0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG QUY TRÌNH B2004 32 66 XỬ LÝ TÀN DƯ THỰC VẬT TRÊN ĐỒNG RUỘNG TẠI XÃ NAM LỢI HUYỆN NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 71 -71 )

Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến cáo bà con nông dân hạn chế việc sử dụng phân hóa học, hóa chất BVTV, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và các sản phẩm sinh học khác, áp dụng phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học khác.

Trong sản xuất nông nghiệp cần hướng dẫn cho nông dân canh tác theo hướng đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp cải tạo, nâng cao chất lượng đất, giảm diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu trong quá trình sản xuất. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các phương pháp xử lý tàn dư thực vật bằng các chế phẩm vi sinh vật, có các biện pháp thu gom triệt để lượng phế phụ phẩm trồng trọt và phân động vật để xử lý thành phân hữu cơ tránh phát tán ra môi trường.

3.5.3. Gii pháp công ngh x

Áp dụng quy trình công nghệ xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng bằng chế phẩm vi sinh vật. Đó là việc xử lý tàn dư thực vật bằng cách bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật, đẩy mạnh quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, tăng hiệu quả xử lý.

Thu gom phế thải và ủ tái chế thành phân bón hữu cơ (theo quy trình đề tài B 2004 – 32- 66). Đây là phương pháp tương đối hiệu quả, thực hiện không phức tạp, xử lý phế thải một cách triệt để, sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp nên rất phù hợp cho các địa phương sản xuất nông nghiệp như xã Nam Lợi.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Nam Lợi là một xã nông nghiệp, hoạt động của người dân chủ yếu là trồng lúa và một số cây lương thực khác. Năm 2013 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 763,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 584,6 ha (chiếm 76,56% diện tích tự nhiên của toàn xã), chủ yếu trồng lúa nước, ngô, lạc, đậu tương và các loại rau.

2. Lượng tàn dư thực vật xã khá lớn, tổng lượng phế thải hữu cơ toàn xã năm 2013 là 7239,8 tấn. Trong đó, lượng phế thải rơm rạ là 7024,2 tấn chiếm 97% , còn lại là lượng phế thải từ các loại hoa màu và cây lương thực khác.

3. Kết quả điều tra cho thấy, hiện tại có 4 hình thức xử lý phế thải hữu cơ trên đồng ruộng của các hộ trong xã, trong đó chủ yếu là đem đốt (75%),còn lại là sử dụng các hình thức khác: làm phân bón, làm thức ăn gia súc, hoặc vứt trực tiếp ra bờ ruộng, mương máng (25%).

4. Chất lượng phân hữu cơ tái chế như sau: N(%):0,65%; P2O5(%): 1,25%; K2O(%):1,45% so với các loại phân địa phương có chất lượng cao hơn nên sẽ được sử dụng như nguồn phân hữu cơ tại chỗ bón lót cho cây trồng.

Nếu toàn bộ khối lượng phế thải hữu cơ trong cả năm của xã được xử lý theo mô hình của đề tài sẽ tạo ra khối lượng phân hữu cơ lớn: 3.185,512 tấn và mang lại lợi nhuận là 738.459.600 đồng.

Ngoài ra còn mang lại nhiều hiệu quả xã hội như: tạo công ăn việc làm cho 7240 công lao động tạo điều kiện cho lao động nông nhàn và giữ an ninh trật tự và giảm thiểu việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng, tiêu diệt các mầm mống gây bệnh, giảm ô nhiễm môi trường do việc đốt rơm rạ,

2. Kiến nghị

Ứng dụng rộng rãi quy trình B2004 – 32 – 66 xử lý và tái chế tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ bón cây trồng trên quy mô toàn xã để tận dụng được nguồn tàn dư thực vật, giảm ô nhiễm môi trường đồng ruộng và trả lại nguồn hữu cơ cho đất, tận dụng được một nguồn phân bón giàu dinh dưỡng.

Thử nghiệm phân hữu cơ tái chế từ rơm rạ trên tàn dư thực vật ở các vụ tiếp theo để có kết luận chính xác hơn vềảnh hưởng của loại phân này đối với năng suất, chất lượng cây trồng cũng như chất lượng của đất.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong thu gom, tận dụng triệt để tàn dư thực vật.

Có chính sách tạo điều kiện cho người dân vay vốn để phát triển sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới cho họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Thị Thanh Bình, 1991. Nghiên cứu xạ khuẩn ưa nhiệt phân giải xenluloza và khả năng ứng dụng trong chăn nuôi. Luận án Phó tiến sỹ khoa học Sinh học. Đại học sư phạm I. Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bộ, 2005, Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Kim Cúc, Phạm Việt Cường, Nguyễn Thị Tuyết Mai, “Cấu trúc quần

xã sinh vật đất và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất”, nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000.

4. Chu Văn Cấp, 2001, Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trang 8-9

5. Nguyễn Lân Dũng, 1983, Thực tập vi sinh vật. NXB Đại học và Trung học chuyên

nghiệp- Hà Nội.

