1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin (luận văn báo chí và truyền thông)

147 202 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

5 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luâ ̣n văn “ Hệ thống Đài Phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin”, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Báo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN THI ̣ QUỲNH AN

HỆ THỐNG ĐÀI PHÁT THANH CẤP HUYỆN TRONG BỐI CẢNH BÙNG NỔ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN THI ̣ QUỲNH AN

HỆ THỐNG ĐÀI PHÁT THANH CẤP HUYỆN TRONG BỐI CẢNH BÙNG NỔ THÔNG TIN

Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ chuyên ngành: Báo chí học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Hà Nội - 2017

Trang 3

3

Luận văn đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2017

Trang 4

4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu, các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Các kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác./

Trang 5

5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luâ ̣n văn “ Hệ thống Đài Phát thanh cấp huyện trong bối

cảnh bùng nổ thông tin”, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo

trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy cho tôi trong suốt 2 năm qua Các thầy cô đã truyền đạt nhiều tri thức , kinh nghiê ̣m quý báu và hướng dẫn tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p

Và đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành t ới PGS.TS Đặng Thị Thu Hương – giảng viên Khoa Báo chí và Truy ền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này Từ khi lên ý tưởng cho đến khi triển khai đề tài, trình bày luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự góp ý của cô để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện luận văn

Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thi ̣ Quỳnh An

Trang 6

6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 10

Chương 1: Lý luận về phát thanh và lịch sử phát triển hệ thống đài phát thanh cấp huyện ở VN 22

1.1Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài 22

1.2 Đặc điểm của phát thanh 27

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển công tác thông tin cơ sở 33

1.4 Vài nét về lịch sử phát tri ển và những đóng góp c ủa hệ thống đài phát thanh cấp huyện ở nước ta 36

Tiểu kết chương 1 40

Chương 2: Bối cảnh truyền thông hiê ̣n đa ̣i và những vấn đề đă ̣t ra với hê ̣ thống đài phát thanh cấp huyê ̣n 42

2.1 Diện mạo hệ thống TTĐC VN hiện nay và thế mạnh của các phương tiện truyền thông mới 42

2.2 Những vấn đề đă ̣t ra với hê ̣ thống đài phát thanh cấp huyê ̣n 48

2.3 Xu hướng phát triển của phát thanh đi ̣a phương trên thế giới 53

Tiểu kết chương 2 58

Chương 3: Thực trạng hoa ̣t đô ̣ng h ệ thống đài phát thanh c ấp huyện ở Hải Phòng 59

3.1 Giới thiệu về các Đài Phát thanh được khảo sát 59

3.2 Thực trạng hoạt động các Đài Phát thanh cấp huyê ̣n ở Hải Phòng 63

3.3 Đánh giá chung 87

Tiểu kết chương 3 98

Trang 7

7

Chương 4: Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng hoạt động đài

phát thanh cấp huyện 99

4.1 Sự cần thiết duy trì mô hình đài phát thanh cấp huyê ̣n 99

4.2 Mô ̣t số giải pháp nâng cao chất lượng hoa ̣t đô ̣ng hê ̣ thống đài phát thanh cấp huyê ̣n 101

4.3 Mô ̣t số kiến nghi ̣ 109

Tiểu kết chương 4 113

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 1208

Trang 8

8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTPT Chương trình phát thanh PT-TH Phát thanh – Truyền hình

TT-TT Thông tin – truyền thông

THVN Truyền hình Viê ̣t Nam

ĐBQH Đa ̣i biểu Quốc hô ̣i

ĐB HĐND Đa ̣i biểu hô ̣i đồng nhân dân KHKT Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t

KHCN Khoa ho ̣c công nghê ̣ CNTT Công nghê ̣ thông tin ANTT An ninh trâ ̣t tự

CSPL Chính sách pháp luật

TTĐC Truyền thông đa ̣i chúng

Trang 9

2 Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của thính giả về thời lượng CTPT của 3 Đài khảo sát

Biểu đồ 3.2: Đánh giá của thính giả về chất lượng thông tin CTPT của 3 Đài khảo sát

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của thính giả cách thể hiện tin, bài của 3 Đài khảo sát Biểu đồ 3.4: Mức đô ̣ ảnh hưởng đến công chúng của thông tin tiếp nhâ ̣n từ 3 Đài khảo sát

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ thính giả nghe đài phân theo từng cấp ở 3 quâ ̣n, huyê ̣n khảo sát

Biểu đồ 3.6: Mức đô ̣ đáp ứng nhu cầu thông tin thính giả của CTPT 3 Đài khảo sát

Biểu đồ 3.7: Đánh giá của thính giả các yếu tố về nô ̣i dung thông tin của 3 Đài khảo sát

Biểu đồ 3.8: Đánh giá của thính giả về các yếu tố hình thức thể hiê ̣n CTPT 3 Đài khảo sát

Biểu đồ 3.9: Tần suất thính giả nghe chương trình Đài cấp huyê ̣n ở 3 quâ ̣n, huyê ̣n khảo sát

Biểu đồ 4.1: Đánh giá của công chúng về sự cần thiết của Đài cấp huyê ̣n

Biểu đồ 4.2: Những lĩnh vực thông tin mà thính giả quan tâm

Trang 10

10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống phát thanh – truyền thanh của VN hiện nay bao gồm 4 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp quận, huyện, thị xã; cấp xã, phường, thị trấn Trong đó, cùng với hệ thống truyền thanh cấp

xã, phường, thị trấn, hệ thống các đài phát thanh, truyền thanh cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là đài phát thanh cấp huyện) được gọi là hệ thống truyền thanh cơ sở

Từ lâu, hệ thống các đài phát thanh cấp huyện đã đóng vai trò là kênh truyền thông quan trọng cung cấp các thông tin chính thống, thiết thực, gần gũi cho người dân địa phương Cùng với Đài TNVN và Đài PT-TH cấp tỉnh,

hệ thống các đài phát thanh cấp huyện đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Những chiếc loa công cộng, những chiếc đài

FM phát huy tác dụng là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền, là “cánh cửa” kết nối người dân với thế giới bên ngoài

Hiện nay, số lượng các đài phát thanh cấp huyện rất đông đảo Gần như như mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều có m ột đài phát thanh cấp huyện với số lượng lớn nhân sự đ ang công tác Hoạt động của các đài này

là hoạt động đặc thù thuộc chuyên ngành thông tin - truyền thông mang tính chất báo phát thanh Các PV, BTV làm việc tại các đài phát thanh cấp huyện cũng đã được xem xét cấp thẻ nhà báo

Tuy nhiên, các văn bản CSPL hiện hành vẫn chưa công nhận đây là cơ quan báo chí Định hướng phát triển của Đảng và nhà nước cũng chưa rõ ràng trong việc giảm số lượng đài, giữ nguyên quy mô hay tiếp tục phát triển, mở rộng Tên gọi các đài này hiện nay cũng không thống nhất Có nơi gọi là Đài

Trang 11

11

Phát thanh, có nơi gọi là Đài Truyền thanh, cũng có nơi gọi là Đài Truyền thanh – Truyền hình Ngay cả tên gọi chung “truyền thanh cơ sở” phổ biến trong các văn bản chính sách của nhà nước hiện nay cũng chưa phản ánh đúng, đầy đủ bản chất hoạt động của các đài phát thanh cấp huyện

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, bên cạnh các loại hình báo chí truyền thống như: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình thì sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử, sự lên ngôi của mạng xã hội, sự xuất hiện của

xu hướng “báo chí mobile” – thông tin trong tầm tay – đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với sự tồn tại, vai trò, ý nghĩa hoạt động của mô hình các đài phát thanh cấp huyện Thực tế hiện nay đang có 2 luồng quan điểm trái ngược nhau Một quan điểm cho rằng: cần tái cấu trúc hệ thống phát thanh - truyền thanh cơ sở, trong đó có các đài phát thanh cấp huyện, bởi ở nhiều nơi, hệ thống này chưa thực sự phát huy vai trò, hiệu quả, thậm chí còn gây nhiều

