1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định

54 1,3K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: Lúa mỳ, lúa và ngô. Trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề

Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: Lúamỳ, lúa và ngô Trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lươngthực chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàngngày Như vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số trên thếgiới (Giáo trình cây lương thực).

Cây lúa bị rất nhiều loài sinh vật gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đụcthân, rầy nâu, chuột…, trong đó rầy nâu là một trong những đối tượng gây hạinguy hiểm nhất vì ngoài việc chích hút gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môigiới truyền bệnh virus cho lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá

Theo Reissig Henrichs (1993), sự gia tăng về số lượng và thành phần nhómrầy hại thân do nguyên nhân, mở rộng diện tích trồng lúa, tạo điều kiện cho rầypháp tán và lây lan trên diện rộng Tăng số vụ lúa trong năm tạo điều kiện cho rầyphát triển thành dịch, cơ cấu giống thường xuyên được thay đổi, thay thế cácgiống chống chịu tốt năng xuất thấp thay bằng các giống cho năng xuất cao nhưngngược lại tính chống chịu sâu, bệnh lại kém Trồng nhiều giống mới thay giốngliên tục làm phát sinh nhiều loài rầy mới gây hại mạnh hơn Ngoài ra, rầy lưngtrắng và rầy xám cũng thường xuyên xuất hiện trên các giống lúa đặc biệt trên cácgiống nhiễm cùng với rầy nâu và được coi là những dịch hại quan trọng đối vớitrồng lúa nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á.

Ở Việt Nam, vào năm 1958 rầy nâu phát sinh thành dịch phá hại lúachiêm xuân giai đoạn trỗ - chín ở các tỉnh phía Bắc Ở nhiều tỉnh thuộc đồngbằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển khu 5 và Thừa Thiên Huế Năm1974 diện tích lúa bị rầy nâu hại ở các tỉnh phía Nam lên tới 97.860 ha, đặcbiệt từ tháng 11/1977, trong suốt 3 tháng 11-1, rầy nâu gây thành dịch trêndiện tích rộng 200.000 ha Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong nhữngnăm 1999 - 2003, diện tích lúa bị hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra

Trang 2

trong cả nước là 408.908,4 ha trong đó miền Bắc là 213.208,8 ha, miền Namlà 195.699 ha Năm 2006 tại các tỉnh thành phía Nam, tổng diện tích nhiễmrầy nâu toàn vụ là 200.039 ha chiếm 12,8% diện tích gieo trồng Như vậy,diện tích lúa bị hại và hại nặng do rầy nâu gây ra xếp hàng thứ ba trong chínloài dịch hại lúa chủ yếu Nhưng điều đáng lưu ý ở đây đa số các giống đanggieo trồng chủ yếu các giống mẫn cảm với rầy nâu ở nước ta.

Ngày nay nhóm rầy hại thân đang được sự quan tâm của các nhà bảo vệthực vật Để khắc phục tình trạng trên việc đi sâu nghiên cứu về nhóm rầy hạithân và tìm ra biện pháp phòng chống chúng hợp lý, góp phần tích cực chocông tác bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao, đồng thời đưa ra được nhữngkhuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống cây trồng hợp lý để giảm áp lực củadịch hại, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và lượng thuốc độc trên đơnvị diện tích là việc cần thiết.

Để góp phần làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo và biện pháp phòngchống nhóm rầy chích hút thân lúa một cách thích hợp và có hiệu quả, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinhthái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồngruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định”

2 Mục tiêu của đề tài

- Trên cơ sở xác định sự phát sinh phát triển rầy nâu điều tra thành phầnnhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2011 trên lúa

- Theo dõi diễn biến mật độ của rầy nâu trên lúa theo từng giai đoạnsinh trưởng của cây trồng.

- Điều tra thành phần thiên địch của rầy nâu.

- Khảo sát một số loại thuốc hoá học để phòng trừ rầy nâu, rầy hại thân lúa.

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

Trang 3

* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Điều tra nhóm rầy hại thân trên hai giống lúa thuần và lúa lai đánh giáđược thực trạng của giống lúa nhiễm rầy trong các điều kiện trồng trọt củavùng nghiên cứu; nắm được tập tính sinh sống và phát sinh gây hại của nhómrầy hại thân lúa để có biện pháp phòng chống kịp thời khi mật độ vượt quángưỡng kinh tế.

* Ý nghĩa khoa học của đề tài

Số liệu điều tra diễn biến mật độ của nhóm rầy hại thân lúa, giúp chúngta tìm hiểu thêm được các mối liên quan giữa các loài rầy hại thân lúa vớithiên địch, nhằm xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp nhóm rầy hạithân lúa

4 Phạm vi nghiên cứu.

* Phạm vi về không gian: Tại Hải Hậu - Nam Định và Trung tâm đấu

tranh sinh học - Viện bảo vệ thực vật

* Phạm vi về thời gian: Từ 22/2/2011 đến 22/5/2011.

.

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu

Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) đã được ghi nhận tại hầu hết các

nước có trồng lúa như Ấn Độ, Sri Lanka, Cam Phu Chia, Thái Lan, TrungQuốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, cácquốc đảo vùng Thái Bình Dương và Việt Nam Trước năm 1960 rầy nâu chỉlà đối tượng dịch hại thứ yếu, trong thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 khi cuộc“cách mạng xanh” diễn ra thì rầy nâu đã trở thành đối tượng sâu hại quantrọng bậc nhất ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới

Ở Việt Nam, rầy nâu đã được ghi nhận như một loài sâu hại lúa quantrọng từ những năm 1931-1932 (Chiu, 1979) Nhưng cũng chỉ trong khoảng30 năm trở lại đây chúng mới trở thành đối tượng dịch hại chủ yếu và thườngxuyên ở nhiều vùng Theo tài liệu đã ghi nhận được ở phía Bắc thì năm 1969,rầy nâu đã phá hại mạnh ở Thái bình và một số tỉnh Trung bộ Những nămsau đó (1971-1974) rầy nâu đã phát triển ở nhiều vùng thuộc duyên hải Trungbộ và đồng bằng Bắc bộ Diện tích bị rầy nâu gây hại năm 1974 lên tới 97.860ha Trong những năm 1976-1978, các đợt dịch rầy nâu đã liên tiếp xẩy ra ởcác tỉnh Bắc bộ và ven biển miền Trung Trong hai năm 1977-1978 rầy nâu đãphá hại trên diện tích khoảng một triệu ha ở các tỉnh phía Bắc, làm giảm năngsuất 30-50%, nhiều nơi bị mất trắng, thiệt hại lên tới khoảng một triệu tấnthóc Tiếp theo sau sự phá hại của rầy nâu, bệnh lúa lùn xoắn lá do rầy nâutruyền đã xuất hiện ở nhiều vùng, từ đồng bằng Bắc bộ đến ven biển Trungbộ Diện tích bị hại chỉ tính riêng ở đồng bằng sông Cửu Long đã lên tới40.000 ha

Từ năm 2006 đến nay (2010) rầy nâu đã trở thành dịch hại quan trọngnhất ở các vùng trồng lúa trong cả nước, nhất là các tỉnh đồng bằng Sông

Trang 5

Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, bởi chúng xuất hiện ở mật độ cao cómức gây hại lớn và là véc tơ của 2 loại bệnh vi rút hại lúa nguy hiểm và bệnhvàng lùn và lùn xoắn lá Vụ mùa năm 2009, rầy và bệnh “lùn lụi lúa” đã gâyhại trên 42.000 ha lúa của 18 tỉnh ở phía Bắc Việt Nam (Ngô Vĩnh Viễn,2007), rầy đã làm cho nhiều hộ gia đình thiếu đói, Nhà nước đã phải hỗ trợđói cho dân chỉ vì rầy và các bệnh do rầy là véc tơ truyền bệnh.

Có thể nói rầy nâu hại lúa đã trở thành vấn nạn của sản xuất lúa của cả nước,chúng không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trường mà chúngđã gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực của nhiều hộ gia đình Chính vì

những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinhthái của rầy nâu và điều tra khả năng khống chế rầy của thiên địch trênđồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định” nhằm góp phần

xác định một số các đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và biện phápphòng chống chúng phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và thực tiễnsản xuất hiện nay là hết sức cần thiết

1.2 Một số kết quả nghiên cứu về rầy nâu Nilaparvata lugens Stal ở nước

1.2.1 Vị trí phân loại, triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của rầy

nâu Nilaparvata lugens Stal

Rầy nâu được coi là một trong những đối tượng nguy hiểm gây hại trên

lúa có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal, thuộc giống Nilaparvata, họ

rầy Delphacidae, bộ nhỏ Fulgoromorpha, bộ phụ Auchenorrhyncha, bộ cánhđều Homoptera

Nilaparvata lugens được đặt tên đầu tiên vào năm 1854 là Delphaxlugens Stål Sau đó được đổi tên thành Nilaparvata lugens bởi Muir và

Giffard vào năm 1924 Tại Sri Lanka, Nilaparvata lugens được biết đầu tiênvới tên Nilaparvata greeni Distant (Fernando và ctv., 1979) Tại Đài Loan,

