Bên cạnh các giáo trình đang được dùng để giảng dạy tại các trường đào tạ báo chí chính quy, một số cuốn sách được viết bằng chính kinh nghiệm thực tế của những người làm truyền hình có
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN MINH PHƯƠNG
DẪN HIỆN TRƯỜNG CHO PHÓNG SỰ TRONG
BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
Hà Nội-2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN MINH PHƯƠNG
DẪN HIỆN TRƯỜNG CHO PHÓNG SỰ TRONG
BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thực hiện Luận văn “Dẫn hiện trường cho phóng sự trong bản tin thời
sự truyền hình” tôi đã nhận được nhiều sự động viên, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các đồng nghiệp
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Vũ Quang Hào, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp tôi kết nối với các Đài truyền hình trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy lớp Cao học Báo chí khóa 2015 đã truyền dạy, cập nhật những tri thức quý báu, làm nền tảng vững chắc để nghiên cứu về chuyên ngành Báo chí học, giúp tôi có thêm kiến thức, lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các nhà báo, phóng viên, biên tập viên tại Đài Truyền hình Việt Nam và một số Đài truyền hình địa phương, các anh chị
em đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp có thêm kiến thức, số liệu, kinh nghiệm và thông tin thiết thực để thực hiện luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo cùng các bạn đọc quan tâm
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Minh Phương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong luận văn là chính xác, trung thực và không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố trước đây Nếu sai phạm, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Học viên
Nguyễn Minh Phương
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.1: Khảo sát về tỷ lệ phóng viên được đào tạo nghiệp vụ dẫn hiện trường
Bảng 2.2.2 Thống kê phóng sự trong bản tin thời sự 12 giờ (thời lượng
30 phút) của VTV có dẫn hiện trường theo từng tháng của Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 2.2.3 Tỷ lệ dẫn hiện trường (đầu, giữa, cuối phóng sự) trong phóng sự 12 giờ của VTV
Bảng 2.2.4 Thống kê phóng sự trong bản tin thời sự 19 giờ ( thời lượng
45 phút ) của VTV có dẫn hiện trường theo từng tháng của Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 2.2.5 Tỷ lệ dẫn hiện trường (đầu, giữa, cuối phóng sự) trong phóng sự 19 giờ của VTV
Bảng 2.2.6 Thống kê phóng sự trong bản tin thời sự 19h45 (thời lượng
30 phút) có dẫn hiện trường theo từng tháng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng
Bảng 2.2.7 Tỷ lệ dẫn hiện trường (đầu, cuối, giữa) trong phóng sự bản
tin thời sự 19h45 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI CAM ĐOAN 4
DANH MỤC BẢNG 5
PHẦN MỞ ĐẦU: 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4.1 Mục đích 4
4.1 Nhiệm vụ 5
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
5.1 Cơ sở lý luận 5
5.2 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 6
7 Kết cấu luận văn 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO DẪN HIỆN TRƯỜNG TRONG PHÓNG SỰ BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH 8
1.1 Một số khái niệm 8
1.2 Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động dẫn tại hiện trường trong phóng sự thời sự truyền hình 36
CHƯƠNG 2: DẪN HIỆN TRƯỜNG TRONG PHÓNG SỰ THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 41
2.1 Xu thế dẫn hiện trường cho truyền hình ở Việt Nam 41
2.2 Thực trạng dẫn hiện trường trong phóng sự thời sự 45
2.3 Về nội dung dẫn hiện trường trong các phóng sự thời sự: 54
2.4 Về hình thức dẫn hiện trường 60
2.5 Về thời lượng dẫn hiện trường 61
2.6 Vị trí xuất hiện của phóng viên dẫn hiện trường trong phóng sự thời sự 62
2.7 Về trang phục của phóng viên, biên tập viên xuất hiện tại hiện trường 64
2.8 Về ngôn ngữ cơ thể: 65
2.9 Về giọng nói 69
2.10 Về văn phong 70
2.11 Về phong cách nói 71
2.12 Xây dựng kịch bản 72
2.13 Kỹ năng làm việc nhóm 72
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC VÀ KỸ NĂNG DẪN HIỆN TRƯỜNG CHO PHÓNG SỰ BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH 75
3.1 Cách thức và kỹ năng dẫn hiện trường trong phóng sự thời sự truyền hình 75
3.2 Những vấn đề đặt ra trong các chương trình tương tác 80
3.3 Những yêu cầu đối với ngôn ngữ của người dẫn hiện trường trong phóng sự bản tin thời sự 82
3.4 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dẫn hiện trường trong phóng sự bản tin thời sự 88
KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7Trong mỗi chương trình thời sự, phóng sự là những câu chuyện có vấn
đề và đọng lại với người xem nhiều hơn, tạo ra điểm nhấn cho bản tin nhiều hơn Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khi xem chương trình thời sự truyền hình địa phương, công chúng có thể dễ dàng bắt gặp những phóng sự truyền thống kiểu “báo cáo trám hình” rồi thêm tiếng động và phỏng vấn, gây sự nhàm chán và khó để lại ấn tượng cho người xem Do đó trong những năm gần đây,
để cải thiện chất lượng và thu hút ngày càng nhiều công chúng đến với bản tin thời sự, các biên tập viên, phóng viên buộc phải thay đổi tư duy trong việc sản xuất phóng sự Trong đó, dẫn hiện trường trong phóng sự như một làn gió mới khiến cho các phóng sự có thêm sức sống, thêm sinh động và gần gũi hơn với khán giả Dẫn hiện trường là một hình thức thể hiện hiệu quả của truyền hình hiện đại Sự xuất hiện của phóng viên truyền hình tại địa điểm diễn ra sự kiện làm tăng sự tin cậy của công chúng Sự hiện diện của phóng viên tại hiện trường các vụ hỏa hoạn, lũ lụt, tai nạn giao thông hoặc tại vùng đang có chiến
sự làm tăng tính chân thực của phóng sự
Hiện nay, trong các bản tin thời sự, dù là của trung ương hay địa phương, dù là kinh tế, sức khỏe, thiên tai hay văn hóa đều có ít nhất một phóng sự có xuất hiện hiện trường Có thể nói dẫn hiện trường trở thành một
Trang 82
xu thế khá mạnh trong sản xuất phóng sự truyền hình Bên cạnh đó, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông cũng tạo sức cạnh tranh lớn giữa các loại hình báo chí với nhau Đặt ra cho những người làm truyền hình phải thay đổi cách thức sản xuất chương trình, thay đổi cách thức sản xuất các phóng sự thời sự sao cho hấp dẫn hơn,
gần gũi và tương tác nhiều hơn với khán giả truyền hình Tuy nhiên, việc dẫn hiện trường cho phóng sự cũng đặt ra một loạt vấn đề cả về lý thuyết và thực tiễn sản sản xuất, rất cần được nghiên cứu để đề xuất những cách thức, kỹ năng giúp cho người phóng viên dẫn hiện trường hiệu quả hơn
Hiện cũng chưa có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về xu hướng, thực trạng, kỹ năng dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình, tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bản tin thời
sự, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: Dẫn hiện trường cho phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Cho đến nay đã có khá nhiều sách, giáo trình, công trình nghiên cứu về chương trình thời sự truyền hình và có nội dung liên quan đến sản xuất chương trình thời bản tin thời sự truyền hình như:
- Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin, năm 2003: sách đi sâu vào nghiên cứu về quy trình sản xuất một chương trình truyền hình…
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Thái Kim Chung, Phóng sự chương trình thời sự Đài Truyền hình Việt Nam (khảo sát chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2005),
Trang 93
- Nhà báo Huỳnh Dũng nhân có hai cuốn Phóng sự- từ giảng đường đến trang viết, NXB Thông tấn, năm 2009 và Để viết phóng sự thành công, NXB Thông tấn năm 2012
- Giáo trình “Phóng sự truyền hình” của TS Nguyễn Ngọc Oanh và Ths.Lê Thị Kim Thanh, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 đề cập đến những vấn đề chung về phóng sự và phóng sự truyền hình; kỹ năng sáng tạo tác phẩm phóng sự truyền hình; hệ thống bài tập thực hành dành cho sinh viên Cho đến thời điểm nay đây là giáo trình được coi là hoàn chỉnh về phóng sự truyền hình những cũng chỉ đề cập đến phóng sự truyền hình chứ không đi vào cụ thể về phóng sự truyền hình có dẫn hiện trường
- Cuốn “Phóng sự báo chí hiện đại” do TS Đức Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu là một trong những cuốn sách được đông đảo những người làm nghề báo yêu thích Cuốn sách giới thiệu sự ra đời, phát triển của phóng
sự, các quan niệm về phóng sự, những đặc điểm của phóng sự, những xu hướng của phóng sự Trong cuốn sách tác giả cũng giới thiệu tới độc giả 30 bài phóng sự báo chí tiêu biểu được chia theo các dạng như phóng sự phỏng vấn, phóng sự chân dung, phóng sự sự kiện, phóng sự điều tra, phóng sự về hoàn cảnh, hiện trạng
Bên cạnh các giáo trình đang được dùng để giảng dạy tại các trường đào tạ báo chí chính quy, một số cuốn sách được viết bằng chính kinh nghiệm thực tế của những người làm truyền hình có uy tín trong nước và quốc tế cũng
là nguồn tài liệu bổ ích, cung cấp những góc nhìn mới về lý luận, thực tiễn trong hoạt động sản xuất và sử dụng phóng sự ngắn truyền hình Nhìn chung, tất cả các tài liệu trên đều liên quan đến thể loại phóng sự truyền hình và cách thực hiện phóng sự truyền hình, như cuốn “Ký giải chuyên nghiệp” của Jonh Hohenberg do Hội bảo trợ Việt- Mỹ ấn hành; cuốn “Sổ tay phóng viên: tin và
Trang 104
phóng sự truyền hình” của tác giả Neil Everton do quỹ Rueter xuất bản; cuốn
