Kết quả phân tích các chỉ tiêu đống ủ

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 62)

a. Diễn biến nhiệt độ của đống ủ:

Trong thời gian ủ thì nhiệt độ là một yếu tố quan trọng. Dựa vào nhiệt độ của đống ủ ta có thể thấy được diễn biến của quá trình phân giải chất hữu cơ mạnh hay yếu. Nhiệt độ cao trong quá trình ủ phân có tác dụng diệt mầm cỏ dại và các vi sinh vật có hại, giảm lượng nước trong nguyên liệu tươi, thúc đẩy quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ nhanh hơn.

Kết quả theo dõi nhệt độđống ủ trong vòng 45 ngày được thể hiện qua bảng sau:

900kg rơm rạ

40kg thân, lá, lõi ngô

40kg thân, lá lạc 20 kg thân, lá đậu đỗ, rau các loại Đống ủ 1000kg tàn dư thực vật

Bảng 3.10: Diễn biến nhiệt độđống ủ

ĐVT: 0C

Thời gian ủ

( ngày) Nhiệkhí t độ không CTTN CTĐC

1 23 23 23 2 23 35 28 3 23 44 31 4 24 52 34 5 28 62 38 6 26 59 41 7 21 57 44 8 25 52 47 9 20 47 51 10 22 43 55 15 26 37 52 20 24 32 47 25 25 29 42 30 28 28,5 38 35 27 27 35 40 26 26,5 32 45 28 28 29

Kết quả theo dõi nhiệt độđống ủ trong 45 ngày cho thấy: Ở các công thức khác nhau thì diễn biến nhiệt độ đống ủ cũng khác nhau, nhưng quy luật chung là nhiệt độ đống ủ tăng dần và đạt cực đại sau đó giảm và trở về gần với nhiệt độ không khí. Sở dĩ như vậy là do trong quá trình ủ hệ vi sinh vật hoạt động mạnh phân hủy phế phụ phẩm nông nghiệp, giải phóng CO2 làm tăng nhiệt độ của đống ủ. Tuy nhiên đống ủ khác nhau thì thời gian để nhiệt độđạt cực đại khác nhau. Với đống ủ thí nghiệm sau 5 ngày ủ thì nhiệt độ đạt cao nhất là 620C, trong khi đó ở đống ủ đối chứng phải sau 10 ngày nhiệt độ mới đạt cực đại là 550C. Điều đó chứng tỏ vi sinh vật có trong chế phẩm vi sinh đã thúc đẩy quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn.

Sau khi đạt được nhiệt độ cực đại thì nhiệt độ các đống ủ giảm dần. Nhiệt độ của đống ủ thí nghiệm sau 30 ngày ủ là 28,50C, gần bằng nhiệt độ không khí

(280C) chứng tỏ quá trình phân giải đã hoàn tất, sản phẩm đã hoai mục. Cũng thời gian này nhiệt độ đống ủ đối chứng là 380C cao hơn nhiều so với nhiệt độđống ủ thí nghiệm cũng như nhiệt độ không khí. Phải tới ngày thứ 45 nhiệt độ đống ủđối chứng mới gần trở về nhiệt độ không khí. Như vậy sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý sẽ làm cho tàn dư thực vật được hoai mục nhanh hơn 15 ngày hay nói cách khác đã rút ngắn được 15 ngày so với đối chứng.

b. Chất lượng đống ủ sau xử lý

Chất lượng của sản phẩm sau ủ tàn dư thực vật thể hiện ở hàm lượng P2O5 (%),K2O (%),N (%) và OC (%). Đề tài đã tiến hành đánh giá các tiêu chí trên ở đống ủ trước và sau khi xử lý, số liệu được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.11 : Kết quả phân tích các chỉ tiêu đống ủ sau xử lý Chỉ tiêu Trước khi ủ Sau khi ủ 45 ngày

CTTN CTĐC pH 6,5 7,1 6,8 OC (%) 21,3 13,5 16,2 N (%) 0,31 0,49 0,4 P2O5 (%) 0,8 1,2 1,0 K2O (%) 0,9 1,3 1,2 Độ hoai % 0 80 50

pH: Đống ủ xử lý bằng chế phẩm vi sinh vật có màu nâu đen, tơi xốp, rất dễ vụn vỡ, pH đạt 7,1 cao hơn đống ủ đối chứng là 0,3 và trước khi ủ là 0,6. Khi đưa vi sinh vật vào đống ủ, vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ tạo ra axit làm cho pH môi trường giảm xuống, các chủng vi sinh vật tiếp tục phân hủy và nâng dần pH. Vì vậy, ở công thức thí nghiệm do bổ sung thêm vi sinh vật dạng các chế phẩm nên pH sau ủ sẽ cao hơn công thức đối chứng, nơi chỉ có hoat động của vi sinh vật bản địa.

OC%: OC% có xu hướng giảm mạnh. Trước khi ủ, OC% là 21,3%. Nhưng sau khi kết thúc đống ủ thí nghiệm thì OC% chỉ còn 13,5% ( giảm 7,8% so với ban đầu), đống ủ đối chứng là 16,2%( giảm 5,1% so với ban đầu). Điều đó chứng tỏ trong quá trình ủ, các vi sinh vật đã phân giải chuyển hóa các hợp chất hữu cơ

thành dạng dễ tiêu cho vi sinh vật sử dụng và giải phóng CO2. Trong đó, ở công thức thí nghiệm có sự phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ nhanh hơn ở công thức đối chứng, do đó sẽ góp phần rút ngắn thời gian ủ.

Hàm lượng NPK% sau khi ủ ở đống ủ thí nghiệm cao hơn trước khi ủ: N% tăng 0,18%, P2O5 (%) tăng 0,4% và K2O (%) tăng 0,4%

Độ hoai(%): Độ hoai của công thức đối chứng là 50%, của công thức thí nghiệm là 80%. Điều này chứng tỏ vi sinh vật tuyển chọn trong chế phẩm đã góp phần rút ngắn thời gian ủ.

So sánh với tiêu chuẩn phân hữu cơ vi sinh (TCVN 7185-2002) hàm lượng NPK% còn thấp nên cần bổ sung N, P, K.

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)