các tài liệu của thư viện mình

Đầu tiên phải kể tới hệ thống thư viện chuyên ngành mà chủ yếu

là thư viện của các trường đại học , các viện nghiên cứu Tháng 5 năm

2007, tại trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Liên hiệp Thư viện Đại học các tỉnh phía Bắc đã tổ chức khoá đào tạo áp dụng Khung phân loại DDC cho các đơn vị thành viên

Tiếp đến là hệ thống thư viện công cộng, cơ quan đầu ngành chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ là thư viện Quốc gia Việt Nam cũng là một cơ quan có tham gia vào đề án dịch khung phân loại Dewey sang tiếng Việt Vì vậy thư viện Quốc gia cũng đã tổ chức hoạt động chỉ đạo nghiệp vuj của mình là tổ chức đào tạo DDC cho các thư viện công cộng Sau đợt đào tạo DDC đầu tiên cho các giảng viên DDC, gần 140 cán bộ lãnh đạo và nghiệp vụ của các thư viện trong cả nước đã được thư viện Quốc gia đào tạo những kiến thức cơ bản về khung phân loại DDC

Trang 23

Chương trình đào tạo được thực hiện qua hai lớp tập huấn về MARC 21

và DDC tại Bình Thuận (tháng 11 năm 2006) và Hải Phòng (tháng 12 năm 2006) Đây là một trong những nỗ lực hướng tới việc áp dụng đồng loạt DDC trong hệ thống thư viện công cộng từ tháng 7 năm 2007

1.3.2 Ở miền Nam

DDC là khung phân loại được Hệ thống thư viện miền Nam Việt Nam sử dụng trước năm 1975, Các thư viện ở đây đã áp dụng khung phân loại này từ trước khi có ấn bản rút gọn 14- bản dịch tiếng Việt có bản quyền đầu tiên ở Việt Nam Công cụ phổ biến nhất là “Phương pháp thống kê và phân loại với Bảng phân loại thập phân Việt Nam” của Richard K.Gardner do Nguyễn Thị Cút dịch, trong khi các thư viện lớn thì dùng DDC 17 và DDC 18

Ngày 11 tháng 5 năm 1995, Thư viện Cao Học (Tiền thân của thư viện Đại học khoa học tự nhiên T.p Hồ Chí Minh) ra đời như một mô hình thư viện hiện đại và chuẩn hoá Thư viện này quyết định sử dụng DDC và xếp sách theo môn loại đồng thời tổ chức kho mở Thư viện Cao học đã áp dụng chính sách “Vết dầu loang” để nhân rộng mô hình này bằng nhiều cuộc hội thảo vào thời điểm đó, thành lập câu lạc bộ thư viện thu hút 162 hội viên Tháng 10 năm 1998 thư viện Cao học bắt đầu tổ chức tập huấn nghiệp vụ thư viện hiện đại, trong đó DDC 21 được giảng dạy Các thư viện phía Nam đều tiếp thu DDC một cách dễ dàng vì hầu hết những thư viện đó vẫn giữ nguyên trạng kho sách được xếp theo môn loại với ký hiệu phân loại Dewey từ trước 1975 Hệ quả là từ những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đồng loạt các thư viện đại học phía Nam đã chuyển sang dùng DDC

Tháng 6 năm 2007, ông Nguyễn Minh Hiệp – giám đốc thư viện Đại học khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh, Uỷ ban tư vấn dịch đã

Trang 24

thống kê danh sách các thư viện đã tiến hành áp dụng khung phân loại DDC ở khu vực miền Nam là 106 thư viện kể từ Đà Nẵng trở vào

Ở Thừa Thiên Huế, việc áp dụng DDC đang ở giai đoạn đầu Sau khi được tham dự các khoá tập huấn về áp dụng khung phân loại DDC

về thì thư viện Tỉnh Thừa Thiên Huế lẫn các thư viện đại học đã bắt tay vào công tác áp dụng khung phân loại này cho các tài liệu thuộc thư viện Hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế ngoài thư viện các trường phổ thông là chưa áp dụng khung phân loại DDC này, còn lại các thư viện thuộc các trường đại học như: Đại học Khoa học Huế, Đại học sư phạm Huế, Cao đẳng sư phạm Huế, Trung học Văn hoá nghệ thuật Huế

