Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nam Lợi, Nam Trực, Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 40)

2.2.2. Hiện trạng tàn dư thực vật đồng ruộng của xã Nam Lợi, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định

2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng bảo vệ môi trường tại xã Nam Lợi, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định. bảo vệ môi trường tại xã Nam Lợi, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định.

2.2.4. Ứng dụng quy trình của đề tài B2004-32-66 để xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng ở quy mô hộ gia đình ruộng ở quy mô hộ gia đình

2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của đề tài nghiên cứu 2.2.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý tàn dư thực vật 2.2.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý tàn dư thực vật

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu

2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Tài liệu của UBND xã, các sách báo, website, các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan và đã được công bố.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp quan sát thực địa

Phương pháp điều tra nhanh nông hộ ( phỏng vấn bằng phiếu điều tra): tiến hành làm phiếu điều tra và điều tra 200 hộ, có 20 thôn, mỗi thôn điều tra 10 hộ.

2.3.2. Phương pháp x lý phế thi nông nghip bng chế phm vi sinh vt

a. Vật liệu thí nghiệm:

+ Các loại tàn dư thực vật trên đồng ruộng: 1000kg cho mỗi đống ủ.

sinh vật khoa Tài nguyên và Môi trường, Đại học Nông nghiệp Hà Nội) + Các chất phụ gia: phân chuồng, urê, lân, kali, nước.

b. Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí với 2 công thức.

Công thức đối chứng Công thức thí nghiệm

1000kg rơm rạ, thân lá lạc, thân lá, lõi ngô...

1000kg rơm rạ, thân lá lạc, thân lá, lõi ngô...

Phụ gia : 10kg supe lân, 2kg kaliclorua, 3kg ure, 10 kg vôi bột, phân chuồng, cỏ

Phụ gia: 10kg supe lân, 2kg kaliclorua, 3kg ure, 10 kg vôi bột, phân chuồng, cỏ 10 lít chế phẩm dạng dịch

10 kg chế phẩm dạng chất mang

Nước Nước (nếu cần)

Bạt để che phủ Bạt để che phủ

c. Quy trình xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng: Theo quy trình của đề tài B2004-32 -66: . Thu gom tàn dư thực vật (xử lý, loại bỏ tạp chất) Đống ủ Theo dõi diễn biến nhiệt độđống ủ Đống ủ sau 30- 50 ngày Sử dụng Tái chế thành phân hữu cơ Bổ sung thêm NPK (nếu cần) Kiểm tra chất lượng đống ủ Bổ sung nước đảm bảo độ ẩm 50-70% Bổ sung phụ gia NPK Chế phẩm vi sinh vật

2.3.3. Phương pháp theo dõi và phân tích các ch tiêu

- Nhiệt độđống ủđược đo trực tiếp bằng nhiệt kế 1000C ở ngày xử lý thứ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,15, 20, 25, 30, 35, 40, 45.

- pH: Đo bằng máy đo pH

- N%: Phương pháp Kjeldhal, công phá bằng H2SO4 và hỗn hợp xúc tác theo TCVN 8557:2010

- P2O5 %: Phương pháp so màu xanh molipden theo TCVN 8563:2010 - K2O%: Phương pháp quang kế ngọn lửa công phá mẫu bằng hỗn hợp axit H2SO4 và HClO4 theo TCVN 8562:2010

- OC%: Phương pháp Walkley – Black theo TCVN 9294 : 2012

- Độ hoai: Phương pháp đo nhiệt độ của đơn vị bao gói phân hữu cơ vi sinh vật (TCVN: 7185:2002)

2.3.4.Phương pháp x lý, phân tích s liu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sử dụng phần mềm excel.

2.3.5. Phương pháp tính hiu qu kinh tế, xã hi, môi trường

Tính hiệu quả kinh tế: Dựa vào việc tính chi phí- lợi nhuận. Tính hiệu quả xã hội: Dựa vào tính toán số lượng công lao động.

Tính hiệu quả môi trường: Dựa vào việc tính toán khối lượng phân hữu cơ tạo ra từ kết quả của đề tài.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nam Lợi, Nam Trực, Nam Định.

3.1.1. Điu kin t nhiên

a. Vị trí địa lý:

Hình 3.1. Hình vị trí xã Nam Lợi

Xã Nam Lợi nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm huyện lỵ Nam Trực khoảng 12km, cách thành phố Nam Định 17 km, có vị trí địa lý cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nam Hoa, Bình Minh, Nam Hồng.

- Phía Đông giáp xã Nam Thanh.

- Phía Tây giáp xã Bình Minh, Nam Tiến.