“Một ngày thời sự truyền hình” của tác giả Lê Hồng Quang do Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản; cuốn “Phóng sự truyền hình” của hai tác giả Brigitte Bese
và Didier Desormeaux do Nhà xuất bản Thông tấn phát hành… Tuy nhiên việc đề cập cụ thể, chi tiết đến vấn đề dẫn hiện trường trong phóng sự thời sự
thì hầu như không đề cập tới Từ tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy đây
là lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ nên tác giả mạnh dạn nêu lên thực trạng, hạn chế cũng như đề xuất những cách thức và kỹ năng dẫn hiện trường cho phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc dẫn hiện trường cho phóng sự truyền hình mà chủ yếu là phóng sự ngắn trong các bản tin thời sự truyền hình ở Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát phóng sự ngắn có dẫn hiện trường trong các bản tin thời sự lúc
12 giờ và 19 giờ hàng ngày trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) và bản tin thời sự lúc 19 giờ 45 phút trên kênh THP (Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng) từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 11 năm 2016
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Đánh giá hoạt động dẫn hiện trường của phóng viên với tư cách là tác giả của phóng sự ngắn, cũng như nhận diện những thành công và hạn chế của hoạt động này thông qua việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của phóng sự
có dẫn hiện trường
Xây dựng bộ kỹ năng dẫn hiện trường cho phóng sự ngắn thời sự truyền hình ở nước ta
Trang 11Phân tích thành công và hạn chế hoạt động dẫn hiện trường trong phóng
sự thời sự thông qua việc phân tích loạt phóng sự trong các bản tin thời sự trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) và THP (Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng)
Rút ra một số thao tác, kỹ năng cơ bản và cần thiết đối với việc dẫn hiện trường, từ đó xây dựng bộ kỹ năng dẫn hiện trường cho phóng sự thời sự ở Việt Nam
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Phân tích loạt phóng sự ngắn truyền hình trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) và kênh THP (Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng) để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như ảnh hưởng hay tác động của nó đối với công chúng
- Đề xuất những cách thức, kỹ năng dẫn hiện trường phù hợp với nội dung phóng sự, phù hợp với công chúng mục tiêu và với năng lực của phóng viên
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện một số phương pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tập hợp những tài liệu liên quan đến khung lý thuyết về phóng sự truyền hình và dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình Tìm hiểu kết quả một số công trình nghiên
Trang 126
cứu để đối chiếu và tham khảo trong khuôn khổ luận văn này, làm cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát
- Phương pháp phân tích dùng để phân tích các chương trình bản tin thời
sự trong diện khảo sát Kết quả này là cơ sở khoa học cho việc đưa ra các kỹ năng để thực hiện phóng sự truyền hình có dẫn hiện trường
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số phóng viên có nhiều kinh nghiệm trong việc xuất hiện hiện trường trong các phóng sự thời sự để lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm, kỹ năng trong sản xuất các phóng sự dẫn hiện trường
- Phương pháp khảo sát dùng để dẫn số liệu về các yêu cầu của khán giả truyền hình với một số tiêu chí đối với phóng viên dẫn hiện trường trong phóng sự thời sự truyền hình; khảo sát số % phóng viên đã từng qua và chưa từng qua lớp đào tạo nghiệp vụ về dẫn hiện trường trong phóng sự thời sự truyền hình
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài luận văn có những đóng góp nhất định cả về phương tiện lý luận lẫn vận dụng trong hoạt động thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm phong phú hơn những tri thức truyền hình nói chung về kỹ năng phương pháp dẫn tại hiện trường của phóng viên trong phóng sự truyền hình nói riêng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, thông qua luận văn, khẳng định dẫn hiện trường trong phóng
sự đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng cho phóng sự nói riêng và cho bản tin thời sự nói chung
Trang 137
Thứ hai, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc áp dụng dẫn hiện trường cho từng loại phóng sự khác nhau
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của khóa luận gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận cho dẫn hiện trường phóng sự bản tin thời
sự truyền hình
Chương 2: Dẫn hiện trường trong phóng sự thời sự ở Việt Nam Chương 3: Đề xuất cách thức và kỹ năng dẫn hiện trường cho phóng sự thời sự truyền hình
Trang 148
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO DẪN HIỆN TRƯỜNG TRONG
PHÓNG SỰ BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Phóng sự truyền hình
Theo các nhà nghiên cứu về báo chí và truyền thông, khái niệm “phóng sự” lần đầu tiên được người Anh sử dụng Ban đầu phóng sự được người Anh dùng để mô tả về các đám cháy, những trận lụt, những kỳ họp quốc hội…Sau
đó trên báo Pháp cũng xuất hiện những phóng sự với tư cách là các bài viết về quá trình điều tra của phóng viên về những con người Một sản phẩm có thể coi là phóng sự truyền hình đầu tiên được Hãng Phát thanh và Truyền hình Anh quốc (BBC) thực hiện vào năm 1937 nhân lễ đăng quang của vua Geoge
VI Kể từ đó cho đến nay, phóng sự truyền hình đã phát triển như một thể loại tất yếu của truyền hình Mặc dù vậy, quan niệm về phóng sự truyền hình vẫn tồn tại với rất nhiều những ý kiến và quan điểm khác nhau Từ khi ra đời, thể loại này được khai thác ở nhiều khía cạnh Ví dụ, người Đức, những người nổi tiếng về sự chính xác và logic trong tư duy thì coi phóng sự chỉ đơn giản
là sự đưa tin Người Pháp, những người hài hước, tế nhị thì coi phóng sự là
điều tra Còn người Mỹ, những người nổi tiếng thực dụng thì lại xem phóng
sự hấp dẫn ở chỗ có thể mô tả, tường thuật các cuộc họp
Trong giáo trình “Nghiệp vụ báo chí” - tập 2 (Khoa báo chí trường Tuyên huấn Trung ương trước đây): “Phóng sự được định nghĩa là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo, có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của con người và toàn bộ xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định” Quan niệm này xác định phóng sự là thể tài
Trang 159
thông tin quan trọng, gần gũi với văn học Phóng sự không chỉ đơn thuần là miêu tả, tường thuật sự việc mà còn kết hợp với lý lẽ, đánh giá Các sự kiện được đề cập đến trong phóng sự là những sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội Theo Đức Dũng, tác giả cuốn Phóng sự Báo hiện đại: “Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học” Quan điểm này cho rằng phóng sự là thể loại đứng giữa, là gạch nối trong quá trình phát sinh, phát triển Ở đấy, tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của người viết qua việc thẩm định hiện thực một cách chân thực và có cảm xúc
Tác giả Huỳnh Dũng Nhân, tác giả cuốn Để viết phóng sự thành công:
“Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm Phóng sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học Trong phóng sự có nhân vật và có cái tôi trần thuật Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm”
Theo tác giả Dương Xuân Sơn, tác giả cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông: “Phóng sự truyền hình cũng như các thể ký truyền hình khác, đều thông tin về người thật, việc thật trong một quá trình phát sinh và phát triển Không chỉ dừng lại ở việc thông tin, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực, trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra Phóng sự có đầy đủ khả năng nêu rõ những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình diễn biến, bối cảnh của
sự kiện và cách giải quyết các mâu thuẫn để làm cho người xem có khả năng hình dung khá đầy đủ những biến cố xảy ra như chính họ chứng kiến Trong phóng sự truyền hình dấu ấn chủ quan của tác giả thể hiện rõ nét, đó là “cái
Trang 1610
tôi” vừa logic, lý trí giàu lý lẽ và ở một chừng mực nào đó vừa sử dụng sức mạnh của cảm xúc Trong nhiều trường hợp, cảm xúc thẩm mỹ trở thành một động lực đưa tác phẩm đạt tới những phấm chất khác lạ Cái tôi nhân chứng khách quan khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng họ đang tiếp xúc sự thật hoàn toàn Ở khía cạnh khác, cái tôi còn góp phần tạo ra giọng điệu và thể hiện khuynh hướng tác phẩm Đối tượng phản ảnh của phóng sự truyền hình là những “hoàn cảnh có vấn đề” đang được đông đảo công chúng quan tâm Tuy nhiên không phải sự kiện tiêu biểu nào cũng có thể trở thành phóng
sự truyền hình Chỉ khi nào cuộc sống xuất hiện những câu hỏi, những hiện tượng cần giải đáp thì phóng sự mới xuất hiện
Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình
Trong bài “Nhâ ̣n diê ̣n phóng sự truyền hình” đăng trên báo Truyền hình tháng 5 năm 1997, tác giả Phong Châu đưa ra quan niệm : “Trong phóng sự, phóng viên kể lại một sự kiện (nên sự kiê ̣n có tính tiêu biểu , thâ ̣t ra phóng sự
có đối tượng rộng hơn ), ghi la ̣i từ người thâ ̣t viê ̣c thâ ̣t , không được dàn dựng giả cảnh và chuyển đến cho người xem những điều mắt thấy tai nghe do máy quay ghi và thu được kết hợp với lời bình do phóng viên viết Phóng viên có thể xuất hiê ̣n trong phóng sự như mô ̣t nhân chứng kể và bình về sự kiê ̣n , phỏng vấn những người trong cuộc nhằm làm sáng tỏ chủ thể của phóng sự
Nô ̣i dung của phóng sự phải là sự kiê ̣n mới diễn ra , nếu kể lại sự kiện đã diễn
ra lâu thì không phải là phóng sự.”