đã đồng loạt triển khai công tác áp dụng khung phân loại DDC rồi Thư Viện Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có triển khai đào tạo và hướng dẫn nghiệp

vụ cho các cán bộ thuộc các thư viện Huyện về sử dụng khung phân loại DDC ấn bản rút gọn 14 Và Bản thân thư viện Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiến hành chuyển đổi từ bảng phân loại 19 lớp sang bảng phân loại DDC

Đối với các thư viện thuộc hệ thống thư viện các thư viện trường đại học thì Thư viện trường Đại học Khoa học Huế là một thư viện đi đầu trong các hoạt động nghiệp vụ Việc áp dụng DDC cũng là một trong những hoạt động nghiệp vụ đi đầu đó

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG BẢNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN DEWEY TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ

2.1 Thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế

2.1.1 Quá trình phát triển thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế

Tháng 10 năm 1976 Trường Đại Học Tổng Hợp Huế được thành lập và thư viện là một trong những đơn vị được thành lâp ngay từ khi thành lập Trường Cơ sở vât chất, trang thiết bị và một số vốn tài liệu của thư viện Đại Học Huế trước đây Trụ sở của thư viện có diện tích trên 512m2 dùng làm kho chứa tài liệu, 2 phòng đọc có sức chứa 500 chỗ ngồi cho bạn đọc và các phòng xử lý nghiệp vụ Vốn tài liệu khi được tiếp quản trụ sở thư viện Đại Học Huế vào khoảng 100.000 bản bao gồm

cả báo, tạp chí Tài liệu tiếng nước ngoài chiếm 2/3 số lượng của vốn tài liệu Đến ngày 04 tháng 04 năm 1994 thực thi nghị định 30/CP của chính phủ về việc thành lập Đại Học Huế và Trường Đại Học Tổng Hợp Huế đổi tên thành Trường Đại Học Khoa Học Huế và thư viện cũng đổi tên thành thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế để xây dựng Trung Tâm Học Liệu Đại Học Huế tại 20 - Đường Lê Lợi, năm 2001thư viện Trường Đại Học Khoa Học chuyển về tòa nhà 4 tầng trong khung viên của Trường Đại Học Khoa Học Huế ở 77 Nguyên Huệ - Thành Phố Huế Tính từ năm 1957 đến nay thư viện Huế đã có 49 năm hoạt động và trưởng thành Chỉ tính từ năm 1976 đến nay thì thư viện cũng đã phục vụ được 29 khóa học với 49 chuyên ngành cử nhân, 20 chuyên ngành đạo

Trang 26

tạo Thạc sỹ, 4 chuyên ngành Tiến sỹ…Hàng năm Thư viện chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho khoảng 200.000 độc giả

2.1.2 Đặc điểm của Thư viện

Thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế là thư viên Đại học đa ngành Đối tượng bạn đọc của thư viện là: các Giáo Sư, Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ Khoa Học, Tiến Sỹ, Giảng Viên, Sinh Viên và học sinh của tất

cả các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn… nên vốn tài liệu của thư viện phải được bổ sung đầy đủ các môn ngành khoa học

cơ bản để có thể phục vụ cho các đối tượng bạn đọc mà trường chịu trách nhiệm đào tạo

Thư viện Trường Đại Học Khoa Học luôn luôn trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm tiên tiến… với các thư viện của các Trường ở khu vực Huế Tuy nhiên, chưa thể tiến hành liên kết với các thư viện của bạn vì đặc điểm của vốn tài liệu, đối tượng bạn đọc của thư viện Việc nối mạng chung với Trung Tâm Học Liệu Đại Học Huế là vấn đề cần thiết đang được trao đổi để thực hiện

Tổ bổ sung – phân - loại biên mục

Trang 27

Bổ sung vốn tài liệu; xử lý kỹ thuật; phân loại – biên mục; tổ chức

hệ thống mục lục tra cứu truyền thống; quản lý hồ sơ, sổ sách về vốn tài liệu của Thư viện