Tổng diện tích tự nhiên (theo ranh giới hành chính) là 763,62 ha, xã Nam Lợi có 2 tuyến đường chính là đường Đen và đường Nam Ninh Hải chạy qua là điều kiện thuận lợi để Nam Lợi phát triển kinh tế nhiều thành phần, hòa nhập với sự phát triển kinh tế của huyện và các vùng lân cận.

b. Địa hình, địa mạo:

Địa hình của Nam Lợi không bằng phẳng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, là xã thuộc vùng trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại hoa màu.

c. Khí hậu

Xã Nam Lợi nằm ở Đông Nam của huyện Nam Trực, mang đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện. Bảng 3.1: Khí hậu, thời tiết xã Nam Lợi ( trị số trung bình 3 năm 2011, 2012, 2013) Tháng Đơn vị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ oC 19 17.9 19.2 24 27.8 30 30 28.6 27.5 25 22.8 18.5 Độẩm % 85 87 85.6 86 83 78.7 80 84.4 84.3 80.3 80.7 79 Lượng mưa mm 53.3 14.5 38.3 60.9 182.6 181.2 287.8 347.2 324 125.8 33.2 18.4 Số giờ nắng giờ 14.8 45.3 25 75.9 161.4 150.6 196.3 154.7 128.5 101 93.2 61

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Trực

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23-25oC, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC từ 8 đến 9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 19.2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình tháng là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80-85%, giữa tháng có độẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độẩm cao nhất là 87% , tháng có độẩm thấp nhất là 78.7%.

Chếđộ mưa: Lượng mưa phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của xã. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9. Do lượng mưa nhiều, tập trung gây nên ngập úng làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1,2 năm sau, các tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụđông và mưa lớn ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.

Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1250-1400 giờ. Mùa hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.000-1.100 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-2,3m/s. Mùa đông, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè, hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2 m/s , tốc độ gió cực đại là 40m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió Tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng.

Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận/ năm.

Nhìn chung, khí hậu của xã Nam Lợi rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật, phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là gieo trồng, mỗi năm canh tác 2 vụ lúa, 2 vụ lúa và 1 vụ màu.

d. Thủy văn

Hệ thống sông: gồm sông Cầu Thiệu, sông Châu Thành là nguồn cung cấp nước chính, từđó cung cấp nước tưới tiêu cho hệ thống kênh mương nội đồng. Chế độ thủy văn phụ thuộc rất lớn vào lượng nước mưa hàng năm và nước triều cường.

e. Tài nguyên đất.

Đất đai Nam Lợi thuộc nhóm đất phù sa có nguồn gốc từđất phù sa của lưu vực sông Hồng không được bồi hàng năm.

Bảng 3.2: Nhóm đất chính tại xã Nam Lợi

STT Nhóm đất Diệ(ha) n tích Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích điều tra 584 100

1 Đất phù sa sông Hồng trung tính ít chua 554 94,86

2 Đất phù sa sông Hồng glây, chua 23 3,94

3 Đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổđỏ vàng 7 1,20

Nguồn: UBND xã Nam Lợi

Bảng 3.2 cho thấy: Tài nguyên đất ở xã Nam Lợi là đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm. Trong đó: đất phù sa trung tính ít chua chiếm diện tích lớn nhất chiếm 94,86%. Đây là loại đất có độ phì cao và có tiềm năng sử dụng đa dạng có thể trồng được 2 hoặc 3 vụ/ năm với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, đậu đỗ, khoai tây, khoai lang, các loại rau hoặc trồng các cây ăn quả dài ngày... đều cho năng suất, sản lượng cao.

Đất phù sa có tầng glây, chua: chiếm 3,94% diện tích và đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng chiếm 1,20% diện tích.

Với đặc điểm địa lý và tính chất thổ nhưỡng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, người dân địa phương đã sử dụng đất đúng mục đích, trồng các loại cây trồng : lúa, ngô, khoai, lạc một cách hợp lý..

Bảng 3.3: Một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại xã Nam Lợi

STT Loại hình sử sụng

đất (LUT) Kiểu sử dụng

1 Lúa - Lúa xuân

- Lúa xuân + lúa mùa

2 Lúa – màu

- Lúa xuân + lúa mùa + khoai tây đông - Lúa xuân + lúa mùa + đậu tương - Lúa xuân + lúa mùa + rau đông

3 Chuyên màu

- Lạc xuân + ngô + đậu tương đông

- Rau đông xuân + Khoai lang + Ngô đông - Khoai tây + đậu tương hè thu + khoai lang đông - Dưa chuột + cà chua + bắp cải + cải xanh

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2013

Việc luân canh các loại cây trồng khác nhau mang lại những giá trị đáng kể trong sản xuất nông nghiệp và khai thác hiệu quả việc sử dụng đất nông nghiệp.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi.

