Tờ Phong Hóa đã làm "thổi tung những lớp bụi bặm phủ đầy trên lâu đài văn hóa cũ, báo hiệu sự hình thành những khuynh hướng mới của một thế hệ văn nghệ sĩ trẻ tuổi ý thức được trách nhi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thơm
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Trần Viết Nghĩa trong thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này Thầy đã giúp tôi tìm ra được hướng đi trong luận văn của mình, góp ý và chỉ ra những hạn chế để tôi hoàn thiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Báo chí và Truyền thông
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thơm
Trang 5
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 2
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ 3
MỞ ĐẦU 5
1.Lý do chọn đề tài 5
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10
7.Kết cấu luận văn 10
Chương 1: NHẬN DIỆN BÁO PHONG HÓA 11
1.1.Một số khái niệm 11
1.2 Sự ra đời và phát triển của báo Phong Hóa 13
1.3.Cấu trúc của báo Phong Hóa 24
1.4.Đội ngũ người làm báo 33
Tiểu kết chương 1 45
Chương 2: ĐỔI MỚI TRÊN LĨNH VỰC VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VÀ LỐI SỐNG 47
2.1 Văn học 47
2.2 Nghệ thuật 64
2.3 Lối sống 71
Tiểu kết chương 2 83
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN 85
3.1 Một số nhận xét 85
3.2 Liên hệ thực tiễn 100
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 115
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các dấu mốc phát triển của Phong Hóa 22 Bảng 1 2: Thống kê các chuyên mục chính của tờ báo từ số 14 đến số 190 29 Bảng 1 3: Bảng thống kê các chuyên mục chính của báo từ số 1 đến 13 33
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Bìa Phong Hóa (dưới thời Nguyễn Hữu Ninh) 17
Hình 1.2: Thông báo về sự thay đổi của báo Phong Hóa trên số 13 18
Hình 1.3: Trang nhất báo Phong Hóa số 14 19
Hình 1.4: Cơ cấu xã hội Việt Nam năm 1930 23
Hình 1.5: Măng sét số 40 của Phong Hóa 25
Hình 1.6: Trang nhất số 60 của Phong Hóa 26
Hình 1.7: Trang bìa báo Phong Hóa số 81 (19/1/1934); số 84 xuân Giáp tuất (9/2/1934); số 117 Trung thu (28/9/1934), số 134 xuân Ất Hợi (30/01/1935) 27
Hình 1.8: Một trang trong của báo Phong Hóa 28
Hình 1.9: Cơ cấu các tác giả viết bài cho Phong Hóa phân theo tỉnh/thành 35
Hình 1.10: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tác giả viết bài cho Phong Hóa phân theo từng vùng miền 35
Hình 1.11: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tác giả viết bài cho Phong Hóa phân theo giới tính 36
Hình 1.12: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỉ lệ các tác giả phân theo 37
Hình 1.13: Giấy khen cho một giải thưởng của Tự lực văn đoàn 40
Hình 2.1: Bản dịch Thơ Ngụ ngôn La Fontaine của dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh in lần đầu năm 1916 48
Hình 2.2: Bài thơ rượu của Tản Đà và bài thơ Còn say của Tú Mỡ trên báo Phong Hóa số 147 50
Trang 8Hình 2.3: Bìa tập thơ "Mấy vần thơ" do Trần Bình Lộc vẽ 1935 52
Hình 2.4: Thơ Xuân Diệu in trên báo Phong Hóa số 182 và 186 54
Hình 2.5: Chuyên mục Giòng nước ngược trên báo Phong Hóa số 114 và số 120 57
Hình 2.6: Chân dung Lý Toét và Xã Xệ 66
Hình 2.7: Lý Toét ra tỉnh 67
Hình 2.8: Quảng cáo kem phấn Tokalon 68
Hình 2.9: Tranh vẽ minh họa cho truyện ngắn Bông Cúc Vàng 69
Hình 2.10: Tranh biếm họa Lý Toét ra tỉnh do Đông Sơn vẽ 77
Hình 2.11: Chân dung Lý Toét và Xã Xệ 78
Hình 2.12: Những mẫu ống tay áo và ống quần do Lemur vẽ 81
Hình 3.1: Giới trẻ đón đợi thần tượng Kpop đến Việt Nam 102
Hình 3.2: Chân dung Linda Kiều trên Tuổi trẻ cười 106
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phong Hóa là một tờ tuần báo xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1932 tới năm 1936,
dưới chế độ bảo hộ, thuộc Pháp và trở thành “tờ báo trào phúng đầu tiên của nước
ta” [47] Tờ Phong Hóa ra đời đúng trong thời điểm mà nền văn hóa Việt Nam
truyền thống xung đột với văn minh phương Tây Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp bị đàn áp nặng nề Từ sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, nhiều trí thức tiểu tư sản tập trung vào việc phê phán những thói hư tật xấu, những tập tục lạc hậu, cổ hủ trong xã hội phong kiến, hô hào Âu hóa, thúc đẩy phát triển văn học nghệ thuật theo lối mới hiện đại
Ngay từ những số đầu tiên, tờ Phong Hóa đã thổi một luồng gió mới đầy sinh khí vào lòng bạn đọc, được đông đảo nhân dân, đặc biệt là tầng lớp tiểu tư sản, trí thức thành thị khắp ba kỳ hoan nghênh, ủng hộ Mặc dù giá bán khá cao so với những tờ báo cùng thời (7 xu), nhưng tờ Phong Hóa liên tục phải tăng lượng in Báo thường in 5000 bản nhưng có những số phải in tới 1 vạn bản (kỉ lục lúc bấy giờ) mà vẫn bán hết [51]
Sự xuất hiện của tờ Phong Hóa trong thời kỳ này như một hiện tượng đặc biệt nổi lên giữa làng báo với lượng độc giả lớn, đa dạng về tầng lớp và lứa tuổi Sự tín nhiệm trong đời sống tinh thần của người dân đối với tờ báo cũng được xác lập Sau 13 số đầu tiên có nguy cơ bị đình bản, tờ Phong Hóa đổi mới, dưới bàn tay khéo thu vén của Nguyễn Tường Tam vừa ra đời đã chiếm được cảm tình của độc giả, mang lại cho xã hội Việt Nam một cái cười khác trước Tờ Phong Hóa đã
làm "thổi tung những lớp bụi bặm phủ đầy trên lâu đài văn hóa cũ, báo hiệu sự hình
thành những khuynh hướng mới của một thế hệ văn nghệ sĩ trẻ tuổi ý thức được trách nhiệm của mình trước lịch sử, và hiên ngang đòi quyền lãnh đạo trong văn học” [61, tr.29]
Mặc dù tồn tại trong thời gian gần 5 năm nhưng tờ Phong Hóa đã có những đóng góp quan trọng vào sự đổi mới văn hóa ở Việt Nam theo khuynh hướng hiện
đại hóa, đặc biệt là trong các hoạt động văn học, nghệ thuật và lối sống: “Cụ
Nguyễn Văn Tố phải cắt bỏ búi tóc; Tản Đà hết ngông hết mộng, đóng cửa An Nam
Trang 10tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đình Niên lịch thông thư Tờ Nam Phong, thành trì của văn hoá cũ, không chịu nổi những nhát dao cạo của Phong Hoá đành để sụp đổ Những hý hoạ phát hành khắp Bắc Trung Nam chỉ cho người ta thế nào là nhà quê,
là hủ lậu, thế nào là văn minh là tân tiến và thúc đấy họ trút bỏ những tập tục cũ”
[46]
Từ những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Báo Phong Hóa với vấn đề đổi
mới văn hóa Việt Nam từ năm 1932 đến năm 1936” đề làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề đổi mới văn hóa đầu thế kỷ XX trên báo Phong Hóa là một đề tài đã được khá nhiều người nghiên cứu quan tâm Đã có nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí, các sách, báo, các đề tài luận án, luận văn và khóa luận
Từ các học giả, chuyên gia đến các học viên, sinh viên, đã tiến hành nhiều
