Các nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 31)

Những nghiên cứu về chế phẩm vi sinh vật ở Việt Nam đã được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng mãi đến những năm 80 mới được đưa vào chương trình cấp nhà nước với tiêu đề “Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp” giai đoạn 1985-1990.

Phạm Văn Ty và các cộng sự đã phân lập được hàng trăm chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza, lignin, hemixenluloza. Tác giả đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩn phân giải chất hữu cơ đạt huy chương vàng hội chợ triển lãm kinh tế toàn quốc năm 1987. Kết quả thử nghiệm xử lý bằng chế phẩm đã rút ngắn thời gian ủ xuống còn 45 – 60 ngày thay vì 6 tháng đến 1 năm, thậm chí 2 năm với điều kiện tự nhiên (Phạm Văn Ty, 1998).

và áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải hữu cơ rắn”, đã phân lập từ mẫu rác ở một số tỉnh phía Bắc tuyển chọn được 2 chủng xạ khuẩn X50 thuộc loài Streptomyces gougero và chủng X20 Streptomyces macrosporrus, 2 chủng vi khuẩn là V40 thuộc loài Cellulomona.sp và V31 thuộc loài

Corynebaccoerium.sp và 2 chủng nấm N11 thuộc loài A.japonicus và N3 thuộc loài

A.unilaterralis. Các chủng này có khả năng phân hủy chuyển hóa các hợp chất hữu cơ khó phân giải như xenluloza, hemixenluloza, có khả năng sinh tổng hợp cấc enzyme ngoại bào như: amylaza, proteiaza, pectinaza…Khi nghiên cứu các tác động của VSV vào quá trình phân hủy rác các tác giả nhận thấy khi chúng tác động đồng thời theo tỉ lệ phối trộn giữa vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm là 1:1:1 sẽ cho hiệu quả cao hơn khi chúng có tác động riêng rẽ (Lê Văn Nhương và cộng sự, 1998).

Đề tài cấp nhà nước KC 02 – 04 Lê Văn Nhương và cộng sự đã phân lập tuyển chọn được 2 chủng xạ khuẩn là S59 và S116 có hoạt tính phân giải tinh bột, xenluloza và CMC cao. Khi thử nghiệm mức độ chuyển hóa của các xạ khuẩn trên môi trường có bổ sung 5g rơm rạ hoặc vỏ lạc đã xử lý kiềm và nhận thấy chúng làm giảm cơ chất rơm 37,78%, thể tích giảm 47,05% và trọng lượng vỏ lạc giảm 25,15%, thể tích giảm 32,16% so với đối chứng. Khi nuôi cấy trong môi trường rơm vỏ lạc thông qua xử lý kiềm thì hàm lượng xenluloza giảm 43,03% rơm và giảm 39,73% vỏ lạc đối với chủng S59. Đối với chủng S116 thì giảm 40,7% ( rơm), giảm 37,34% ( vỏ lạc) so với đối chứng Lê Văn Nhương và cộng sự, 2001).

Năm 1999, đề tài cấp bộ B99 – 32 – 46 của tác giả Nguyễn Xuân Thành và các cộng sựđã nghiên cứu thành sông đề tài : “ Xử lý rác thải sinh hoạt và phế thải bùn mía bằng vi sinh vật và tái chế phế thải thành phân hữu cơ bón cho cây trồng”.

Kết quả cho thấy khi xử lý chế phẩm vi sinh vật vào đống ủ phế thải có tác dụng làm tăng vi khuẩn tổng số hiếu khí, vi khuẩn phân giải xenluloza, nấm tổng số so với đối chứng. Hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu và độ xốp tăng so với đống ủ không được xử lý. Phân hữu cơ được tái chế từ phế thải đạt TCVN – 123B – 1996, chất lượng phân sau 4 tháng vẫn đạt TCVN. Khi thử nghiệm trên cây đậu tương cho kết quả: phân hữu cơ vi sinh tái chế từ phế thải, rác thải hữu cơ có tác dụng làm tăng chiều cao cây, trọng lượng, tăng cường độ N phân tử và tăng năng

suất hạt đậu tương từ 15 – 20% so với đối chứng (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2002-2003).

Năm 2004, tác giả Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự đã nghiên cứu thành công đề tài khoa học cấp Bộ B2004 – 32 – 66 : “ Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lí tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng”. Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lí tàn dư thực vật trên đồng ruộng đạt TCVN. Chế phẩm được thử nghiệm đem lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian xử lý so với đối chứng xuống còn 46-60 ngày, có hàm lượng dinh dưỡng tăng… có thể làm phân bón hữu cơ tại chỗ cho nhiều loại cây trồng, giảm bớt chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2004).

Chế phẩm vi sinh vật của đề tài B2004 – 32 - 66 đã xử lý thành công trên nhiều loại phế phụ phẩm. chúng tôi sử dụng chế phẩm để xử lý phế thải lạc tại xã Nam Lợi để nâng cao tính thuyết phục của chế phẩm trên điều kiện sinh thái khác nhau với mong muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo công ăn việc làm cho người dân tại đây.

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy trình b2004 32 66 xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng tại xã nam lợi huyện nam trực tỉnh nam định (Trang 31)