Một số đặc điểm sinh học của rầy nâu hại lúa Nilaparvata lugens Stal tại Viện Bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định (Trang 30 - 34)

tại Viện Bảo vệ thực vật.

Chúng tôi tiến hành ba đợt nuôi theo dõi đặc tính sinh học của rầy nâu trong điều kiện nhà lưới tại viện Bảo Vệ Thực Vật, kết quả thể hiện tại (bảng 3.1) cho thấy thời gian phát dục của trứng, rầy non các tuổi và vòng đời không khác nhau nhiều. Đợt nuôi thứ nhất, ở điều kiện nhiệt độ nuôi trung bình là 20,2oC ẩm độ trung bình là 79,24% thời gian rầy non tuổi 5 dài nhất, trung bình là 8,86±1,35 ngày và ngắn nhất là thời gian tuổi 2 trung bình là 2,57±0,60 ngày và thời gian trứng là 10,78 ± 0,44 ngày.

Đợt nuôi thứ 2, ở điều kiện nhiệt độ nuôi trung bình là 21,5oC và ẩm độ 71% thời gian rầy non tuổi 5 là dài nhất 5,64±1,08 ngày và ngắn nhất ở tuổi 2 là 3,44±0,51ngày và thời gian trứng trung bình là 10,11 ±0,60ngày.

Đợt nuôi thứ 3, ở điều kiện nhiệt độ nuôi trung bình là 25,0oC ẩm độ là 65,69%. Thời gian phát dục dài nhất ở tuổi 1 là 4,92±0,61 ngày và ngắn nhất ở tuổi 3 là 2,69±0,63 ngày và thời gian trứng trung bình là 9,71 ± 0,49 ngày.

Nhìn chung qua ba đợt nuôi cho thấy thời gian trứng trung bình từ 9,7 ± 0,4 đến 10,7± 0,4 ngày. Thời gian sâu non cũng không khác biệt nhiều, thời gian tuổi 1 từ 3,6±0.5đến 4,9±0,6 ngày, thời gian tuổi 2 từ 2,5±0,6 đến 3,4±0,5ngày, thời gian tuổi 3 từ 2,69±0,63 đến 6,05±0,99 ngày, thời gian tuổi 4 từ 3,5±0,9 đến 4,7±1,0 ngày, thời gian tuổi 5 dài nhất từ 3,91±0,9 đến 8,8±1,3ngày.

Thời gian đẻ trứng, tiền đẻ trứng và vòng đời của rầy nâu qua 3 đợt nuôi cho thấy: thời gian đẻ trứng của trưởng thành rầy nâu dài nhất ở điều kiện nhiệt độ nuôi 25,0 oC, ẩm độ 65,6 % là 10,7±0,4 ngày, sau đó đến điều kiện nhiệt độ trung bình 21,5oC, ẩm độ 71% là 10,1±0,6 ngày, thời gian đẻ trứng ngắn nhất là 9,7±0,4 ngày trong điều kiện nhiệt độ nuôi 20,26oC và ẩm độ 79,2 %. Vòng đời trung bình của rầy nâu nhìn chung không sai khác nhau nhiều ở cả 3 đợt nuôi cụ thể là 44,0 ± 5,7 ngày, 37,3 ± 4,9 ngày và 31,5 ± 4,0 ngày ở điều kiện nhiệt độ nuôi 20,2oC, 21,oC và 25,0 oC (bảng 3.2).

Khả năng đẻ trứng và số trứng nở của rầy nâu ở các đợt nuôi khác nhau cho thấy: ở những điều kiện nhiệt độ khác nhau số trứng đẻ của một trưởng thành cái cũng khác nhau và tỷ lệ trứng nở cũng khác nhau. Ở điều kiện nhiệt độ 25.0oC ẩm độ 64.6% tổng số trứng đẻ của một con cái là 67.1±15.9 quả, tỷ lệ nở là 97.3±2.3 Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 21.5oC, ẩm độ 71% tổng số trứng đẻ của một trưởng thành cái là 73.1±10.7 quả và tỷ lệ nở là 94.9±1.9%. Với điều kiện nhiệt độ trung bình 20.2oC, ẩm độ 79.2% tổng số trứng đẻ của một trưởng thành cái thấp hơn cả 82.28 quả và tỷ lệ nở cũng thấp nhất 94.8±3.4% (bảng 3.3).