đề tài nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí, các sách, báo, các đề tài luận án, luận văn và khóa luận
Trong quá trình thực hiện, luận văn đã thực hiện tổng quan một số tài liệu sau đây:
Trong bài viết "Phong Hóa và những ước vọng xa vời", đăng trên bản tin Đại
học Quốc gia Hà Nội, (2015) tác giả Hoàng Văn Quang đã nêu rõ quan điểm về những đóng góp cũng như những hạn chế mà tờ Phong Hóa đã mang lại cho đời sống văn hóa – xã hội nước ta những năm 30 của thế kỷ XX Theo tác giả, những ước vọng và mục đích của những người làm báo Phong Hóa đưa ra rất cụ thể nhưng con đường để đưa tờ báo này đến với những mục tiêu đó thì thật sự xa vời và chưa thể thực hiện thì tờ báo đã bị đình bản Đây là tờ báo trào phúng đầu tiên của Việt Nam Tiếng cười trên báo Phong Hóa một mặt góp phần thay đổi lối sống lạc hậu trong xã hội, nhất là vùng nông thôn, mặt khác, nó là mũi dùi đâm thẳng vào tầng lớp thống trị, khiến kẻ thù của người nghèo đôi lúc phải chùn tay Tuy nhiên những
thứ mà Phong Hóa đặt ra đã có lúc bị chệch ra khỏi định hướng ban đầu: “Những
người trong Tự lực văn đoàn đã vẽ ra nhiều kế hoạch “to tát” nhằm nhanh chóng
Trang 11thay đổi đời sống nhân dân nhưng thiếu thực tế, viển vông, nên sớm bị phá sản”
[51]
Trong bài viết Báo chí miền Bắc thời Pháp thuộc: Từ thời Lý Toét, Xã Xệ đến
Tự lực văn đoàn, Nguyễn Ngọc Chính đã đề cập nhiều đến địa hạt châm biếm của
Phong Hóa với hình ảnh của Lý Toét và Xã Xệ Bài viết đã chỉ ra nguồn gốc, vị trí
và ý nghĩa xã hội của hai nhân vật nổi đình nổi đám một thời trên Phong Hóa Ngoài ra, tác giả Nguyễn Ngọc Chính còn đề cập đến vai trò của Tự lực văn đoàn, nhóm bút chính của Phong Hóa trong quá trình xây dựng và phát triển tờ báo và trong tiến trình đổi mới văn hóa đầu thế kỷ XX
Bài viết “Những “kỳ biến” trong làng báo đầu thế kỷ XX” (2009) của tác giả
Trần Hòa Bình trên báo Công an nhân dân đã chỉ ra những sự biến đổi trong các thể loại báo chí ở nước ta đầu thế kỷ XX Bên cạnh những thể loại cũ, một số thể loại mới xuất hiện, tạo nên những "kỳ biến" trong làng báo Bài viết đã đi từ những ngày đầu ra đời báo chí với đặc điểm không chuyên cho đến những ngày mà báo chí ở nước ta ra đời hàng loạt với nhiều bài viết trên các thể loại khác nhau như phóng sự, tin tức, bình luận, phỏng vấn, tiểu phẩm, Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh đến đặc điểm văn - báo bất phân trong những tác phẩm trên báo Phong Hóa
Trong công trình nghiên cứu: Bước chuyển từ Phong Hóa đến Ngày nay,
(1998) Vũ Thị Thu Hường đã đề cập đến một số vấn đề về Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích rõ từng khía cạnh của những vấn đề này Khóa luận đề cập nhiều đến nhóm tác giả và những thành tựu về văn chương mà 2 tờ báo này đã đạt được
Trong 3 tập sách Văn chương Tự lực văn đoàn (tập 1,2,3), các tác giả đã khái
quát những thành tựu nổi bật nhất của văn chương Tự lực văn đoàn, đặc biệt là
những tác phẩm được nhiều người biết đến như Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng
xuân, Gánh hàng hoa, Nội dung chính của tập sách là nghiên cứu, phê bình và
trích dẫn các tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn, bút ký, phóng sự và kịch Ngay trong phần mở đầu tập sách, nhóm bút Tự lực văn đoàn đã đánh giá trên nhiều phương diện: từ người làm báo đến nhà văn, nhà thơ, nhà làm công tác văn hóa Diễn biến quá trình đánh giá Tự lực văn đoàn từ trước tới nay của giới nghiên cứu, phê bình Việt Nam cũng được xuất hiện trong phần mở đầu này
Trang 12Trong cuốn sách Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc (NXB Văn
hóa nghệ thuật, 2000) Phạm Thế Ngũ đã phân tích trong nền cảnh chung của tiến trình văn học dân tộc, đồng thời đã chỉ rõ vai trò, vị trí của Tự lực văn đoàn khi đã
để lại những “vốn liếng” văn xuôi lãng mạn, tiểu thuyết, thơ mới cho văn học dân tộc
Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, (NXB Văn học, 1998) đã nhấn
mạnh vai trò của Tự lực văn đoàn, của tờ Phong Hóa đã làm trong việc kiến tạo nền
văn hóa mới ở Việt Nam: "thổi tung những lớp bụi bặm phủ đầy trên lâu đài văn
hóa cũ, báo hiệu sự hình thành những khuynh hướng mới của một thế hệ văn nghệ
sĩ trẻ tuổi ý thức được trách nhiệm của mình trước lịch sử, và hiên ngang đòi quyền lãnh đạo trong văn học”[61, tr.29]
Cuốn sách Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ (tập 3,
Quốc học tùng thư xuất bản, 1961 - 1965) đã đề cập đến lịch sử văn học hiện đại nước ta từ 1862 đến 1945 Tác giả đã chỉ ra rằng đến giai đoạn 1907 - 1932 văn học mới thực bước vào cuộc sinh hoạt hiện đại Nền văn học hình thành đây là một nền văn học tân tạo, trong một giai đoạn lịch sử mới rồi cùng với sự bùng nổ của báo chí, đã tạo nên nền móng của một thiết chế xã hội mới Hàng loạt các tờ báo quan tâm đến đời sống văn học ra đời như Lục tỉnh tân văn, Phụ nữ tân văn, Đông Tây, Phong Hóa… đã biến công việc viết văn, làm báo trở thành một nghề chuyên nghiệp, người viết có thể kiếm sống bằng chính ngòi bút và sản phẩm họ sáng tạo ra không chỉ là quà tặng mà trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có thể mua bán, đổi trao
Cuốn sách Tính hiện đại và sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại
của Đỗ Quang Hưng và Trần Viết Nghĩa (NXB Chính trị quốc gia, 2013) đã đề cập đến những nội dung cơ bản về sự tiếp biến văn hóa nước ta thời cận đại Các tác giả
đã dành một số trang viết về báo chí, trong đó có tờ Phong Hóa trong vai trò bà đỡ cho nèn văn hóa Việt Nam hiện đại
Cuốn sách Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp
thuộc (NXB Chính trị quốc gia, 2012) Trần Viết Nghĩa đã đề cập đến thái độ ứng
xử của người trí thức Việt Nam khi phải đối diện với văn minh phương Tây Trong
Trang 13cuốn sách này, tác giả Trần Viết Nghĩa sử dụng nhiều tư liệu báo chí, nhắc đến nhiều nhà báo, trong đó có tờ Phong Hóa và nhóm trí thức Tực lực văn đoàn Tác giả đánh giá cao vai trò của tờ Phong Hóa đối với tiến trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam
Từ những công trình nghiên cứu đã nêu ở trên cho thấy các tác giả thiên nhiều hơn về góc độ của lịch sử và văn học Trên tờ Phong Hóa sư biến đổi văn hóa mới chỉ được nhắc đến mà chưa được phân tích một cách đầy đủ và sâu sắc Chính vì lý
do đó, trong nghiên cứu này, tôi muốn đi sâu hơn vào nội dung đổi mới văn hóa trên báo Phong Hóa qua lĩnh vực văn học, nghệ thuật và lối sống
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ được những hoạt động và đóng góp của tờ báo Phong Hóa trong quá trình đổi mới văn hóa Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống những tài liệu nghiên cứu về báo Phong Hóa đối với việc đổi mới văn hóa Việt Nam