“phiền toái” hơn so với những lợi ích mà nó mang lại, đă ̣c biê ̣t là ở khu vực đô thị Một quan điểm khác cho rằng: vẫn cần duy trì, giữ nguyên quy mô hệ thống các đài phát thanh cấp huyện, bởi đây là kênh thông tin sát với địa phương nhất Người dân và cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn cần một kênh truyền thông có thể cung cấp những thông tin cu ̣ thể , gần gũi nhất với tình hình thực tế ở địa bàn với cách thể hiện bài bản , nô ̣i dung chi tiết Điều này khó có thể thực hiện với những kênh thông tin ở cấp cao hơn

Trong khi đó, cho đến nay, những công trình nghiên cứu về thực trạng, hiệu quả hoạt động, những vấn đề đặt ra đối với h ệ thống các đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin đã có nhưng chưa nhi ều, chưa thực sự đầy đủ, cụ thể, toàn diê ̣n Trong các bài giảng, chương trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên ngành phát thanh ở nước ta, nội dung này cũng không được

đề cập nhiều Đặc biệt, trên địa bàn thành phố Hải Phòng – 1 trong 5 thành phố trực thuô ̣c trung ương, nơi đang tồn ta ̣i song song 2 mô hình: có và không

Trang 12

12

có đài phát thanh cấp huyện , đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về

vấn đề này Đó cũng chính là lý do tác giả lựa cho ̣n đề tài: “Hệ thống đài phát

thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin”, phạm vi khả o sát ta ̣i

thành phố Hải Phòng, để làm luâ ̣n văn tha ̣c sĩ chuyên ngành Báo chí ho ̣c

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Báo phát thanh nói chung và hệ thống phát thanh – truyền thanh cơ sở nói riêng ở VN đã được nhiều tác gi ả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu thường chỉ tập trung với đối tượng

từ cấp tỉnh, thành phố trở lên Số lượng các nghiên cứu sâu về mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở nhìn chung còn ít và khiêm tốn

Ngoài nước: Tác giả luận văn được biết đến một số tác phẩm đã được

dịch sang tiếng Việt như: Chuyên luận Các thể loại báo chí phát thanh của tác giả Xmirnôp đã được Nxb Thông tấn dịch và phát hành năm 2004, “Hướng

dẫn sản xuất chương trình phát thanh” của tác giả Lois Baird, Trường Phát

thanh, Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia (Tài liệu tham khảo nội bộ Đài

TNVN); “Phát thanh truyền thống và phát thanh trực tiếp” của tác giả Carl

Defoy đăng trên Nội san Nghiệp vụ phát thanh Đài TNVN số 2

Tác giả luận văn nhận thấy, do có sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… nên hệ thống phát thanh , truyền thanh cơ sở ở nước ta nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng không có đặc điểm giống như nhiều nước trên thế giới Một số quan điểm và kinh nghiệm phát triển của phát thanh thế giới khó vận dụng vào điều kiện nước ta cũng như thành phố Hải Phòng Những nghiên cứu về phát thanh nước ngoài góp phần hỗ trợ thêm về mặt kỹ thuật sản xuất chương trình, cơ sở vật chất của phát thanh nước ta

Trong nước: Khái quát lý luận về phát thanh, có một số sách, giáo trình

như: sách Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương (Nxb Văn hoá - Thông tin in và phát hành năm 1993), sách Báo phát thanh do PGS.TS Nguyễn Văn

Trang 13

13

Dững chủ biên (Nxb Văn hóa – Thông tin phát hành 2002), Lý luận báo phát

thanh của PGS.TS Đức Dũng (Nxb Văn hóa – Thông tin phát hành 2003), Phát thanh trực tiếp do GS.TS Vũ Văn Hiền và PGS.TS Đức Dũng chủ biên

(Nxb Lý luận Chính trị in và phát hành năm 2007), sách Báo Phát thanh – lý

thuyết và kỹ năng cơ bản của PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng (Nxb Chính trị -

Hành chính xuất bản năm 2013), sách Ngôn ngữ báo phát thanh: Lời nói –

tiếng động – âm nhạc của PGS.TS Trương Thị Kiên (Nxb Lý luận Chính trị in

và phát hành năm 2015)… Các cuốn sách, giáo trình đều đề cập đến những kiến thức, lý luận tổng quát về báo phát thanh nói chung, có đề cập đến mô hình tổ chức hoạt động của đài phát thanh, có giá trị trong nghiệp vụ làm nghề nhưng không đề cập đến tình hình cụ thể ở các đài phát thanh cấp huyện

Năm 2004, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ phát thanh

trực thuộc Đài TNVN đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ

phát thanh trực tiếp vào hệ thống phát thanh – truyền thanh cơ sở” Năm

2005, Ban Địa phương (Đài TNVN) dịch và lưu hành nội bộ tài liệu “Phát

thanh - Truyền thanh nông thôn”… Hai tài liệu này đề cập những kiến thức

tổng quát về phát thanh, truyền thanh địa phương, hướng dẫn một số nghiệp

vụ về thực hiện chương trình cũng như cách thức tổ chức, quản lý Nhưng nói chung, cả hai tài liệu chỉ đề cập đến phát thanh, truyền thanh cơ sở ở mức chung, chưa phân tích sâu sắc, chi tiết thực trạng, kết quả, đóng góp cũng như những khó khăn, bất cập, chỉ ra những giải pháp đồng bộ, toàn diện để phát triển mạng lưới này

Khá gần gũi với đề tài của luận văn, một số tác giả cũng đã thực hiện

một số nghiên cứu có nội dung tương tự Năm 2009, Sở TT-TT tỉnh An Giang xây dựng “Đề án phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến năm 2010 và

một số định hướng đến năm 2015” Năm 2013, tác giả Nguyễn Hoàn (Sở

TT-TT tỉnh Quảng Trị) thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh có tên: “Thực trạng và

Trang 14

14

giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” Hai nghiên cứu này đều đã khảo sát, đánh giá

thực trạng hoạt động và đề xuất một số giải pháp phát triển các đài phát thanh

- truyền thanh cơ sở, nhưng giới hạn phạm vi ở một số địa bàn cụ thể, riêng rẽ

ở miền Trung và miền Tây Nam Bộ là Quảng Trị và An Giang

Về các luận văn, khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã tìm hiểu và thấy có một số đề tài có nội dung liên quan Theo trình tự thời gian, xin được nêu một

số luâ ̣n văn, khóa luận sau:

- Khóa luận tốt nghiệp Đại học báo chí, chuyên ngành Phát thanh

Thử đi tìm một mô hình cho phát thanh cấp huyện của sinh viên Trần

Đắc Xuyên, thực hiện tháng 6/2000 Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Hoạt động của đài cấp huyện,

thị ở Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên của tác giả Nguyễn Trường Chinh

thực hiê ̣n năm 2009 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Nâng cao chất lượng hoạt động

truyền thanh cấp huyện, thị các tỉnh Đông Nam Bộ của tác giả Lâm Thị

Thu Hồng thực hiê ̣n năm 2009 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: “Mạng lưới phát thanh, truyền

thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ - thực trạng và giải pháp phát triển (dựa trên tư liệu khảo sát ở Vĩnh Long và An Giang)” của tác giả

Nguyễn Thị Phước thực hiện năm 2010 tại Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Đổi mới phương thức hoạt động

của các đài truyền thanh cấp huyện trên địa bàn Hà Nội của tác giả Đỗ

Thị Minh Loan bảo vệ năm 2012 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 15

15

- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Hệ thống truyền thanh cơ sở của

tỉnh Bến Tre - thực trạng và giải pháp phát triển của tác giả Huỳnh

Thiện Tài bảo vệ năm 2014 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Hoàn thiện mô hình tổ chức

hoạt động mạng lưới truyền thanh cơ sở các huyện ven biển tỉnh Bến Tre, tác giả Nguyễn Thanh Lâm bảo vệ năm 2014 tại Học viện Báo chí

- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Đổi mới phương thức hoạt động

các đài truyền thanh cấp huyện ở Cần Thơ hiện nay của tác giả Đặng

Ngọc Nhẫn bảo vệ năm 2015 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Đổi mới phương thức tổ chức

hoạt động của các đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau hiện nay

của tác giả Phạm Trí Thuận bảo vệ năm 2015 tại Học viện Báo chí và

Tuyên truyền

- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Chất lượng thông tin của đài

truyền thanh quận, huyện ở thành phố Hải Phòng của tác giả Nguyễn

Văn Hải bảo vệ năm 2016 tại Học viện Báo chí và tuyên truyền

Nhìn chung , các công trình nói trên đã kh ảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động, những ưu điểm, hạn chế của hệ thống phát thanh , truyền thanh cơ sở Thông qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, trọng tâm là chất lượng nội dung, hình thức thể hiện và đổi mới mô hình, phương thức hoa ̣t đô ̣ng phù hợp trong điều kiện thực tế và tình hình phát

Trang 16

16

triển phát thanh hiện nay Tuy nhiên, đối tượng khảo sát của phần lớn các luâ ̣n văn chỉ tập trung ở khu vực Nam Bộ Riêng luâ ̣n văn của tác giả Nguyễn Văn Hải mặc dù th ực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhưng nô ̣i dung mới chỉ dừng l ại ở việc nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân cũng như đề xuất

những giải pháp nâng cao chất lượng thông tin của đài phát thanh cấp huyện,

chứ chưa đánh giá tổng thể, toàn diện các mặt hoạt động, hiê ̣u quả, sự cần thiết của hệ thố ng phát thanh cấp huyê ̣n ở Hải Phòng Hơn nữa, các luận văn nêu trên cũng chưa tìm hiểu , so sánh viê ̣c thực hiê ̣n công tác thông tin , tuyên truyền giữa những địa phương có với nơi không có đài phát thanh c ấp huyện

để có đánh giá khách quan hơn về vai trò của đài phát thanh cấp huyện

Ngoài những nghiên cứu về hệ thống phát thanh – truyền thanh cơ sở nêu trên, theo tìm hiểu của tác giả, những công trình, đề tài nghiên cứu về những vấn đề của báo chí ở Hải Phòng nói chung cũng như hệ thống phát thanh ở Hải Phòng nói riêng chưa nhiều Tác giả được biết luận văn thạc sỹ Báo chí học của tác giả Vũ Anh Thư (thực hiện năm 2015 tại Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội): “Báo chí Hải

Phòng với vấn đề phản biện xã hội đối với các quyết sách của thành phố”

Cùng năm 2015, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tác giả Nguyễn Thị

Việt Anh bảo vệ luận văn thạc sỹ “Truyền hình Hải Phòng với vấn đề truyền

thông giáo dục pháp luật” Trước đó, năm 2012, cũng tại Học viện Báo chí và

tuyên truyền, tác giả Trần Thị Hà Giang thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên

ngành Báo chí học: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động

báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng” Các luận văn này mặc dù thực

hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhưng đối tượng khảo sát chỉ dừng lại

ở báo in, truyền hình cấp tỉnh

Như vậy, chưa có tác giả nào đi sâu khảo sát, nghiên cứu, đánh giá toàn diê ̣n thực tra ̣ng, các mặt hoạt động của h ệ thống các đài phát thanh cấp huyện

Trang 17

17

ở thành phố Hải Phòng Đề tài “Hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối

cảnh bùng nổ thông tin” với pha ̣m vi khảo sát là thành phố Hải Phòng , là một

đề tài mới, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hê ̣ thống hóa lý luâ ̣n về phát thanh trong bối cảnh bùng nổ thông tin, luâ ̣n văn khảo sát về hiê ̣n tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng của các đài phát thanh cấp huyê ̣n ở thành phố Hải Phòng , nhằm phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong thực tế hoạt động Từ đó, đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp, khả thi nhằm khắc phục những tồn tại, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát triển hệ thống các đài phát thanh cấp huyện theo đúng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của nó

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm

vụ nghiên cứu sau đây:

- Nghiên cứu lý luận và các văn bản, tài liệu liên quan về phát thanh , hê ̣ thống phát thanh cấp huyê ̣n, từ đó hệ thống hóa khung lý luận cần thiết, làm

cơ sở cho công tác khảo sát, đánh giá thực tiễn

- Khảo sát công chúng để tìm hiểu nhu cầu, thói quen tiếp nhận thông tin và đánh giá về hoạt động của các đài cấp huyện ở Hải Phòng

- Tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện công tác thông tin , tuyên truyền ở những nơi không có đài phát thanh cấp huyện ở Hải Phòng

- Khảo sát toàn di ện thực trạng hoạt động hệ thống đài cấp huyện ở thành phố Hải Phòng, đánh giá vai trò, ý nghĩa và những đóng góp trong việc

Trang 18

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động các đài phát thanh cấp huyện

ở thành phố Hải Phòng, đánh giá những ưu điểm , hạn chế, đề xuất giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của hê ̣ thống này

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tìm hiểu hoạt động của tất cả các đài phát thanh cấp huyê ̣n ở Hải Phòng Trong đó, tập trung khảo sát lấy mẫu ở 3 quận, huyện có vị trí đặc thù ở Hải Phòng, bao gồm: quận Kiến An (đô thị), huyện Thủy Nguyên (nông thôn và miền núi), huyện Cát Hải (hải đảo)

Ngoài ra, luâ ̣n văn cũng tìm hiểu, khảo sát thực tế hoạt động của các đài phát thanh cấp huyện ở thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh sau khi sát nhâ ̣p với mô ̣t số đơn vi ̣ sự nghiê ̣p công lâ ̣p cùng cấp thành Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao cấp huyê ̣n (Hà Nội) hoă ̣c Trung tâm truyền thông và văn hóa cấp huyê ̣n (Quảng Ninh)

Thời gian khảo sát trong 1 năm từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm

2016 Đây là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng (Đại hội Đảng các cấp, bầu cử ĐBQH khóa XIII và ĐB HĐND các cấp …)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 19

19

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với đ ịnh lượng, thông qua một số phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tham khảo các thông tin, tài

liệu, CSPL, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ đó xây dựng khung lý luận cho đề tài, kế thừa các kết quả nghiên cứu có giá trị, bổ sung các vấn đề chưa được nghiên cứu, đánh giá hoặc đã nghiên cứu nhưng hiện không còn phù hợp

- Phương pháp quan sát: tác giả lu ận văn quan sát thực tế hoạt động,

quy trình sản xuất, phát sóng sản phẩm phát thanh, điều kiện cơ sở vật chất của Đài Phát thanh quận Kiến An, huyện Cát Hải, huyện Thủy Nguyên cũng như việc tiếp nhận thông tin của công chúng tại các quận, huyện này

- Phương pháp phân tích tác phẩm truyền thông: phân tích các tin, bài,

chương trình của các đài phát thanh cấp huyện để đánh giá chất lượng các sản phẩm phát thanh, nghiệp vụ làm báo phát thanh của các Đài này

- Phương pháp điều tra xã hội học: phát 366 phiếu thăm dò ý kiến để

tìm hiểu nhu cầu thông tin, thói quen tiếp nhận thông tin và đánh giá của công chúng đối với sản phẩm phát thanh của các đài phát thanh quận, huyện tại địa bàn 3 quận, huyê ̣n được khảo sát Do điều kiê ̣n đi ̣a lý , dân cư, xã hội khác nhau nên số phiếu phát ra ở mỗi đi ̣a phương cũng khác nhau Cụ thể: quâ ̣n Kiến An là 124 phiếu, huyện Cát Hải 105 phiếu và huy ện Thủy Nguyên 137 phiếu Số phiếu thu về là 339 phiếu, có 27 phiếu không thu hồi được

Phiếu thăm dò ý kiến công chúng gồm 18 câu hỏi Đối tượng khảo sát bao gồm cả hai giới tính, ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ dưới 25 đến trên 60, thuộc những thành phần cơ bản trong xã hội với nhiều ngành nghề khác nhau

Vì vậy mà họ có thể đại diện cho các tầng lớp nhân dân trong khu vực để đánh giá về hoa ̣t đô ̣ng c ủa đài phát thanh cấp huyện Do đó, có thể khẳng định các

Trang 20

20

số liệu thu được qua khảo sát có cơ s ở khách quan, khoa học, có thể phục vụ tốt cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để phân tích kết quả khảo sát, luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu

- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu 13 người là đại diện cấp

ủy, chính quyền địa phương, Sở TT-TT, Đài PT-TH Hải Phòng, lãnh đạo và phóng viên một số đài phát thanh cấp huyện để tìm hiểu về thực trạng, kết quả hoạt động của các đài phát thanh cấp huyện

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đây là luận văn đầu tiên khảo sát toàn diê ̣n tất cả các mă ̣t hoạt động của

hê ̣ thống đài phát thanh c ấp huyện ở Hải Phòng Luận văn làm rõ các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động của đài phát thanh cấp huyện

Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập về những vấn đề liên quan đến phát thanh, nhất là hệ thống phát thanh cấp huyện nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những vấn đề nêu trong luận văn giúp tìm hiểu sâu về đặc điểm, thực trạng, ưu điểm, hạn chế cũng như vai trò, cơ hội phát triển của các đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin Từ đó, làm cơ sở trả lời cho vấn đề gây nhiều tranh cãi lâu nay: nên xóa bỏ, thu hẹp hay cần đầu tư nhiều hơn để phát triển hệ thống đài phát thanh cấp huyện

Luận văn đóng góp những đề xuất, giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho các đài phát thanh cấp huyện, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của đài, phù hợp với xu thế phát triển của phát thanh đi ̣a phương hiê ̣n nay

Trang 21

21

Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được ứng dụng cho các đài phát thanh cấp huyện không chỉ Hải Phòng mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác trong việc cải tiến cách thức tổ chức hoạt động, khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh, khai thác thời cơ nâng cao chất lượng hoạt động Đồng thời, cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, đơn vị đánh giá đúng về vị trí, vai trò, thực trạng hoạt động hiện nay của đài phát thanh cấp huyện Từ đó, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ chế phù hợp cho hê ̣ thống phát thanh , truyền thanh cơ sở, cũng như quản lý mạng lưới này hiệu quả hơn

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn kết cấu thành 4 chương, bao gồm:

Chương 1: Lý luận về phát thanh và lịch sử phát triển hệ thống đài phát thanh cấp huyện ở VN

Chương 2: Bối cảnh truyền thông hiê ̣n đa ̣i và những vấn đề đă ̣t ra với hê ̣ thống đài phát thanh cấp huyê ̣n

Chương 3: Thực trạng hoa ̣t đô ̣ng h ệ thống đài phát thanh c ấp huyện ở Hải Phòng

Chương 4: Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng hoạt động đài phát thanh cấp huyện

Trang 22

22

Chương 1: Lý luận về phát thanh và lịch sử phát triển hệ thống đài

phát thanh cấp huyện ở VN 1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1 Phát thanh, truyền thanh

- Phát thanh:

Phát thanh là loại hình báo chí ra đời sớm , chỉ sau báo in Có nhiều quan niệm khác nhau về phát thanh

GS.TS Tạ Ngọc Tấn đã đưa ra khái niệm: “Phát thanh (radio) là loại

hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua

âm thanh Âm thanh trong phát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh họa cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng

vỗ, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường phố Thuật ngữ phát thanh (radio) thực ra bao gồm cả hai loại hình nhỏ trong đó là phát thanh qua làn sóng điện

từ và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn” [48, tr 104]

PGS.TS Phạm Thành Hưng định nghĩa phát thanh như sau: “Phát

thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh để chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính giả cũng như cho các nhóm thính giả đặc thù”

[23, tr 104]

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững thì phát thanh “là kênh truyền thông

đại chúng sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận Thông điệp được mã hóa truyền qua kênh truyền thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông điệp [12, tr 111]

Báo phát thanh được hiểu như “một kênh truyền thông, một loại hình

báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú và sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải

Trang 23

23

thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào thính giác (vào tai) của công chúng” [11, tr 51]

Báo phát thanh cũng có một tên gọi khác là báo n ói Điều 3, khoản 4

Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Báo nói là loại hình báo chí sử dụng

tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau”

Như vậy, có thể hiểu phát thanh là m ột loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh Âm thanh trong phát thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, tiếng động, âm nhạc

- Truyền thanh:

Theo tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền thông

cơ sở: “Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng động, âm thanh

qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa Hệ thống truyền thanh được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối từ thu âm, thu tín hiệu đầu vào sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các loa” [8, tr 5]

Ở nước ta tồn tại 2 hình thức truyền thanh, gồm truyền thanh vô tuyến - không dây và truyền thanh hữu tuyến - có dây Hệ thống truyền thanh có dây thường sử dụng tăng âm (Ampli) và hệ thống dây dẫn đến các cụm loa phóng thanh công cộng Hệ thống truyền thanh không dây là việc sử dụng máy phát sóng phát tín hiệu đến các cụm thu và loa để truyền tải âm thanh Đây là hệ thống truyền thanh ứng dụng các công nghệ điện tử, khắc phục được các nhược điểm của công nghệ hữu tuyến trước đây: vận hành, quản lý, bảo trì đơn giản; chất lượng tín hiệu thu sóng tốt; có thể lắp đặt mọi nơi (có điện lưới) trong vùng phủ sóng máy phát FM; bộ thu có thể tắt, mở theo tín hiệu điều khiển của máy phát FM và có thể lắp đặt bộ thu trong nhà dân…,

Trang 24

24

Tuy nhiên, hiện nay, phát thanh – truyền thanh không chỉ sử dụng hình thức truyền dẫn truyền thống là sóng điện từ và dây dẫn, máy phát sóng, loa truyền thanh nữa Cùng với sự phát triển của KHCN, hình thức phát thanh trên Internet ngày càng trở nên phổ biến Đài TNVN thực hiện song song việc phát sóng CTPT trên trang web chính thức của mình Trang web của nhiều đài PT-

TH cấp tỉnh cho phép thính giả nghe trực tiếp hoặc nghe lại CTPT của Đài Với các đài cấp huyện, một số đài cũng đã đăng tải CTPT do mình sản xuất lên trang web riêng, như: Đài Phát thanh huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), Đài Từ Liêm (Hà Nội), Đài Kiến An, Đài Tiên Lãng (Hải Phòng)…

Như vậy, có thể thấy, mă ̣c dù đều cung cấp thông tin bằng âm thanh tổng hợp, tác động đến tai người nghe nhưng phát thanh và truyền thanh vẫn có những điểm khác nhau cơ bản Phát thanh là phát thông tin bằng sóng điện từ hoặc qua Internet, sóng vệ tinh, không gian rộng lớn, còn truyền thanh phải truyền thông tin qua dây dẫn, trong phạm vi nhất định

1.1.2 Đài phát thanh cấp huyện

Đài Phát thanh cấp huyện là một cấp trong hệ thống phát thanh – truyền thanh 4 cấp từ trung ương đến cấp xã ở nước ta Đài Phát thanh quận, huyện, thị xã là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND quâ ̣n, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền địa phương Hoạt động của đài phát thanh c ấp huyện là hoạt động đặc thù thuộc chuyên ngành thông tin, truyền thông mang tính chất báo nói

Đến nay, trong thực t ế tên gọi các đài phát thanh cấp huyện vẫn chưa thống nhất giữa Đài Phát thanh, Đài Truyền thanh hay Đài Truyền thanh - Truyền hình Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thì không có gì khác nhau

Theo quan điểm của tác giả luận văn, nên sử dụng thuật ngữ “Đài Phát thanh

cấp huyện” Bởi “Bản thân thuật ngữ phát thanh thực ra đã bao g ồm cả hai loại loại hình nhỏ trong đó là phát thanh qua làn sóng đi ện và truyền thanh

Trang 25

25

qua hệ thống dây dẫn” [48, tr 104] Còn thuật ngữ truyền thanh chỉ nói chung

về hoạt động thu, tiếp phát tín hiệu radio: “Đài truyền thanh được hiểu là như

đài chuyển tiếp tín hiê ̣u truyền thanh , bao gồm tập hợp các thiết bi ̣ thu sóng radio, tách sóng và khuyếch đại tín hiệu âm thanh , sau đó tiếp tục tr uyền tín hiê ̣u âm thanh theo đường dây truyền thanh để thực hiê ̣n viê ̣c chuyển tiếp CTPT, chương trình truyền thanh đi ̣a phương ” [8, tr 6] Hơn nữa , nói đến

phát thanh là còn nói đến việc sản xuất nội dung, chứ không đơn thuần là việc tiếp và phát sóng Các đài cấp huyện được giao nhiệm vụ v ừa sản xuất CTPT, vừa tiếp – phát sóng các chương trình của Đài TNVN , Đài THVN, Đài PT-TH cấp tỉnh, lại vừa phối hợp sản xuất các CTPT , truyền hình phát sóng trên Đài PT-TH cấp tỉnh