Tổ thông tin tư liệu

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Thư viện; tạo lập các cơ sở dữ liệu, đưa ra các sản phẩm thông tin; phục vụ tìm tin theo yêu cầu; quản lý điều hành mạng LAN của Thư viện; khai thác mạng Internet; tổ chức mục lục tra cứu tự động

Tổ phục vụ bạn đọc

Cung cấp thông tin cho bạn đọc; phục vụ thông tin theo yêu cầu; nghiên cứu, khảo sát nhu cầu đọc của bạn đọc; cung cấp thông tin bản sao tài liệu, bản gốc; bảo quản vốn tài liệu; làm thẻ bạn đọc

Để thư viện ngày càng phát triển và hội nhập, trong thời gian tới Thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế sẽ sắp xếp, tổ chức lại các hoạt động của thư viện sao cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ mới ở tất cả các chu trình thư viện: xây dựng phần mềm quản trị thư viện, xây dựng kho mở đối với một số loại hình tài liệu, số hóa các nhan đề tài liệu quý hiếm, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học để phục vụ bạn đọc

và bảo quản tài liệu, tiến hành chuyển đổi từ việc hạn chế bổ sung tài liệu giấy sang việc tăng cường bổ sung tài liệu điện tử để đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng bạn đọc của thư viện Trước mắt thư viện đã trang bị đươc thêm 60 máy tính, tăng số máy tính của đơn vị lên 75 máy

và thành lập phòng đa phương tiện

2.2 Công tác phân loại ở Thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế

Thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế từ khi thành lập đến nay

đã sử dụng nhiều bảng phân loại Công tác phân loại của Thư viện Trường Đại Học Khoa Học được phản ánh theo từng giai đoạn phát triển

Trang 28

khác nhau Có 3 giai đoạn chính trong lịch sử phân loại của Thư viện Trường Đại Học Khoa Học Huế: đó là giai đoạn từ 1957-1979; giai đoạn 1979-1995 và giai đoạn từ 1995-2006

Kể từ khi bắt đầu thành lập từ năm 1957 thư viên tiến hành phân loại tài liệu theo khung DDC (Dewey) cho đến năm 1959 Thời gian này

hệ thốngkho của thư viện đều xếp theo môn loại và không theo kích cỡ của sách Xếp theo môn loại giúp cho người phục vụ được dễ hơn và có thể giới thiệu được nhiều tư liệu khác nhau cho bạn đọc; nhưng với điều kiện hệ thống kho phải thoáng mát và phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của người làm công tác thư viện và người sử dụng thư viện

Thời gian 1979-1995 phần lớn cán bộ tổ nghiệp vụ đã qua lớp tập

huấn sử dụng khung phân loại “Bảng phân loại thư viện – thư mục BBK rút gọn 3 cấp” do thư viện khoa học kỹ thuật trung ương và viện

thông tin khoa học cung cấp Các ngành khoa học trong khung phân loại BBK được ký hiệu theo vần chữ Latinh từ A-Z gồm 28 môn ngành Thời gian từ 1979-1995 lãnh đạo đã quyết định là tất cả các sách, các ấn phẩm định kỳ bổ sung vào được phân loại theo khung BBK Các kho tài liệu thuộc kho đóng và xếp theo khổ (cỡ sách), được ký hiệu theo ngôn ngữ: Tiếng Việt Vv, Vb; Tiếng Nga Lv, Lb… đến năm 1987-1989 được sự chỉ đạo của Trưởng thư viện cán bộ bổ sung - phân loại - biên mục đã tiến hành phân loại phân loại sách Tiếng Việt một phần sách học tiếng Anh sang khung phân loại BBK va DDC cùng tồn tại cho đến năm 1999 Năm 2000 khung phân loại DDC chỉ dùng tại phòng tài liệu quý hiếm và tài liệu phục vụ đạo tạo sau đại học Mục lục tra cứu truyền thống cho tất

cả các loại tài liệu được tổ chức theo khung phân loại BBK

Giai đoạn từ 2000-2006 được sự giới thiệu của phòng phân biên mục thư viện KHHTTU trực thuộc TT-TT-KHCN quốc gia giới

