Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 43)

a. Vị trí địa lý:

Hình 3.1. Hình vị trí xã Nam Lợi

Xã Nam Lợi nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm huyện lỵ Nam Trực khoảng 12km, cách thành phố Nam Định 17 km, có vị trí địa lý cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nam Hoa, Bình Minh, Nam Hồng.

- Phía Đông giáp xã Nam Thanh.

- Phía Tây giáp xã Bình Minh, Nam Tiến.

Tổng diện tích tự nhiên (theo ranh giới hành chính) là 763,62 ha, xã Nam Lợi có 2 tuyến đường chính là đường Đen và đường Nam Ninh Hải chạy qua là điều kiện thuận lợi để Nam Lợi phát triển kinh tế nhiều thành phần, hòa nhập với sự phát triển kinh tế của huyện và các vùng lân cận.

b. Địa hình, địa mạo:

Địa hình của Nam Lợi không bằng phẳng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, là xã thuộc vùng trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại hoa màu.

c. Khí hậu

Xã Nam Lợi nằm ở Đông Nam của huyện Nam Trực, mang đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện. Bảng 3.1: Khí hậu, thời tiết xã Nam Lợi ( trị số trung bình 3 năm 2011, 2012, 2013) Tháng Đơn vị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ oC 19 17.9 19.2 24 27.8 30 30 28.6 27.5 25 22.8 18.5 Độẩm % 85 87 85.6 86 83 78.7 80 84.4 84.3 80.3 80.7 79 Lượng mưa mm 53.3 14.5 38.3 60.9 182.6 181.2 287.8 347.2 324 125.8 33.2 18.4 Số giờ nắng giờ 14.8 45.3 25 75.9 161.4 150.6 196.3 154.7 128.5 101 93.2 61

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Trực

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23-25oC, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC từ 8 đến 9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 19.2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình tháng là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80-85%, giữa tháng có độẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độẩm cao nhất là 87% , tháng có độẩm thấp nhất là 78.7%.

Chếđộ mưa: Lượng mưa phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của xã. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9. Do lượng mưa nhiều, tập trung gây nên ngập úng làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1,2 năm sau, các tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụđông và mưa lớn ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.

Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1250-1400 giờ. Mùa hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.000-1.100 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-2,3m/s. Mùa đông, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè, hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2 m/s , tốc độ gió cực đại là 40m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió Tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng.

Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận/ năm.

Nhìn chung, khí hậu của xã Nam Lợi rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật, phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là gieo trồng, mỗi năm canh tác 2 vụ lúa, 2 vụ lúa và 1 vụ màu.

d. Thủy văn

Hệ thống sông: gồm sông Cầu Thiệu, sông Châu Thành là nguồn cung cấp nước chính, từđó cung cấp nước tưới tiêu cho hệ thống kênh mương nội đồng. Chế độ thủy văn phụ thuộc rất lớn vào lượng nước mưa hàng năm và nước triều cường.

e. Tài nguyên đất.

Đất đai Nam Lợi thuộc nhóm đất phù sa có nguồn gốc từđất phù sa của lưu vực sông Hồng không được bồi hàng năm.

Bảng 3.2: Nhóm đất chính tại xã Nam Lợi

STT Nhóm đất Diệ(ha) n tích Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích điều tra 584 100

1 Đất phù sa sông Hồng trung tính ít chua 554 94,86

2 Đất phù sa sông Hồng glây, chua 23 3,94

3 Đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổđỏ vàng 7 1,20

Nguồn: UBND xã Nam Lợi

Bảng 3.2 cho thấy: Tài nguyên đất ở xã Nam Lợi là đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm. Trong đó: đất phù sa trung tính ít chua chiếm diện tích lớn nhất chiếm 94,86%. Đây là loại đất có độ phì cao và có tiềm năng sử dụng đa dạng có thể trồng được 2 hoặc 3 vụ/ năm với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, đậu đỗ, khoai tây, khoai lang, các loại rau hoặc trồng các cây ăn quả dài ngày... đều cho năng suất, sản lượng cao.

Đất phù sa có tầng glây, chua: chiếm 3,94% diện tích và đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng chiếm 1,20% diện tích.

Với đặc điểm địa lý và tính chất thổ nhưỡng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, người dân địa phương đã sử dụng đất đúng mục đích, trồng các loại cây trồng : lúa, ngô, khoai, lạc một cách hợp lý..

Bảng 3.3: Một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại xã Nam Lợi

STT Loại hình sử sụng

đất (LUT) Kiểu sử dụng

1 Lúa - Lúa xuân

- Lúa xuân + lúa mùa

2 Lúa – màu

- Lúa xuân + lúa mùa + khoai tây đông - Lúa xuân + lúa mùa + đậu tương - Lúa xuân + lúa mùa + rau đông

3 Chuyên màu

- Lạc xuân + ngô + đậu tương đông

- Rau đông xuân + Khoai lang + Ngô đông - Khoai tây + đậu tương hè thu + khoai lang đông - Dưa chuột + cà chua + bắp cải + cải xanh

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2013

Việc luân canh các loại cây trồng khác nhau mang lại những giá trị đáng kể trong sản xuất nông nghiệp và khai thác hiệu quả việc sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)