Bảng 3.1. Thời gian phát dục pha sâu non của rầy nâu (Nilaparvata

lugens Stal) trong điều kiện nhà lưới (Hải Hậu-Nam Định 2011)

Đợt nuôi Thời gian trứng (ngày)

Thời gian rầy non (ngày)

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5

Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%) 1 10,7±0,4 4,4±0,6 2,5±0,6 6,0±0,9 4,7±1,0 8,8±1,3 20,2 79,2 2 10,1±0,6 3,6±0,5 3,4±0,5 3,6±0,9 4,5±0,6 5,6±1,0 21,5 71,0 3 9,7± 0,4 4,9±0,6 3,0±0,4 2,6±0,6 3,5±0,9 3,9±0,9 25,0 65,6

Bảng 3.2. Thời gian các pha phát dục của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong điều kiện nhà lưới Viện bảo tv

Pha phát dục Thời gian phát dục (ngày)

Đợt nuôi 1 Đợt nuôi 2 Đợt nuôi 3

Trứng 10,78 ± 0,44 10,11 ±0,60 9,71 ± 0,49

Sâu non 26,19±2,15 20,91±0,92 18,09±0,85

Tiền đẻ trứng 4,66±0,51 5,5±0,76 6,9±0,64

Thời gian đẻ trứng 9,71±0,48 10,1±0,6 10,7±0,48 Vòng đời 44,04 ± 5,73 37,39 ± 4,91 31,52 ± 4,02 Nhiệt độ trung bình(oC) 20,2 21,5 25,0

Ẩm độ trung bình (%) 79,24 71 65,69

Bảng 3.3. Khả năng đẻ và tỷ lệ nở của trứng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trong điều kiện nhà lưới (

Đợt nuôi Tống số trứng/1TT (quả) Tổng số trứng nở (quả) Tỷ lệ trứng nở (%) Nhiệt độ trung bình (oC) Ẩm độ trung bình (%) 1 82,28±17,64 77,57±14,33 94,81±3,4 20,2 79,24 2 73,16±10,72 69.33±9,07 94,93±1,93 21,5 71 3 67,16±15,96 65,16±14,41 97,39±2.33 25,05 65,69

Với những kết quả nghiên cứu về thời gian phát dục của rầy nâu và khả năng đẻ trứng của rầy nâu trong điều kiện nhà lưới tại viện Bảo Vệ Thực Vật cho thấy: ở điều kiện nhiệt độ 25,0oC là thích hợp hơn cả cho sự phát, sinh phát triển của rầy. Ở điều kiện nhiệt độ này thời gian phát dục rầy non, thời gian phát dục trứng và thời gian trước đẻ trứng ngắn hơn. Nhưng thời gian đẻ trứng của trưởng thành lại kéo dài hơn và tổng số trứng đẻ cũng nhiều hơn.

Với sự phát sinh phát dục của rầy nâu như vậy cho chúng tôi nhận xét: vào những năm có điều kiện thời tiết mát mẻ dao động trên dưới 25oC cùng với điều kiện thức ăn thuận lợi và môi trường thích hợp thì sự phát sinh, phát triển và gây hại của rầy nâu sẽ mạnh hơn và dễ dẫn đến bùng phát dịch rầy nâu, phải chăng chính vì các đặc điểm sinh học nêu trên mà từ năm từ 2006 đến nay, rầy nâu luôn bùng phát với mật độ cao và sức gây hại lớn trên cả nước, nhất là tại các tỉnh đồng bằng bắc bộ bởi lẽ: do giá lúa cao người dân trồng 2-3 vụ/năm, thời vụ gieo sạ không tập trung, trên đồng lúc nào cùng có lúa ở giai đoạn thích hợp nhất cho sự phát sinh quần thể. Đồng bằng bắc bộ luôn được thiên nhiên ưu đãi, ruộng lúa đủ nước suốt cả vụ và trong suốt cả 3 vụ lúa, nhiệt độ trung bình/tháng giao động trong khoảng 20-28oC, rất thích hợp cho rầy nâu phát triển. Chính vì vậy mà rầy nâu đã có môi trường tối ưu để phát sinh, phát triển và gây thành dịch cho sản xuất lúa.

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy nâu tại Thủ nhà lưới Viện Bảo Vệ Thực Vật của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả đã công bố của các tác giả N.C. Thuật và N. V. Hành (1980) khi nghiên cứu về rầy nâu hại lúa, Ông cho biết thời gian trứng từ 6-8 ngày, thời gian sâu non từ 12-15 ngày và thời gian trưởng thành 13,5 ngày, vòng đời từ 26-31 ngày. Trên đồng ruộng cứ khoảng 27-28 ngày lại có một lứa rầy xuất hiện và gây hại trên lúa. Tác giả cũng cho biết điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhất cho rầy nâu phát sinh phát triển ở khu vực này là 25oC và ẩm độ là 66,7%.

Rầy nâu trưởng thành cánh dài Rầy nâu trưởng thành cái cánh ngắn

Rầy nâu non tuổi 4 và tuổi 5 Rầy nâu non tuổi 1

Trứng rầy nâu

Hình 3.1. Rầy nâu trưởng thành, rầy non và trứng rầy nâu được chụp tại phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật năm 2011.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w