Như vậy, rõ ràng nếu chỉ gọi là Đài Truyền thanh thì sẽ không phản ánh hết các nhiệm vụ và nội dung hoạt động của đài cấp huyện trong tình hình hiện nay Còn nếu gọi là Đài Truyền thanh – Truyền hình thì trong

mô ̣t vài năm tới , khi lô ̣ trình số hóa truy ền hình mặt đất hoàn tất trên cả nước thì từ “Truyền hình” cũng sẽ không còn phù hợp Thực tế, rất nhiều đài cấp huyện hiện nay đã sử du ̣ng tên chính thức là Đài Phát thanh Chính

vì vậy, không giống như các văn bản pháp luật hiện hành cũng như mô ̣t số công trình nghiên cứu đã công bố trước đây, trong luận văn này, tác giả lựa chọn và đề xuất sử dụng thuật ngữ “Đài Phát thanh cấp huyện” thay cho thuật ngữ “Đài Truyền thanh cấp huyện” và “Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện” Đây cũng là một cách để nhìn nhận đúng hơn, đầy đủ hơn bản chất, tính chất hoạt động, chức năng, nhiệm vụ cũng như những đóng góp của các đài cấp huyện trong tình hình thực tế hiện nay

1.1.3 Thông tin và bùng nổ thông tin

- Thông tin:

Trang 26

26

Thông tin là mô ̣t thuâ ̣t n gữ đư ợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa ho ̣c cũng như đời sống hàng ngày

Hiểu theo cách thông thường, thông tin (danh từ) là những điều hiểu

biết, tri thức thu được qua nghiên cứu , khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau [1, tr 9]

Trong cuốn Thuật ngữ báo chí truyền thông có định nghĩa: “Từ góc độ

nhận thức luận, thông tin là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan, được biểu hiện bằng hệ thống các ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh” [23, tr 185]

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” cho rằng thông tin

trong báo chí đang tồn tại hai cách hiểu: Một là, tri thức, tư tưởng do nhà báo

tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống Hai là, sự loan báo cho mọi người biết [42, tr 55] Theo cách hiểu đầu tiên, thông tin thể hiện tính chất khởi đầu,

khởi điểm (tương tự với khái niệm hình tượng trong nghệ thuật, hàng hóa trong kinh tế…) Đây là đặc trưng cơ bản của báo chí nói chung Còn theo cách hiểu thứ hai, là sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện có để truyền đạt kết quả sáng tạo của nhà báo ra thế giới xung quanh

Sở dĩ có sự khác nhau trong cách định nghĩa khái niệm “thông tin” như vậy chính là vì thông tin không phải là một vật chất hữu hình Con người chỉ bắt gặp thông tin trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của

nó Tuy nhiên, tựu chung la ̣i, có thể hiểu thông tin là những tri th ức, tin tức, là những đi ều mà người ta biết Một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các tài liệu, dữ liệu từ tất cả các hiện tượng quan sát được, các hoạt động lao động hoặc trải nghiệm thực tế trong môi trường xung quanh

- Bùng nổ thông tin:

Từ giữa thế kỷ XX đến nay, khi nhân loại bước vào cuộc cách mạng KHCN lần thứ 3 – cuộc cách mạng tin học, sự ra đời của mạng Internet, hệ

Trang 27

27

thống cáp quang, hệ thống vệ tinh, điện thoại di động thông minh đã thúc đẩy

sự phát triển mạnh mẽ có tính chất bùng nổ của các phương tiện TTĐC dẫn tới việc thu hẹp không gian và thời gian thông tin trên phạm vi toàn cầu Trong giai đoạn này, nhờ KHKT và văn hóa phát triển, số lượng ấn phẩm và các tài liệu khác trong xã hội đã tăng vọt Khối lượng các tài liệu này cứ khoảng sau chu kỳ 10 – 20 năm lại tăng lên gấp đôi Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng hay sự “bùng nổ thông tin” – thuâ ̣t ngữ đă ̣c trưng cho sự gia tăng ma ̣nh

mẽ các sản phẩm thông tin tư liệu trên thế giới Khái niệm này được đưa ra chính thức vào năm 1986 bởi Derek de la Solla Price [49, tr 11-12]

Mạng Internet xuất hiện đã mở ra khả năng kết nối toàn cầu các máy tính cá nhân, tạo điều kiện cho sự xuất hiện các siêu “xa lộ thông tin” liên kết hàng trăm triệu người, hàng tỷ người trong từng quốc gia cũng như trong phạm vi khu vực và toàn cầu Nguồn lực thông tin được chia sẻ, bổ sung và cập nhật không ngừng, không biên giới theo cấp số nhân , trở nên ngày càng dồi dào, vô tận Ngày nay, ở bất kỳ nơi đâu, mọi người đều có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin của thế giới đã, đang và sẽ di ễn ra Thông tin được truyền tải tức thời, liên tục, nhiều chiều

1.2 Đặc điểm của phát thanh

1.2.1 Đặc trƣng của phát thanh

Là một cấp trong hệ thống phát thanh – truyền thanh, hoạt động của đài phát thanh cấp huyện hoàn toàn chịu sự chi phối , quy đi ̣nh và thể hiê ̣n những

đă ̣c trưng cơ bản của báo nói Theo PGS.TS Đức Dũng, tác giả cuốn Lý luận báo phát thanh, trong tương quan so sánh với các loa ̣i hình báo chí khác , phát thanh có những đă ̣c trưng cơ bản sau:

- Tỏa sóng rộng khắp

Trang 28

28

Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở

vị trí số một so với tất cả các loại hình báo chí khác Sóng phát thanh là sóng điện từ có diện phủ sóng trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/s), nên phát thanh không có giới hạn về khoảng cách và mang tính xã hội hóa rất cao Cho đến nay, chưa có nước nào trên thế giới từ bỏ phát thanh, kể cả các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp…

- Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời

Trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí truyền thống khác như báo in, truyền hình, thì phát thanh thông tin nhanh hơn Phát thanh có thể tổng hợp và đưa tin ngay sau khi xảy ra sự kiện hoặc đưa tin trực tiếp khi mà chương trình, sự kiện đó vẫn đang diễn ra, kể cả ở những nơi có điều kiện kinh

tế, xã hội còn khó khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo Thông tin được truyền qua sóng điê ̣n từ và hê ̣ thống truyền thanh có thể rút ngắn mo ̣i khoảng cách ở phạm vi toàn cầu Vì thế mà hàng triệu thính giả phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng mô ̣t thời điểm

- Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian

Thính giả phát thanh bị phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin qua radio Họ phải nghe chương trình tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động Đây là đặc trưng của phát thanh truyền thống Đặc điểm này trước đây từng được các nhà nghiên cứu go ̣i là “chỉ nghe mô ̣t lần” (với ý nghĩa trong mô ̣t CTPT , thính giả chỉ được nghe mỗi thông t in phát ra

mô ̣t lần theo trình tự thời gian)

- Sống động, riêng tư, thân mật

Đối với phát thanh, công chúng được nghe thông tin qua giọng đọc, gắn liền với những yếu tố của kỹ năng nói như: cao độ, cường độ, tiết tấu, ngữ điệu Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sôi độngvà có thể tạo

ra sự hấp dẫn , lôi kéo thính giả đến với CTPT Mặc dù mỗi CTPT đều hướng

Trang 29

29

tới số đông công chúng, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio với tư cách cá nhân, nên đòi hỏi những người thực hiện CTPT phải lựa chọn cách nói sao cho thật riêng tư, thân mật như đang nói trực tiếp với từng người