Trang 6

rầy nâu được biết đến với cái tên đầu tiên là Liburnia oryzae (Fukuda, 1934) ,sau đó là Nilaparvata oryzae Matsumra (Anonymous, 1944; Wang, 1957) vàtrở thành Nilaparvata lugens Stål vào các năm sau đó (Lin, 1970; Tao 1966;

Chiu, 1979)

Phân bố của rầy nâu rộng khắp các nước trồng lúa ở Châu Á, Australia và mộtsố đảo ở Thái Bình Dương Trên thế giới phạm vi phân bố của rầy nâu rấtrộng Theo Mochida (1970), rầy nâu phân bố ở hầu hết các nước trồng lúanước ở Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Bangladesh,Indonesia, Srilanca, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,Hàn Quốc, Việt Nam… Lúa nước là ký chủ chính của rầy nâu do đó thời giankhông trồng lúa hoặc để ruộng nghỉ không có lúa chét có thể làm giảm sốlượng rầy cho vụ tiếp theo Cây dại thuộc họ hoà thảo và lúa chét là ký chủphụ thích hợp cho rầy sinh sống và đẻ trứng Thí nghiệm của Viện NghiênCứu Lúa Quốc Tế (IRRI, 1979) cho biết: cỏ dại ở ruộng lúa có thể góp phầnlàm tăng số lượng rầy khi lúa gần chín, là do đã tạo được môi trường có thảmcây rậm rạp Tuy nhiên, có một số tác giả khác cho rằng, các ký chủ khácngoài cây lúa chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của rầy nâu (Hinekly, 1963).

1.2.2 Đặc điểm sinh thái của rầy nâu Nilaparvata lugens Stal

1.2.2.1 Những nghiên cứu về về rầy nâu Nilaparvata lugens Stal ở nước

Rầy non và rầy trưởng thành cánh ngắn di chuyển theo cách bò vànhảy Rầy trưởng thành cánh dài thì có thể bò nhảy và bay Rầy bay sau khivũ hóa 2-5 ngày với rầy cái và 2-4 ngày với rầy đực (Padgham, 1983) Rầytrưởng thành cánh dài thường bay khỏi ruộng lúa vào lúc rạng đông và hoànghôn (Ohkubo và Kisimoto, 1971) Chiều cao bay của rầy cao nhất là 1m, íthơn ở độ cao 4m và rất ít ở độ cao 8m (Dyck và Thomas, 1979) Hiện tượngrầy nâu từ ruộng này sang ruộng khác thường xảy ra vào giai đoạn cuối vụ,khi lúa bị “cháy rầy” (Heinrichs, 1979; Macquyllan, 1975) Rầy nâu có thể di

Trang 7

cư với khoảng cách hàng nghìn km, hiện tượng di cư của rầy qua biển Đôngtừ Việt Nam, Trung Quốc tới Nhật Bản và Hàn Quốc (Kisimoto, 1977; Song

và ctv, 2008) Rầy nâu trưởng thành có hai dạng cánh ngắn và cánh dài Khi

mật độ quần thể tăng lên thì tỷ lệ cánh dài cũng tăng Số lượng và chất lượngthức ăn có ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ cánh ngắn và cánh dài, trưởng thànhcánh ngắn có thời gian phát dục ngắn hơn trưởng thành cánh dài kể cả đực vàcái, (Kisimoto, 1956) Sự sinh trưởng và phát triển của rầy nâu có mối quanhệ mật thiết với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ Nếu nhiệt độ thay đổi nhanhchóng, sự phát triển, sự phục hồi quần thể và sự sống sót của rầy nâu cũng sẽbị ảnh hưởng mạnh mẽ và cũng sẽ ảnh hưởng tới phân bố nhập cư và di cưcủa rầy nâu (Bae, 1995)

Theo các tác giả thì rầy nâu có thể có từ 6-7 lứa (Wang, 1977), 10 lứa(Ho và Liu, 1969), 11 lứa (Chiu, 1970) hoặc 8-11 lứa trong 1 năm (Yen vàChen, 1977) Trong 1 năm có 2 đỉnh cao tương đương với vụ lúa chính trongnăm Ở Bắc bán cầu, hầu hết các theo dõi đã cho thấy đỉnh cao nhất của rầynâu vào nửa cuối năm, trong lứa thứ hai (Choi, 1975; Karim, 1977) Tuynhiên một số trường hợp thấy đỉnh cao nhất lại nằm vào nửa đầu năm hoặctrong vụ lúa thứ nhất (Alam, 1971).

Sự phát triển của trứng rầy nâu: Sự thay đổi điều kiện thời tiết không

những ảnh hưởng tới sự phát triển của sâu non và trưởng thành nó còn cóquan hệ mật thiết tới sự phát triển của trứng Trứng sẽ không phát triển trongđiều kiện nhiệt độ dưới 10oC (Hirano, 1942; Kisimoto, 1977), 10,5oC(Kuwahara và ctv, 1956) và 10,8 oC (Suenga, 1963)

Sự phát dục của trứng ngừng khi nhiệt độ xuống thấp khoảng 10,8ºC Quá trình hình thành trứng ngừng lại khi nhiệt độ xuống thấp dưới17ºC hoặc 18ºC (Mochida và Okada, 1979) Nhiệt độ thấp hơn 20oC hoặc caohơn 30oC đều làm cho tỷ lệ nở của trứng giảm (Visarto, 2005).

Trang 8

10-Theo Otake (1978), thời gian trứng của rầy nâu khoảng từ 7-13 ngày ởđiều kiện 25oC và từ 7-13,7 ngày ở điều kiện nhiệt độ 30oC Thời gian dàinhất của trứng là 26,7 ngày ở điều kiện 15oC và ngắn nhất là 12,6 ngày ở điềukiện nhiệt độ 28oC (Visarto, 2005) Các tác giả như Suenaga (1963) vàMochida (1964), chứng minh rằng tỷ lệ trứng nở cao nhất ở điều kiện nhiệt độ25oC (khoảng 96%) và nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn 25oC tỷ lệ trứng nởđều giảm Trong điều kiện phòng thí nghiệm, điều kiện độ ẩm từ 70-80% vàánh sáng 16 giờ sáng 8 giờ tối, trứng không phát triển khi nhiệt độ thấp hơn15oC (Visarto, 2005)

Sự phát triển và một số đặc điểm của rầy non: Tỷ lệ sống của rầy non

đạt từ 96-98% cao nhất ở nhiệt độ ổn định ở 25ºC, ở điều kiện nhiệt độ ổnđịnh 27-28ºC, thời gian phát dục ngắn nhất là 12 ngày và tổng thời gian phátdục trứng và rầy non ngắn nhất là 20 ngày, rầy non tuổi 4 và 5 hoạt động bìnhthường trong khoảng nhiệt độ 12-31ºC (Mochida, 1964) Thời gian phát dụccủa rầy non trong điều kiện 25oC là 13,2 ngày (Suenage, 1963), 13,91 ngày(Lin, 1970), 13,6 ngày (Bae và ctv, 1987) và 16,28 ngày (Bae, 1995) [31].Khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 30oC thì thời gian phát dục của rầy non là 13,1ngày (Suenage, 1963), 14,0 ngày (Lin, 1970) và 12,7 ngày (Bae và ctv,1987) Theo Phạm Hồng Hiển (2009) nhiệt độ cao từ 25-30oC, trứng và sâunon của rầy nâu hoàn thành sớm hơn ở nhiệt độ thấp 10oC, và các tác giả cũngcho thấy rằng tỷ lệ sống sót của rầy non giảm khi ở nhiệt độ lên quá cao trên30 oC Giới hạn dưới cho sự phát triển của rầy non tuổi 1 đến tuổi 3 là 12.2oCvà cho tuổi 4, tuổi 5 là 11,3oC.

Sự phát triển và một số đặc điểm của trưởng thành rầy nâu: Rầy nâu có

2 dạng cánh: một dạng cánh dài và một dạng cánh ngắn Khi rầy nâu đượcnuôi ở các kiện khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, mật độ, thức ăn ảnh hưởnglớn đến sự hình thành dạng cánh Những con trưởng thành cái cánh dài thuvào năm 1992 từ Nhật Bản và những khu vực cận nhiệt đới như ở phía Bắc

Trang 9

Việt Nam thời gian sống kéo dài hơn khi chúng được thu ở khu vực nhiệt đớinhư Indonesia Quần thể rầy nâu thu vào năm 1993, 1994 ở Nhật Bản, miềnTrung và miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam có thời gian trước đẻtrứng cũng dài hơn ở Malaysia (Visator, 2005)

Trưởng thành thường vũ hoá vào buổi sáng, những hoạt động củachúng bắt đầu sau khi cánh hình thành (Kisimoto, 1969) Những con cái cánhngắn bắt đầu giao phối với con đực sau khi vũ hoá từ 2-4 ngày, và 3-7 ngàyđối với những con cái cánh dài ở điều kiện nhiệt độ 25oC, trong khi đó cả 2dạng cánh dài và cánh ngắn của con đực trưởng thành có thể giao phối ngaysau khi vũ hoá (Kisimoto, 1965) Tuy nhiên theo Otake (1978), sau khi vũ hóa24 giờ, rầy trưởng thành bắt đầu giao phối, hoạt động tăng dần lên đến ngàythứ 5, sau đó giảm đi Một cá thể đực có thể giao phối với 9 cá thể cái trongvòng 24 giờ, trong thời gian sống con cái có thể giao phối 2 lần hoặc nhiềuhơn (Mochida and Suryana, 1975) Số trứng do một con cái đẻ thay đổi tùytheo từng cá thể, liên quan chặt chẽ với thời gian sống và số ngày đẻ, con cáiđẻ nhiều nhất tới 1.474 trứng (Suenaga, 1963) Trong điều kiện nhiệt độ bìnhthường, trung bình một cá thể cái đẻ từ 108-599 trứng (Mochida, 1964).Trong thực tế con cái cánh ngắn đẻ nhiều trứng hơn con cái cánh dài Mộttrưởng thành rầy nâu cái cánh dài đẻ khoảng 250 trứng (Mochida, 1970), 550trứng (Kisimoto, 1965) và một trưởng thành cái cánh ngắn đẻ khoảng 300trứng (Mochida, 1970), 600 trứng (Kisimoto, 1965) trong suốt thời gian sốngcủa chúng.