Phóng sự truyền hình một mặt mang trong nó đầy đủ những yếu tố và
đă ̣c trưng của phóng sự nói chung , nhưng mă ̣t khác la ̣i bi ̣ chi phối bởi những
Trang 1711
phẩm chất khu biê ̣t của truyền hình – mô ̣t loa ̣i báo chí dùng phương tiê ̣n nghe nhìn để chuyển tải thông tin Vì vậy có thể định nghĩa phóng sự truyền hình là: mô ̣t thể loa ̣i truyền hình , phản ánh kịp thời một sự kiện , mô ̣t vấn đề bức xúc của đời sống xã hô ̣i đang xảy ra trong quá trình phát sinh , phát triển với
mô ̣t thái đô ̣ thẩm đi ̣nh nhất đi ̣nh của cái tôi trần thuâ ̣t đồng thời khám phá ra bản chất bên trong của vấn đề để từ đó có những kiến nghị , giải pháp cho vấn
đề đó
“Phóng sự truyền hình là một thể loại tác phẩm truyền thống và luôn giữ vị trí trung tâm trong các chương trình truyền hình Mục đích của nó là chuyển tải sự kiện một cách nhanh chóng, chân thực và chặt chẽ tới người xem Người phóng viên trong các phóng sự của mình có một vị trí tối ưu Họ vừa là nhân chứng trực tiếp, vừa là người dẫn dắt, định hướng công chúng tiếp cận sự kiện nhanh chóng và hiệu quả”
Theo các tác giả trên thế giới, hình thức sơ khai nhất của việc sử dụng phóng sự thời sự có thể gọi là phóng sự không mang tính bình luận, hay là truyền hình sự kiện (có thể là trực tiếp hoặc qua băng hình) Nói cách khác, phóng sự thời sự ghi lại, chuyển tải lại những sự kiện chính trị- kinh tế- xã hội hoặc những sự kiện văn hóa quan trọng, trong đó chủ yếu là những sự kiện vừa mới được diễn ra hoặc đang diễn ra Đó có thể là những phiên họp có ý nghĩa nền tảng của các cơ quan lập pháp quốc gia như họp quốc hội, các cuộc họp có ý nghĩa nền tảng của các nhà hoạt động nhà ước và các chuyến viếng thăm ngoại giao cấp nhà nước Ngoài ra, còn có những cuộc thi đấu thể thao, các hoạt động văn hóa, cùng các sự kiện khác mới xảy ra Tất cả những sự kiện ấy đều thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng Phóng sự thời sự lấy cốt lõi là các sự kiện Trong quá trình thông tin phản ánh, phóng
sự thời sự không tách rời sự kiện
Trang 1812
Theo nhà nghiên cứu Fierre Ganz, nói đến phóng sự thời sự, cũng không thể không đề cập vấn đề thời lượng (tức độ dài tác phẩm) Cùng với những cải tiến về phương thức đưa tin, “một ba mươi” (1’30”) đã trở thành tiêu chuẩn chung của phóng sự thời sự tại nhiều kênh truyền hình nổi tiếng trên thế giới
Trong quan niệm của người làm truyền hình Việt Nam, phóng sự ngắn hoàn toàn phân biệt với tin Theo nhà báo Thanh Lâm- nguyên phó ban Thời
sự Đài Truyền hình Việt Nam thì phóng sự ngắn không đơn thuần chỉ phản ánh mà phải tạo ra một góc nhìn, phải có sự phân tích, định hướng công chúng Có ý kiến cho rằng phóng sự ngắn không phải là một thể loại báo chí độc lập mà thực chất chỉ là một dạng phải sinh của thể loại phóng sự Bản thân cách gọi phóng sự ngắn là cách gọi của giới làm nghề, cách gọi theo thói quen, bởi đến nay trong lý luận tác phẩm báo chí chưa xuất hiện khái niệm này Phóng sự ngắn chỉ thực sự phát huy vai trò khi đặt mình trong một tổng thể chương trình Không có sự tồn tại độc lập của phóng sự ngắn kiểu chương trình phóng sự ngắn hay chuyên mục phóng sự ngắn….Tên gọi phóng sự ngắn là tên gọi phù hợp nhất cho dạng phóng sự này Sở dĩ như vậy bởi hai lẽ đặc trưng ngắn về thời lượng là đặc trưng quan trọng nhất, chi phối các đặc trưng khác cũng như kết cấu của thể loại Tại Việt Nam, các đài truyền hình đang từng bước cải tiến phương thức làm phóng sự theo hướng co ngắn thời lượng, với tiêu chuẩn quy định cho các phóng sự phát sóng trong chương trình thời sự không quá 2 phút 30 giây
Từ những quan niệm trên, có thể nhận thấy sự đa dạng và phong phú của thể loại phóng sự, đồng thời cũng thấy được độ phức tạp và khó khăn trong việc nắm bắt đặc trưng của thể loại này Tuy nhiên, không thể phủ nhận được một điều rằng phóng sự hiện đại kết hợp trong mình cả tính chất thông tấn lẫn tính chất văn học, là gạch nối giữa hai lĩnh vực này, sử dụng các loại
Trang 1913
bút pháp mô tả, tường thuật và nghị luận để đạt được mục đích chính là vừa phản ánh trung thực những vấn đề mang tính chất thời sự vừa góp phần định hướng suy nghĩ của độc giả
Theo phóng viên Tấn Quýnh, Đài Truyền hình Phú Yên, tên gọi
“phóng sự ngắn” dành cho phóng sự được phát sóng trong các chương trình thời sự còn có sự bộc lộ nhiều yếu tố bất hợp lý Tên gọi này xuất hiện từ khi các đài truyền hình bắt đầu áp dụng sản xuất phóng sự để phát sóng trong các chương trình thời sự với độ dài khoảng 3 phút, mà trước đây phóng sự thường
có độ dài không dưới 15 phút Kể từ đó, những phóng sự được sử dụng trong các chương trình thời sự đều có tên gọi là “phóng sự ngắn”
1.1.2 Đặc trưng của phóng sự ngắn truyền hình
- Đặc trưng về thời lượng: Dấu hiệu đặc trưng nhất của phóng sự ngắn truyền hình chính là thời lượng ngắn Trong thực tế một phóng sự ngắn có thời lượng 5 phút hoặc gần 5 phút đã là quá dài, vừa không đủ thời lượng chương trình để chuyển tải vừa gây cảm giác mệt mỏi trong tâm lý tiếp nhận Trong chương trình thời sự hiện nay, thời lượng phổ biến của các phóng sự ngắn là từ 2,5 – 3,5 phút Cũng có những phóng sự dài tới mức trên dưới 5 phút nhưng trường hợp này không xuất hiện thường xuyên Thời lượng ngắn tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch tổ chức sản xuất, lắp ghép kết nối chương trình Thời lượng ngắn của phóng sự cũng cho phép gia 23 tăng lượng thông tin đến mức tối đa trong chương trình thời sự đồng thời làm tăng nhịp
độ tiết tấu chương trình, tạo cảm giác đa dạng nhiều chiều trong tâm lý tiếp nhận của công chúng
- Đặc trưng về lời dẫn: Lời dẫn là phần lời sử dụng trong phần mở đầu của phóng sự nhằm mục đích giới thiệu phóng sự và liên kết nội dung chương trình Lời dẫn trong phóng sự ngắn có thể là ngôn ngữ của phóng viên nhưng cũng có thể là ngôn ngữ của biên tập viên Hiện tại ở chương trình thời sự,
Trang 2014
phóng viên viết lời dẫn cho phóng sự nhưng biên tập viên lại có quyền chỉnh sửa để phù hợp với nội dung phóng sự cũng như gắn kết chương trình Lời dẫn của phóng sự ngắn truyền hình thực hiện hai chức năng cơ bản là giới thiệu và liên kết Điều này có nghĩa thông qua lời dẫn người xem phải nhận diện được phóng sự, phải biết được vấn đề mà phóng sự đề cập Lời dẫn còn phải giúp người xem thấy được mối liên hệ giữa phóng sự này với phóng sự khác trong một cấu trúc chương trình tổng thể, phải làm thế nào để tạo cảm giác rằng sự sắp xếp giữa các phần của nội dung chương trình không phải là
sự sắp xếp ngẫu nhiên Ngoài ra lời dẫn của phóng sự ngắn truyền hình phần nào còn bao hàm luôn cả các chức năng của tít
- Đặc trưng về hình ảnh: Đặc thù của truyền hình là khả năng chuyển tải thông tin dưới hình thức những hình ảnh chuyển động, có kèm theo âm thanh Trong khuôn khổ thời lượng hạn chế cộng với yêu cầu tối đa hoá lượng thông tin, đòi hỏi hình ảnh phóng sự ngắn phải là những hình ảnh mạnh, hình ảnh chứa đựng thông tin với tiết tấu nhanh và logic Hình ảnh trong phóng sự ngắn luôn tuân thủ những nguyên tắc của nghệ thuật điện ảnh để đáp ứng một cách cơ bản nhất nhu cầu nghe nhìn của công chúng Tuy nhiên do yêu cầu về tính thời sự và giá trị thông tin nên trong thực tế nhiều khi cảnh quay của phóng sự ngắn không đòi hỏi khắt khe về độ chuẩn tắc