Trang 29

loại-thiệu bộ khung phân loại thập phân bách khoa (UDC) gồm 3 tập 5 cuốn trong đó có 2 cuốn dạng từ điển Qua nghiên cứu tính chất của khung phân UDC có phần thích hợp với vốn tài liệu của thư viện phục vụ đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực Trưởng thư viện đã đi đến quyết định: Các loại sách báo, các ấn phẩm định kỳ được nhập về thư viện từ 1996-2006 được phân loại theo khung UDC Bộ máy tra cứu truyền thống được tổ chức theo khung UDC, kho vẫn là hệ thống kho đóng xếp theo khổ, cỡ

Kể từ khi thành lập năm 1957-2006 với thời gian dài xây dựng và phát triển Thư viên đã sử dụng 3 khung phân loại Thời gian sử dụng DDC dài nhất với 18 năm, khung BBK la 15 năm và khung phân loại UDC là

10 năm

2.2.2 Nguyên nhân chuyển đổi

Từ những năm cuối thế kỷ XX đồng loạt các thư viện thành viên câu lạc bộ thư viện khu vực phía Nam đã chuyển sang dùng DDC và đạt hiệu quả sử dụng rất cao Ngày 7 tháng 5 năm 2007, Bộ Văn hoá – Thông tin chính thức ra chỉ thị khuyến cáo các thư viện áp dụng ba tiêu chuẩn thư mục quốc tế phổ biến gồm MARC 21 AACR2 và DDC trên toàn quốc Chỉ thị này vốn đã được ngành thư viện chờ đợi từ rất lâu và

ở một góc độ nào đó nó thậm chí còn được ví như là “Việt Nam chính

thức gia nhập WTO” trong lĩnh vực thư viện

Ông Phạm Thế Khang- Giám đốc thư viện Quốc gia Việt Nam đã lấy mốc thời gian là ngày 01 tháng 06 năm 2007 để ấn định tất cả thư viện trên đất nước Việt Nam đồng loạt áp dụng DDC Cùng với MARC

21 và AARC2, khung phân loại thập phân Dewey sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thật sự, là chìa khoá mở cửa cho các thư viện Việt Nam hội nhập với cộng đồng thư viện Với những đặc điểm nổi trội về tính khoa học, tính thông dụng, tính linh hoạt, lại liên tục được cập nhật chắc chắn

Trang 30

khung phân loại DDC sẽ đáp ứng sự mong đợi của các thư viện trong cả nước

Trước tình hình đó, ban lãnh đạo thư viện trường đại học khoa học Huế đã quyết định tiến hành áp dụng khung phân loại DDC đối với các tài liệu trong thư viện, đáp ứng nhu cầu hội nhập, khai thác, chia sẻ nguồn thông tin, nguồn tài liệu với các thư viện khác trong phạm vi cả nước và trên thế giới Đồng thời tiến tới tổ chức kho mở phục vụ tốt hơn nữa cán bộ sinh viên của trường

2.2.3 Thực tế công tác chuyển đổi áp dụng bảng phân loại DDC

Hiện tại khung phân loại khung phân loại DDC đã được triển khai

áp dụng tại thư viện trường đại học khoa học Huế Và nó được tiến hành

đối với kho sách ngoại văn đầu tiên

Kho sách này được tiến hành đầu tiên vì kho sách này có số lượng

ít, cụ thể số bản sách tiếng Anh là 18.380 bản; tiếng Pháp là 2.645 bản; tiếng Nga là 12.662 bản, tổng cộng kho sách này là 33.687 bản , với khoảng trên 1000 nhan đề ( Đầu sách), trong khi số bản sách tiếng Việt lên tới 76.073 bản hơn gấp đôi số bản sách trong kho ngoại văn Số lượng bạn đọc đến tra tìm tài liệu tại kho sách ngoại văn này không nhiều Trước đây khi trường còn đào tạo ngoại ngữ thì kho sách này còn