Đối với trưởng thành cánh dài, con đực hoạt động bình thường trongphạm vi nhiệt độ từ 9-31ºC, tuổi thọ của rầy trưởng thành giảm khi nhiệt độtăng trong phạm vi từ 20-33ºC (Mochida, 1964) Thời kỳ tiền đẻ trứng và đẻtrứng của trưởng thành có quan hệ với nhiệt độ, nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thờigian đẻ trứng và trước đẻ Rầy nâu đẻ nhiều nhất và điều kiện thuận lợi nhấtcho sự phát triển của trưởng thành là 27,5oC (Chen và ctv, 1982).

Trang 10

1.2.2.1 Nghiên cứu về sinh thái của rầy nâu Nilaparvata lugens Stal

Nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn

nhất tới sự phát dục, biến động quần thể và phát dịch của rầy nâu Nhiệt độtrong phạm vi 25-30ºC là thích hợp nhất đối với sự phát dục của trứng và rầynon, nếu nhiệt độ cao hơn 33-35ºC thì không thích hợp với rầy (Bae andPathak, 1970) Theo Ho and Liu (1969) cho rằng nhiệt độ thấp trong khoảngtừ 15-18ºC là không thích hợp cho sự phát triển của rầy Các tác giả nhưFukuda (1934), Alam (1971) cho hay nhiệt độ cao góp phần tăng số lượngrầy.

Ẩm độ và lượng mưa: Về vai trò của ẩm độ với phát sinh, phát triển của

rầy nâu, nhìn chung các tác giả đều cho rằng môi trường ẩm có liên quan chặtvới rầy nâu, điều kiện này góp phần làm tăng số lượng quần thể của chúng.Theo Kulshresthan (1974) độ ẩm trong phạm vi từ 70-80% là thích hợp chosự phát dục của rầy nâu Một số tác giả lại nhận thấy các trận dịch rầy xảy rachủ yếu trong mùa mưa (Grist và Lever, 1969) Tác giả Fukuda (1934) vàPathak (1968) có nhận xét các trận dịch rầy nâu xảy ra trong điều kiện khôhạn Nhiều tác giả cho rằng tưới nước và giữ nước trong ruộng đã dẫn đếnlàm tăng mật độ rầy nâu và từ đó làm tăng thiệt hại cho lúa (Hinckley, 1963;Mochida và Suryana, 1975)

Cây chủ: Lúa là cây chủ thích hợp nhất với rầy nâu (Nasu, 1964;

Kisimoto, 1977; Okada, 1976) Trên các ký chủ phụ như cỏ, rầy nâu có thểsống nhưng phát triển không thuận lợi (Mochida và ctv., 1977).

Giống lúa: Quan niệm chung đều cho rằng việc gieo cấy các giống lúa

mới đã làm tác hại của rầy nâu tăng lên (Smith, 1972; Nickel,1973) Tác giảnhận xét các trận dịch rầy nâu gần đây liên quan đến nhập nội những giốnglúa có năng suất cao (Oka, 1976) Mochida và ctv, (1977) cho biết ởIndonesia sự phá hại của rầy nâu có tương quan chặt chẽ với diện tích cấy

Trang 11

giống lúa mới, nhưng một số tác giả khác lại phản đối quan niệm này và chorằng nhìn chung các giống lúa mới không mẫn cảm với rầy nâu hơn các giốnglúa cao cây cổ truyền, mà chính là các biện pháp kỹ thuật được áp dụng vớigiống lúa mới như cấy dày, tưới nước, bón nhiều phân mới là nguyên nhângây lên bùng phát rầy nâu (Shastry, 1971; Freeman, 1976).

Mùa vụ: Nhiều tác giả cho rằng việc tăng vụ lúa trong năm đã dẫn đến

làm tăng sự phá hại của rầy nâu, việc gieo cấy hai hoặc nhiều vụ lúa liên tiếptrong một năm với thời gian không ổn định đã góp phần gây ra các trận dịchrầy nâu (Nickel, 1973) Trong một năm, thời gian có cây chủ tồn tại trên đồngruộng càng dài thì càng có điều kiện cho quần thể rầy nâu đạt đến mật độ cao,trong điều kiện đó rầy nâu phát tán từ ruộng này sang ruộng khác và lan rộngtừ ruộng cấy trước sang ruộng lúa cấy sau.

Mật độ gieo cấy: Cấy dầy và tăng mật độ gieo sạ cũng làm tăng tác hại

của rầy nâu nguyên nhân là do khi tăng mật độ cấy hoặc sạ đã tạo nên điềukiện tiểu khí hậu trong ruộng lúa thích hợp với rầy nâu (Fernando, 1975;Kisimoto, 1965).

Phân bón: Các tác giả đều thống nhất bón nhiều phân đặc biệt là phân

đạm sẽ làm tăng sự gây hại của sâu hại trong đó có rầy nâu (Smith, 1972;Nickel, 1973; Pathak, 1971) Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy bón nhiềuphân đạm sẽ làm mật độ rầy nâu tăng lên, bởi lẽ khi bón nhiều phân đạm đãlàm cây lúa chống chịu với rầy nâu kém hơn và làm tăng sức sống, cũng nhưkhả năng đẻ trứng của rầy nâu (Lu và ctv, 2007; Cheng, 1971).

Thiên địch: Quan hệ tương tác giữa rầy nâu và kẻ thù tự nhiên (bắt mồi,

ký sinh ) dường như là nhân tố chính điều khiển quần thể rầy nâu, nhất là ởcác nước Nhiệt đới (Visarto, 2005) Khi nghiên cứu về vai trò này Pathak(1968) cho rằng quần thể rầy nâu biến đổi phụ thuộc vào thiên địch cũng nhưphụ thuộc vào các nhân tố khác của môi trường Tuy nhiên, Otake (1978) lại

Trang 12

cho rằng thiên địch không có vai trò đáng kể trong phòng trừ rầy nâu, đặc biệttrong các đợt dịch Còn Kenmore và ctv (1984) , Preap và ctv (2001) cho rằngnhóm bắt mồi đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc duy trì quần thể rầy

nâu ở mức thấp Các loài nhện săn mồi như loài Lycosidae và Tetragnathidae,

Linyphiidae là nhóm săn mồi quan trọng của rầy nâu hại lúa (Preap và ctv,

2001) Về nhóm ký sinh trên rầy hại lúa phân ra thành nhóm ký sinh trứng vàrầy non, trưởng thành thuộc bộ Hymenoptera, Strepsiptera và Diptera(Henrichs và Mochida, 1984) tỷ lệ ký sinh của các loài thuộc 3 bộ trên trứngrầy từ 0-50% và 1-65% ấu trùng Bệnh ký sinh trên rầy được nhiều tác giảnghiên cứu, có nhóm Zycomycetes và Hyphomecetes là hai nhóm quan trọng

tấn công rầy, các loài nấm thuộc Hyphomecetes gồm có Beauveria bassiana,

Hisutella sp và Metarhizium, ngoài ra trong 150 loài nấm thuộc nhóm

Zycomycetes có 6 loài là: Conidiobolus coronatus, Entomophaga sp vàapiculta, Entomophthora plachoniana, Erynia delphacis, Erinia radicans và

Neozygites fumora gây bệnh trên rầy có vai trò điều khiển quần thể rầy hại

cây trồng.

1.2.2.3 Những kết quả nghiên cứu về phòng chống rầy nâu hại lúa.

Theo tổng kết của IRRI (1979) hai biện pháp phòng trừ rầy nâu ápdụng trong thực tế sản xuất đã được đánh giá cao hơn cả là gieo cấy các giốnglúa kháng rầy nâu và sử dụng một số thuốc hóa học chon lọc và đúng phươngpháp Tuy nhiên, nhiều tác giả nhận xét rằng nếu chỉ dùng đơn độc hai biệnpháp trên cũng không đầy đủ (Oka, 1978) Gieo cấy rộng rãi các giống khángrầy sau một thời gian sẽ xuất hiện những biotype rầy mới có khả năng phá hạicác giống đó (IRRI, 1977)

Dùng thuốc hóa học một cách không đúng sẽ giết chết các thiên địchcủa rầy nâu (Kulshresthan, 1974; Fernando và ctv, 1975) và gây ra hiện tượngkháng thuốc (Fernando và ctv, 1975; Heindrish, 1979; Phạm Hồng Hiển,2009) Vì vậy khuynh hướng chung của các nước hiện nay là áp dụng các

Trang 13

chương trình phòng trừ tổng hợp dựa trên các biện pháp kỹ thuật trồng trọt,phát huy tác dụng của các thiên địch, đặc biệt chú ý chọn tạo, sử dụng cácgiống kháng rầy và sử dụng thuốc hoá học chọn lọc khi cần thiết.