+ Nhận diện tờ Phong Hóa từ hình thức, nội dung và đội ngũ người làm báo + Làm rõ hoạt động đổi mới văn hóa Việt Nam trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và lối sống
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Báo Phong Hóa với vấn đề đổi mới văn hóa Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung chủ yếu trong bối cảnh xã hội Bắc
Kỳ, Việt Nam
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 1932-1936
Phạm vi nội dung: Trong luận văn này, tôi tập trung vào một số vấn đề sau: + Hình thức, nội dung và đội ngũ làm báo Phong Hóa
+ Vấn đề đổi mới văn học Việt Nam
+ Vấn đề đổi mới nghệ thuật Việt Nam
+ Lối sống mới trong đời sống xã hội
Trang 145 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin Dựa trên cơ sở lý luận là tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện mới
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện luận văn này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp tra cứu tài liệu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch
sử, phương pháp định lượng trong sử học, phương pháp phân tích; phương pháp thống kê và so sánh, đối chiếu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận:
Luận văn góp phần làm sáng rõ những khái niệm về báo chí, báo chí trào phúng, mối quan hệ giữa báo chí với văn học, mối quan hệ giữa báo chí với nghệ thuật Khái niệm về văn hóa và tiếp biến văn hóa Về vị trí và vai trò của tờ Phong
Hóa trong việc đổi mới văn hóa Việt Nam giai đoạn 1932 - 1936
7 Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bảng biểu, phụ lục, luận văn có ba chương như sau:
Chương 1: Nhận diện báo Phong Hóa
Chương 2: Đổi mới trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật và lối sống
Chương 3: Một số nhận xét và liên hệ thực tiễn
Trang 15Chương 1 NHẬN DIỆN BÁO PHONG HÓA 1.1 Một số khái niệm
Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể
hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình, trong đó có báo
in [52, tr.3]
Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng
phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, bao gồm báo in, tạp chí in và bản tin thông tấn [31, tr.4] Báo chí ra đời do nhu cầu khách quan về thông tin của con người và xã hội, bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và môi trường giao lưu quốc tế
Tác phẩm báo chí là đơn vị cấu thành nhỏ nhất của sản phẩm báo chí, có nội
dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, gồm tin, bài được thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, trên báo chí
Báo chí có 5 chức năng cơ bản là [59]:
- Chức năng thông tin: Báo chí là phương tiện thông tin, phản ánh, bình luận,
giải thích một cách nhanh chóng, hiệu quả và rộng rãi cho công chúng về tất cả các hiện tượng, quá trình, nhân vật,… xảy ra trong xã hội, hàng ngày
- Chức năng giáo dục tư tưởng, định hướng xã hội: Báo chí là công cụ tạo
dựng và định hướng dư luận xã hội một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất
- Chức năng phản biện xã hội: Phản biện xã hội là một phương thức thể hiện
một tư duy mới Báo chí nêu ra cái tiêu cực, không tốt để hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung, tích cực đóng góp ý kiến để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết sách đúng đắn, cũng như giám sát việc đưa các chủ trương vào thực tiễn cuộc sống
Chức năng văn hóa và giải trí: Văn hóa, giải trí là một chức năng thể hiện sự
đa dạng, phong phú trong loại hình và cách tiếp cận độc giả Mỗi tờ báo ngoài chức năng thông tin còn phải đem đến cho người đọc những bức tranh về đời sống văn hóa và giải trí
Trang 16Chức năng quảng cáo và dịch vụ: Báo chí mang chức năng tái hiện các thuộc
tính của hàng hóa trên mặt báo để đưa thông tin đến người xem, làm cầu nối giữa nhà cung cấp với đông đảo người tiêu dùng là độc giả của tờ báo
Những chức năng của báo chí có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành những mắt xích của một hệ thống hoàn chỉnh, chặt chẽ Nằm trong sự tác động qua lại thường xuyên, các chức năng này được thực hiện bằng những hình thức khác nhau
Báo chí trào phúng là báo chí lấy tiếng cười làm phương tiện để biểu hiện thái
độ nhằm vào một đối tượng nhất định và mang ý nghĩa phê phán xã hội Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn
và tổ chức nội dung làm nổi bật mâu thuẫn
Souleymane Bah giải nghĩa về báo chí trào phúng trong luận án "Báo chí trào
phúng ở châu Phi - Một luận chính trị và hòa giải văn hóa để xây dựng bản sắc" tại
tại Đại học Lumière Lyon II vào năm 2004 như sau: "Không phải mục đích duy
nhất của báo chí trào phúng là giải trí mà suy đến tận cùng nó là sự tố cáo những
sai trái và lỗi lầm đạo đức quan sát thấy trong xã hội" [3]
Các cấp độ của tiếng cười trong trào phúng: Xét về mặt nội dung trào phúng
có những cấp độ sau:
- Tiếng cười khôi hài mua vui, giải trí, đem lại sự thư giãn
- Tiếng cười mỉa mai
- Tiếng cười châm biếm: thể hiện sự chua cay, hướng vào đối tượng, hoặc sự việc lố bịch
- Tiếng cười chế giễu, nhạo báng: Ở cấp độ này, tiếng cười có phần gay gắt, nhằm phê phán quyết liệt những thói hư tật xấu
- Tiếng cười đả kích: Đối tượng của tiếng cười này là những thói xấu xa, thối nát ở đời
Báo chí trào phúng xuất hiện trong làng báo Việt Nam đầu thế kỷ XX và trở thành một hình thức nổi bật, để lại những dấu ấn riêng trong lòng bạn đọc khi tiếng
cười được cất lên đầy sâu sắc và chua cay
Văn hóa theo định nghĩa của Liên hợp quốc năm 1988 là: "Tổng thể sống
động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiên tại Qua nhiều thế kỷ, hoạt động
Trang 17sáng tạo ấy đã hình thành nên một loạt các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc" [70, tr 23]
Văn hóa còn được hiểu là "các giá trị văn hóa được biểu lộ tập trung qua ba
lĩnh vực chủ yếu: sản xuất ra các giá trị tinh thần, sản xuất ra các giá trị vật chất
và lối sống của con người trong môi trường tự nhiên và xã hội” [14, tr 35].
Đi liền với văn hóa là văn minh Ngay từ đầu thế kỷ 20, chúng ta đã bắt gặp được các thuật ngữ văn minh, văn hiến, văn vật trước khi gặp gỡ với thuật ngữ văn
hóa Trong nhiều trường hợp, văn minh khó phân biệt rạch ròi với văn hóa
"Văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại" [70,
tr.18]
Hai khái niệm văn hóa và văn minh gắn bó chặt chẽ với nhau, nhiều đất nước, vùng đất đã trải qua nhiều nền văn minh khác nhau nhưng bản sắc văn hóa là những giá trị xuyên suốt tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình
Giao lưu văn hóa: "là một hiện tượng văn hóa phổ biến Văn hóa Việt Nam đã từng có những cuộc tiếp xúc và đụng độ với nhiều nền văn hóa ngoại lai khác nhau
Từ thời “Hán hóa” cho đến thời văn minh phương Tây" [14, tr 39].