có người sử dụng Nhưng từ khi Đại học ngoại ngữ Huế được thành lập thì toàn bộ các khoa ngoại ngữ ở các trường được tập trung về trường ngoại ngữ Kể từ đó trường không đào tạo ngoại ngữ nữa cho nên kho sách ngoại văn này hầu như không có bạn đọc tới tìm tài liệu Tuy nhiên trong tương lai thì kho sách ngoại văn này là một tài sản lớn của thư viện, vì phần lớn tài liệu trong kho là sách được tặng, biếu còn rất có giá trị sử dụng cao

Trang 31

Kho sách trùng bản hay còn gọi là kho sách latinh là một kho sách lưu giữ những sách ngoại văn hệ chữ latinh chưa xử lý Khi sách ngoại văn này được bổ sung về thư viện thì một số được rút ra xử lý biên mục phân loại rồi phân theo khổ cỡ đưa về kho sách tiếng Anh lớn hoặc tiếng Anh bé; kho sách tiếng Pháp lớn hoặc kho sách tiếng Pháp bé số sách còn lại chưa xử lý thì được đưa vào lưu giữ trong kho trùng bản hay còn gọi là kho latinh

Trong kho ngoại văn tập hợp các tài liệu bằng tiếng nước ngoài bao gồm sách tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga, và một số tiếng khác kho tài liệu ngoại văn lại được chia thành kho latinh là tập hợp các tài liệu bằng hệ chữ latinh như Anh, Pháp, Đức ; kho tiếng Anh – Pháp riêng, kho tiếng Nga riêng

Qua phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ lãnh đạo thì được biết thư viện trường đại học Khoa học Huế có kế hoạch Kế hoạch thực hiện công tác chuyển đổi và áp dụng DDC như sau: kho đầu tiên áp dụng DDC là kho sách latinh Dự tính xử lý hồi cố xong kho sách này phải mất khoảng

5 năm, thư viện dự kiến trong 3 năm đầu tiến hành xong phần biên mục phân loại, hai năm còn lại là thời gian sắp xếp giá, tổ chức kho mở Để bắt tay vào biên mục phân loại thư viện đã tổ chức một lớp tập huấn về bảng phân loại DDC, sau đó việc phân loại theo DDC sẽ được thực hiện Thực tế kho sách ngoại văn này chủ yếu tập trung sách thuộc mảng văn học, lịch sử, chính trị, kinh tế và một số mảng khác Phần lớn số bản sách trong kho này đều có trong kho của thư viện quốc hội Mỹ Nắm được đặc điểm này, các cán bộ thư viện ở đây đã tham khảo và sử dụng lại kết quả biên mục của Thư viện Quốc hội Mỹ

Cụ thể cán bộ thư viện ở Thư viện trường đại học Khoa học Huế

đã căn cứ những điểm truy cập như là tên tác giả, nhan đề, copyright, chỉ

Trang 32

số ISBN của cuốn sách để tra tìm trong hệ thống tìm tin thư mục của thư viện quốc hội Mỹ thông qua Website của nó

Một số ví dụ:

Cuốn sách có nhan đề là : A tour on the prairies của tác giả là Washington Irving, được biên tập bởi John Francis McDermott Có chỉ

số Library of congress catalog card Number: 56-11232, New edition

copyright 1956 by the University of Oklahoma Press, first printing, August, 1956,second printing, October, 1962 Từ những thông tin trên đây cán bộ phân loai của thư viện trường đại học khoa học Huế có thể chọn ra những thông tin để làm điểm truy cập cho cuốn sách Ở đây chúng ta có thể thấy một trong những kết quả của phép tra tìm

DATABASE: Library of Congress Online Catalog

YOU SEARCHED: Title = tour on the prairies

Trang 33

SEARCH RESULTS: Displaying 6 of 9

A tour on the prairies Edited with an introductory essay by John

Francis

LC Control No.: 56011232

LCCN Permalink: http://lccn.loc.gov/56011232

Type of Material: Book (Print, Microform, Electronic, etc.)