Phòng trừ rầy nâu bằng biện pháp hóa học: Nhìn chung các nghiên

cứu về hiệu lực phòng trừ rầy nâu của thuốc, thời điểm sử dụng, đánh giá tácđộng của thuốc tới quần thể thiên địch, tính chống thuốc và khả năng tái phátquần thể rầy nâu… đã được nghiên cứu Nhóm thuốc Carbamate có hiệu lựctrừ rầy khá và được sử dụng khá rộng rãi vào những năm 1970 (Heinrich,1979), hoặc nhóm Bufloferin có tác dụng ức chế quá trình hình thành Kitincủa rầy nâu các dạng thuốc (thuốc viên, thuốc dạng sữa…) đã được nghiêncứu cách sử dụng kết quả cho thấy thuốc Mipcin dạng hạt có khả năng trừ rầylứa 2 và 3 đạt hiệu quả cao, tuy nhiên nếu rắc vào giai đoạn rầy đang đẻ trứnghoặc chưa nở hết mật độ rầy sẽ tăng cao và gây cháy rầy (Nagata và ctv,1975) Một số phương pháp dùng thuốc khác như xử lý hạt giống cũng đãđược nghiên cứu (Aquino và Pathak, 1976) Thời gian sử lý thuốc vào giaiđoạn rầy non đạt đỉnh cao sẽ cho hiệu quả tốt, phun thuốc vào lúc rầy đang nởhoặc khi đang vũ hóa đều cho hiệu quả kém (IRRI, 1979) Các loại thuốc hầuhết không có tác dụng với trứng rầy nâu và độ bền kém do vậy nếu thời giansử lý không chính xác sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn (Heinrichs,1979) Tính kháng thuốc cũng được một số tác giả tiến hành nghiên cứu kếtquả cho thấy hiện tượng kháng thuốc xảy ra với nhóm thuốc lân hữu cơ vàCarbamate (Heindrichs, 1979) Mặt khác hiện tượng tái phát của rầy nâu đãđược đề cập trong các báo cáo hàng năm của IRRI (IRRI, 1977) Cùng mộthoạt chất nhưng các dạng thuốc khác nhau cũng gây sự tái phát khác nhau,thuốc Carbofuran khi phun lên cây gây ra hiện tượng tái phát mạnh hơn dạnghạt bón vào đất (Heinrichs, 1979)

Tốc độ phát triển của quần thể rầy nâu gắn liền với sự sử dụng thuốchoá học cũng như cách sử dụng thuốc hoá học (Riley, 1988) Sự phục hồi

Trang 14

nhanh chóng của quần thể dịch hại thường do bởi sự lạm dụng thuốc trừ sâu,dẫn đến giết hại các loài thiên địch trên cánh đồng, làm mất cân bằng sinh thái(Heong và ctv, 1993) Có nhiều trường hợp, khi sử dụng thuốc trừ sâu lànguyên nhân dẫn đến phục hồi quần thể dịch hại bao gồm có cả rầy nâu(Chilliah và Heinrich, 1984; Gao và ctv, 1988; Phạm Hồng Hiển, 2009) Sựphục hồi quần thể rầy nâu sau khi sử dụng thuốc hoá học là một hiện tượngphổ biến trên lúa tại những nước phía Nam và Đông Nam Châu Á Sự phụchồi quần thể rầy nâu phụ thuộc vào phương pháp và thời gian xử lý thuốc trênchân đất trũng Với những phương pháp xử lý thuốc carbofuran khác nhaunhư bón vào gốc, rắc lên bề mặt đất và phun lên lá, kết quả cho thấy phun lênlá là phương pháp có tác động lớn nhất đến sự phục hồi quần thể rầy nâu saukhi phun Xu hướng của sự phục hồi quần thể phụ thuộc nhiều vào số lần sửdụng thuốc hoá học (Heinrichs và ctv, 1982).

Song và ctv (1984) cho biết trong số những loại thuốc sử dụng trừ rầynâu, chỉ có decamethrin là nguyên nhân dẫn đến sự tái phát quần thể rầy.Decamethrin đã kích thích sự mắn đẻ của rầy nâu và là nguyên nhân dẫn đếngia tăng quần thể Hơn nữa, tỷ lệ thiên địch đã giảm mạnh sau khi áp dụngdecamethrin cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phụ hồiquần thể rầy nâu trên đồng ruộng nhanh chóng

Chelliah và Heinrichs, (1984) đã xác định sự phục hồi quần thể của rầynâu trên ruộng lúa ảnh hưởng bởi việc sử dụng các thuốc trừ sâu như,decamethrin, methyl parathion, và diazinon Áp dụng methyl parathion vàdecamethrin đã giúp cho lúa phát triển tốt hơn, đó chính là nguyên nhân làmtăng sự phát triển của quần thể rầy nâu Hơn nữa, ở những công thức áp dụngthuốc đã làm rút ngắn thời gian phát dục của rầy non, thời gian phát dục củatrưởng thành dài hơn, kết quả là vòng đời rầy nâu ngắn lại, tuy nhiên việc làmnày đã dấn đến thời gian đẻ trứng của trưởng thành dài hơn so với không xử

Trang 15

lý thuốc, đây là nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi quần thể rầy nhanh và caohơn ở những công thức xử lý thuốc

Sự bùng phát rầy nâu không theo chu kỳ và xảy ra trên diện tích rộng.Sau những năm 1960, rầy nâu bùng phát vào những năm 1975, 1990, 1997 và2005 tại hầu hết các nước trồng lúa Châu Á (Song và ctv, 2008) Để dự báotrước sự bùng phát của rầy nâu thực sự rất khó khăn, và người nông dân khócó thể ngăn chặn kịp thời sự bùng phát của rầy nâu (Phạm Hồng Hiển, 2009) Rất nhiều loại thuốc hoá học có độ độc cao với thiên địch, đó chính lànguyên nhân gây nên sự phục hồi quần thể rầy nâu khi sử dụng thuốc hóa họcquá liều lượng (Heinrich và Mochida, 1984; Kenmore và ctv, 1984; Gallaghervà ctv, 1994) Hầu hết các tác giả đều khảng định do sử dụng thuốc hoá họckhông đúng đã dẫn tới sự gia tăng quần thể và làm bùng phát rầy nâu ở hầuhết các nước Đông Nam Châu Á (Kenmore và ctv, 1985) Thuốc trừ sâukhông giết được trứng rầy nâu, nhưng lại giết hại thiên địch (Reissig và ctv,1982; Phạm Hồng Hiển, 2009), thêm vào đó rầy nâu phục hồi quần thể nhanhhơn quần thể thiên địch (Settle và ctv, 1996; Preap và ctv, 2001) đó chính làlý do bùng phát rầy nâu nhanh chóng sau khi áp dụng thuốc hoá học một cáchbừa bãi.

Sự phát triển của biện pháp hoá học trong giai đoạn đầu đã đem lại lợiích to lớn hầu như với tất cả các loại dịch hại trên tất cả các loại cây trồng, vìrằng biện pháp này sử dụng đơn giản, giá thành hạ, hiệu lực cao, nhanh chóngdậpt tắt các trận dịch trên đồng ruộng Tuy nhiên khi sử dụng thuốc trừ sâuhóa học người ta nhận thấy nhiều loại thuốc kém hiệu quả trong một thời giansử dụng, nguy hại hơn là trong một vài tình huống thuốc đã làm cho dịch hạitrở nên nghiêm trọng hơn Thuốc trừ sâu có thể cùng lúc làm gia tăng quầnthể dịch hại đang cần ngăn chặn và cả các quần thể dịch hại khác trong hệthống cây trồng (Hardin và ctv, 1995) Những nghiên cứu của Chiu, (1979) đãcho thấy sự xuất hiện của những loài nhện ăn thịt tại các công thức đối chứng

Trang 16

không sử dụng thuốc hoá học cao hơn các công thức xử lý thuốc, điều đó chothấy rằng, việc thường xuyên sử dụng thuốc sẽ làm giảm mật độ thiên địchcủa các loài dịch hại trên lúa

