Giới thiệu về quy trình B2004-32-66

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 33)

Trong những năm gần đây, việc sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh ở Việt Nam ngày càng tăng. Là một nước nhiệt đới, khu vệ sinh vật đất ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Việc phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu hiệu từ tự nhiên, nhân lên rồi trả lại cho tự nhiên sẽ luôn luôn an toàn và đạt hiệu quả cao. Do vậy, việc nghiên cứu vi sinh vật có hoạt tính cao được phân lập từđất Việt Nam để xản xuất phân bón từ nguồn phế thải hữu cơ là rất cần thiết.

Báo cáo cấp bộ B2004 – 32 – 66 :“ Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng”. Chế phẩm được tạo ra từ các chủng giống vi sinh vật do đề tài phân lập và tuyển chọn đạt TCVN của Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự.

Hình 1.4 : Quy trình xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng ( Đề tài B2004 – 32 – 66, ĐHNN – HN)

Cụ thể như sau:

Bước 1: Thu gom tàn dư thực vật trên đồng ruộng sau thu hoạch Bước 2:

1. Tàn dư thực vật được đánh đống (mỗi lớp dày khoảng 30 cm được rắc phân gia súc, gia cầm và phụ gia… và tưới men vi sinh vật)

2. Sau khi đã xử lý xong đống ủđược chát kín bằng bùn hoặc che phủ bằng một lớp bạt nilon .

Bước 3:

Kiểm tra nhiệt độ hàng ngày, hàng tuần, đo theo giờ quy định. Ủ 4-6 tuần đem ra sử dụng bón cho cây trồng.

Thu gom rơm rạ

Theo dõi diễn biến nhiệt độ

Đống ủ sau 40 - 45 ngày Tái chế thành phân hữu cơ Sử dụng Bổ sung nước đảm bảo độẩm đống ủ từ 60 - 70% Kiểm tra chất lượng Kiểm tra chất lượng Đống ủ Chế phẩm VSV Bổ sung chất phụ gia Phân hữu cơ Bổ sung NPK (nếu cần)

Kết quả cho thấy hiệu quả phân giải cao, hạn chếđược mùi hôi thối của đống ủđồng thời rút ngắn được thời gian ủ xuống còn 45 – 60 ngày. Phân hữu cơ vi sinh được tái chế từ phế thải nông nghiệp sau ủ bón cho cây trồng có tác dụng nâng cao năng suất khoai tây, lạc, cà chua, tiêu, bông, cà phê và hạn chế bênh héo xanh vi khuẩn ở cà chua, lạc, khoai tây, bệnh lở cổ rễở bông, cà phê, cây lâm nghiệp, bệnh chết héo ở tiêu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)