- Đặc trưng về âm thanh: Cùng với hình ảnh chuyển động, truyền hình còn đồng thời chuyển tải thông tin dưới hình thức âm thanh Âm thanh trong tác phẩm truyền hình bao gồm lời bình, tiếng động hiện trường và âm nhạc Lời bình là ngôn ngữ của phóng viên, là một phần của kết cấu tác phẩm để làm nổi bật giá trị thông tin mà hình ảnh mang tới Lời bình trong phóng sự ngắn truyền hình thường là lời bình đơn giản ngắn gọn dễ hiểu Nói cách khác lời bình của phóng sự ngắn gần với ngôn ngữ thông tấn nhất trong các dạng của thể loại phóng sự truyền hình Sở dĩ như vậy bởi tác phẩm phóng sự ngắn
Trang 2115
là tác phẩm mang tính thời sự với yêu cầu hàng đầu là cung cấp thông tin cho mọi đối tượng công chúng Từ những đối tượng công chúng có năng lực tiếp nhận đặc biệt đến những người có năng lực tiếp nhận bình thường nhất vẫn có thể hiểu được nội dung phóng sự Bên cạnh đó phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình thường chỉ phát một lần trong một khoảng thời gian hạn hẹp và do vậy phải nói thế nào để người xem hiểu ngay vấn đề Người xem không phải vừa tiếp nhận thông tin vừa nghiền ngẫm những ẩn ý của tác giả hay nhấm nháp cái hay cái đẹp trong cách sử dụng ngôn từ
- Đặc trưng về phỏng vấn: Phỏng vấn trong hoạt động báo chí nói chung tồn tại vừa với tư cách là một thể loại báo chí độc lập, vừa là công cụ
để thu thập thông tin thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy trong phỏng vấn chỉ nên hỏi người được phỏng vấn những gì mà phóng viên không thể nói hoặc không đủ thẩm quyền để nói Khi thực hiện phỏng vấn cũng cần tránh dạng câu hỏi mang tính áp đặt, câu hỏi đóng, câu hỏi hai trong một, câu hỏi quá rộng, câu hỏi mang tính liệt kê, câu hỏi rập khuôn, công thức…Trong phóng sự ngắn truyền hình, phỏng vấn được sử dụng nhằm chuyển tải, biểu thị quan điểm thái độ, nhận thức, hiểu biết của người trong cuộc Đối tượng phỏng vấn có thể là nhân chứng (khi phản ánh một sự kiện), có thể là chuyên gia (khi bàn về một vấn đề), có thể là người có trách nhiệm đối với sự kiện hiện tượng mà phóng sự đề cập Sự xuất hiện của người trong cuộc khi trả lời phỏng vấn sẽ làm cho thông tin đề cập trong phóng sự trở nên khách quan, vấn đề được phân tích một cách chặt chẽ
- Đặc trưng về dẫn hiện trường: Dẫn hiện trường là việc phóng viên trực tiếp xuất hiện trong phóng sự truyền 34 hình để nói về một nội dung nào đấy liên quan đến vấn đề mà phóng sự đang đề cập Phóng sự ngắn truyền hình là thể loại bó hẹp về thời lượng và do vậy khi tiến hành hiện dẫn phóng viên cần phải tự trả lời câu hỏi liệu có cần thiết phải dẫn hay không Hay nói
Trang 2216
cách khác sự xuất hiện của phóng viên trong phóng sự phải là sự xuất hiện có nghĩa Nếu thực sự không cần thiết phải hiện dẫn, nếu hiện dẫn không giúp ích cho việc triển khai phóng sự thì tốt hơn nên ưu tiên thời lượng vào việc khác Thường thì hiện dẫn trong phóng sự ngắn chỉ được thực hiện trong một
số tình huống cụ thể như: phóng viên cần khẳng định một cách có thẩm quyền rằng mình là người làm chủ thông tin, dẫn hiện trường để làm tăng thêm sức nóng của vấn đề, dẫn khi không đủ hình ảnh hoặc hình ảnh không đủ sức mạnh để diễn đạt một vấn đề…và đến gần hơn với khán giả
Và trong nhiều tài liệu khác đều thống nhất ở các điểm: ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của các loại hình truyền thông nghệ thuật
Là yếu tố thống nhất của hai yếu tố âm thanh và hình ảnh
1.1.4 Đặc trưng của ngôn ngữ truyền hình
Ngôn ngữ truyền hình có tính khái quát cao: Hình ảnh và âm thanh mà công chúng nhìn thấy và nghe thấy là thứ hình ảnh, âm thành tuyến tính có tính khái quát Do đó, hình ảnh và âm thanh phải được lựa chọn kỹ lưỡng, chắt lọc Hình ảnh và âm thanh trong truyền hình phải chứa đựng sự kiện,
những thông tin nhất định
Trang 2317
Khả năng khái quát của hình ảnh và âm thanh truyền hình tùy thuộc vào năng lực lựa chọn hình ảnh và âm thanh của người làm truyền hình Cùng một sự việc xảy ra, phóng viên hay biên tập viên có nhiều cách để lựa chọn ghi lại hình ảnh và âm thanh Tuy nhiên để chọn hình ảnh nào, âm thành nào còn đặt ra một vấn đề lớn
Ngôn ngữ truyền hình mang tính thông tin: Do thời gian phát sóng bị
hạn chế, ngôn ngữ truyền hình nhần mạnh “cái gì”, “ở đâu” hơn là “tại sao”
và “như thế nào” Nói cách khác, phóng viên hay biên tập viên chú trọng vào ngôn ngữ thông tin hơn là ngôn ngữ giải thích Truyền hình không có đất cho
những câu chuyện dài, đặc biệt là trong các chương trình thời sự
Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ nghe nhìn: Sự tổng hợp của hai yếu
tố hình ảnh và âm thanh, trong đó chủ yếu là lời bình là ưu thế của truyền hình Âm thanh và hình ảnh gợi cho khán giả sự cảm nhận bằng giác quan như nghe, nhìn, cảm nhận,…
Ngôn ngữ truyền hình thường ngắn gọn, súc tích: trong truyền hình, khán giả chỉ nhận những thông tin cốt lõi Vì vậy ngôn ngữ thể hiện luôn cô động, súc tích
Ngôn ngữ truyền hình mang phong cách khẩu ngữ, đời thường- văn nói Dùng khẩu ngữ không có nghĩa là dùng tiếng lóng hoặc những từ không phổ thông Ngôn ngữ đời thường càng dung dị, gần gũi, dễ hiểu càng tốt để đưa khán giả vào câu chuyện
1.1.5 Các loại phóng sự truyền hình
Phóng sự truyền thẳng là loại phóng sự được truyền trực tiếp tới người xem ngay sau khi sự kiện đang diễn ra Việc thu thẳng, xử lý thông tin diễn ra trong quá trình phát sóng Phóng viên đi theo sự kiện Công việc cần thiết nhất đối với phóng viên là khâu chuẩn bị Quan trọng là kịch bản, số người giúp việc và phải dự tính trước các tình huống có thể xảy ra
Trang 2418
Phóng sự hậu kỳ là dạng phóng sự được phát đi sau khi sự kiện đã xảy
ra Phóng viên thực hiện dạng phóng sự này phải tuân thủ theo các bước của quy trình sản xuất một tác phẩm truyền hình Tính hợp lý của phóng sự tùy vào bản thân sự kiện và cách xử lý của phóng viên Khi dựng phóng sự cũng quan trọng như khi chuẩn bị và ghi hình Trong phóng sự truyền hình, có thể căn cứ vào đối tượng phản ảnh để chia các loại phóng sự: phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung, phóng sự ngắn, phóng sự điều tra
Phóng sự sự kiện là loại phóng sự được phát đi khi đang xảy ra hoặc nó
đã kết thúc hoàn toàn Loại phóng sự này có yêu cầu là phải hết sức nóng hổi, sinh động, đề cập đến những sự kiện thu hút sự chú ý của nhiều người Việc thu nhập và xử lý thông tin tùy thuộc và năng lực và cách nhìn nhận của phóng viên Người thực hiện phải lựa chọn các chi tiết để làm rõ chủ đề sau khi đã xác định được góc độ xử lý Nhóm làm phim phải có mặt ngay tại hiện trường khi sự kiện xảy ra, đây là công việc quan trọng nhất trong quá trình thực hiện loại phóng sự này Sau khi ghi hình, người thực hiện cần khẩn trương làm hậu kỳ để chuyển nhanh đến công chúng Điều cần lưu ý, phóng