Personal Name: Irving, Washington, 1783-1859

Main Title: A tour on the prairies Edited with an introductory

essay by John Francis McDermott

Published/Created: Norman, University of Oklahoma Press [1956]

Description: xxxii, 214 p fold map 20 cm

Subjects: Indians of North America Oklahoma

Oklahoma Description and travel

Series: The Western frontier library [7]

LC Classification: F697 I743 1956

Dewey Class No.: 917.66

Other System No.: (OCoLC)2723978

Quality Code: premarc

CALL NUMBER: F697 I743 1956

Nhìn vào kết quả tìm kiếm trên cán bộ phân loại tìm đến chỉ số DDC của cuốn sách là 917.66 và tiến hành sao chép lại, sử dụng nó làm

ký hiệu phân loại cho cuốn sách “A tour on the prairies ”

Trang 34

Cuốn sách thứ 2: có nhan đề là THE SUPREME COURT ON CHURCH & STATE được Edited by Joseph Tussman, được xuất bản ở New York, bởi nhà xuất bản là OXFORD UNIVERSITY PRESS vào năm 1962, có Library of congress catalog card Number: 61-13570

Với cuốn sách này, việc tra tìm cũng tương tự như cuốn thứ nhất Cán bộ phân loại ở thư viện trương đại học khoa học đã lấy Joseph Tussman làm điểm truy cập rồi lấy nhan đề là THE SUPREME COURT

ON CHURCH & STATE và copyright là năm 1962, nhà xuất bản là Oxford University để đối chiếu rồi xác định biểu ghi chính xác

DATABASE: Library of Congress Online Catalog

YOU SEARCHED: Author/Creator Browse = Alley Robert s

SEARCH RESULTS: Displaying 4 of 14

The Supreme Court on church and state / edited by Robert S Alley

LC Control No.: 87023294

LCCN Permalink: http://lccn.loc.gov/%20%20%2087023294

Type of Material: Book (Print, Microform, Electronic, etc.)

Main Title: The Supreme Court on church and state / edited

by Robert S Alley

Published/Created: New York : Oxford University Press, 1988

Related Names: Alley, Robert S., 1932-

Trang 35

United States Supreme Court.

Related Titles: Supreme Court on church & state

Description: xiv, 445 p ; 22 cm

ISBN: 0195050282 (alk paper)

0195050290 (pbk.)

Notes: Updated ed of: The Supreme Court on church

& state / edited by Joseph Tussman 1962

Subjects: Freedom of religion United States Cases

Links: Publisher description

CALL NUMBER: KF4783.A52 S87 1988

Copy 1

Request in: Law Library Reading Room (Madison, LM201)

Status: Not Charged

Trang 36

CALL NUMBER: KF4783.A52 S87 1988 FT MEADE

Đối với những tài liệu mà không tìm thấy trong mục lục trực tuyến của thư viện quốc hội Mỹ thì những cán bộ thư viện ở đây tiến hành phân loại bình thường Tuần tự theo các bước hướng dẫn phân loại như trong Bảng phân loại DDC 14 rút gọn

Trong khi phân loại tài liệu theo DDC rút gọn 14 ngoài những nguyên tắc yêu cầu chung khi tiến hành phân loại thì còn phải cần chú ý những qui tắc như : qui tắc áp dụng, qui tắc lấy chủ đề xuất hiện đầu tiên, qui tắc ba chủ đề và qui tắc số không

Một tác phẩm có thể bao gồm nhiều chủ đề được bàn riêng biệt hoặc trong mối quan hệ lẫn nhau theo quan điểm của một ngành Sử dụng những hướng dẫn sau đây để xác định vị trí thích hợp nhất cho tác phẩm này:

Xếp một tác phẩm bàn về nhiều chủ đề liên quan với nhau vào chủ

đề được tác động Đây gọi là quy tắc áp dụng, và được xem xét trước tiên so với bất kỳ một quy tắc nào khác Chẳng hạn một tác phẩm bàn về