Việc giao lưu văn hóa thường có hai quá trình, quá trình xâm nhập của chủ thể văn hóa bên ngoài và quá trình tiếp nhận của chủ thể văn hóa bên trong Trong quá trình giao lưu đó xuất hiện những khái niệm về sự “tiếp biến”, “ thích nghi” và
“đụng độ” Tiếp biến văn hóa là sự xâm nhập của một nền văn minh mới, khác lạ, mới mẻ so với nền văn hóa truyền thống Dựa trên yêu cầu vận động của thời cuộc
mà chọn lọc những yếu tố phù hợp để tiếp thu, nắm bắt và biến đổi văn hóa dân tộc Cuộc tiếp xúc với văn minh phương Tây diễn ra trong điều kiện của thời đại mới, thời đại mà chủ nghĩa tư bản phương Tây đang thống trị thế giới và tiến hành các cuộc công nghiệp hóa cưỡng bức đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng vây tiếp xúc đó
1.2 Sự ra đời và phát triển của báo Phong Hóa
- Bức tranh báo chí đầu thế kỷ XX
Trong những năm đầu thế kỷ XX, báo chí đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển văn hóa Việt Nam Phong trào Âu hóa được đẩy mạnh trên diễn đàn báo chí
Trang 18Văn minh phương Tây qua nhịp cầu báo chí không ngừng thâm nhập vào Việt Nam Báo chí đã trở thành diễn đàn tranh luận văn hóa, nghệ thuật, định hướng sáng tác văn
học, nghệ thuật và định hình lối sống mới ở Việt Nam (Xem thêm phụ lục 1)
Kể từ năm 1930 đến giữa năm 1936, ở nước ta có gần 30 tờ báo và tạp chí từ thời gian trước còn được tiếp tục xuất bản và 180 tờ báo mới ra đời công khai hợp pháp Số báo và tạp chí xuất bản công khai hợp pháp lên tới 210 tờ, gấp gần 2,5 lần
số báo và tạp chí những năm 1924-1929 Bên cạnh bộ phận công khai hợp pháp còn
có hệ thống báo chí xuất bản bí mật, không hợp pháp, chủ yếu là báo chí cách mạng với khoảng 170 tờ [14, tr.189] Tổng cộng trong giai đoạn này có khoảng 380 tờ, gấp gần bốn lần con số của khoảng thời gian từ 1924-1929 Đây là một con số không hề nhỏ trong khoảng thời gian ngắn Hàng loạt tờ báo được ra đời, đội ngũ văn nhân kí giả theo Tây học cũng từ đây xuất hiện, các phong trào sáng tác văn chương theo lối mới cũng rộ lên [45, tr.132]
Trước hết phải kể đến tờ Lục tỉnh tân văn ra đời vào tháng 1/1907 ở Nam Kỳ do
Trần Chánh Chiếu làm chủ bút Tờ báo là diễn đàn ngôn luận của những người có đầu óc duy tân ở Nam Kỳ Nhiều bài viết ở trên báo có nội dung vận động duy tân, đề cao ý thức tự cường dân tộc, chống hủ tục, kêu gọi chấn hưng thực nghiệp, chống vong bản và cổ vũ lòng yêu nước Sau khi tờ báo ra được gần 50 số thì Trần Chánh Chiếu bị thực dân Pháp bắt giam và từ đó phát triển theo những khuynh hướng khác nhau
Tờ Đông Dương tạp chí ra đời năm 1913 do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút
Tờ báo này có khuynh hướng chính trị thân Pháp và tích cực cổ động cho chính
sách Pháp - Việt đề huề của thực dân Đông Dương tạp chí trở thành phương tiện
đăng tải những thông tư, nghị định, diễn văn và tin tức quan trọng của chính quyền thực dân
Năm 1917, tờ Nam Phong tạp chí ra đời do Phạm Quỳnh làm chủ bút Tờ báo
đặt dưới sự chỉ đạo và bảo trợ trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương và vua Khải Định Tham gia viết bài là những cây bút Nho học và Tây học có tiếng như Nguyễn
Bá Học, Nguyễn Hữu Tiến, Dương Bá Trạc, Lê Dư, Nam Phong tạp chí dựa trên
những vấn đề văn hóa và học thuật để bảo vệ cho những lợi ích của thực dân Pháp
và Nam triều Mục đích là đi theo chủ nghĩa khai hóa của nước Pháp, làm cho người
Trang 19dân hiểu rõ nghĩa vụ của mình đối với nước nhà và đối với nước Pháp, tiếp thu văn minh phương Tây, bảo tồn quốc hồn và quốc túy của văn hóa Việt Nam
Trong sự phát triển đó không thể không nhắc tới tờ Chuông rè (La Cloche
Fêlée) (10/12/ 1923 – 3/5/1926) do Nguyễn An Ninh làm chủ bút Ông là một nhà cách mạng nhiệt thành, yêu nước một cách tích cực bằng hành động Tờ báo Chuông rè đã đánh thức tinh thần dân tộc, thổi bùng ngọn lửa yêu nước, góp phần tạo nên một làn sóng quật khởi khắp miền Nam
Tờ Loa cũng là một tờ báo tiêu biểu cho dòng báo trào phúng Loa ra đời ngày
8-2-1932, phát hành vào ngày thứ năm mỗi tuần Đây là một tờ báo trào phúng với nhiều tranh biếm họa rất đặc sắc Tờ báo được đặt dưới sự điều khiển của Bùi Xuân Học, nhưng linh hồn của tờ báo chính là họa sĩ Côn Sinh (Đỗ Mộng Ngọc)
Đến năm 1932, tờ báo Phong Hóa ra đời, tuy nhiên những số báo đầu tiên đã
không đáp ứng được khẩu vị của người đọc Trước tình thế đó, Nguyễn Tường Tam quyết định cải tổ tờ báo cho phù hợp với thị hiếu của độc giả Ngày 22/9/1932, số
14 của tờ Phong Hóa ra mắt người đọc với nội dung hoàn toàn mới mẻ Nguyễn Tường Tam đã xây dựng được một đội ngũ nhà báo theo hướng chuyên nghiệp như
Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Thế Lữ, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) và Nguyền Tường Lân (Thạch Lam)
Một số trí thức làm báo Phong Hóa đã thành lập ra nhóm Tự lực văn đoàn với mục đích phát huy tinh thần tự lực, muốn đưa thực tế cuộc sống vào văn học, phản đối Nho giáo và ủng hộ Âu hóa Tờ Phong Hóa đã phê phán những hủ tục, lên án những bất công và châm biếm những nhân vật có quyền thế bằng những câu chuyện hài hước Do không chịu nổi sự chống đối của tờ Phong Hóa, đến đầu năm 1936, thực dân Pháp đã đình bản tờ báo này
Kế ngay sau đó là sự ra đời của tờ báo Ngày nay thay thế cho tờ Phong Hóa
vừa bị cấm hoạt động Báo Ngày Nay ra đời năm 1935 tồn tại song song với báo Phong hóa một thời gian trước khi Phong Hóa bị đình bản Trong thời kỳ đầu, báo Ngày Nay nặng về hoạt động nghệ thuật nhưng về sau lại dần chính trị hóa
Nhìn chung, những thập niên đầu thế kỷ XX, mặc dù bị chính quyền thực dân chèn ép nhưng báo chí Việt Nam vẫn có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng, hình
Trang 20thức và nội dung “Nếu như trong năm 1860, mới chỉ có tờ Công báo của quân đội
Pháp thì đến những năm 1930 số lượng đã lên đến hơn 300 tờ Nếu như cuối thế kỷ XIX, báo tiếng Pháp có số lượng nhiều nhất thì đến đầu thế kỷ XX báo tiếng Việt đã vươn lên đứng đầu Báo chí nở rộ khắp 3 kỳ” [45, tr.31] Kinh tế phát triển và số
người biết chữ tăng lên đã làm cho thị trường báo chí được mở rộng Báo chí đã trở thành một nghề, một loại hình văn hóa mới ở Việt Nam Đọc báo đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa phổ thông của người dân thành thị
Báo chí cũng là nhịp cầu kết nối hai nền văn minh phương Đông và phương Tây ở Việt Nam Qua báo chí, người Việt Nam không chỉ biết đến nền văn minh phương Tây mà còn biết đến nhiều thành tựu đặc sắc của nền văn minh phương Đông Điều này giúp người Việt hiểu rõ về hai nền văn minh và từ đó có thái độ ứng xử phù hợp hơn với mỗi nền văn minh
Báo chí cũng là cái nôi nuôi dưỡng nền văn hóa Việt Nam hiện đại Nhiều kiến thức khoa học, triết học, văn học nghệ thuật của phương Đông và phương Tây