sự sự kiện được thực hiện một cách thường xuyên trong các chương trình truyền hình cũng giống như tin tức, nó cung cấp cho khán giả những thông tin nóng hổi, tỉ mỉ, có đánh giá, phân tích và bình luận của phóng viên về ảnh hưởng của những xu hướng vận động của sự kiện
Phóng sự vấn đề, đối tượng của loại phóng sự này là những vấn đề sự kiện có ỹ nghĩa quan trọng được xã hội quan tâm Những vấn đề về chủ trương đường lối của Đảng được thể hiện qua các loại phóng sự này giúp quần chúng hiểu rõ hơn Đây là loại phóng sự có tính chính luận cao Những vấn đề mà phóng sự đề cập thường có nội dung phong phú, được thể hiện khi
sự kiện hoặc vài sự kiện có cùng tính chất đã kết thúc, dư luận xã hội đòi hỏi
có một sự hiểu biết cặn kẽ, tỉ mỉ Loại phóng sự này là một bức tranh toàn
Trang 2519
cảnh về vấn đề mà nhà báp truyền hình cần đề cập tới, ví dụ: vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm, cải cách hành chính, dịch cúm gia cầm, tăng học phí, Có thể nói rằng, loại phóng sự vấn đề giải quyết tốt những vấn đề bức xúc dự luận đang đòi hỏi được xã hội quan tâm, từ sự phát sinh, xu thế vận động đến cách giải quyết vấn đề đó
Phóng sự chân dung là loại phóng sự thường đi sâu vào khắc họa hình ảnh, chân dung một con người với những tính cách, vị trí, vai trò khác nhau trong xã hội Như chân dung một anh hùng, bác sỹ, một nhà khoa học, một doanh nhân, Phóng sự chân dung cũng đề cập đến cuộc đời của một con người nhưng cũng có thể đề cập đến khoảng khắc đời thường của họ Điều quan trọng trong phóng sự chân dung là cần có sự sinh động, không được sử dụng thủ pháp nhân cách hóa, điển hình hóa cảu nghệ thuật điện ảnh Khi thực hiện phóng sự chân dung có thể có dàn cảnh nhưng phải dựa trên cơ sở của sự thật, phản ánh những chi tiết có thật, chính xác, khách quan để làm bộc
lộ tính cách của đối tượng phản ánh
Phóng sự điều tra là loại phóng sự được thực hiện khi trong xã hội nảy sinh những vấn đề, trong đó có những mâu thuẫn gay gắt hay vấn đề đang gây nhiều tranh cãi, nhằm lý giải, phân tích để đưa ra những phương pháp giải quyết những mâu thuẫn đó Phóng sự điều tra thường bắt đầu từ một kết quả tốt hoặc xấu Để làm rõ nguyên nhân, phóng viên phải xuống hiện trường để thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó có đủ căn cứ, lý lẽ để phân tích và chứng minh các vấn đề mà mình đưa ra Trong quá trình thực hiện phóng sự điều tra, nhà báo phải coi đó là vấn đề lương tâm, trách nhiệm của mình Không được chủ quan hoặc coi đây là nói để khoe trí tuệ, ngôn từ, để lên gân hoặc để khẳng định mình Đây là loại phóng sự khó thực hiện, vì thế phải có những phương án để vượt qua các trở ngại trong việc thu thập tài liệu, phỏng vấn nhân chứng cũng như về tâm lý Phóng sự điều tra truyền hình là
Trang 2620
loại tác phẩm mang lại sức nặng đối với dự luận, đồng thời là nơi để phóng viên thể hiện bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, trình độ, năng lực của mình
1.1.6 Ưu thế của phóng sự so với tin tức trong làm tin thời sự truyền hình
Sự xuất hiện của phóng sự ngắn truyền hình là yêu cầu tất yếu trong xu thế vận động đổi mới hoạt động sáng tạo truyền hình nói chung và sáng tạo chương trình thời sự nói riêng Với khả năng ứng dụng linh hoạt, hình thức sáng tạo đa dạng phong phú cộng thêm tính mới mẻ độc đáo, phóng sự ngắn
36 mang lại những cách hiểu, cách quan niệm khác nhau là điều không tránh khỏi
Trong hoạt động sáng tạo truyền hình hiện nay, phóng sự ngắn đang được sử dụng trên hai phương diện: phổ biến nhất là phóng sự phát trong chương trình thời sự và trong một chừng mực nào đó là phóng sự đóng vai trò phóng sự linh kiện trong các chương trình truyền hình mang tính ma-ga-zin Phóng sự ngắn phát trong chương trình thời sự thường tạo ra những góc nhìn sâu về các mặt của dòng chảy thông tin Tính thời sự là yêu cầu hàng đầu của phóng sự ngắn Đối với các chương trình Thời sự, phóng sự ngắn đóng vai trò xung kích trong việc chuyển tải thông tin, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ sâu sắc trước các sự kiện vấn đề đang thu hút sự quan tâm chú ý của số đông Phóng sự ngắn là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức chương trình thời sự, là công cụ hữu hiệu bậc nhất của người làm thời sự đồng thời là dạng thể loại phù hợp nhất với tâm lý tiếp nhận của người xem
thời sự
1.1.7 Dẫn hiện trường:
Theo nghĩa Hán Việt, “hiện” là hiện tại, cái đang diễn ra, “trường” là không gian, là nơi chứa đựng các đang diễn ra Hiểu một cách cụ thể hơn, người ta thường gọi “hiện trường vụ tai nạn giao thông”, “hiện trường sự kiện Olypic Rio”, “hiện trường vụ động đất ở Italia”…
Trang 2721
Ở khía cạnh liên quan đến lĩnh vực báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, hiện trường là thuật ngữ chuyên ngành mà những người trong nghề đều ý thức được đó là nơi mình tác nghiệp, là nơi mình có mặt để thực iện tin, bài, phóng sự, phục vụ cho việc phát sóng để mang thông tin đến cho khán giả Mỗi phóng viên khi sản xuất tin bài phải có mặt tại hiện trường để ghi hình những gì đang tồn tại hoặc đang diễn ra ở đó, phóng viên cũng có thể đứng dẫn tại hiện trường Sự xuất hiện của phóng viên tại đây hoàn toàn khác biệt với phóng viên, biên tập viên tại trường quay
Như vậy, hiện trường trong báo chí truyền hình là nơi phóng viên có mặt, là khung cảnh nơi phóng viên đứng dẫn Ví dụ như ở tình huống thảm họa hay thiên tai, trừ trường hợp lý do an toàn không thể có mặt tại chỗ, còn lại phóng viên phải đứng ở bối cảnh lột tả được tình huống Tương tự như vậy, tại vùng sâu vùng xa, thì phóng viên nên chọn bối cảnh mà nhìn giống như mọi vùng quê khác Ở Hội nghị quan trọng thì nên chọn đứng ở bối cảnh
có phông của sự kiện, có lô gô hoặc tên, cờ hội nghị…
Trong các tác phẩm truyền hình, đặc biệt là ở phóng sự có những dang hiện trường tiêu biểu như sau:
- Thiên tai thảm họa như bão lũ, động đất…Việc xuất hiện tại hiện trường sẽ thuyết phục khán giả về tính chân thực của thông tin và hình ảnh, sự cảm phục của họ đối với mức độ dấn thân của phóng viên, từ đó trân trọng hơn những gì chúng ta mang tới cho họ qua màn ảnh nhỏ
- Những địa bàn đặc biệt: vùng sâu vùng xa, nơi khó tới, các địa bàn ở nước ngoài
- Những sự kiện đặc biệt quan trọng như các hội nghị quốc tế lớn, thế vận hội, Lễ hội lớn hoặc những sự kiện có không khí
Trang 2822
- Hiện trường đặc biệt, ví dự như hiện trường vụ tai nạn, hiện trường vụ
án, hiện trường vụ khai thác gỗ, khai thác khoảng sản trái phép, công trường khai thác đá nguy hiểm…
Dẫn hiện trường hay còn gọi là stand up, nghĩa làm phóng sự trực tiếp dẫn ngắn tại một trong những bối cảnh quay và câu dẫn đó được dựng vào như một phần của phóng sự Dẫn hiện trường ở thể ở cuối, ở đầu, hoặc ở giữa phóng sự tùy theo kết cấu và nội dung dẫn
Trước hết, lại phải trở về với chuyện thuật ngữ Thủ pháp nói trước ống kính trong việc “kể chuyện cho thời sự truyền hình” hiện nay ở Việt Nam có nhiều cách gọi Phổ biến là cụm “dẫn chương trình hiện trường” hay ngắn hơn
“dẫn hiện trường” Cụm từ này nói ra là dân truyền hình Việt Nam hiểu ngay