- Sử dụng âm thanh tổng hợp

Phát thanh sử dụng â m thanh tổng hợp (bao gồm: lời nói, tiếng động,

âm nhạc) để tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận So sánh với truyền hình cũng sử du ̣ng âm thanh tổng hợp nhưng âm thanh tổng hợp chỉ

có vai trò bổ trợ , hình ảnh luôn giữ vị trí số một Còn với phát thanh , âm thanh tổng hợp là số mô ̣t, là phương thức tác động duy nhất lên thính giả Vì

vâ ̣y, sử du ̣ng âm thanh tổng hợp chính là đă ̣c trưng cơ bản của phát thanh

1.2.2 Ƣu điểm của phát thanh

Là một loại hình báo chí ra đời sớm , nhiều ý kiến cho rằng đến nay , phát thanh đã lỗi thờ i, yếu thế Nhưng thực tế , phát thanh có những ưu thế riêng mà không phải loa ̣i hình báo chí nào cũng có được:

- Thông tin quảng bá, rộng khắp, hiê ̣u quả tác động cao:

Phát thanh được coi là loa ̣i hình truyền thông có khả năng tiếp cận rộng rãi nhất và trong thời gian nhanh chóng nhất đến v ới đông đảo thính gi ả Thông tin trên phát thanh không bi ̣ giới ha ̣n, ngăn cách bởi hàng rào đi ̣a lý, hải quan mà ngay lâ ̣p tức tác đô ̣ng đến hàng triê ̣u người trên khắp hành tinh Đối tượng của phát thanh là quảng đa ̣i quần chúng nhân dân , không phân biê ̣t đô ̣ tuổi, giới tính, nghề nghiê ̣p, kể cả những người có số phận kém may mắn như người khiếm thi ̣, mù chữ, người nghèo Trong những hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t như chiến tranh, bão lụt, ở những vùng xa xôi như miền núi , hải đảo phát thanh là loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyê ̣t đối so với bất cứ loa ̣i hình nào khác

- Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy

Trang 30

30

Về ưu thế này, hiện chỉ có báo mạng điện tử mới có thể cạnh tranh được với báo phát thanh Tuy nhiên, báo mạng là phụ thuộc vào đường truyền internet, phương tiện hiê ̣n đa ̣i nên s ự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế của riêng mình Khi sự kiện diễn ra, với phương tiện thu gọn nhẹ, quy trình sản xuất và phát sóng tương đối đơn giản, năng động, phát thanh có khả năng chuyển thông tin về sự kiện tức thời tới người nghe Người ta đã đưa ra

mô ̣t so sánh đầy hình ảnh : khi mô ̣t sự kiê ̣n xảy ra , phát thanh đưa tin , truyền hình diễn tả và báo in phân tích, giảng giải [11, tr 77]

- Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi, rẻ tiền:

Nếu đọc báo in, bạn cần phải có ánh sáng Xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao

độ trong một điều kiện không gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin Nhưng phát thanh đơn giản hơn thế rất nhiều Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ gọn (radio, điê ̣n thoa ̣i di đô ̣ng có chức năng nghe đài), chúng ta có thể nghe được nhiều CTPT khác nhau của các đài khác nhau thuộc từng địa phương, quốc gia hay đài nước ngoài Xét từ góc độ kinh tế, giá thành một chiếc máy thu thanh thấp hơn nhiều so với tivi, máy tính

Xét về góc độ công nghệ , kỹ thuật sản xuất và phát sóng thì phát thanh cũng đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác Chính vì vậy, phát thanh là loại hình đặc biệt có ưu thế trong tình huống khẩn cấp như thảm ho ̣a, thiên tai, sự cố

- Phát thanh là phương tiện truyền thông đồng hành

Không có mô ̣t loa ̣i hình báo chí truyền thông nào có được lợi thế này như phát thanh Người ta có thể kết hợp nghe đài trong khi đang làm viê ̣c , đang di chuyển trên đường , đang lái xe , đang làm bếp , đang tắm, hoă ̣c mới ngủ dậy Chiếc radio nhỏ có thể theo ngư dân ra khơi, theo người nông dân ra

Trang 31

31

đồng, lên nương rẫy, theo cu ̣ già đi bách bô ̣, hay theo những chuyến xe trong các cuộc hành trình Ở Mỹ, radio có mă ̣t trên hầu hết các phương tiê ̣n giao thông cơ giới như ô tô , xe bus, tàu điện ngầm , tàu hỏa, tàu thủy, máy bay

Mô ̣t vâ ̣t gần như bất ly thân với con người trong xã hô ̣i hiê ̣n đa ̣i là điê ̣n thoa ̣i

di đô ̣ng cũng có tích hợp chức năng nghe đài Phát thanh chính là người bạn đồng hành chung thủy và gần gũi với mỗi người

- Thông tin thân mật, tình cảm:

Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh, hiệu quả đến công chúng Nếu như truyền hình hấp dẫn bằng hình ảnh sống động nhiều màu sắc, báo in là sự đọc và nghiền ngẫm thì ở phát thanh người ta cảm nhận được tính gần gũi giao lưu thân mật giữa người truyền tin và người tiếp nhận Phong cách ngôn ngữ trong phát thanh là loa ̣i ngôn ngữ “như nói với mô ̣t người ba ̣n”

- Sự lôi cuốn của âm nhạc:

Trong phát thanh , âm nha ̣c có vai trò đặc biệt quan trọng , được coi là thế ma ̣nh thứ hai sau tin tức (phát thanh = tin tức + âm nha ̣c) Âm nha ̣c không chỉ có chức năng giải trí đơn thuần mà nó còn có thể tạo ra không khí thông tin và được coi là mô ̣t yếu tố qu an tro ̣ng làm tăng hiê ̣u quả thông tin Nó làm dịu bớt căng thẳng , tạo ra hưng phấn và thư giãn để việc tiếp nhận thông tin hiê ̣u quả hơn Chính vì vậy , ở nhiều nước , trong các CTPT , âm nha ̣c chiếm dung lượng lớn nhất, sau đó mới đến lời nói [11, tr 87]

- Kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe:

Nếu biết sử dụng khéo léo và linh hoạt, các yếu tố âm thanh tổng hợp có thể kết hợp với nhau ta ̣o thành mô ̣t “bức tranh âm thanh ”, chắp cánh cho sự tưởng tượng của người nghe , khiến cho ho ̣ có cảm giác như đang được chứng kiến sự viê ̣c xảy ra trước mắt mình Từ đó , kích thích tư duy sáng tạo của

Trang 32

1.2.3 Hạn chế của phát thanh

Với đă ̣c trưng loa ̣i hình của mình, phát thanh có 3 nhược điểm cơ bản:

- Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh

Phương thức tác đô ̣ng duy nhất của phát thanh là âm thanh t ổng hợp Vì

vâ ̣y, rõ ràng so với loại hình báo chí có hình ảnh thì thông tin thể hiện trên sóng phát thanh khó có thể sinh động , hấp dẫn bằng Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại hình báo nói là “tính thoảng qua” Khả năng ghi nhớ nhanh một chuỗi thông tin bằng thính giác của con người cũng có giới hạn nhất định Nghe nhiều nhưng ấn tượng không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt

- Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu

Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra cứu và sử dụng những thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này thì công chúng phát thanh khó lòng làm được như vậy Tuy nhiên, với sự phát triển của KHCN , nhược điểm này ngày nay đã được khắc phu ̣c khi các CTPT được nhiều đài đăng tải lên trang web , để thính giả có thể nghe lại, tìm lại bất cứ lúc nào

- Thông tin theo trật tự thời gian

Thông tin phát thanh xuất hiện theo chuỗi tín hiệu âm thanh tuyến tính Người nghe hoàn toàn bị động về tốc độ, trình tự vận hành của dòng âm thanh Điều này gây khó khăn cho sự tiếp nhận của công chúng Chỉ cần một thời

Trang 33

33

điểm không tập trung chú ý đã có thể dẫn đến tình trạng hiểu không đúng hoặc không đầy đủ nội dung thông điệp truyền tải Những thông tin có tính logic phức tạp, có nhiều mối quan hệ đan xen mà chưa qua xử lý thông tin quy chuẩn của phát thanh, có khi sẽ mang lại hiệu quả thấp khi phát sóng Tuy nhiên, với phát thanh trên mạng interrnet, nhược điểm này được giảm thiểu do công chúng có thể nghe theo ý thích của họ sau khi đã download chương trình