6. Nguyễn Lân Dũng, 1984. Vi sinh vật đất và sự chuyển hoá các hợp chất cacbon,

Nitơ. NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. 80 – 82.

7. Nguyễn Lan Hương, Lê Văn Nhương, Hoàng Đình Hòa, 1999, Phân lập và hoạt hóa

VSV ưa nhiệt có hoạt tinh xenliloza cao để bổ sung lại vào đống ủ, rút ngắn chu kỳ rác thải sinh hoạt, Báo cáo khoa học, Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội.

8. Vũ Thị Len, 2008, Nghiên cứu quy trình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh vật thành

phân hữu cơ bón cho lúa xuân trên đất phù sa sông Hồng, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội

9. Đào Thị Lương, Hữu cơ – tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến,

Ban hành theo quyết định số 4094 QĐ BNN – KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

10. Đào Thị Lương, 1998, Phân lập và tuyển chọn bộ giống VSV dùng trong sản xuất

phân bón hữu cơ, Luận án thạc sỹ khoa học sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Manfred Oepen. Truyền thông môi trường, phần III: Những vấn đề cơ bản về

kinh tế chất thải và quản lý chất thải, tài liệu dịch sang tiếng Việt. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 1999

13. Lê Văn Nhương và các cộng sự, 1998, Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KHCN 02 – 04. Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón vi sinh – hữu cơ từ nguồn phế thải hữu cơ rắn.

14. Lê Văn Nhương và các cộng sự, 1998, Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh

học trong sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ từ nguồn phế thải hữu cơ rắn, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà Nước KHCN – 02 – 04

15. Lê Văn Nhương và các cộng sự, 2001, Công nghệ xử lý một số phế thải nông sản

chủ yếu lá mía, vỏ thải cà phê, rác thải nông nghiệp thành phân hữu bón hữu cơ sinh học. Báo cáo tổng kết cấp Nhà Nước, Viện Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Thực Phẩm Đại Học Bách Khoa – Hà Nội.

16. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 29, Số 2 (2013) 26-33

17. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012: Tập 10, số 1: 190 – 198, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

18. Nguyễn Xuân Thành, Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến môi

trường và sản xuất nông nghiệp, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, trang 187-188

19. Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2000, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B99- 32 –

46, Nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải bùn mía.

20. Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2002-2003, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B2001

– 32- 46, Xử lí rác thải sinh hoạt và phế thải mùn mía bằng vinh sinh vật và tái chế

phế thải sau khi ủ thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng.

21. Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2003, Giáo trình “Vi sinh vật học nông nghiệp” , NXB

Giáo dục.

22. Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2004, Báo cáo của đề tài nghiên cứu khoa học cấp

bộ B2004 – 32- 66. “ Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý tàn dư

thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng”, Hà Nội.

23. Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2009, Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu một số

biện pháp sử dụng rơm rạ tại ruộng bón cho lúa trên đất phù sa sông Hồng Gia Lâm - Hà Nội

24. Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2010. Giáo trình “Công nghệ sinh học xử lý môi

25. Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2010, Báo cáo tổng kết dự án: “Ứng dụng quy trình (B2004-32-66) xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng và tái chế thành phân hữu cơ bón cho cây trồng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang”.

26. Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Toản, 2003, Giáo trình: “Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường”. NXB

Nông nghiệp Hà Nội.

27. Phạm Văn Ty, 1998, Báo cáo nhanh đề tài cấp Nhà Nước, Hà Nội.

28. Tổng luậnNguồn phế thải nông nghiệp rơm rạ và kinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng, Cục thông tin KH&CN quốc gia, 2013.

29. UBND xã Nam Lợi, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2013. 30. UBND xã Nam Lợi, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu

năm 2014.

31. Vũ Hữu Yêm, 1995, Giáo trình phân bón, NXB Nông Nghiệp.

Tài liệu Internet 32. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=299338 33. http://www.baoninhbinh.org.vn/giai-phap-su-dung-hieu-qua-nguon-rom-ra-sau-thu- hoach-2013062108425045p4c32.htm 34. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=39&ID=121785& Code=EAB7121785 35. http://www.sinhhocnongnghiep.com/news/121/Che-pham-sinh-hoc-u-rom-ra.html 36. http://text.123doc.vn/document/1385040-tieu-luan-gioi-thieu-chuyen-de-ve-cay- lac.htm

37. Năng lượng từ sinh khối nông nghiệp -Kinh nghiệm và Yếu tố quyết định thành công, Diễn đàn Đức - Việt về Năng lượng sinh học ở Việt Nam

http://www.vietnam.ahk.de/uploads/media/3._Bioenergy_Vietnam__MirkoB__VN. pdf

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG QUY TRÌNH B2004 32 66 XỬ LÝ TÀN DƯ THỰC VẬT TRÊN ĐỒNG RUỘNG TẠI XÃ NAM LỢI HUYỆN NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 71 -71 )

×