Mặt khác, rầy nâu trở thành một loài sâu hại khó phòng trừ vì chúng cóthể thay đổi bitotyp, do đó chúng có thể kháng thuốc hoá học Rầy nâu đãđược ghi nhận phát triển tính kháng với các thuốc hoá học khác nhau (ví dụ:BPMC, Isoprocarb) (Heinrichs, 1979) Heinrichs và ctv, (1982) Theo họ, rầynâu phát triển tính kháng thuốc cao gấp 1183 lần với thuốc nhóm malathion ởthế hệ thứ 9 và 41 lần với thuốc isoprocab ở thế hệ thứ 16 Theo tổng kết củaPhạm Hồng Hiển (2009) trong công trình nghiên cứu khoa học của mình đãghi nhận, rầy nâu kháng với 18 loại thuốc hoá học khác nhau Để phòng trừrầy nâu trên các ruộng lúa tại Hàn Quốc, tác giả Bae và Huyn (1987) đã sửdụng 3 loại thuốc là carbofuran 3G, disyston 3G, và omethoate 50%EC, kếtquả cho thấy cả ba loại thuốc chỉ có tác dụng với rầy trong vòng 10 ngày vàsau đó những nơi sử dụng thuốc có mật độ rầy cao hơn so với đối chứng,ngoại trừ công thức bón carbofuran vào khu vực rễ lúa Công thức bóncarbofuran vào rễ đã kéo dài hiệu quả phòng trừ rầy của thuốc tới 45 ngàyhoặc dài hơn Điều kiện sản xuất lúa của Hàn Quốc, người nông dân thườngsử dụng buprofezin vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 sau khi dùngcarbofuran bón vào rễ vào cuối tháng 5 đã rất hiệu quả trong việc phòng trừnhững loài sâu hại ở giai đoạn đầu vụ lúa và ngặn chặn sự gây hại của rầynhập cư vào ruộng lúa từ các nước như Trung Quốc và Việt Nam

Biện pháp canh tác phòng trừ rầy nâu: Các biện pháp canh tác được đề

cập trong phòng chống rầy nâu chủ yếu bao gồm: luân canh, vệ sinh đồngruộng, mật độ gieo cấy, tưới nước, bón phân, thời vụ gieo cấy và sử dụnggiống ngắn ngày Theo Oka (1978) luân canh lúa với các cây trồng hàng nămnhư đậu tương, khoai lang… hoặc nghỉ một thời gian giữa hai vụ lúa sẽ phávỡ chu kỳ phát triển của rầy nâu hàng năm làm vệ sinh đồng ruộng, thu sạch

Trang 17

cỏ dại, rạ, lúa chét sau vụ thu hoạch được coi là biện pháp hữu hiệu để giảmnguồn rầy nâu tồn tại và xâm nhập đồng ruộng Rất nhiều tác giả đã kết luậnrằng, rầy nâu ở các ruộng có tưới nước đầy đủ gây hại lớn hơn ruộng khô(Fernando, 1977) Cấy dày góp phần làm mật độ rầy cao hơn cấy thưa(Kisimoto, 1965) Mặt khác bón nhiều phân đạm sẽ làm gia tăng sự gây hạicủa rầy (Lu và ctv, 2007).

Biện pháp sinh học trong phòng trừ rầy nâu: Tăng cường vai trò và bảo

vệ thiên địch của rầy nâu trên đồng ruộng bằng cách sử dụng các loại thuốcchọn lọc ít độc với thiên địch (Chiu, 1979; Heong và ctv, 1993) Việc sử dụngcác chế phẩm sinh học phòng trừ rầy nâu đã được nghiên cứu và sử dụng tuynhiên hiệu lực của các sản phẩm này không cao (Pathak, 1971).

Biện pháp sử dụng giống chống chịu trong phòng trừ rầy nâu: Visator

(2005), đã đánh giá biện pháp giống trong phòng chống sâu bệnh trong đó córầy nâu như sau “Giống chống chịu là hòn đá tảng để phòng trừ sâu bệnh cóhiệu quả Kết hợp giống chống chịu với phòng trừ sinh học và kỹ thuật canhtác là chiến lược phòng trừ sâu bệnh lý tưởng đối với nông dân ít vốn” Chínhvai trò quan trọng của giống trong phòng trừ sâu bệnh đặc biệt là rầy nâu dovậy có rất nhiều nghiên cứu về giống kháng rầy nâu đã được tiến hành gồmnhững vấn đề: đánh giá sức chống chịu của giống với rầy nâu, nghiên cứu cơchế chống chịu của giống với rầy nâu, nghiên cứu về di truyền học của tínhchống chịu, lai tạo giống chống chịu rầy nâu hoặc chuyển gen chống chịu rầynâu vào các giống lúa có các đặc điểm nông học tốt, nghiên cứu đánh giá cácbiotype rầy nâu tại các vùng trồng lúa Tại IRRI đã có hơn 26.000 giống lúatrong ngân hàng gen và đã tiến hành đáng giá xác định được 286 khángbiotype 1 và 110 giống kháng biotyope 2.

Trang 18

1.3 Một số kết quả nghiên cứu về rầy nâu Nilaparvata lugens Stal ở trongnước

1.3.1 Phân bố của rầy nâu Nilaparvata lugens Stal

Rầy nâu xuất hiện và gây hại ở hầu hết các tỉnh trồng lúa của cả nước.Từ lâu rây nâu được coi là một trong những loài sâu hại quan trọng ở hầu hếtcác vùng sản xuất lúa trọng điểm, năm 1958 rầy nâu phát sinh thành dịch pháhại lúa chiêm từ thời kỳ trỗ - chín ở các tỉnh phía Bắc Vụ mùa năm 1962 và1971, rầy nâu đã gây thiệt hại lớn cho lúa ở Nghệ An (N D Định, 2009).Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật tử năm 1985-2000, rầy nâu gây hạimỗi năm khoảng 650.000ha, đặc biệt trong năm 1991, rầy nâu phá hại1.394.910ha và gây cháy ở hầu hết các vụ trồng lúa của cả nước Vụ đôngxuân năm 2006 đến năm 2009 rầy nâu bùng phát thành dịch trên diện rộng tạiđồng bằng sông Cửu Long.

1.3.2 Nghiên cứu về sinh học rầy nâu Nilaparvata lugens Stal

Có rất nhiều các tác giả và tài liệu công bố về đặc điểm sinh học củarầy nầu Tuy nhiên người có nhiều công trình liên quan hơn cả phải kế đến làcố PGS.TS Nguyễn Công Thuật (1978) khi theo dõi đặc điểm sinh học củarầy nâu Ông cho biết; tại nhiệt độ nuôi từ 25-27oC (Long An) thời gian phátdục của rầy nâu như sau: trứng từ 6-8 ngày, rầy non từ 12-15 ngày, rầy trưởngthành sống trung bình là 19,2 ngày (cái) và 8 ngày (đực) Rầy non có 5 tuổi,thời gian các tuổi kéo dài từ 2-6 ngày Vòng đời của rầy từ trưởng thành lứatrước đến trưởng thành lứa sau khoảng 26-31 ngày Tại Hà Nội thời gian pháttriển các pha của rầy nâu nuôi trong điều kiện nhiệt độ từ 24,5-29,3oC thờigian trứng là 6,6-7,4 ngày, rầy non 13,4-15,7 ngày, rầy trưởng thành sống12,2-14,7 ngày.Vòng đời từ 26-31 ngày Tháng 11, khi nhiệt độ thấp 22,3oC,vòng đời rầy từ 35-40 ngày Trong tháng 2- 3, với nhiệt độ thấp (17-20,2oC)vòng đời kéo dài tới 50-55 ngày

Trang 19

Theo N Đ Khiêm (1995), thời gian phát dục của rầy nâu trong vụ mùanhiệt độ từ 25-29oC thì thời gian trứng khoảng 6,5 ngày, rầy non khoảng 13,5-16 ngày, trưởng thành 6-9 ngày, trước đẻ trứng 2,5-3 ngày, vòng đời 26-30ngày Số trứng trên mỗi ổ ít nhiều phụ thuộc vào giống lúa làm thức ăn chorầy, trên giống nhiễm rầy số trứng/ổ cao gấp 2 lần so với giống kháng rầy.Bên cạnh đó, khả năng đẻ trứng còn phụ thuộc vào mùa vụ, trong một năm thìvụ xuân rầy đẻ trứng nhiều hơn vụ mùa, vụ xuân đẻ 255 trứng nhưng vụ mùachỉ đẻ 164 trứng thấp hơn 1,37 lần so với vụ xuân Tại Tiền Giang, năm 1977-1978 cho thấy ổ trứng rầy nâu có ít nhất là 1 trứng và nhiều nhất là 43 trứng,thường là 2-5 trứng/ổ (P V Lầm, 1992) Trứng có dạng “quả chuối tiêu” mớiđẻ trong suốt, gần nở chuyển màu vàng và có hai điểm mắt đỏ Đẻ thành từngổ từ 5 - 12 trứng nằm sát nhau theo kiểu “úp thìa” đầu nhỏ quay vào trong đầuto quay ra ngoài biểu bì ngoài của bẹ lá Mới đẻ nằm chìm trong mô biểu bì,sắp nở chồi đầu trứng ra ngoài biểu bì bẹ lá Trứng được đẻ ở bẹ lá là chính(lúa non) và ở gân chính của lá lúa (lúa già) (Viện BVTV, 2003)

Trong điều kiện Việt Nam, các kết quả theo dõi về khả năng đẻ trứngcủa rầy nâu không giống nhau Tại phòng thí nghiệm Viện KHKT nôngnghiệp miền Nam, một trưởng thành của rầy nâu đẻ trung bình 150-400 trứng.Nuôi thí nghiệm ở Long An, mỗi trưởng thành cái đẻ 50 – 200 trứng, nhiềunhất đẻ tới 612 trứng Trong điều kiện vùng Hà Nội, một trưởng thành cái cókhả năng đẻ 110-324 trứng, nhiều nhất tới 670 trứng (Viện BVTV, 1980).Trong điều kiện ở nước ta trưởng thành cái của rầy nâu có thời gian đẻ trứngkéo dài tử 1-27 ngày, thường phổ biến là 6-7 ngày (Viện BVTV, 1980).