đã được giới thiệu trên các trang báo Nhiều tác phẩm văn thơ, nghệ thuật và công trình nghiên cứu, các diễn đàn tranh luận văn học cũng sôi nổi và từ đây, một nền văn học Việt Nam hiện đại đã ra đời và trưởng thành từ trong cái nôi báo chí
- Sự ra đời và phát triển của báo Phong Hóa
Vào đầu những năm 1930, ở Việt Nam xảy ra nhiều sự kiện lớn có tính bước ngoặt của lịch sử Điển hình như cuộc khởi nghĩa Yên Bái, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam hay phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh Để ngăn cản sự phát triển của các phong trào cách mạng trong nước, thực dân Pháp đã đàn áp hết sức dã man các phong trào này Hàng loạt nhà yêu nước rơi vào cảnh tù đày, mọi hình thức đấu tranh vũ trang hầu như bị triệt tiêu
Cũng chính vào thời điểm đầy biến động đấy, Nguyễn Tường Tam đỗ bằng Cử nhân khoa học và trở về nước Để thực hiện ước vọng của mình, Nguyễn Tường Tam nộp đơn xin sở báo chí cho phép ra báo Tiếng cười và chuẩn bị bài vở cho số báo đầu tiên Trong thời gian đợi giấy phép ra báo, Nguyễn Tường Tam xin vào dạy học tại trường tư thục Thăng Long Tại đây, ông quen biết với hai đồng nghiệp là Trần Khánh Giư (Khái Hưng) và Phạm Hữu Ninh
Trang 21Khi biết ông Ninh đang làm quản lý cho tờ Phong Hóa, đã ra 13 số báo, nhưng sắp sửa phải đình bản vì không có gì mới mẻ để bạn đọc chú ý Chớp thời cơ, Nguyễn Tường Tam ngỏ ý mua lại
Hình 1.1: Bìa Phong Hóa (dưới thời Nguyễn Hữu Ninh)
Nguồn: Báo Phong Hóa, số 4, ngày 07/7/1932
Sau đó, Nguyễn Tường Tam, với vai trò Giám đốc tờ báo liền cùng với một nhóm anh em bạn hữu gồm có: Khái Hưng (Trần Khánh Giư), vốn là cây bút cốt cán giữ nhiêu mục quan trọng trên báo Phong Hóa suốt từ số 1 cho đến số 14, Tú
Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), tạo thành một ban biên tập hoàn toàn mới Bắt đầu ngày 22 tháng 09 năm 1932, báo Phong Hóa số 14 ra 8 trang khổ lớn, được đánh giá là trong những tờ báo thu hút nhất lúc bấy giờ
- Báo Phong Hóa những ngày đầu tiên
Từ số 1 (ra ngày 16 tháng 6 năm 1932) đến số 13 (ra ngày 8 tháng 9 năm 1932) do Phạm Hữu Ninh làm quản lý và Nguyễn Hữu Mai làm giám đốc chính trị Tuy đã ra được 13 số báo nhưng có nguy cơ phải đình bản vì không có gì mới mẻ
để bạn đọc chú ý Kể từ số 14, tờ báo được Nguyễn Tường Tam mua lại và tổ chức hoạt động với lề lối nội dung khác biệt
Trang 22- Báo Phong Hóa từ số 14 đến số 190
Bắt đầu từ ngày 22/09/1932, Phong Hóa số 14 ra tám trang khổ lớn, trở thành
tờ báo trào phúng đầu tiên của nước ta
Phong Hóa là một tờ báo văn học, xã hội, trào phúng Khổ báo mở rộng từ
24,5 x 32,3 cm thành 45,5 x 61,0 cm kể từ số 11 đến số 20 Đến số 20 trở đi lại lấy
khổ giấy trung bình là 31 x 44 Báo ra ngày thứ ba hàng tuần chuyển sang thứ 6 hàng tuần
Trên số 13 ra ngày 8/9/1932, một tiêu đề lớn hơn kéo dài hơn 2 cột báo ở trang
nhất đã truyền tải những nội dung sau: “Một cuộc hoán cải lớn lao trong báo Phong
Hóa! Một sự lạ trong làng báo! Một cái mới” [50]
Hình 1.2: Thông báo về sự thay đổi của báo Phong Hóa trên số 13
Nguồn: Báo Phong Hóa, số 13, ngày 08/9/1932
Mục đích của báo được quảng bá lần đầu trong Phong Hóa số 13 là:
"Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết:
Xã hội, chính trị, kinh tế, nói rõ về hiện tình trong nước
Có 15 tranh vẽ, nhiều chuyện vui
Ai cần xem báo! Ai thích đọc báo! Nên đọc Phong Hóa” [50].
Đó chính là sự thể hiện tinh thần dân chủ và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương, báo chí Sau này tờ báo thực sự đã nổi bật ở tính thời sự và giọng châm biếm Toà soạn và trị sự của báo ban đầu ở góc đường Quán Thánh và Hàng Bún
Trang 23(số 80 phố Quán Thánh - Hà Nội) Báo bán chạy và hấp dẫn bạn đọc từ thường dân đến trí thức
Hình 1.3: Trang nhất báo Phong Hóa số 14
Nguồn: Báo Phong Hóa, số 14, ngày 22/9/1932
Tờ Phong Hoá hoạt động được khoảng nửa năm và ngày càng phát triển mạnh Đến khoảng tháng 3 năm 1933, sau số báo xuân Quý Dậu phát hành, Nhất Linh tính
về lâu dài, nên quyết định thành lập Tự lực văn đoàn
Tới tháng 3/1934, Tự lực văn đoàn được thành lập với sáu thành viên: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, Tú Mỡ và Thế Lữ Phong Hóa số 87,với
chủ trương duy tân và cấp tiến của mình, báo Phong Hóa lấy "trào phúng làm
phương pháp, tiếng cười làm vũ khí" [69], để chỉ ra và thúc đẩy người dân trút bỏ
những tập tục cũ, đi vào con đường Âu hóa từ vật chất cho đến tinh thần Đồng thời qua những bài lý luận thời sự về xã hội, chính trị, kinh tế của Hoàng Đạo, cũng chứng tỏ nhóm làm báo Phong Hóa rất quan tâm đến xã hội, đến việc "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" như tinh thần của nhà ái quốc Phan Chu Trinh đã bàn đến hồi đầu thế kỷ 20
Trang 24Sau khi Phong Hoá ra được 28 tháng, Nhất Linh cho ra tiếp tờ Ngày Nay 1-1935) để đáp ứng nhu cầu bạn đọc và để phòng khi có biến cố xảy ra
(30-Tháng 6 năm 1935, báo Phong Hóa bị nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa ba
tháng vì loạt bài "Đi xem mũ cánh chuồn" châm biếm Tổng đốc Hà Đông Hoàng
Trọng Phu Sau đó ra tiếp được hơn một năm, thì bị đóng cửa vĩnh viễn (số cuối
190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936) cũng vì tội chế nhạo
Về mặt nội dung, trong gần 5 năm ra đời và phát triển, Phong Hóa đã trải qua nhiều sự thay đổi về mặt nội dung theo từng thời kỳ để phù hợp hơn với tôn chỉ, mục đích của mình
Trong năm 1932 (kể cả 13 số đầu tiên) báo đã xuất bản 28 số với nội dung chủ yếu là các vấn đề dân sinh, xã hội và các nội dung về tin tức thể thao, khoa học, tin vắn trong nước và quốc tế
Năm 1933, báo xuất bản 50 số, từ số 29 ra ngày 06/01/1933 đến số 79 ra ngày 29/12/1933 Trong giai đoạn này, ngoài các nội dung về dân sinh thì báo đã cho trình làng những nội dung châm biếm, trào phúng phản ánh góc nhìn của Phong Hóa đối với những vấn đề nổi cộm trong xã hội Đây cũng là năm mà tòa soạn quyết định thành lập Tự lực văn đoàn để tạo dựng nên một tổ chức, diễn đàn trao đổi và học hỏi lẫn nhau
Thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài và kịch cũng được xuất hiện nhiều hơn, liên tục hơn trên mặt báo Gần như mỗi số báo đều có các tác phẩm đăng
đều đặn trên các chuyên mục thơ và truyện Chuyên mục Bức tranh vân cẩu được
thêm mới kể từ số 30 để góp phần cho việc tăng sức nặng của các nội dung phản biện, đả kích
Tờ Phong Hóa cũng tỏ thái độ mạnh mẽ hơn trong việc tấn công vào những điều xấu trong xã hội Từ thái độ châm biếm, sang công kích trực tiếp những nhân vật mà
họ cho là nói nhiều điều, làm nhiều điều sai trái cả trong nghệ thuật và chính trị
Tòa soạn Phong Hóa cũng rầm rộ tổ chức nhiều cuộc thi vẽ tranh và làm thơ cho các độc giả khắp nơi khiến cho tờ báo thêm phần rộn ràng, vui vẻ Trên mặt báo xuất hiện nhiều hơn những cái tên mới mẻ, những độc giả gửi bài bên cạnh những cái tên quen thuộc như Nhất Linh, Khái Hưng, Nhiều sáng kiến mới mẻ trong cách