vì nó được định danh theo chủ nghĩa kinh nghiệm Phàm cái gì không thực hiện trong phòng thu (studio) thì gọi là “hiện trường” tất Và phàm là người cầm mic nói trước máy thu hình bất luận là đọc tin hay phỏng vấn thì được gọi là dẫn chương trình (có thời gian bị hiểu sai bằng một từ tiếng Anh là speaker, rồi đến giờ lại lạm dụng từ MC) Thủ pháp nói trước máy ghi hình trong sản xuất tin tức thời sự cho phát thanh – truyền hình, báo chí phương Tây dùng thuật ngữ rất ngắn, được chuyển nghĩa từ thuât ngữ sân khấu Đó là
stand up Stand – up chính là thủ pháp thực hiện tác phẩm thông tấn truyền
hình (có thể là tường thuật, phóng sự, điều tra…) mà trong đó, người phóng viên xuất hiện trước ống kính để trực tiếp kể thêm câu chuyện trong bối cảnh được phản ánh theo nội dung tác phẩm đó Stand up thường được đặt vào đầu, giữa hoặc cuối tác phẩm truyền hình đó
Mục đích chính của truyền hình nói chung, tin bài, phóng sự truyền hình nói riêng đó là cung cấp thông tin, luận giải vấn đề bằng hình ảnh chân thực sống động Chính vì vậy, dung lượng, thời lượng hình ảnh “sống”- hình ảnh liên quan trực tiếp đến sự kiện được phản ánh luôn chiếm đa phần thậm
Trang 2923
chí có nhiều tin bài có một loạt hình ảnh duy nhất về sự kiện đó Tuy nhiên để tăng chất lượng tin bài, cách thức tiếp cận vấn đề không ít phóng viên đã sử dụng hình thức dẫn tại hiện trường Sự xuất hiện để dẫn này của phóng viên ngoài việc đóng góp phần tăng thêm tính khách quan của sự kiện, làm rõ hơn những chi tiết về sự kiện mà hình ảnh không thể lột tả, chuyển tải hết ý nghĩa
mà nó còn đem tới một cách tiếp cận, giao tiếp mới giữa những người làm chương trình với khán giả Mặc dù dung lượng, thời lượng xuất hiện để dẫn hiện trường của phóng viên trong tin bài, phóng sự thường rất nhỏ nhưng cũng góp phần làm cho thông tin của tác phẩm thêm sinh động, chân thực và thuyết phục hơn
“Dẫn tại hiện trường” có thể hiểu là sự xuất hiện của phóng viên tại nơi diễn ra sự kiện để móc nối, trình bày hoặc bình luận về những gì đang diễn ra tại đó Tất cả những hoạt động này của phóng viên được thực hiện trước ống kính máy quay, được ghi hình và chuyển tới công chúng”
Dẫn hiện trường không chỉ cần có năng khiếu mà còn cần hội tụ ở đó nhiều tố chất để trở thành kỹ năng Dẫn tại hiện trường không chỉ là riêng có những chương trình vui chơi giải trí nếu chương trình đó thực hiện tại hiện trường Mỗi thể loại, dạng chương trình có những đặc trưng cũng như thế mạnh riêng Chính vì vậy việc dẫn trong mỗi thể loại đó cũng cần có những
Trang 3024
đâu thì khán giả này mới ghi lại hay nhà đài sử dụng tư liệu, liệu phóng viên
có lặn lội vào hiện trường hay chỉ chờ quay phim ghi hình xong rồi về…Vì thế phóng viên dẫn tại hiện trường có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng tính chân thực, tạo niềm tin gần như tuyệt đối với khán giả
Mỗi năm Việt Nam trong đó đặc biệt là các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng hàng chục cơn bão lớn nhỏ Không chỉ đài truyền hình quốc gia, các đài địa phương cũng rất quan tâm đến việc thực hiện tin, bài, phóng sự về tình hình bão lũ để người dân và cơ quan chức năng có thể nắm được và có cách ứng phó kịp thời Ý nghĩa của việc đứng ngoài trời có bão để dẫn hiện trường
là để khẳng định tính chân thực rằng chúng tôi đang có mặt tại đây, thâm nhập vào thực tế để các bạn có thể nhìn thấy tình hình bão lũ đang diễn ra như thế nào, và chúng tôi không phải chỉ ghi hình từ xa, từ một nơi an toàn mà là đứng ngoài trời mưa bão đang tiến vào khu vực nước ta Khi những hình ảnh
về bão thì lúc nào cũng giống nhau, chỉ khác về mức độ vậy nên người sự chân thật Và người xem truyền hình khó có thể quên được hình ảnh các phóng viên đã phải vất vả như thế nào để đưa tình hình bão lũ
1.1.8.2 Dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình làm tăng tính
tương tác với khán giả
Ở nhiều phóng sự truyền hình, dẫn hiện trường có ý nghĩa tạo ra cầu nối gần gũi giữa người phóng viên và khán giả Khi khán giả không có mặt tai hiện trường sự kiện mà chỉ theo dõi thông qua những hình ảnh mà phóng sự đang phát sóng, họ sẽ khó cảm nhận được vấn đề hoặc không có được cảm xúc thực sự, nhưng nhờ có phóng viên xuất hiện dẫn hiện trường, cảm xúc của phóng viên thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói như tạo ra một sợi dây liên kết vô hình với khán giả, thay vì chì ngồi theo dõi trước màn hình tivi, khán giả sẽ có sự hình dung và hình thành cảm xúc giống phóng viên đang dẫn
Trang 311.1.8.3 Dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình làm tăng tính thời sự
Hiện nay, cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ truyền hình cũng có những bước đột phá, tạo điều kiện để các kênh, đài truyền hình
có thể sản xuất những phóng sự (chủ yếu là phóng sự sự kiện) truyền dẫn và phát sóng trên các bản tin, chương trình truyền hình trực tiếp
Nếu trước đây, khi có sự kiện quan trọng diễn ra, phóng viên và quay phim đến ghi hình và trở về thực hiện hậu kỳ một cách nhanh nhất, phát sóng sớm nhất có thể đáp ứng yêu cầu về độ “nóng bỏng” của sự kiện Tuy nhiên, truyền hình hiện đại với phương thức truyền dẫn trực tiếp có những ưu thế vượt trội, sự xuất hiện của phóng viên dẫn tại hiện trường đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tính tính thời sự cho phóng sự Thông qua phóng viên hiện trường, khán giả sẽ được tiếp nhận thông tin một cách trực tiếp qua màn ảnh nhỏ chứ không phải chỉ là đoạn hình ảnh đã được làm sẵn trước đó Chất lượng của phóng sự vì thế cũng được khẳng định hơn, tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, đây là điều mà những phóng sự có hoạt động dẫn hiện trường gián tiếp (hậu kỳ) không làm được
Trang 3226
Những khán giả khó tính của truyền hình không chỉ theo dõi phóng sự
để nắm bắt thông tin vấn đề mà còn trông đợi những sản phẩm có tính thời sự nổi bật Chính vì vậy, để làm được điều này, cần phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động dẫn hiện trường trong những phóng sự được phát sóng trực tiếp Đây chính là tiền đề để tạo nên điểm nhấn trong mắt người xem, họ sẽ ấn tượng với những phóng sự có phần dẫn hiện trường được truyền về trực tiếp hơn là những phóng sự đã qua xử lý hậu kỳ
1.1.9 Sự khác biệt giữa dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình trong bản tin thời sự với dẫn hiện trường ở các thể loại khác
So với dẫn hiện trường trong bản tin thì dẫn hiện trường trong tin truyền hình và phóng sự truyền hình có cùng điểm chung là phóng viên có mặt tại bối cảnh đang diễn ra sự kiện để dẫn, đều mang những ý nghĩa góp phần làm tăng tính chân thực, khách quan, tạo ra sự tương tác giữa phóng viên với khán giả, làm phong phú thêm nội dung, người dẫn hiện trường chủ yếu là
do phóng viên đảm nhận, đều chịu trác động của yếu tố không gian, tâm lý,
kỹ thuật,…