Trang 37

một cuộc đại suy thoái (khủng hoảng kinh tế toàn cầu) đối với nghệ thuật

Mỹ thế kỷ 20 được xếp vào Nghệ thuật Mỹ

Xếp một tác phẩm bàn về hai chủ đề vào một chủ đề được đề cập đầy đủ hơn

Nếu hai chủ đề đều được trình bày như nhau và không được dùng

để giới thiệu hoặc giải thích cho nhau thì xếp tác phẩm vào chủ đề có chỉ

số phân loại xuât hiện trước trong bảng chính của DDC Đây gọi là quy tắc lấy chủ đề xuất hiện đầu tiên (trong bảng) Ví dụ: một cuốn sử ký bàn như nhau về Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó Hoa Kỳ được bàn trước tiên

và được ghi đầu tiên trong nhan đề, thì vẫn được xếp vào lịch sử Nhật Bản, vì chỉ số 952: Nhật Bản đứng trước chỉ số 973: Hoa Kỳ

Đôi khi có chỉ dẫn cụ thể cho việc sử dụng các chỉ số phân loại không xuất hiện đầu tiên trong bảng chính Ví dụ: ở chỉ số 599, ghi chú

“Xếp tác phẩm tổng hợp về động vật có xương sống máu nóng vào 599” hướng dẫn người phân loại bỏ qua quy tắc lấy chủ đề xuất hiện đầu tiên

và xếp tác phẩm về chim(599) và loài có vú(599) vào 599 là chỉ số tổng hợp dùng cho loài động vật có xương sống máu nóng

Cũng bỏ qua quy tắc lấy chủ đề xuất hiện đầu tiên, khi hai đề tài là hai tiểu phân mục chính của một chủ đề Ví dụ: Dạng năng lượng nguyên thuỷ (333.792) và Dạng năng lương thứ cấp(333.793) kết hợp với nhau tạo thành phần lớn nội dung của chỉ số 333.79 Năng lượng Tác phẩm bao quát cả hai đề tài này được xếp vào 333.79(không phải 333.792)

Xếp một tác phẩm bàn về từ ba chủ đề trở lên mà tất cả đều là tiểu phân mục của một chủ đề rộng hơn vào chỉ số bên trên sát nhất bao hàm tất cả các chủ đề đó(trừ phi có một chủ đề được bàn đầy đủ hơn là các chủ đề khác) Đây gọi là quy tắc ba chủ đề Ví dụ: cuốn sử ký Bồ Đào

Trang 38

Nha(946.9), Thụy Điển(948.5), và Hy Lạp(949.5) được xếp vào lịch sử Châu Âu(940)

Tránh dùng tiểu phân mục bắt đầu với số không(0), nếu phải lựa chọn giữa 0 và 1-9 ở cùng một vị trí trong hệ phân cấp ký hiệu Cũng tương tự như vậy, tránh dùng các tiểu phân mục bắt đầu với 00 khi phải lựa chọn giữa 00 và 0 Đây gọi là quy tắc số không

Việc bàn về một chủ đề theo quan điểm nhiều ngành, khác với bàn

về nhiều chủ đề trong một ngành Sử dụng những chỉ dẫn sau đây để xác định vị trí thích hợp nhất cho tác phẩm

Dùng chỉ số phân loại liên ngành đã được cung cấp trong bảng chính hoặc bảng chỉ mục quan hệ, nếu có Một lý do quan trọng trong việc sử dụng một chỉ số liên ngành như thế là: tác phẩm đó phải có số liệu đáng kể về ngành mà trong đó chỉ số liên ngành được tìm thấy Vídụ: 305.231(chỉ số phân loại học xã hội) được cung cấp cho các tác phẩm liên ngành về sự phát triển của trẻ em Tuy nhiên, nếu một tác phẩm liên ngành bàn về sự phát triển của trẻ em, nhưng lại ít nhấn mạnh tới sự phát triển xã hội mà nhấn mạnh đến phát triển tâm lý và thể chất trẻ em(155.4 và 612.6, một cách tương ứng), thì xếp tác phẩm đó vào 155/4(chỉ số đầu tiên trong các bảng chính của hai lựa chọn rõ nét tiếp theo) Tóm lại, các chỉ số liên ngành không phải tuyệt đối; chúng chỉ được dùng khi có khả năng áp dụng