tổ chức nội dung và hình thức được đưa ra, tiêu biểu trong đó là sáng kiến ra những
số đặc biệt về Tết Trung Thu, Tết cổ truyền hay lễ hội Đây cũng là một trong
Trang 25những tờ báo đầu tiên xây dựng nên hình thức tổ chức nội dung theo chủ đề lớn trên mặt báo
Năm 1934, Phong Hóa phát hành 50 số báo, từ số 80 (5/1/1934) đến số 130 (28/12/1934) Trong khoảng thời gian này, Phong Hóa ổn định phát triển cả về nội dung và hình thức Bên cạnh những chuyên mục đã có từ trước thì Phong Hóa cho
ra đời thêm nhiều chuyên mục khác, nổi bật trong đó là Vẻ đẹp riêng tặng các bà
các cô do Nguyễn Cát Tường phụ trách Chuyên mục này đã thể hiện rõ sự quan
tâm dành riêng cho phái nữ, khuyến khích chị em làm đẹp và sống cuộc sống thoải mái hơn Các tác phẩm dịch cũng xuất hiện nhiều hơn
Điều đáng chú ý là đến nửa cuối năm 1934, vấn đề dân sinh trên báo có hơi hướng nhạt dần, tòa soạn tập trung nhiều hơn về nội dung châm biếm bằng tranh vẽ
và các bài trào phúng Mục giáo dục trong dân quê viết về đời sống lầm than, đói
nghèo, dốt nát, hủ tục đang hàng ngày gặm nhấm đời sống người dân, kêu gọi chính quyền có những chính sách hợp lí nhằm thay đổi xã hội lúc đầu được đặt ngay trên trang nhất, do những cây bút lớn trực tiếp viết bài như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo Tuy nhiên, càng về sau tính chất đấu tranh của các bài viết nhạt dần,
chuyên mục chuyển vào trang trong rồi biến mất "Thái độ này cho thấy có sự thay
đổi trong nhãn quan chính trị của những người đứng đầu tờ báo" [51], khi mà thời
gian đó báo chí đang bị thắt chặt về nhiều mặt, chính quyền thực dân để ý và kiểm duyệt gắt gao Nội dung có sự xoay chuyển để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cũng là điều dễ hiểu
Bước sang năm 1935 với 37 số báo (từ số 131 ra ngày 4/1/1935 đến số 168 ngày 27/12/1935) Đây là một năm đánh dấu nhiều biến động trong hoạt động báo chí của Phong Hóa
Thơ mới được đưa ra bàn luận sôi nổi, các tiểu thuyết trên báo Phong Hóa trở thành những tác phẩm gối đầu giường của rất nhiều bạn đọc lúc bấy giờ Lý Toét –
Xã Xệ trở thành 2 nhân vật đình đám khiến độc giả đón chờ mỗi ngày Tờ báo lớn mạnh và vững vàng hơn về mọi mặt, được độc giả thích thú
Những bài báo tấn công vào các nhân vật "có máu mặt" trong chính quyền
được viết liên tục và mạnh mẽ Loạt bài Những cuộc điều tra phỏng vấn không tiền
khoáng hậu: Đi xem mũ cánh chuồn của Tứ Ly đã làm cho tờ báo thêm sức nặng
trong việc đả kích những quan lại của chính quyền thực dân Cũng chính vì sự quyết
Trang 26liệt và mạnh mẽ đó mà đến số 151 (31/5/1935) thì Phong Hóa bị nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa ba tháng vì dám châm biếm Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu Sau khi được xuất bản lại vào số 152 (6/9/19395), báo vẫn tiếp tục đăng tải
các loạt bài Những cuộc điều tra phỏng vấn không tiền khoáng hậu như: đi xem mũ
ni, Thăm một ông nghị dưới âm ti, Đến thăm thủ tướng họ Mút,
Những phóng sự về mặt trái của xã hội, do Trọng Lang phụ trách cũng để lại
nhiều dấu ấn như: Bí mật đời sư vãi, đồng bóng, Chuyên mục Trước vành móng
ngựa của Tứ Ly cũng để lại nhiều ấn tượng và sau này đã xuất bản thành sách
Truyện dài, truyện ngắn được xuất hiện với số lượng và tần suất nhiều hơn trên mặt báo (4-5 truyện)
Năm 1936 là năm cuối cùng của Phong Hóa trước khi bị đóng cửa vĩnh viễn với 21 số, từ số 169 (3/1/1936) đến số 190 (5/6/1936)
Nhà thơ Tú Mỡ từng hồi ức rằng: “Dạo ấy báo Phong Hóa liên tục xoáy sâu
vào chế nhạo và châm biếm triều đình Huế, nên nhà cầm quyền Pháp lấy cớ tờ báo đăng truyện "Hậu Tây du", nói cạnh khoé đến những nhân vật mới trong triều đình thân Pháp ấy mà đóng cửa báo” [44]
Bảng 1.1: Các dấu mốc phát triển của Phong Hóa
Phong Hóa Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn
Ra số 14 – mở đầu giai đoạn đổi mới do Nguyễn
quản lý
Thành lập Tự lực văn đoàn bao gồm 6 thành viên với những tôn chỉ riêng
Báo Phong Hóa bị đóng cửa vĩnh viễn vì loạt bài châm biếm Tổng
Hoàng Trọng Phu
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tư liệu báo
Sự ra đời và phát triển của Phong Hóa đã góp thêm vào bức tranh báo chí đương thời một sắc màu mới mẻ và nổi bật Kể từ khi ra đời và phát triển (1932-1936) tờ báo đã để lại những dấu ấn lớn trong lòng độc giả và tạo nên những cơn sốt trong đời sống tinh thần của xã hội ta lúc bấy giờ Nhìn lại quá trình ra đời và
Trang 27soạn báo trong bối cảnh lịch sử và nền cảnh báo chí không mấy thuận lợi cho hoạt động báo chí
- Vài nét về độc giả của Phong Hóa
Hình 1.4: Cơ cấu xã hội Việt Nam năm 1930
Tư sản Tiểu tư sản
Nguồn: Tác giả rút ra theo sách Tri thức Việt Nam
đối diện với văn minh phương Tây [45]
Ngay từ những số đầu tiên, Phong Hóa đã thổi một luồng gió mới đầy sinh khí vào lòng bạn đọc, được đông đảo nhân dân khắp 3 kỳ hoan nghênh, ủng hộ Với Phong Hóa, địa hạt độc giả mà tòa soạn hướng đến được định hình rõ ràng: Là những người có đủ trình độ văn hóa và hiểu biết để có thể tiếp nhận được thông tin, là những người quan tâm đến thời cuộc và các vấn đề về văn hóa, xã hội đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình, có hiểu biết và yêu thích văn chương, nghệ thuật
Giai cấp tiểu tư sản được hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, dân nghèo thành thị Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép Đây là tầng lớp có trình độ văn hóa cao và
có điểu kiện tiếp xúc với trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ bên ngoài nhiều hơn Đến thập kỷ 30 của thế kỷ XX, tầng lớp trí thức Tây học xuất hiện
Trước năm 1945 tầng lớp tiểu tư sản ở nước ta có khoảng 1 triệu người bao gồm trí thức, học sinh, viên chức và một bộ phận thị dân, tỷ lệ dân số thành thị của
Trang 28Việt Nam năm 1930 chiếm 7,4% “Năm học 1929 – 1930 có 434.335 học sinh và
551 sinh viên và còn có hàng nghìn học sinh trường chuyên nghiệp, kĩ nghệ thực hành Năm học 1929 – 1930, riêng Bắc Kì có 900 học sinh chuyên nghiệp và học nghề Năm 1930, số giáo viên các cấp có 12.000 người” [63] Đây là tầng lớp tạo
nên động lực chính cho sự biến chuyển văn hóa ở nước ta, trong đó có báo chí Xét trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ thì giai cấp tiểu tư sản chính
là địa hạt độc giả mà Phong Hóa định hình hướng tới Trong khoảng thời gian tồn tại (1932-1936), chính độc giả là động lực cho tờ báo phát triển, không chỉ bó hẹp trong một địa bàn Bắc Kỳ mà báo còn lan tỏa khắp 3 kỳ, chiếm được sự tin yêu của
độc giả Họ truyền tai nhau về sự thích thú khi đọc Phong Hóa và dẫn tới việc “mặc
dù giá bán khá cao so với những tờ báo cùng thời (7 xu), nhưng Phong Hóa liên tục phải tăng lượng in Báo thường in 5000 nhưng có những số phải in tới 1 vạn bản (kỉ lục lúc bấy giờ) mà vẫn bán hết” [51].