Tuy nhiên, dẫn hiện trường trong tin truyền hình và phóng sự truyền hình cũng có những nét khách nhau như ở thể loại tin thì tính chất thông báo ngắn gọn về sự kiện diễn ra bao gồm các yếu tố về thời gian, địa điểm, hoạt động Từ đặc trung và tính chất trên, phần lớn tin không có dẫn hiện trường Tuy nhiên, một số trường hợp có sử dụng hoạt động dẫn hiện trường trong tin nhưng do yêu cầu về thời lượng cần ngắn gọn nên cách dẫn hiện trường của phóng viên cũng ngắn gọn, mang tính chất thông báo thêm cho sự kiện chứ không phân tích, bình luận hay thể hiện quan điểm tác giả thể hiện Còn ở thể hiện phóng sự không chỉ mang đến thông tin về vấn đề mà còn phản ánh, phân tích, bình luận, đánh giá nhằm giúp khán giả có thể hiểu vấn đề Từ tính chất này đã đặt ra yêu cầu đối với hoạt động dẫn hiện trường, sự xuất hiện của
Trang 3327
phóng viên không chỉ cung cấp thông tin mà còn đưa ra những phân tích, thể hiện quan điểm, ý đồ nội dung Do vậy, thời lượng dẫn hiện trường trong phóng sự truyền hình thường dài hơn dẫn hiện trường trong thể loại tin
Từ những điều trên có thể thấy được sự khác biết trong cách dẫn hiện trường ở thể loại tin và phóng sự truyền hình
So với dẫn hiện trường trong phóng sự dài (phóng sự vấn đề) thì loại phóng sự này thường do phòng chuyên đề sản xuất
Thực tế hiện nay, do tính chất, tầm quan trọng của sự kiện, vấn đề đặt ra trong xã hội mà có những tác phẩm phản ánh bởi các thể loại khác nhau Có những vấn đề cần phải được phản ánh ở mức độ thông tin vừa đủ, với những thông tin trọng tâm ban đầu giúp khán giả hiểu được bản chất sự kiện đó, trong những trường hợp này thường có sự xuất hiện của các phóng sự mà hiện nay một số tài liệu gọi là “phóng sự ngắn” Những phóng sự này xuất hiện trong các bản tin thời sự
Tuy nhiên, với những vấn đề phức tạp, cần nhiều dung lượng để trình bày, phân tích, lý giải, trường hợp này thường sử dụng phóng sự chuyên đề, hay “phóng sự dài”
Do đặc trưng trên, dẫn hiện trường trong phóng sự dài có sự phân tích, bàn luận, đánh giá…một cách sâu rộng, bao quát về vấn đề hơn Người dẫn tại hiện trường trong phóng sự dài đóng vai trò như người dẫn dắt, kết nối các nội dung của phóng sự Chính vì vậy, thời lượng dẫn hiện trường thường dài, phóng viên có thời gian để thể hiện quan điểm nhiều hơn so với phóng sự ngắn
So với dẫn hiện trường trong các chương trình giải trí gồm các Gameshow (trò chơi truyền hình), các chuyên mục, talkshow về văn hóa giải trí, các chương trình ca nhạc, tạp kỹ, biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, truyền
Trang 3428
hình thực tế, …Đây là một dạng chương trình hướng đến mục đích mang đến cho khán giả niềm vui, sự thư giãn
Về sắc thái biểu cảm, ngôn ngữ hình thể, dẫn hiện trường trong phóng sự
có tính chừng mực về biểu cảm cũng như ngôn ngữ hình thể bởi điều quan trọng nhất đối với phóng sự đó là thông tin, vì thế người phóng viên dẫn hiện trường thường đơn giản, khuôn mẫu Còn đối với chương trình giải trí, do tính chất thư giãn giải trí cao nên đòi hỏi người dẫn hiện trường phải linh hoạt biểu cảm và ngôn ngữ hình thể, tạo ra hào hứng, vui vẻ Dẫn cần tự nhiên như trò chuyện, gần gũi Ví dụ như trong phóng sự về việc khai thác gỗ trái phép, người phóng viên không thể dẫn một cách tươi vui, sinh động được mà phải dẫn với phong thái lịch sử, biểu cảm cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề
Về nội dung dẫn: Ở các chương trình giải trí, dẫn hiện trường thường mang tính chất thể hiện cảm xúc chủ quan của người dẫn nhiều hơn Nội dung chứa đựng từ ngữ, câu dẫn có xu hướng nhẹ nhàng dễ hiểu, dễ tiếp nhận, gần gũi với văn nói thường ngày
Về thời lượng và tần suất xuất hiện: Trong những chương trình giải trí được tổ chức ngoài trời, phần dẫn hiện trường thường nhiều và có thời lượng dài Không giống như dẫn hiện trường trong phóng sự ngắn, ở đây người phóng viên đóng vai trò kiểm soát diễn biến của chương trinh, họ xuất hiện để mang đến không khí tại những địa điểm diễn ra trò chơi, tại nơi diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật đang được truyền hình trực tiếp…Có thể hình dung cụ thể hoạt động dẫn hiện trường trong những chương trình giải trí được tổ chức ngoài trời như “Quê mình xứ Nghệ” của đài Nghệ An, “Huế những điểm đến cuối tuần” của đài Huế…Với tính chất riêng, dẫn hiện trường trong những trường hợp này thường có thời lượng dài, sự xuất hiện của người dẫn hiện trường có thể nhiều hơn so với người dẫn trong phóng sự ngắn
Trang 3529
Tuy nhiên có những chương trình giải trí được tổ chức tại trường quay, chẳng hạn như “Ông bà mẫu mực con cháu thảo hiền” của Đài Nghệ An, có những câu hỏi được thực hiện dưới dạng clip ngắn, ở tình huống này, phần dẫn hiện trường của phóng viên thường ít, xuất hiện chỉ một lần trong clip
1.1.10 Khi nào phóng viên phải dẫn hiện trường
1.1.10.1 Khi thiếu thông tin hình ảnh về sự kiện
Với những phóng sự có tính chất thời sự cao, yêu cầu phải có mặt trong thời gian ngắn nhất để thực hiện ghi hình sẽ không tránh khỏi trường hợp không còn hình ảnh, chính vì thế sẽ gây khó khăn cho việc thể hiện phóng sự Chỉ bằng lời bình và một vài hình ảnh thôi thì không đủ để làm rõ vấn đề, vì vậy cách tốt nhất là phóng viên sẽ dẫn hiện trường để bù lấp lại khoảng trống
về hình ảnh
1.1.10.2 Khi không đủ thời gian để viết lời bình cho phóng sự
Trong một số tình huống, do thời gian tác nghiệp eo hẹp không đủ để hoàn thiện phóng sự, nhưng để bảo đảm tính thời sự cho sự kiện, nhiều phóng viên đã lựa chọn giải pháp là xuất hiện lên hình để dẫn hiện trường Việc này không chỉ khắc phục về mặt áp lực thời gian mà còn ý nghĩa tạo sự chân thực cho vấn đề, ngoài việc nắm bắt thông tin từ tầng thông tin thứ hai, đó chính là bối cảnh cảnh dẫn hiện trường (không gian, những tác động từ các yếu tố con người, thiên nhiên, ), thái độ, biểu cảm của phóng viên dẫn hiện trường
1.1.10.3 Khi cần kết nối giữa các không gian trong phóng sự
Tùy theo đề tài thực hiện mà phóng sự truyền hình sẽ được thực hiện ở những không gian, địa điểm khác nhau Mỗi không gian sẽ có những đặc trưng riêng về bối cảnh, điều này sẽ gây ra sự không liên kết về mặt hình ảnh trong tổng thể phóng sự Để khắc phục điều này, sự xuất hiện của phóng viên dẫn hiện trường là cách khả thi nhất Khán giả sẽ không bị rối mắt hoặc khó hiểu bởi những hình ảnh không ăn nhập nhau vì đã có người dẫn dắt là phóng
Trang 36So với những thể loại ở hình báo chí khác như: phóng sự báo in hay phóng sự báo mạng điện tử thì phóng sự truyền hình có ưu thế trong việc khẳng độ chân thực về nội dung hơn nhờ vào phần dẫn hiện trường của phóng viên
Với đặc trưng vốn có là thể hiện vấn đề bằng chữ, ký hiệu, số hiệu, hình ảnh…trên mặt giấy, một bài phóng sự báo in không thể sử dụng phần nói tại hiện trường của phóng viên được, mà chỉ thông qua những gì phóng viên quan sát, tìm hiểu tại hiện trường rồi viết theo lời văn của mình Đôi khi điều này còn mang tính chủ quan, không thể hiện hết được sự thật, khán giả cũng không hoàn toàn tin tưởng vào bài viết Ngược lại phóng sự truyền hình với đặc trưng chuyển tải nội dung bằng hình ảnh và âm thanh, sử dụng phần dẫn hiện trường như một sự minh chứng về bối cảnh thật, con người thật, sự việc thật đầy sức thuyết phục
Báo mạng điện tử cũng tương tự, điểm yếu là không sinh động, hấp dẫn, không khẳng định được độ chân thực, tin cậy như trong phóng sự truyền