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

* Tăng trưởng kinh tế : Năm 2013 là năm cuối thực hiện kế hoạch 2009 – 2013 và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Kinh tế của cả huyện nói chung, kinh tế xã Nam Lợi nói riêng bắt đầu có sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn xã đạt đạt 9,5%. Thu nhập bình quân 12.050.000 đồng/người/năm

Hình 3.2: Tỷ trọng các ngành kinh tế xã Nam Lợi năm 2013

Cơ cấu kinh tế của xã năm 2013: Ngành nông nghiệp chiếm 65,6%, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 13,3% , Ngành thương mại dịch, vụ chiếm 21,1%. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế : cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua có sự chuyển đổi tích cực:

Ngành nông nghiệp chiếm 75,3% năm 2009 giảm xuống còn 65,6% năm 2013 Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 6,4% năm 2009 tăng lên 13,3% năm 2013

Ngành thương mại dịch, vụ chiếm 18,3% năm 2009 tăng lên 21,1% năm 2013.

Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn cao so với mức trung bình quân chung của toàn huyện.

b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. * Khu vực kinh tế nông nghiệp

Xã có nền kinh tế nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của đại đa số dân cư. Những năm gần đây do cơ chếđổi mới, ruộng đất được giao ổn định, lâu dài cho nhân

dân, người dân thực sự yên tâm đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi được nâng lên rõ rệt.

- Ngành trồng trọt:

Cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, tăng nhanh diện tích các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế.

Những năm qua cùng với việc đưa những giống cây trồng có năng xuất cao vào sản xuất thì cơ cấu mùa vụ cũng được chuyển đổi đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển an toàn đạt năng xuất cao trên cả 2 vụ chiêm, mùa. Cây lúa vẫn là cây chủ lực tuy có những năm ảnh hưởng của thời tiết nhưng xã đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống lúa đưa giống lúa ngắn ngày có năng xuất, chất lượng cao vào sản xuất. Tận dụng khép kín diện tích đồng thời chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây, nuôi cá…có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh trồng lúa, xã còn xen canh trồng lạc và trồng khoai tây vụđông ở vùng đất màu cũng cho năng suất cao.

-Ngành Chăn nuôi:

Chăn nuôi ở xã Nam Lợi phát triển tương đối mạnh cả vềđại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm và nuôi cá nước ngọt. Cơ cấu đàn gia súc được đổi mới và tiến bộ rõ rệt, trọng lượng xuất chuồng tăng. Chăn nuôi tiếp tục tăng về số lượng chuyển biến về chất lượng, mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá đang phát triển:

* Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển, cơ cấu ngành tăng từ 6% với tổng thu năm 2012, giá trị thương mại dịch vụ đạt 12,8 tỷ đồng chiếm 19,4% tổng giá trị sản xuất của toàn xã.

c. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

Dân số: Theo thống kê năm 2013 dân số của xã có 8621 người, trong đó: nữ giới là 4396 người, chiếm 51% tổng dân số toàn xã, nam giới là: 4225 người, chiếm 49% tổng dân số toàn xã. Những năm gần đây, do làm tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số của xã cũng ổn định ở mức 1%.

Lao động việc làm: Năm 2013 tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 4.560 lao động chiếm 52,86% tổng dân số toàn xã: Trong đó: Lao động nông nghiệp: 3.420 người chiếm 75% tổng lao động, lao động các ngành nghề khác: 1.140 người, chiếm 25% tổng lao động.

Thu nhập và mức sống: GDP bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng/ người/ năm. Đời số dân cư làm trong các ngành thương nghiệp, xây dựng, công nghiệp... nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân cư ngành nông nghiệp mặc dù trong những năm gần đây đã có bước phát triển lớn, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.

Năm 2013, toàn xã còn khoảng 5,7% số hộ thuộc diện nghèo, nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn, thiếu công cụ sản xuất tiên tiến, thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi.

d. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Năm 2013 diện tích giao thông là: 29,59 ha chiếm 3,87% diện tích đất tự nhiên của xã. Cụ thể hệ thống giao thông trên địa bàn xã như sau:

Huyện lộ: gồm đường Đen từ Nam Hưng – Chợ Quỳ, chiều dài 2km, nền đường trung bình rộng 6m, mặt đường trải nhựa 3,5m và đường Nam Ninh Hải, nền đường trung bình rộng 6m.

Đường trục xã: Với tổng chiều dài 7km, nền đường trung bình rộng 4m, mặt đường rộng 3,5m.

Đường trục xóm: Tổng chiều dài 14km.

Đường giao thông nội đồng có tổng chiều dài 28km.

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)