Phong Hóa không xa vời, cao siêu trong nội dung truyền tải Phong Hóa mang đến cho bạn đọc một hơi thở mới, gần gũi hơn với đời sống thường nhật của tầng lớp bình dân Trong làng báo kể từ khi Phong Hóa ra đời đã hình thành nên một lối viết mới, viết để quần chúng xem và sống nhờ độc giả Và có lẽ cũng chính vì lẽ đó
mà Phong Hóa đã được đón nhận một cách nồng hậu và nhiệt tình
1.3 Cấu trúc của báo Phong Hóa
Trong giai đoạn đầu khi Nguyễn Tường Tam mới tiếp nhận và đổi mới, trên trang nhất chỉ đa phần là nội dung dân sinh Hình thức được bố trí với phần chữ viết chiếm gần hết diện tích, chỉ có một vài hình ảnh rất bé để minh họa kèm theo Thi thoảng cũng xuất hiện thêm một tranh vẽ nằm ở bên góc trái hoặc ở giữa trang báo nhưng những bài báo được trình bày như vậy không nhiều
Trang 29Phần măng sét của trang nhất chứa những nội dung như: năm thứ của số báo,
số báo, số trang, giá tiền, ngày tháng năm ra báo, tên tờ báo, tên chủ bút và chủ tòa
soạn, địa chỉ tòa soạn "Măng sét thường được in đậm hơn và phân tách bằng một
đường phi lê đậm" [13, tr 269] Phía dưới là phần nội dung bằng chữ viết của một
bài báo viết về vấn đề dân sinh
Hình 1.5: Măng sét số 40 của Phong Hóa
Nguồn: Báo Phong Hóa số 40, ngày 31/3/1933
Bắt đầu từ số 60 thì hình họa xuất hiện với tần suất và số lượng cũng nhiều
hơn Số Trung thu, 6/10/1933 trên trang nhất là hình ảnh: Một đám rước sư tử của
Lemur Lần đầu tiên trên báo Phong Hóa trang nhất không có tin bằng chữ viết mà
tranh vẽ đã xâm chiếm hoàn toàn về diện tích Đây chính là một sự thay đổi lớn trong tư duy trình bày của tòa soạn
Trang 30Hình 1.6: Trang nhất số 60 của Phong Hóa
Nguồn: Báo Phong Hóa số 60, ngày 06/10/1933
Kể từ số 70 trở đi, trang nhất của báo chứa 1 nửa nội dung là tranh vẽ, một nửa nội dung là tin bằng chữ, có những số tranh vẽ chiếm hết diện tích của trang nhất tờ báo Những số đặc biệt như: Số mùa xuân, số Trung thu, số bầu cử nghị viện hay số lễ hội (Hội Lim, hội Gióng, ) thì trang nhất sẽ mặc định là tranh vẽ in màu rất bắt mắt
Trang 31Hình 1.7: Trang bìa báo Phong Hóa số 81 (19/1/1934); số 84 xuân Giáp tuất (9/2/1934); số 117 Trung thu (28/9/1934), số 134 xuân Ất Hợi (30/01/1935)
Nguồn: tư liệu báo Phong Hóa, số 81, 84, 117,134
Các chuyên mục được trình bày không cố định nhưng lại tuân theo một quy tắc chung chung gần như định sẵn Những chuyên mục dân sinh, chính luận, thời sự như: Từ nhỏ đến lớn, bàn ngang; từ cao đến thấp, giòng nước ngược sẽ được đặt từ trang 1 đến trang 5 Ngoài phần tin tức (trang 12), báo rất chú trọng sử dụng những bài thuộc thể loại điều tra, phóng sự (trang 4) Các nội dung về Thơ mới, truyện ngắn, vui cười được đặt vào giữa số báo, khoảng từ trang 5 đến trang 9 Từ trang 10 đến trang 11 sẽ là dành cho tiểu thuyết, từ trang 12 đến trang 14 là chuyên mục tin tức và những việc chính cần biết trong tuần lễ Hai trang cuối cùng sẽ dành cho chuyên mục quảng cáo Nội dung quảng cáo còn được lồng ghép đóng khung dưới các chuyên mục khác và thường nằm ở lề dưới của trang Các nội dung khác nhau khi được đặt lẫn với nhau trong cùng một trang sẽ được kẻ vạch và đóng khung để phân biệt rõ ràng các chuyên mục
Trong cách trình bày, Phong Hóa không tham lam tận dụng hết tất cả phần giấy mà để ra những khoảng trống để tạo độ nghỉ cho người đọc, nhiều khi khoảng trống còn nhiều hơn phần chữ viết như trên số 65 ngày 22/9/1933
Trang 32Hình 1.8: Một trang trong của báo Phong Hóa
Nguồn: Báo Phong Hóa, số 65, ngày 22/9/1933
Qua khảo sát và phân tích, hình thức của Phong Hóa được hiện ra trước mắt người đọc là hình thức của một tờ báo được trình bày đúng chuẩn mực và có phần
tư duy hiện đại hơn so với nền cảnh chung Trong từng giai đoạn, Phong Hóa lại có thêm những biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn, tiến bộ hơn để hấp dẫn người đọc và phục vụ thị hiếu thẩm mĩ ngày càng cao của công chúng Sự biến đổi tích cực này như một lời khẳng định rằng tờ báo luôn quan tâm đến thị hiếu và thẩm mỹ của độc giả, không ngừng vận động và làm mới mình để tạo ra một sản phẩm báo chí thú vị
Trang 33- Cách bố trí, tần suất xuất hiện của các chuyên mục
Mỗi chuyên mục thường có một tần suất xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng riêng khác nhau Có chuyên mục dài kỳ cũng có chuyên mục chỉ tồn tại một thời gian ngắn
Bảng 1.2: Thống kê các chuyên mục chính của tờ báo từ số 14 đến số 190
Nguyễn Tường Long (Tứ Ly, Tứ Linh)
Từ nhỏ đến nhớn: nói về việc;
Bàn ngang: nói ngược mà hiểu ra xuôi
Người và việc -
Từ cao đến thấp
Nguyễn Tường Long (Tứ Ly)
Bàn về người và việc
Nhị Linh
Những vấn đề về đời sống sinh hoạt của xã hội
người xã hội đương thời Trước vành móng
ngựa
luật Thế giới cũ – Mực
tàu giấy bản
của Phong Hóa
Đạt, Song Thanh (ST)
Những từ ngữ mới mẻ phổ biến trong dân chúng
chương
Giư, Nhất Linh tức Nguyễn
Nội dung phong phú, đa dạng về tình yêu đôi lứa, đời sống xã hội,
Trang 34Tường Tam, Thạch Lam tức Nguyễn Tường Lân, Thế Lữ
Sinh, Khái Hưng, Việt Bằng, Ngộ Không
Những truyện ngắn khôi hài
Nhất Linh;
Thế Lữ, Thạch Lam,
Nội dung phong phú phản ánh đời sống tinh thần của
xã hội ta lúc bấy giờ, nội dung về tình yêu đề cập nhiều trong các sáng tác
Tường Bách, Trần Thanh Mại
Đánh giá, nhận xét, phân tích, phê bình các tác phẩm văn học
Phú Tứ, Huy Thông, Vũ Đình Liên, Nguyễn Văn Kiện; Lan Sơn, Tường Bách, Xuân Diệu
Những tiếng lòng thổn thức nói lên xúc cảm của những cái tôi mới mẻ
Nhị Linh, Ngộ Không,
Lê ta
Chỉ ra những điều sai trái,
lố bịch nhặt trong các báo (Nhị Linh tức Trần Khánh Giư
Trang 35Phóng sự Tràng Khanh
+ Việt Sinh
Những cuộc tìm hiểu về mặt trái xã hội đương thời Những cuộc điều
tra phỏng vấn:
Không tiền khoáng hậu
quan, lên án chính quyền
Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô
Nguyễn Cát Tường (Lemur
Thời trang, làm đẹp, trang điểm cho phụ nữ
ta)
Hành trình làm báo của 1 phóng viên
Những việc chính cần biết trong tuần
lễ
Cả tòa soạn nhặt tin
Những tin tức thời sự trong tuần
Nguyễn Cát Tường (Lemur)
Thời trang, làm đẹp, trang điểm cho phụ nữ
Nguyễn Cao Luyện
Những kiểu cách thiết kế nhà ở từ thành thị đến nông thôn
Trí,
Tranh vẽ biếm họa các nhân vật như Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh,
Hạc, Chàng Thứ 13
Những hiểu biết, phân tích