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển công tác thông t in

cơ sở

Trước bối cảnh bùng nổ thông tin trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định vai trò, vị trí của công tác thông tin , truyền thông, coi đây vừa là thành phần quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế,

xã hội, vừa là ngành dịch vụ kinh tế mũi nhọn, phải ưu tiên đầu tư phát triển trước một bước Điều đó thể hiện qua các văn kiện, các nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013); Luật Báo chí (2016); Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (Khóa IX) về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới; Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; Quyết định số 22/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020; Quyết định số 119/2011/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển thông tin và truyền thông nông thôn giai đoạn

2011 - 2020”; Quyết định số 1939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020

Trang 34

34

Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng thể hiê ̣n rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới:

- Công tác thông tin là nhiê ̣m vu ̣ thường xuyên , quan tro ̣ng của cả hê ̣ thống chính tri ̣ từ trung ương đến cơ sở

Phát huy sức ma ̣nh tổng hợp của cả hê ̣ thống chính tri ̣ , kết hợp chă ̣t chẽ các phương tiện truyền thông hiện đại với cơ sở vật chất kỹ thuâ ̣t, thiết chế văn hóa – thông tin cơ sở hiê ̣n có và chương trình nông thôn mới để làm tốt công tác thông tin ở cơ sở ; bảo đảm cung cấp đầy đủ , kịp thời những thông tin , kiến thức cầ n thiết cho cuô ̣c sống lao đô ̣ng , sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn dân

cư xã, phường, thị trấn; đồng thời chủ đô ̣ng đấu tranh , phản bác các thông tin sai trái , xấu đô ̣c, xuyên ta ̣c, góp phần củng cố sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở cơ sở và từ cơ sở

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thông , truyền thông

đa phương tiê ̣n để tổ chức c ông tác thông tin cơ sở ; đồng thời chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền miê ̣ng và thực hiê ̣n quy chế dân chủ ở cơ sở

Quy hoạch truyền dẫn , phát sóng phát thanh , truyền hình đến năm 2020

đă ̣t ra mu ̣c tiêu:

- Mở rộng vùng phủ sóng phát thanh, truyền hình trong nước và quốc

tế, đặc biệt là các chương trình của Đài TNVN, Đài THVN nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước và đảm bảo cung cấp cho đại đa số người dân trong nước và cộng đồng người VN ở nước ngoài các dịch vụ phát thanh, truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi đối tượng

Trang 35

và phát huy dân chủ ở cơ sở

- Phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng nhằm cung cấp các dịch vụ thông tin và truyền thông hiện đại, đa dạng, đồng bộ tại các xã biên giới biển, vùng biển, đảo VN để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác biển, đảo nhằm xây dựng VN trở thành một quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước

- 100% lãnh thổ, lãnh hải và các đảo thuộc chủ quyền của VN được phủ sóng phát thanh, truyền hình trung ương; hệ thống truyền thanh được đưa đến hầu hết các xã

- Bảo đảm hầu hết các hộ gia đình khu vực nông thôn nghe và xem được các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu

Trang 36

36

Như vâ ̣y, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở, nhất là ở vùng nông thôn , biên giới, biển, hải đảo, hướng tới xoá dần khoảng cách thông tin giữa các vùng miền, bảo đảm cho nhân dân khu vực khó khăn vẫn được tiếp nhâ ̣n những t hông tin tuyên truyền thiết yếu mô ̣t cách nhanh chóng và thuâ ̣n lợi , đảm bảo thông tin hai chiều từ trung ương đến cơ sở, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng

1.4 Vài nét về lịch sử phát tri ển và những đóng góp c ủa hệ thống đài phát thanh cấp huyện ở nước ta

1.4.1 Lịch sử phát triển hệ thống phát thanh cấp huyện ở nước ta

Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống phát thanh – truyền thanh cấp huyện ở nước ta đã trải qua quá trình hơn 50 năm liên tu ̣c

Đài TNVN chính thức ra đời, phát sóng chương trình đầu tiên từ ngày 7/9/1945 Tuy nhiên, phải đến những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống đài truyền thanh quận, huyện, thị xã ở nước ta từng bước được thành lập Nhiệm

vụ chính của các đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện trong giai đoạn này là tiếp sóng đài Trung ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, CTPT để phản ánh về công việc của hợp tác xã, cổ vũ phong trào thi đua lao động và phê phán thói lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sản tập thể… Do số lượng các loại báo, tạp chí của nước ta thời kỳ này ít, truyền hình cũng khá hạn chế nên

vị trí, vai trò của phát thanh cũng như các đài cấp huyện rất quan trọng

Từ năm 1976, Nhà nước ta đã quyết định đưa các đài truyền thanh xã, phường vào bộ máy tổ chức của hệ thống phát thanh, truyền thanh 4 cấp, bao gồm: cấp Trung ương, cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện/thị xã, cấp xã/phường/thị trấn Riêng hai cấp sau được gọi chung bằng một thuật ngữ là “đài cơ sở” [10, tr 262]

Trang 37

37

Đến năm 1978, Thủ tướng Chính phủ ban hành hành Thông tư số TTG ngày 28/9/1978 Quy định về tổ chức ngành phát thanh và truyền thanh ở cấp tỉnh và huyện Theo đó, đài phát thanh huyện là cơ quan sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, nằm trong hệ thống chuyên môn cả nước của ngành phát thanh và truyền hình, có 2 nhiệm vụ chủ yếu gồm:

475 Làm chức năng một cơ quan tuyên truyền, công cụ chỉ đạo sản xuất của UBND huyện (Tổ chức tiếp âm Đài TNVN , Đài phát thanh tỉnh trong phạm vi toàn huyện; trực tiếp quản lý đài truyền thanh thị trấn, huyện lỵ)

- Quản lý sự nghiệp của ngành trong phạm vi huyện (Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật; hướng dẫn và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân hoạt động trong mạng lưới truyền thanh của huyện; phối hợp chặt chẽ với các ban chuyên môn và các đoàn thể của huyện trong công tác tuyên truyền)

Thông tư này đã tạo nền tảng cơ bản để một loạt các đài cấp huyện được thành lập và đi vào hoạt động ổn định

Đến năm 2010, Bô ̣ TT-TT và Bô ̣ Nô ̣i vu ̣ ban hành Thông tư liên t ịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV hướng dẫn thực hiê ̣n chức năng , nhiê ̣m vu ̣ , quyền ha ̣n và cơ cấu tổ chức của đài PT -TH thuô ̣c UBND cấp tỉnh, đài truyền thanh – truyền hình thuô ̣c UBND cấp huyê ̣n Thông tư này tiêp tu ̣c ta ̣o cơ sở pháp lý thống nhất mô hình, tổ chức hoa ̣t đô ̣ng cho các đài cấp huyê ̣n với chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền cấp huyện

Đến nay , gần như mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đều có một đài phát thanh c ấp huyện Tính đến tháng 3/2017, cả nước có 642 đài phát thanh , đài truyền thanh, đài truyền thanh - truyền hình và 32 trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao, trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện có hoạt động phát thanh , truyền thanh - truyền hình trực thuộc UBND cấp huyện, trên tổng số 713 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh,

Trang 38

38

thành phố Trong số 39 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chưa có đài cấp huyện thì có 36 quận, tập trung ở 04 thành phố trực thuộc Trung ương là

Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh [7, tr 7]

Tổng số biên chế được giao cho các đài cấp huyê ̣n trên toàn quốc là 7.369 biên chế Tổng số người hiện đang làm là 7.850 người Trong đó: 1.515 người là lao đ ộng hợp đồng 35% số cán b ộ của đài c ấp huyện có trình độ chuyên môn dưới đại học Hơn một nửa số nhân lực của toàn ngành được đào tạo chuyên ngành thông tin, báo chí và điện tử, viễn thông Tỷ lệ cán bộ, viên chức, người lao đô ̣ng là đảng viên chiếm 69% [7, tr 8]