Tỷ lệ rầy cánh ngắn và cánh dài phụ thuộc vào nguồn thức ăn và mậtđộ trong ruộng lúa Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và chín chủ yếu rầy cánh dàixâm nhập vào ruộng lúa (N Đ Khiêm, 1995) Thời gian sống của trưởngthành cũng phụ thuộc vào nhiệt độ Ở điều kiện nhiệt độ cao thời gian sống

Trang 20

của trưởng thành ngắn hơn và ngược lại ở điều kiện nhiệt độ thấp thì thời giansống của trưởng thành cũng dài hơn (T H Thọ và ctv, 1989)

1.3.3 Nghiên cứu về sinh thái rầy nâu Nilaparvata lugens Stal

Ở Việt Nam, rầy nâu tồn tại quanh năm nhưng sự phát sinh gây hại phụthuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết, tập quán canh tác của từng vùng miền.Ở các tỉnh phía Bắc thời tiết khí hậu có 4 mùa rõ rệt thì rầy nâu thường phátsinh từ tháng 1 đến tháng 11 hàng năm và thường có từ 7-8 lứa trong đó gâyhại nặng ở lứa 2, lứa 3 (vụ xuân) và lứa 6, lứa 7 (vụ mùa) (T H Thọ và ctv,1992)

Các lứa rầy ở đồng bằng sông Cửu long từ 10- 13 đợt tuỳ thuộc vàochân đất có từ 2 hay 3 vụ lúa trong 1 năm Cao điểm là vào tháng 7-8 (vụ Hè)và tháng 10-11 (vụ Mùa) tháng 2-3 (vụ Đông Xuân) Vùng Trung du Bắc bộmỗi năm có 8-9 đợt rầy, thời kỳ cao điểm rơi vào tháng 4, tháng 5 (vụ ChiêmXuân) và tháng 9, 10 (vụ Mùa), rầy nâu từ lứa 1 sang lứa 2 hệ số tích luỹ là11 lần và từ 1 đến 3 là 136 lần (N C Thuật, 1989).

Rầy trưởng thành và rầy non bám vào bẹ lá phần gốc lá, khi mật độ caochúng có thể tập chung lên cả phần lá đòng, phiến lá và cổ bông lúa (N C.Thuật và N V Hành, 1980) Rầy đẻ thành từng ổ vào mô bẹ lá lúa hoặc vị tríkhác nhau (gân lá chính, phiến lá) tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của câylúa và mật độ rầy (N C Thuật, 1989) Rầy non chủ yếu bám vào và di chuyểndưới gốc lúa, mật độ cao có thể di chuyển lên trên phần thân trên hoặc các lá,bông Rầy nâu có đặc điểm phân bố không đều trong ruộng lúa theo kiểu cocụm, các ổ rầy khá riêng biệt.

Rầy trưởng thành có xu hướng vào đèn mạnh vì vậy có thể lợi dụng đặctính này trong dự tính dự báo rầy nâu (N C Thuật và N V Hành, 1980).

Trang 21

Diễn biến rầy nâu trên ruộng lúa: Quan sát trên rất nhiều ruộng lúa ởLong An và vùng ngoài thành Hà Nội (T H Thọ và N C Thuật, 1989) có thểnhận thấy quá trình phát triển quần thể của chúng trong các thời kỳ

+Rầy trưởng thành du nhập vào ruộng lúa+Thời kỳ tích lũy quần thể

+Thời kỳ cao điểm, phá hại nặng gây “cháy rầy”+Thời kỳ phát tán

Nhìn chung trong mỗi vụ lúa thường có 2-3 lứa rầy phát sinh và gây hạivới mật độ lứa sau cao hơn lứa trước Các đợt dịch rầy thường phát sinh ở cácvùng vào giai đoạn lúa trước hoặc sau trỗ bông (N C Thuật và N V Hành,1980) tương ứng ở mỗi vụ lúa đông xuân, hè thu hay vụ mùa thường có mộtđỉnh cao quần thể của rầy.

Trên mỗi ruộng gieo giống ngắn ngày có thể có 3 lứa rầy Trong đó đợtthứ hai có nhiều khă năng gây hại nhất.Trong thời gian xuất hiện các caođiểm rầy trưởng thành và rầy non ở các trà lúa nói chung không chênh lệchnhau nhiều (N M Chinh, 1992).

Rầy nâu dạng cánh dài du nhập vào ruộng lúa sau cấy 20-25 ngày từcác ký chủ phụ và các nơi khác nhau Chúng hoàn thành 3 thế hệ nếu du nhậpsớm, 2 thế hệ nếu du nhập muộn hơn Sau khi du nhập chúng tích lũy sốlượng qua các lứa với hệ số tích lũy lứa 1-2 khoảng11 lần, lứa 1-3 tới 130 lần(T H Thọ và N C Thuật, 1989) Sau khi tích lũy quần thể đến mức tối đa,mật độ có thể lên tới 700 – 2000 con/khóm Sau khi cây lúa bị hại nặng (docháy rầy) lúa không còn thích hợp với rầy, lúc này rầy nâu phát triển nhiềudạng cánh dài phát tán tới những trà lúa muộn, những ruộng mạ gieo sớm haynhững ký chủ phụ đảm bảo cho phát triển các thế hệ tiếp theo.

Khi nghiên cứu rầy nâu ở các vùng ngoại thành Hà Nội, Hà Sơn Bình,Hà Nam Ninh, các tác giả cho biết, hàng năm đợt rầy non xuất hiện trên các

Trang 22

trà lúa sớm khoảng cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 Kết quả năm 1981-1982cho thấy từ tháng 1 đến tháng 11 rầy nâu phát sinh thành 9 đợt, 2 đợt rầy cómật độ cao có khả năng gây hại trong tháng 5 và tháng 10 Tùy theo điều kiệnthời tiết từng năm mà trong năm rầy nâu có thể có từ 9-10 lứa rầy Mỗi vụ lúacó 4 lứa rầy, trong đó 3 lứa trên lúa sớm và lúa đại trà, 1 lứa trên lúa muộnhay mạ sớm (T H Thọ và N C Thuật, 1989).

Không giống với Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Bắc có mùa đônglạnh và nhiệt độ trung bình 12 tháng, tháng 1,2 chỉ trong khoảng từ 13.5 –18oC đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của rầy Nhiệt độ thấp làm tỷ lệ tửvong của các đợt rầy nâu đầu vụ cao hơn, có thể đến 85% số rầy chết sau cácđợt rét đột ngột tháng 1/1992 nhiệt độ xuống tới 10.5 -12oC Nhiệt độ tháng12, tháng 1,2 cao đã dẫn đến các lứa rầy trong vụ xuân phát triển sớm hơnnhững năm mùa đông kết thúc muộn (N C Thuật, 1989).

Các trận dịch rầy nâu chủ yếu xảy ra vào mùa mưa hoặc phụ thuộc vàolượng mưa (N V Huỳnh, 1978; Bùi Văn Ngạc và ctv, 1980) Mưa to gió lớnlàm hạn chế rầy nâu phát triển Theo Đào Thế Tuấn thì sự quá đồng nhất vềmặt di truyền của các giống lúa nguồn gốc từ IRRI trồng trên diện rộng đã tạođiều kiện thuận lợi cho dịch rầy nâu xẩy ra Việc cấy tập trung hay kéo dàiđều ảnh hưởng tới sự phát triển và gây hại của rầy nâu (N C Thuật, 1989).

1.3.4 Phòng trừ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal

Dự tính dự báo: Thực hiện dự tính dự báo là cơ sở quan trọng trong

công tác phòng chống sâu bệnh hại cây trồng Dự tính dự báo bằng bẫy đèn,điều tra trực tiếp ngoài đồng ruộng, dự báo sớm sự phát sinh và tỷ lệ rầynhiễm bệnh là những nội dung quan trọng của qui trình phòng trừ tổng hợprầy nâu và bệnh vi rút hại lúa (Viện BVTV, 2006)

Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp sử dụng giống chống chịu: đây

một nội dung cơ bản trong phòng trừ tổng hợp Sử dụng giống lúa kháng rầy

Trang 23

là biện pháp rẻ tiền, hiệu quả dễ thực hiện trên diện rộng để hạn chế tác hạicủa rầy nâu Các giống lúa kháng rầy nâu như Mudgo (gen Bph1), ADS7,IR36 (gen bph2), CR 203, C 70, C180… làm cho rầy sinh trưởng kém, thờigian phát dục kéo dài, tỷ lệ tử vong cao Từ đó dẫn đến sự phát triển quần thểcủa rầy nâu kém hơn rất nhiều lần so với khi chúng phát triển trên các giốngnhiễm như giống lúa TN1, IR8, IR22 Giống lúa CR203, C70, C71,.CR 84-1kháng rầy nâu đã được triển khai rộng trên cả nước Chính vì vậy các trậndịch rầy nâu đã được dập tắt, sản lượng lúa tăng, chi phí cho bảo vệ thực vậtgiảm đáng kể (Viện BVTV, 2006)