về khoa học: từ thực vật, động vật đến sức khỏe, công nghệ,
Thúy Liễu, Thu Linh, cô Nhất Văn,
Những điều diễn ra trong đời sống vật chất và tinh thần của chị em đều được
đề cập một cách khéo léo
Trang 36Nguyễn Thị Lượng (CTV), Bông cúc trắng (TN),
Trần Văn Dương
Tin tức thể thao trong nước
và quốc tế
Việt nhạc Pháp cho độc giả học theo
hước, gây cười
viết
báo Phong Hóa
Đa dạng về nội dung
cáo
Các nội dung quảng cáo sách mới, sản phẩm, hội chợ,
Nguồn: Tác giả tự thống kê sau khảo sát
Trang 37Bảng 1.3: Bảng thống kê các chuyên mục chính của báo từ số 1 đến 13 NHỮNG CHUYÊN MỤC TRÊN PHONG HÓA TỪ SỐ 1-13
tin thế giới
Tin tức thời sự trong và ngoài nước
Nguồn: Tác giả tự thống kê sau khảo sát
Trên Phong Hóa, có nhiều chuyên mục đã làm nên tên tuổi và thương hiệu cho
tờ báo với tần suất xuất hiện liên tục và xuyên suốt trên những chặng đường phát
triển Những chuyên mục đó phải kể đến như: Từ nhỏ đến lớn, Từ cao tới thấp,
Giòng nước ngược, Thơ mới, tiểu thuyết, những hạt đậu dọn, những việc chính cần biết trong tuần lễ, Chúng thường có một khoảng vị trí cố định và xuất hiện
ở những vị trí quen thuộc để tạo thành thói quen cho độc giả Khi độc giả đã có thói quen thì gần như chuyên mục đó sẽ xuất hiện cố định trên trang báo đó Đây
là tính lâu dài, xuyên suốt và chặt chẽ mà tờ báo hướng tới nhằm đến gần hơn với độc giả
Ngoài những chuyên mục đó, trên Phong Hóa còn thấy có nhiều chuyên mục chỉ xuất hiện trong một giai đoạn để phù hợp với những cuộc cải cách, thay đổi của
tờ báo Các chuyên mục: cuộc điểm sách, cuộc điểm báo, từ vựng hoạt kê, Lê ta làm
báo, phụ nữ, kiến trúc, hỏi bệnh, Phong Hóa ở miền Nam, là những chuyên mục
không xuất hiện từ đầu nhưng với sự hấp dẫn và tính chất nội dung gần gũi và thiết thực của mình, nó cũng đã làm cho độc giả bị thu hút và tạo được những hiệu ứng tích cực không ngờ
1.4 Đội ngũ người làm báo
-Tổng quan về đội ngũ người làm báo
Để Phong Hóa sớm có chỗ đứng trong làng báo Việt, ngay khi vừa nắm tờ báo trong tay, Nguyễn Tường Tam đã rất chú trọng đến việc chiêu hiền đãi sĩ Ngoài
Trang 38mấy anh em trong nhà là Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), Nguyễn Tường Bách, ông mời nhiều cây bút nổi tiếng, đang ăn khách thời bấy giờ về làm cho Phong Hóa như Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), sau có thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu (em Trần Khánh Giư), Thế Lữ Nhiều người có bài cộng tác chặt chẽ, thường xuyên với Phong Hóa như Trọng Lang, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ, Phạm Cao Củng, Lê Thạch
Kỳ (Chàng thứ 13)…(xem thêm phụ lục 2)
Thông qua khảo sát trên 190 số báo với nhiều chuyên mục khác nhau, tác giả
đã thống kê và rút ra được một số đặc điểm nổi bật trong đội ngũ làm báo Phong Hóa như sau:
Thứ nhất, những người làm báo Phong Hóa là những người trẻ, tiến bộ, độ
tuổi từ 25 đến 35 Phan Khôi là người nhiều tuổi nhất, sinh năm 1887; những người trẻ tuổi nhất trong tòa soạn lúc bấy giờ là: Nguyễn Tường Bách, Ngô Xuân Diệu, Phạm Huy Thông, Lưu Thị Yến (Thụy An) cùng sinh năm 1916
Đây cũng là đặc điểm chung của bộ phận trí thức Tây học trong xã hội ta lúc bấy giờ Trong cơ cấu độ tuổi của trí thức Tây học, do đặc điểm của nền giáo dục
mà Pháp du nhập vào Việt Nam khá muộn (năm 1919 là mốc chấm dứt hoàn toàn nền Nho học ở Việt Nam) nên đến thập kỷ 30 - 40, khi hệ thống giáo dục ổn định và phát triển tỉ lệ thuận với nhu cầu đầu tư kinh tế và ổn định xã hội của Pháp thì độ tuổi trung bình của trí thức Tây học là từ 20-30 [63]
Chính đặc điểm này đã tác động không nhỏ đến phong cách làm báo của tòa soạn Họ năng động, trẻ trung, say mê và nhiệt huyết với công việc, không ngại những khó khăn trước mắt để cùng nhau đưa Phong Hóa đi lên Tòa soạn báo Phong
Hóa là một tòa soạn vui vẻ, như Tú Mỡ đã kể lại rằng: tôi lại càng thấy các anh có
một sức làm việc ghê gớm, đáng phục: làm ngày, làm đêm, nhất là làm đêm, tốn khá nhiều cà phê, thuốc lá, làm việc đến rạc người, hom hem, xanh xám như Khái Hưng
ai không biết cứ tưởng là “dân làng bẹp” [44].
Thứ hai, các nhà báo trong tòa soạn báo Phong Hóa đa số là người miền Bắc
Trong tổng số 100 tác giả được khảo sát thì có 37 tác giả rõ quê quán Trong đó Hà Nội là thành phố có số lượng tác giả tham gia viết bài cho Phong Hóa đông đảo nhất với 38% trong số tác giả được biết rõ quê quán và 15% trong tổng số tác giả được
Trang 39thống kê Hải Dương là địa phương nhiều thứ hai, đứng sau Hà Nội Điều này cũng
dễ hiểu vì đây là quê hương của anh em nhà họ Nguyễn Tường, những người tham gia trụ cột trong tòa soạn
Hình 1.9: Cơ cấu các tác giả viết bài cho Phong Hóa phân theo tỉnh/thành
Nguồn: Tác giả tự thống kê sau khảo sát
Hình 1.10: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tác giả viết bài cho Phong Hóa phân theo
từng vùng miền
78%
22%
Bắc Kỳ Trung Kỳ
Nguồn: Tác giả tự thống kê sau khảo sát
Cũng theo khảo sát thì có tới 78% tác giả có quê quán ở Bắc Kỳ (29 người) và 22% tác giả ở Trung Kỳ (8 người) Số lượng tác giả ở Bắc Kỳ nhiều hơn đáng kể
Trang 40bởi Phong Hóa là một tờ báo được ra đời và phát triển ở Hà Nội, là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị ở Bắc Kỳ Đây cũng là nơi quy tụ nhiều nhà tri thức muốn dùng ngòi bút của mình để nói lên những suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe trong một nền cảnh xã hội đang tứ bề rối ren
Thứ ba, về giới tính, trong 100 tác giả được khảo sát thì thống kê được 80
người biết rõ giới tính Trong đó các nhà báo nam có 66 người (84%) chiếm tỉ lệ hơn gấp 5 lần so với các nhà báo nữ là 14 người (16%) Các nhà báo nữ thường xuất hiện trên hai chuyên mục chính là Thơ mới và Phụ nữ
Nguồn: Tác giả tự thống kê sau khảo sát
Điều này cũng phản ánh rõ một vấn đề trong xã hội nước ta lúc bấy giờ là trong đội ngũ tri thức bóng dáng của nữ giới chỉ đứng phần thấp thoáng Nam giới vẫn được ưu tiên hơn, coi trọng hơn trong vấn đề học hành và sự nghiệp Tuy vậy,
sự xuất hiện của các nhà báo nữ cũng đã nói lên sự tiến bộ và sự linh hoạt trong cách dùng bài của Phong Hóa Còn gì hấp dẫn hơn khi để cho các chị, các mẹ tự nói
về mình trong tòa soạn Phong Hóa
Hình 1.11: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các tác giả viết bài cho
Phong Hóa phân theo giới tính
84%
16%
NamNữ