Xếp những tác phẩm không có chỉ số phân loại liên ngành vào ngành được bàn đầy đủ nhất trong tác phẩm Ví dụ: một tác phẩm vừa bàn về các nguyên lý khoa học vừa bàn về các nguyên lý kỹ thuật của điện động lực học được xếp vào 537.6 nếu các khía cạnh kỹ thuật được đưa vào chủ yếu chỉ là mào đầu cho phần trình bày của tác giả về các nguyên lý và thực hành kỹ thuật

Trang 39

Khi phân loại các tác phẩm liên ngành, đừng bỏ qua khả năng sử dụng lớp chính 000 Máy tính, thông tin và tác phẩm tổng quát, ví dụ:

080 dùng cho sưu tập phỏng vấn những người nổi tiếng thuộc các ngành khác nhau

Bất kỳ một tình huống nào khác cũng phải được xử lý cùng một cách như đã trình bày như trong các chỉ dẫn ở mục Nhiều chủ đề trong một ngành

Khi tìm thấy nhiều chỉ số cho tác phẩm đang được phân loại, và mỗi chỉ số đều thích hợp như nhau thì có thể sử dụng bảng phương sách cuối cùng(theo thứ tự ưu tiên) như là một nguyên tắc hướng dẫn trong trường hợp không có quy tắc nào khác

Bảng phương sách cuối cùng:

1 Các loại đồ vật

2 Các bộ phận của đồ vật

3 Vật liệu chế tạo đồ vật, loại, bộ phận

4 Tính chất của đồ vật, loại, bộ phận hoặc vật liệu

5 Quá trình bên trong đồ vật, loại, bộ phận, hoặc vật liệu

6 Thao tác tác động vào đồ vật, loại, bộ phận, hoặc vật liệu

7 Phương tiện thực hiện các thao tác ấy

Không áp dụng bảng này hay bất cứ một nguyên tắc hướng dẫn nào khác nếu trái với ý đồ và sự nhấn mạnh của tác giả

Ví dụ 3: Đối với cuốn sách: THE MANIFICENT AMBERSONS,

có nhà xuất bản A VON BOOKS Sau khi phân tích tất cả các yếu tố của cuốn sách Chú ý đến những qui tắc của bảng phân loại DDC các cán bộ phân loại ở đây đã định ký hiệu cho cuốn sách này là 813 : Tiểu thuyết

Mỹ

Trang 40

2.3 So sánh bảng phân loại đã và đang sử dụng với bảng phân loại DDC sẽ áp dụng

UDC là bảng phân loại được thành lập dựa trên ý tưởng xây dựng bảng phân loại do Paul Olet và Henry Lafontaine, hai luật sư người Bỉ khởi xướng Henry Lafontaine là người được giải Nobel giữ chức chủ tịch hội đồng hòa bình thế giới mặc dù bấy giờ bảng phân loại DDC rất nổi tiếng ở châu âu song hai ông cho rằng mức độ chi tiết của nó chưa đủ đáp ứng nhu cầu xử lý các tài liệu phong phú đa dạng khắp toàn cầu Hai ông đã đề nghị Dewey cho phép sử dụng và mở rộng thêm bảng phân loại DDC Trên cơ sở bảng phân loại DDC xuất bản lần thứ 5 đã được

dịch sang tiếng Pháp trên cơ sở bảng DDC, bảng còn được gọi là Bảng

phân loại Brucxen mở rộng

2.3.1 VềCấu trúc bảng phân loại

Bảng UDC bao gồm: bảng chính, 7 bảng trợ ký hiệu và bảng tra cứu chủ đề

hiÖu Néi dung

Ký hiÖu Néi dung

0 Những vấn đề chung 000 Tin học, thông tin &tác

phẩm tổng quát

1 Triết học 100 Triết học & Tâm lý học

3 Các khoa học xã hội

300 Khoa học xã hội

Ngày đăng: 23/09/2020, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w