Trang 37Do vậy, cần có sự xuất hiện của phóng viên dẫn hiện trường để làm tăng thêm độ tin cậy, chân thực cho phóng sự truyền hình
1.1.10.5 Khi muốn chuyển mạch, chuyển ý nội dung
Một phóng sự hoàn chỉnh thường được kết cấu từ nhiều đoạn, nhiều ý khác nhau, chúng được bố trí theo logic của vấn đề hoặc theo chủ đích của người thực hiện, tất cả đều có nhiệm vụ làm nên mạch phóng sự Đối với những đoạn có chung nội dung thì việc chuyển hình ảnh khá đơn giản, nhưng
ở những phân đoạn có ý tứ không hoàn toàn đồng nhất với các đoạn khác thì
sử dụng dẫn hiện trường sẽ giúp cho việc chuyển mạch được dễ dàng hơn mà không sợ bị rời rạc Quan trọng là lời dẫn của phóng viên phải ăn nhập với đoạn trên và có sự liên kết với đoạn dưới thì mới tạo ra hiệu quả tốt nhất
1.1.10.6 Khi không thể phỏng vấn nhân vật
Thông thường, để nội dung phóng sự được rõ ràng và khách quan, việc đưa các đoạn phóng vấn là cách mà những phóng viên hay làm Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi đề tài phóng sự mang tính chất nhạy cảm hoặc gặp phải các tình huống không thể mời được bất kỳ ai để phỏng vấn, lúc đó buộc phóng viên phải dẫn hiện trường Thời khắc phóng viên dẫn ngay tại địa điểm diễn ra sự kiện, vấn đề một mặt sẽ làm cho nội dung phóng sự được phong phú, đỡ nhàm chán, mặt khác nếu thực sự tất cả những nhân vật liên quan đến
đề tài của phóng sự đều trốn tránh phỏng vấn thì phóng viên dẫn hiện trường
Trang 3832
nhấn mạnh điều này sẽ có tác dụng khiến cho phóng sự càng trở nên chân thực và cho thấy phóng viên luôn tôn trọng sự thật khách quan
1.1.10.7 Khi muốn tạo phong cách riêng cho phóng viên
Đài Truyền hình Việt nam là nơi có nhiều phóng viên đã khẳng định được thương hiệu của riêng mình trong phong cách dẫn hiện trường Sự xuất hiện của họ trong các phóng sự như một dấu ấn để khán giả có thể phân biệt với những phóng viên khác Nếu như ở đài truyền hình Việt Nam phóng viên
Sỹ Khỏe thường có mặt trong các phóng sự về nông nghiệp với chất giọng đặc biệt và phong cách gần gũi, giản dị, chân chất khiến người xem luôn nghĩ đây là người bạn của những người nông dân chứ không phải một phóng viên, thì phóng viên Đức Hoàng lại lịch lãm trong những bộ vest, phong cách dẫn trang trọng bên những sự kiện có tầm quốc tế, quốc gia; ngược lại phóng viên Mộng Hoài (kênh VTV9) thì dịu dàng trong những bộ áo dài nhưng sắc sảo trong lời nói và phong cách dẫn tai hiện trường
Thông qua việc dẫn hiện trường, hình ảnh của phóng viên sẽ gần hơn với khán giả, từ đó khắc họa phong cách riêng của phóng viên mỗi lần xuất hiện trên sóng truyền hình Ở các đại địa phương, điều này vẫn còn là hạn chế khi tần suất và cách dẫn của phóng viên chưa tạo được “bản sắc” riêng
1.1.10.8 Khi muốn khẳng định bản quyền, thương hiệu của Đài
Không chỉ có những sự kiện nóng bỏng mới cần tới sự xuất hiện để dẫn dắt của phóng viên tại hiện trường mà đối với không ít Đài truyền hình chẳng hạn như CNN, CBS, BBC điều này gần như là bắt buộc, là yêu cầu đối với một phóng viên khi đi làm tin, bài Cách làm này nhằm khẳng định với khán giả rằng: những tin, bài đó là do phóng viên của Đài chúng tôi thực hiện Ở đâu có sự kiện thì ở đó có phóng viên của chúng tôi Chúng tôi sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu thông tin thời sự cập nhật cho các bạn- những khán giả xem truyền hình yêu quý Chúng tôi rất vui mừng được đồng hành kể cho các bạn
Trang 3933
nghe, chuyển tải những gì nóng hổi đang diễn ra mà chúng tôi đang là những người trực tiếp chứng kiến một cách sinh động nhất, chân thực nhất tới các bạn
Những tin bài cùa BBC hoặc CNN, nếu có sự xuất hiện của phóng viên dẫn tại hiện trường thì không thể thiếu phần dẫn nêu tên mình và tên đài truyền hình mà mình làm việc Đây là một cách để khẳng định bản quyền chương trình của Đài cũng như thương hiệu của Đài truyền hình đó
1.1.10.9 Tăng tính tương tác với khán giả
Với những phóng sự mà phóng viên cần thể hiện sự chia sẻ hay những suy luận hoặc cảm xúc mà chúng ta chắc chắn là sẽ nhận được sự đồng cảm của đông đảo khán giả thì việc dẫn hiện trường là vô cùng cần thiết
Thực tế cho thấy, nhu cầu tương tác đối với báo chí của công chúng ngày càng cao, chính vì vậy việc phóng viên xuất hiện ngay tại hiện trường nơi sự kiện đang diễn ra là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng tính tương tác với khản giả, thay vì khán giả chỉ được xem những hình ảnh theo cách sản xuất của phóng sự truyền thống
1.1.10.10 Bù lắp sự thiếu hụt về hình ảnh hoặc phỏng vấn
Khi đề cập đến những thông tin quan trọng, mà không có hình ảnh phù hợp hoặc ấn tượng để diễn tả, hoặc thông tin tin cậy mà vì một lý do nào đó phóng viên không lấy được phỏng vấn khi đó việc phóng viên xuất hiện và dẫn tại hiện trường sẽ góp phần bù lấp được những thiếu hụt do khách quan mang lại
1.1.11 Các hình thức và yêu cầu dẫn hiện trường cho phóng sự
thời sự truyền hình 1.1.11.1 Dẫn phóng sự có hậu kỳ
Phóng sự có hậu kỳ là dạng phóng sự được ghi hình, thực hiện trước so với khung giờ phát sóng một chương trình, một bản tin Sau khâu này, phóng
Trang 4034
viên sẽ có một quỹ thời gian nhất định để biên tập hình ảnh, viết lời bình, phối hợp với kỹ thuật viên để dựng, hoàn thiện phóng sự, sau khi được duyệt, tùy thuộc vào tính thời sự của đề tài mà phóng sự sẽ có thời gian phát sóng cụ thể
Thông thường, do những yêu cầu về nội dung, hình ảnh, thời lượng nên các phóng sự đều được thực hiện dưới làm này
Dẫn hiện trường trong phóng sự có hậu kỳ là hình thức phổ biến, thường được sử dụng nhất Có nghĩa là khi có đề tài, chuẩn bị xong khâu liên
hệ, phóng viên và quay phim sẽ tác nghiệp ngoài hiện trường để ghi hình như trong kịch bản đã làm sẵn, phóng viên sẽ dẫn hiện trường với nội dung phù hợp với bối cảnh cũng như vấn đề, sự kiện đang diễn ra
Khi thực hiện theo hình thức này, phóng viên sẽ có thời gian để dẫn lại nhiều lần, sao cho có được đoạn dẫn hiện trường ưng ý và hoàn thiện nhất Sau khi ghi hình xong, phóng viên sẽ đảm nhận nhiệm vụ thực hiện hậu kỳ (có thể tự làm hoặc kết hợp với kỹ thuật viên), ở khâu này, đoạn dẫn hiện trường được cắt gọt, biên tập lại một cách kỹ càng, sắp xếp đưa vào vị trí đầu, giữa hoặc cuối phóng sự một cách hợp lý tùy vào ý đồ của phóng viên Phóng
sự được dựng hoàn cảnh chỉnh sẽ được lãnh đạo duyệt và phát sóng trực tiếp trong các bản tin thời sự
Như vậy, với hình thức này, người dẫn tại hiện trường sẽ có thời gian
để chuẩn bị nội dung nói, lựa chọn vị trí xuất hiện, tránh được rủi ro về mặt hình ảnh, âm thanh, tâm lý có thể xảy ra Do đó, những yêu cầu và áp lực đối với người dân hiện trường sẽ đơn giản hơn dẫn trực tiếp Phóng viên (người nói) chỉ cần có khả năng nói rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên trước ống kính là có thể hoàn thành được phần dẫn Mặt khác, yêu cầu về sự phối hợp giữa ekip phóng viên- quay phim- kỹ thuật viên trong phần dẫn hiện trường cũng không cần chặt chẽ, miễ là ghi hình được đoạn dẫn tốt nhất của phóng viên