Khả năng ăn trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định (Trang 38 - 40)

II Bộ cánh nửa Hemiptera

3.2.1.Khả năng ăn trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh

Ở nước ta bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis Reuter) là loài côn trùng bắt mồi khá phổ biến trên đồng lúa ở khắp các vùng trồng lúa. Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống kiểu bắt mồi. Chúng tiêu diệt trứng và rầy non tuổi nhỏ của rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen và nhiều loài rầy hại lúa khác. Bọ xít mù xanh được coi là loài bắt mồi quan trọng trên đồng lúa ở nhiều nước (Chiu, 1979). Thí nghiệm về khả năng ăn trứng rầy nâu được tiến hành với bọ xít trưởng thành và bọ xít non tuổi cuối. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm khả năng ăn trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh, thả 100 trứng rầy nâu vào trong lọ thí nghiệm có cây lúa và bọ xít mù xanh, theo dõi trong 3 ngày, 3 lần nhắc lại.

Kết quả cho thấy bọ xít trưởng thành có khả năng ăn trứng rầy nâu cao hơn bọ xít non tuổi cuối. Trong ba lần thí nghiệm, ở ngày đầu tiên bọ xít trưởng thành đều ăn nhiều trứng rầy nâu nhất. Khả năng ăn mồi của chúng giảm đi trong các ngày thí nghiệm sau. Số trứng rầy nâu trung bình bị một bọ xít trưởng thành ăn trong ngày thí nghiệm thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 tương ứng

là: 22,26±2,08; 17,86±0,83 và 11,8±3,41 (bảng 3.4). Đối với bọ xít non tuổi

cuối, số lượng trứng rầy nâu bị tiêu diệt ngày thứ nhất là 13±3,17 ngày thứ 2 là 9,26±2,73 và ngày thứ 3 là 8,06±2,83 (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Khả năng tiêu diệt trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh trong phòng thí nghiệm.

Đối tượng thí

nghiệm Thời gian theo dõi

Số lượng trứng rầy nâu bị tiêu diệt Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Bọ xít trưởng thành TN1 20,6±2,4 17,2±3,11 8,2±2,58 TN2 24,6±2,07 18,8±3,56 15±3,53 TN3 21,6±3,43 17,6±2,3 12,2±2,58 Trung bình của một ngày 22,26±2,08 17,86±0,83 11,8±3,41 Bọ xít non tuổi cuối TN1 10,6±2,07 6,8±1,48 9,8±1,92 TN2 16,6±2,07 12,2±1,92 4,8±2,28 TN3 11,8±2,86 8,8±2,38 9,6±207 Trung bình của 1 ngày 13±3,17 9,26±2,73 8,06±2,83

Ghi chú: Bọ xít trưởng thành mỗi lần thí nghiệm 15 cá thể. Bọ xít non tuổi cuối mỗi lần thí nghiệm 15 cá thể.

Như vậy khả năng tiêu diệt trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh trong điều kiện phòng thí nghiệm là khá cao. Trong thí nghiệm, thức ăn được cung cấp dư thừa, do đó đấy là khả năng ăn tối đa của bọ xít mù xanh trong 1 ngày. Ở điều kiện đồng ruộng bọ xít mù xanh phải mất thời gian tìm kiếm thức ăn, do đó số lượng trứng rầy nâu mà chúng có thể ăn trong một ngày tất nhiên sẽ thấp hơn. Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phù hợp với những kết quả nghiên cứu của GS. TS Phạm Văn Lầm và cộng tác viên năm 1993. Những kết quả nghiên cứu trong phòng này kết hợp với những kết quả điều tra về diễn biến mật độ bọ xít mù xanh ngoài đồng ruộng cho thấy rằng bọ xít mù xanh là một loài bắt mồi rất quan trọng của rầy nâu, nó có thể tiêu diệt một phần đáng kể trứng rầy nâu trên đồng ruộng và góp phần không nhỏ trong việc hạn chế số lượng rầy nâu trên ruộng lúa.

17,3 10,1 10,1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Số con

Trưởng thành Non tuổi cuối

Biểu đồ so sánh khả năng khống chế của BXMX trưởng thành và BXMX non tuổi cuối với rầy nâu

TB (con/1ngày)

Hình 3.3 So sánh khả năng khống chế của BXMX trưởng thành vài BXMX tuổi cuối với rầy nâu.

Ghi chú: - BXMX: Bọ xít mù xanh

Qua biểu đồ cho chúng ta thấy được khả năng khống chế của BXMX trưởng thành cao hơn so với BXMX non tuổi cuối, chính vì vậy nếu trên đồng ruộng xuất hiện nhiều BXMX trưởng thành nếu mật độ rầy nâu có mật độ thấp thì khả năng khống chế của BXMX khá cao nên khó có thể bùng phát dịch và rầy nâu cung không có cơ hội để gây hại vì vậy khuyến cáo bà con không nên sử dụng thuốc hóa học, để cho sự khống chế của tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định (Trang 38 - 40)