Các đài cấp huyện tự sản xuất và phát sóng mới trung bình 20 CTPT/tháng Nội dung chủ yếu tập trung thông tin nhanh, ngắn gọn về đường lối, chủ trương của Đảng, CSPL của Nhà nước, các quy định của địa phương, thông tin kết quả các cấp, các ngành đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác vận động quần chúng… [7, tr 12] Ngoài ra , mô ̣t số đài cũng s ản xuất chương trình truyền hình và phát sóng trực tiếp trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình do đơn vị mình quản lý

Theo Bô ̣ TT-TT, đến tháng 3/2017, 67% các đài cấp huyê ̣n s ử dụng hệ thống truyền thanh không dây, 9% vẫn sử dụng hệ thống truyền thanh có dây, 24% dùng cả hai phương thức: truyền thanh có dây và truyền thanh không dây Tỷ lệ phủ sóng phát thanh/cư dân bình quân của các đài c ấp huyện khá cao: hơn 70% Trong đó, 30 tỉnh có tỷ lệ phủ sóng phát thanh/cư dân bình quân của các đài cấp huyện đạt hơn 90% [7, tr 11]

1.4.2 Vai trò, đóng góp của hê ̣ thống đài phát thanh cấp huyê ̣n

Trong xã hô ̣i VN thời kỳ chiến tranh và bao cấp , trước khi các công nghệ truyền thông đa phương tiê ̣n phát triển, radio là phương tiện thông tin chính yếu và hiệu quả nhất để hàng ngày truyền tải thông tin tới mọi người

Trang 39

Hê ̣ thống các đài phát thanh cấp huyê ̣n , với vai trò giúp cho sóng phát thanh lan rô ̣ng, lan xa đến khắp mo ̣i miền tổ quốc , tuyên truyền, cổ đô ̣ng nhân dân ở

đi ̣a phương kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hô ̣i , có đóng góp không nhỏ vào việc khẳng đi ̣nh hiê ̣u quả thông tin và vi ̣ trí dẫn đầu của phát thanh trong các phương tiê ̣n thông tin, truyền thông ở VN những năm chiến tranh

Trong giai đoa ̣n 10 năm từ khi đất nước thống nhất, trong bối cảnh kinh tế – xã hội khủng hoảng, hầu hết các tờ báo in đều giảm kỳ ra báo và số lượng phát hành Năm 1984, mô ̣t loa ̣t báo giảm 25% tiara phát hành so với năm

1976 Người dân cũng không dễ dàng đă ̣t mua được mô ̣t tờ báo Truyền hình

mă ̣c dù đã bắt đầu phát sóng chính thức vào ngày 16/6/1976 nhưng đến năm

1985, truyền hình VN chỉ phát 2 giờ/ ngày Số lượng máy thu hình trên cả nước cũng chỉ có vài trăm chiếc Internet chưa xuất hiê ̣n Do đó, đối với đa ̣i bô ̣

Trang 40

có số lượng thính giả chiếm tới hơn 80% của cả nước, vai trò và tầm quan trọng của hệ thống này luôn được khẳng định và ngày càng được nâng cao

Cùng với các đài PT-TH cấp tỉnh, vị trí, vai trò của các đài phát thanh cấp huyê ̣n đã được khẳng đi ̣nh ngay từ lúc mới hình thành, đến nay vẫn đang ngày càng được cải tiến, nâng cao cho phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới Đó là món ăn tinh thần, nơi bày tỏ tâm tư, nguyê ̣n vọng của nhân dân các địa phương , là nơi giáo dục , phổ biến chủ trương , chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và cũng là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiê ̣u quả của những chủ trương, chính sách đó [17, tr.49]

Tiểu kết chương 1

Bên cạnh việc trình bày các thuật ngữ liên quan đến đề tài, chương 1 cũng chỉ rõ những đặc trưng của phát thanh So với các loa ̣i hình báo chí khác, phát thanh có ưu thế nổi trội là k ỹ thuật đơn giản, tiện lợi; khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy; gần gũi công chúng, hiệu quả tác động cao Tuy nhiên, với những đă ̣c trưng của loa ̣i hình, phát thanh cũng có những nhược điểm như: thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh, khó khăn trong viê ̣c lưu gi ữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu, thông tin theo trật tự thời gian

Ngày đăng: 26/12/2018, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lưu Văn An (2008), Truyền thông đại chúng trong hê ̣ thống tổ chức quyền lực chính tri ̣ ở các nước tư bản phát triển, Nxb Lý luâ ̣n chính tri ̣, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trong hê ̣ thống tổ chức quyền lực chính tri ̣ ở các nước tư bản phát triển
Tác giả: Lưu Văn An
Nhà XB: Nxb Lý luâ ̣n chính tri ̣
Năm: 2008
2. Bùi Thị Vân Anh , Công nghệ thực tại ảo trong báo chí đa phương tiện, Tạp chí Người làm báo điện tử , http://nguoilambao.vn/cong-nghe-thuc-tai-ao-trong-bao-chi-da-phuong-tien-n2247.html, 27/06/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thực tại ảo trong báo chí đa phương tiện
3. Xuân Bách, Báo chí Việt Nam: "Khó, nhưng chưa có báo in nào phải đóng cửa", http://infonet.vn/bao-chi-viet-nam-kho-nhung-chua-co-bao-in-nao-phai-dong-cua-post166994.info, 24/6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khó, nhưng chưa có báo in nào phải đóng cửa
4. Bộ TT-TT - Bộ Nội vụ (2010), Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT- BTTTT-BNV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV
Tác giả: Bộ TT-TT - Bộ Nội vụ
Năm: 2010
5. Bô ̣ TT-TT (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng, nhiê ̣m vụ năm 2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng, nhiê ̣m vụ năm 2016
Tác giả: Bô ̣ TT-TT
Năm: 2015
6. Bô ̣ TT-TT (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiê ̣m vụ năm 2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiê ̣m vụ năm 2017
Tác giả: Bô ̣ TT-TT
Năm: 2016
7. Bô ̣ TT -TT (2017), Dự thảo đề án Qu ản lý, phát triển hệ thống Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo đề án Qu ản lý, phát triển hệ thống Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện
Tác giả: Bô ̣ TT -TT
Năm: 2017
8. Bô ̣ TT-TT (2012), Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở
Tác giả: Bô ̣ TT-TT
Năm: 2012
9. baotintuc.vn, Ngành quảng cáo Việt Nam đang phát triển nhanh, http://baotintuc.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/nganh-quang-cao-viet-nam-dang-phat-trien-nhanh-20161125170728558.htm, 25/11/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành quảng cáo Việt Nam đang phát triển nhanh
10. Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của báo chí hiện đại
Tác giả: Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2007
11. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2002), Báo phát thanh, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo phát thanh
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 2002
12. Nguyễn Văn Dững (chủ biên ) (2012), Cơ sở lý luận báo chí , Nxb Lao đô ̣ng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (chủ biên )
Nhà XB: Nxb Lao đô ̣ng
Năm: 2012
13. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo tác phẩm báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2002
14. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận báo phát thanh
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2003
15. Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2006
16. FBNC, Truyền hình Viê ̣t Nam – Cái nhìn tổng quan về thị trường , https://www.slideshare.net/FBNC/truyn-hnh-vit-nam-14058468,24/8/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền hình Viê ̣t Nam – Cái nhìn tổng quan về thị trường
17. Vũ Văn Hiền - Đức Dũng (Chủ biên) (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát thanh trực tiếp
Tác giả: Vũ Văn Hiền - Đức Dũng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
19. Đặng Thị Thu Hương (2002), Xu thế phát triển của phát thanh hiện đại, Tạp chí Người làm báo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế phát triển của phát thanh hiện đại
Tác giả: Đặng Thị Thu Hương
Năm: 2002
19. Đặng Thị Thu Hương (2016), Văn hóa truyền thông đại chúng ở Viê ̣t Nam trong điều kiê ̣n kinh tế thi ̣ trường và toàn cầu hóa , Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thông đại chúng ở Viê ̣t Nam trong điều kiê ̣n kinh tế thi ̣ trường và toàn cầu hóa
Tác giả: Đặng Thị Thu Hương
Nhà XB: Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nội
Năm: 2016
40. Nam Phương, taichinhdientu.vn, http://www.taichinhdientu.vn/the-gioi-cong-nghe/15-nam-bao-dien-tu-viet-nam-nhin-lai-va-buoc-toi-120985.html, 28/2/2012 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w