Các giống lúa khác nhau có khả năng phản ứng với rầy nâu cũng khácnhau Ở miền Bắc đã xác định được 332 giống và dòng lai có tính kháng rầynâu trong số 905 giống và dòng lai được đánh giá (N V Đĩnh, 2005; N Đ.Khiêm, 1995) Khu vực phía Nam đã xác định được 78 giống và dòng lai cótính kháng với rầy nâu trong 1134 giống và dòng lai được đánh giá (N Đ.Khiêm, 1995) Nhiều giống lúa phản ứng kháng với rầy nâu ở miền Bắcnhưng lại nhiễm với rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu long, tuy nhiên chưa thấygiống nào ở đồng bằng sông Cửu long lại nhiễm rầy nâu ở khu vực phía Bắc(N Đ Khiêm, 1995)

Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp sinh học: Có thể nói cho đến nay

biện pháp sinh học được nhắc đến như một biện pháp không thể thiếu trongbiện pháp bảo vệ cây trồng, tuy nhiên trên cây lúa, biện pháp này vẫn chủ yếulà bảo vệ các thiên địch trong tự nhiên thông qua việc thực hiện các biện phápphòng trừ và canh tác làm giảm việc ảnh hưởng đến suy giảm quần thể củaKSTĐ tự nhiên (Viện BVTV, 2006)

Các kết quả nghiên cứu về thành phần và diễn biến số lượng quần thểthiên địch của rầy nâu cho tới nay cũng khá nhiều như: P V Lầm (1992) tácgiả đã phát hiện được 56 loài côn trùng, nhện, nấm và tuyến trùng là thiênđịch của rầy nâu ở các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình và Tiền Giang Như

Trang 24

vậy thành phần thiên địch của rầy nâu trên ruộng lúa của nước ta không nghèonàn như một vài ý kiến đánh giá Các thiên địch thuộc mọt số bộ của lớp Côntrùng, lớp nhện, lớp nấm bất toàn và tuyến trùng Các loài thiên địch thu đượcnhiều nhất thuộc bộ nhện lớn (17 loài chiếm 30,3%) bộ cánh cứng (15 loàichiếm 26,8%) bộ cánh màng (13 loài chiếm 23,2%).

Có 18 loài thiên địch của rầy nâu bắt gặp thường xuyên với số lượngtương đối cao, 6 loài ký sinh trứng rầy nâu, 8 loài ký sinh rầy non và trưởngthành, 2 loài ký sinh bậc 2, 5 loài thuộc 3 giống họ ong kiến ngoại ký sinh rầynon và rầy trưởng thành Phạm Văn Lầm (1992) Trong số các loài ăn thịtthường gặp nhất là nhện bắt mồi trong đó loài có số lượng lớn hơn cả là loài

Lycoza pseudoannulata, phổ biến ở hầu hết các nơi trên ruộng lúa, chúng có

mặt từ đầu vụ đến cuối vụ lúa, chúng thích sống ở nơi ẩm ướt Nhện này cókhă năng ăn mồi lớn: 6-7 rầy non và 3-4 rầy trưởng thành/ngày 4-5 rầytrưởng thành hoặc 7-8 rầy non/ngày (N C Thuật, 1989).

Các loài ăn thịt như bọ rùa đỏ, bọ ba khoang, bọ cánh ngắn, bọ xít mùxanh, bọ xít nước chúng xuất hiện, phát sinh, phát triển theo sự xuất hiện vàgia tăng của rầy nâu trên ruộng lúa Chúng có thể ăn trứng, ăn rầy non vàthường đạt đỉnh cao vào đỉnh cao của rầy nâu hoặc trứng (N C Thuật, 1989).Các loài ăn thịt chủ yếu thuộc Miridae và Coccinellidae (N V Huỳnh, 1980).

Ký sinh trứng phổ biến thuộc 2 họ Mymaridae và Trichogrammatidae.

Vai trò của chúng đã được tác giả H Q Hùng (1984) nghiên cứu kỹ Vai trò

ký sinh của ong Oligosita và Gonatocerus trên trứng rầy nâu được Phạm VănLầm và cộng sự, nghiên cứu trong nhiều năm cho biết: ong Anagrus sp ký

sinh trứng rầy nâu từ tháng 4-11 (vùng Hà Nội), tháng 7-12 (Long An) Tỷ lệtrứng bị ong này ký sinh từ 15-25%, có trường hợp 95% ở cuối vụ hè thutháng 8 năm 1980

Trang 25

Phòng chống rầy nâu bằng biện pháp hoá học: Biện pháp hoá học vẫn

cần thiết trong một tương lai dài PTTH, theo quan niệm của một số nhà khoahọc, không nhằm mục tiêu loại bỏ mà là sử dụng hợp lý và có chọn lọc hoáchất bảo vệ thực vật Tại Việt Nam hầu hết các công trình nghiên cứu vềphòng trừ sâu bệnh hại lúa đều quan tâm đên biện pháp sử dụng thuốc họchọc hợp lý cụ thể rầy nâu thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC, Applaud 15 WP,Regent 800 WG, Admire 50EC phun khi rầy tuổi 1 - 2 rộ

Xử lý hạt giống: Cruiser Plus 312.5FS (50ml/100 kg hạt giống) và

Gaucho 600 FS (40ml/100 kg hạt giống) không ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầmvà tốc độ nảy mầm của hạt, không ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và pháttriển của cây lúa sau khi gieo cấy Thuốc Cruiser có hiệu quả trừ rầy trưởngthành xâm nhập vào ruộng từ 72-82% sau mọc 3-5 ngày tuổi, từ 40-60% câylúa 7-10 ngày tuổi (N V Viễn 2007) Cũng theo tác giả Ngô Vĩnh Viễn(2007) thì thuốc nhóm Neonicotinoid có hoạt chất Dinotefuran (trong đó cóOshin 20 WP), Clothianidin (trong đó có Dantosu 16 WSG), Thiamethoxan(trong đó có Actara 25WG) có hiệu quả trừ rầy non và rầy trưởng thành và cóthể bảo vệ lúa non trong 5 ngày sau phun Những loại thuốc này có thểkhuyến cáo sử dụng trừ rầy nâu véc tơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá cholúa từ khi mọc cho đến 30 ngày tuổi

Trang 26

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Vật liệu nghiên cứu.

- Rầy nâu: Các pha phát dục.- Thiên địch của rầy nâu.

- Một số dụng cụ phục vụ thí nghiệm: Túi ni lông, chổi lông, lọ thủy tinh,hộp nhựa, ống nghiệm (dài 17.7cm x rộng 1.8cm), khay gieo mạ, kim mũi nhọn,panh Xô nhựa trồng cây, lồng lưới nuôi rầy Tủ sấy, kính lúp, kính lúp soi nổi, cácloại hóa chất giữ ẩm, cồn 90o, foocmon 5%, KOH, axit axetic

- Dụng cụ nuôi thiên địch và nuôi rầy: chậu nhựa kích thước ( 20 x 16,5x 16 cm ), ống hút côn trùng, ống chụp kích thước (17 x 60 cm ), kính lúpcầm tay, bút lông, khay mạ, ống nghiêm, vải màn, hộp nhựa…

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy nâu hại lúa làm cơ sởnghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trừ.

-Thời gian phát dục các pha: trứng, tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5và trưởng thành.

-Khả năng đẻ trứng của trưởng thành, tỷ lệ nở của trứng.-Vòng đời của rầy nâu.

2.2.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của rầy nâu hại lúa

- Điều tra tra thành phần nhóm rầy hại thân và thiên địch phổ biến trênlúa vụ xuân 2011 tại Hải Hậu – Nam Định.

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nhóm rầy hại thân lúa - Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác có ảnh hưởng đếnquần thể rầy nâu vụ xuân 2011 tại Hải Hậu – Nam Định.

- Đánh giá khả năng ăn của một số loại thiên địch đối với rầy nâu.

Theo dõi diễn biến quần thể rầy nâu vào bẫy khi điều tra mật độ rầytrên đồng ruộng.

Trang 27

Nghiên cứu mật độ rầy nâu gây ra trên các trà lúa gieo sạ ở các thờiđiểm khác nhau, các công thức khác nhau

2.3 Phương pháp nghiên cứu.

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng

- Phương pháp điều tra thành phần nhóm rầy hại thân và thiên dịch trên lúa:

+ Thời gian bắt đầu điều tra: 7 ngày sau cấy + Dùng bẫy dính vàng điều tra định kỳ 7 ngày/lần

+ Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 30 khóm (tương đương 1 m²)+ Vỗ 2 lần/khóm

+ Bẫy được đem về đếm rầy các tuổi và KSTĐ- Chỉ tiêu:

+ Thành phần nhóm rầy hại thân.+ Thành phần các loài thiên địch chính.

+ Tần suất xuất hiện nhóm rầy hại thân và thiên địch chính.Số điểm có rầy/ thiên địch

Tần suất bắt gặp (%)= x100%Tổng số điểm điều tra

- : Rất ít (< 10% số lần bắt gặp )+ : Ít ( 11 - 20% số lần bắt gặp)

++ : Trung bình (21-50% số lần bắt gặp)+++ : Nhiều (> 50% số lần bắt gặp)

- Phương pháp bố trí thí nghiệm xử lý một số loại thuốc hoá học tớiquần thể rầy nâu.

