Kết quả điều tra các biện pháp xử lý tàn dư thực vật đồng ruộng

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 57)

Hiện nay, trên địa bàn xã, chưa có một công nghệ nào xử lý lượng tàn dư thực vật sau thu hoạch. Sau khi tiến hành điều tra 200 hộ dân tại xã về hình thức xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, ta thu được bảng sau

Bảng 3.8: Biện pháp xử lý tàn dư thực vật của 200 hộ xã Nam Lợi Hình thức sử dụng Số hộ ( hộ) Tỷ lệ (%) Ủ làm phân bón 25 12,5 Đốt 150 75 Làm thức ăn gia súc 21 10,5 Phương pháp khác 4 2

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Phương pháp ủ làm phân bón: 12,5% số hộđược hỏi sử dụng tàn dư thực vật làm phân bón, chủ yếu là cách làm thủ công. Sau vụ mùa, các loại tàn dư thực vật như: rơm rạ, lạc, ngô được đánh thành từng đống ở bờ ruộng có bổ sung thêm phân chuồng sau 2-3 tháng sử dụng bón cho cây trồng ở vụ sau. Hoặc rơm rạ, thân lá lạc, ngô được sử dụng làm chất độn chuồng, sau một thời gian sử dụng bón lót cho lúa và một số cây hoa màu: lạc, khoai tây. Một số gia đình sau khi thu hoạch lạc, thân và lá lạc được băm nhỏ và vùi trực tiếp xuống đất. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí phân bón cho các vụ sau.

Phương pháp đốt: là phương pháp được 75% người dân lựa chọn. Người dân chủ yếu lựa chọn phương pháp này vừa nhanh, vừa dễ thực hiện, lượng tro sau khi đốt được dùng để bón trực tiếp cho cây hoặc dùng vào mục đích khác. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khi đốt rơm rạ các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành các chất vô cơ, tro của rơm rạ chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Trong khi đó, việc đốt rơm rạ sẽ làm một lượng lớn nước trong đất bị bốc hơi.

Hình 3.4: Hiện trạng đốt rơm rạ trên địa bàn xã Nam Lợi năm 2013

Không những gây hại cho môi trường, cho sức khỏe con người, lửa từ các đống rơm, rạ còn có thể gây cháy ruộng, cháy nhà, gây ra tai nạn giao thông...

Phương pháp làm thức ăn gia súc: 10,5% số hộ được hỏi dùng các tàn dư lúa, ngô làm thức ăn cho đàn trâu bò. Đây cũng là một phương pháp tận dụng được nguồn thải hữu cơ này.

Phương pháp khác: Có 4 trong 200 hộ dân được hỏi dùng các hình thức khác để xử lý tàn dư thực vật sau thu hoạch, 1 hộ vứt rơm rạ ngay ở mương máng và 2 hộ sử dụng rơm rạ làm giá thể trồng nấm. Phương pháp này vừa tận dụng được nguồn phế thải nông nghiệp, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng bảo vệ môi trường tại xã Nam Lợi, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định. ruộng bảo vệ môi trường tại xã Nam Lợi, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định.

Nam Lợi có diện tích tự nhiên là 763,6 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là khá lớn 584,6 ha chiếm 76,56%, với việc thâm canh liên tục 2 vụ lúa, và 2 vụ lúa,1 vụ màu và chuyên trồng màu đã để lại cho môi trường lượng phế thải khá lớn: 7239,8 tấn. Lượng vật chất khá lớn này không được trả cho đất sẽ làm đất

mất đi lượng khá lớn các chất dinh dưỡng, mặt khác nếu được xử lý không hiệu quả sẽ gây nên ô nhiễm môi trường.

Thực tế, công tác quản lý và xử lý tàn dư thực vật sau thu hoạch của địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Hơn 90% số người dân được hỏi cho rằng công tác quản lý, xử lý tàn dư thực vật ởđịa phương là ít hoặc chưa bao giờ quan tâm đến vấn đề này. Các phương pháp quản lý và xử lý hoàn toàn tự phát đối với từng hộ dân. Đốt rơm rạ là phương pháp được phần lớn hộ dân sử dụng, khi được hỏi, họ chưa hiểu hết tác hại của việc đốt rơm rạđối với môi trường và chính sức khỏe của họ. Đơn giản, họ sử dụng phương pháp này vừa nhanh, đỡ tốn công và tiết kiệm trong việc trảđất cho các mùa vụ sau.

Sử dụng tàn dư thực vật làm thức ăn cho trâu bò cũng là một cách tận dụng được loại phế thải này, tuy nhiên cách này được phần nhỏ số hộ vì chỉ những hộ có trâu bò mới áp dụng được phương pháp này.

Ủ làm phân hữu cơ bón cho cây trồng: Một số hộ dân sau khi thu hoạch, tập trung rơm rạ và các thân, lá của các loại hoa màu thành đống ở bờ ruộng, sau 3-4 tháng sử dụng phân hữu cơ này bón cho cây trồng vụ sau, hoặc sử dụng làm chất độn chuồng cho trâu bò, lơn, sau đó thành phân chuồng, bón cho cây trồng. Phương pháp này chỉ được một số hộ sử dụng do tác dụng của phân hữu cơ đến môi trường đất và phát triển của cây trồng không nhanh như các loại phân hóa học nên không được ưu tiên sử dụng.

Các phương pháp khác cũng được sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt là sử dụng rơm rạ là giá thể nuôi nấm rơm. Tuy nhiên, vốn xây nhà xưởng và chi phí đầu tư ban đầu cao, hiệu quả kinh tế sau một thời gian hoạt động, và chỉ áp dụng được 1 vụ trong năm nên chỉđược số ít hộ dân thực hiện.

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 57)