- Thí nghiệm ô lớn không nhắc lại- Công thức thí nghiệm

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2001), Tuyển tập tiêu chuẩn bảo vệ thực vật nông nghiệp Việt Nam, II (1), Tr:134- 138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tiêu chuẩn bảo vệ thực vật nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2001
3. Nguyễn Mạnh Chinh (1992), “Diễn biến của rầy nâu trên các ruộng lúa gieo xạ ở thời điểm khác nhau trong vụ hè thu 1991, tại Long Định”, Tạp chí bảo vệ thực vật,(5), tr. 17-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến của rầy nâu trên các ruộng lúa gieo xạ ở thời điểm khác nhau trong vụ hè thu 1991, tại Long Định”, "Tạp chí bảo vệ thực vật
Tác giả: Nguyễn Mạnh Chinh
Năm: 1992
5. Nguyễn Văn Đĩnh (2005), “Nghiên cứu độc tính của quần thể rầy nâu, Nilaparvata lugens Slal ở Hà Nội và Tiền Giang”, Hội nghị khoa học cây trồng, Bộ NN&amp; PTNT, Tiểu ban BVTV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu độc tính của quần thể rầy nâu, "Nilaparvata lugens" Slal ở Hà Nội và Tiền Giang”, "Hội nghị khoa học cây trồng, Bộ NN& PTNT
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh
Năm: 2005
7. Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ và ctv (1993), “Về biến động quần thể rầy nâu trong điều kiện có sử dung thuốc để trừ sâu hại lúa”, Báo cáo Hội nghị bảo vệ thực vật, tr 20-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về biến động quần thể rầy nâu trong điều kiện có sử dung thuốc để trừ sâu hại lúa”, "Báo cáo Hội nghị bảo vệ thực vật
Tác giả: Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ và ctv
Năm: 1993
8. Hà Quang Hùng (1984), “Thành phần ong ký sinh sâu hại lúa vùng Hà Nội, Đặc tính sinh học, sinh thái một số loài có triển vọng”, Luận văn PTS – Trường ĐHNN1 Hà Nội, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần ong ký sinh sâu hại lúa vùng Hà Nội, Đặc tính sinh học, sinh thái một số loài có triển vọng”
Tác giả: Hà Quang Hùng
Năm: 1984
9. Nguyễn Văn Huỳnh (1978), Một số kết quả nghiên cứu về rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, (6), tr: 429 – 435 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu về rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Văn Huỳnh
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1978
10.Nguyễn Văn Huỳnh (1980), “Kết quả nghiên cứu bước đầu về một số loài thiên địch của rầy nâu”, Kết quả công tác phòng chống rầy nâu ở các tỉnh phía Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 1980 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu bước đầu về một số loài thiên địch của rầy nâu”, "Kết quả công tác phòng chống rầy nâu ở các tỉnh phía Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Huỳnh
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1980
11.Nguyễn Đức Khiêm (1995), “Kết quả nghiên cứu rầy nâu hại lúa tại Trường ĐHNN1 Hà Nội”, Tạp chí bảo vệ thực vật, (2), tr: 3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu rầy nâu hại lúa tại Trường ĐHNN1 Hà Nội”, "Tạp chí bảo vệ thực vật
Tác giả: Nguyễn Đức Khiêm
Năm: 1995
12.Phạm Văn Lầm (1992), Danh lục thiên địch của sâu hại lúa ở Việt Nam, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục thiên địch của sâu hại lúa ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Lầm
Nhà XB: nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1992
13.Phạm Văn Lầm, Quách Thị Ngọ và ctv (1993), “Đánh giá khả năng ăn rầy nâu của một số loài bắt mồi ăn thịt”, Tạp chí bảo bệ thực vật (3) tr: 28-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng ăn rầy nâu của một số loài bắt mồi ăn thịt”, "Tạp chí bảo bệ thực vật
Tác giả: Phạm Văn Lầm, Quách Thị Ngọ và ctv
Năm: 1993
14.Bùi Văn Ngạc và ctv (1980), “Một số kết quả nghiên cứu về rầy nâu hại lúa”, Kết quả công tác phòng chống cháy rầy nâu hại lúa ở các tỉnh phía Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu về rầy nâu hại lúa”, "Kết quả công tác phòng chống cháy rầy nâu hại lúa ở các tỉnh phía Nam
Tác giả: Bùi Văn Ngạc và ctv
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp TPHCM
Năm: 1980
16.Trần Huy Thọ, Nguyễn Công Thuật (1989), “Nghiên cứu sinh học, sinh thái của rầy nâu Nilaparvata lugens ở đồng bằng, Trung du, bắc bộ”. Kết quả nghiên cứu BVTV 1979-1980, Viện Bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr: 9-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sinh học, sinh thái của rầy nâu "Nilaparvata lugens" ở đồng bằng, Trung du, bắc bộ”. "Kết quả nghiên cứu BVTV 1979-1980
Tác giả: Trần Huy Thọ, Nguyễn Công Thuật
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1989
17.Trần Huy Thọ và ctv ((1992), “Một số kết quả nghiên cứu biến động quần thể rầy nâu trên ruộng lúa ở khu vực Từ Liêm năm 1991, Tạp chí bảo vệ thực vật, (6), tr:49-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu biến động quần thể rầy nâu trên ruộng lúa ở khu vực Từ Liêm năm 1991, "Tạp chí bảo vệ thực vật
Tác giả: Trần Huy Thọ và ctv (
Năm: 1992
18.Nguyễn Công Thuật và Nguyễn Văn Hành (1980), “Một số kết quả nghiên cứu rầy nâu hại lúa ở các tỉnh phía Nam (1977 – 1980)”, Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Viện Bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr: 78-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu rầy nâu hại lúa ở các tỉnh phía Nam (1977 – 1980)”, "Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Viện Bảo vệ thực vật
Tác giả: Nguyễn Công Thuật và Nguyễn Văn Hành
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1980
19.Nguyễn Công Thuật (1978), “Nghiên cứu về tính kháng rầy nâu của giống lúa IRRI”, Tài liệu Hội nghị về rầy nâu 18-22/4/1978 ở IRRI.tr: 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về tính kháng rầy nâu của giống lúa IRRI”, "Tài liệu Hội nghị về rầy nâu
Tác giả: Nguyễn Công Thuật
Năm: 1978
20.Nguyễn Công Thuật (1989), “Một số kết quả nghiên cứu rầy nâu Nilaparvata lugens và tuyển chọn giống lúa kháng rầy nâu”, Luận văn PTS. Viện Kỹ thuật khoa học nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu rầy nâu "Nilaparvata lugens "và tuyển chọn giống lúa kháng rầy nâu”
Tác giả: Nguyễn Công Thuật
Năm: 1989
22.Viện BVTV (1999), Phương pháp nghiên cứu điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại hại lúa, Nhà xuất bản nông nghiệp, Tr: 22-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại hại lúa
Tác giả: Viện BVTV
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1999
23.Viện BVTV (2006), Tuyển tập các công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật, 2004-2006, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật, 2004-2006
Tác giả: Viện BVTV
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2006
24.Ngô Vĩnh Viễn (2007), “Kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại Long An và Bến Tre, vụ Đông Xuân 2006 -2007”, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2006, kế hoạch công tác năm 2007, Hà Nội, tháng 4 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại Long An và Bến Tre, vụ Đông Xuân 2006 -2007”, "Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2006, kế hoạch công tác năm 2007
Tác giả: Ngô Vĩnh Viễn
Năm: 2007
1. Atlat côn trùng hại cây trồng Nông nghiệp ở Việt Nam (2003), Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Thời gian phát dục pha sâu non của rầy nâu (Nilaparvata - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định
Bảng 3.1. Thời gian phát dục pha sâu non của rầy nâu (Nilaparvata (Trang 31)
Hình 3.1. Rầy nâu trưởng thành, rầy non và trứng rầy nâu được chụp tại  phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật năm 2011 - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định
Hình 3.1. Rầy nâu trưởng thành, rầy non và trứng rầy nâu được chụp tại phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật năm 2011 (Trang 34)
Hình 3.2. Một số loài thiên địch trên đồng lúa tại Hải hậu-Nam Định năm  2011 - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định
Hình 3.2. Một số loài thiên địch trên đồng lúa tại Hải hậu-Nam Định năm 2011 (Trang 37)
Hình 3.3 So sánh khả năng khống chế của BXMX trưởng thành vài  BXMX tuổi cuối với rầy nâu. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định
Hình 3.3 So sánh khả năng khống chế của BXMX trưởng thành vài BXMX tuổi cuối với rầy nâu (Trang 40)
Hình 3.4. So sánh khả năng khống chế của các nhóm nhện sói vân  đinh ba với rầy nâu. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định
Hình 3.4. So sánh khả năng khống chế của các nhóm nhện sói vân đinh ba với rầy nâu (Trang 41)
Bảng 3.6. Khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân đinh ba trong  phòng thí  nghiệm - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định
Bảng 3.6. Khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân đinh ba trong phòng thí nghiệm (Trang 42)
Hình 3.6. Diễn biến mật độ nâu trên các chế độ thâm canh khác nhau - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định
Hình 3.6. Diễn biến mật độ nâu trên các chế độ thâm canh khác nhau (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w