Khả năng tiêu diệt rầy nâu của nhện sói vân đinh ba

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định (Trang 40 - 43)

II Bộ cánh nửa Hemiptera

3.2.2.Khả năng tiêu diệt rầy nâu của nhện sói vân đinh ba

Nhện sói vân đinh ba (Pardosa pseudoannulata Boes. Et Str.) là loài bắt mồi có ưu thế về số lượng trên đồng lúa. Nó được coi là một thiên địch có hiệu quả tiêu diệt các loài rầy hại lúa ở nhiều nước (Chiu, 1979). Trên đồng lúa ở nước ta, nhện sói vân đinh ba là loài thường xuyên gặp với số lượng nhiều và luôn luôn có mặt ở trong sinh quần đồng lúa (Phạm Văn Lầm, 1992a 1992b). Trong quần thể rầy nâu và rầy lưng trắng thường thấy tương đối nhiều loài này.

Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm tìm hiểu khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân đinh ba trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm tiến hành với nhện trưởng thành. Nhện thí nghiệm được chia thành 3 nhóm: nhện đực, nhện cái có mang trứng và nhện cái không mang trứng.

9,06 27,2 27,2 14,2 0 5 10 15 20 25 30 S c o n

Nhện đực Nhện cái ko mang trứng Nhện cái mang trứng

Biểu đồ so sánh khả năng khống chế của các nhóm nhện sói đinh ba

TB (con/ngày)

Hình 3.4. So sánh khả năng khống chế của các nhóm nhện sói vân đinh ba với rầy nâu.

Kết quả cho thấy tất cả các nhóm nhện trong thí nghiệm ở ngày đầu thí nghiệm đều ăn nhiều rầy nâu hơn các ngày thí nghiệm sau. Nhện trưởng thành đực có sức ăn thấp nhất, trung bình một ngày một nhện đực tiêu diệt được 9.06±3.6 rầy non của rầy nâu. Nhện cái không mang trứng có khả năng tiêu diệt rầy nâu cao nhất (trung bình một ngày một nhện ăn được 27.2±3.93 rầy non của rầy nâu). Nhện cái có mang trứng ăn ít hơn so với nhện cái không mang trứng, nhưng nhiều hơn nhện đực, trung bình 1 ngày một nhện ăn 14.2±3.9 rầy non của rầy nâu (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Khả năng ăn rầy nâu của nhện sói vân đinh ba trong phòng thí nghiệm

Đối tượng nhện thí nghiệm

Số lượng rầy non tuổi 4-5 của rầy nâu bị tiêu diệt Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Trung bình 1 ngày Nhện đực 13,2±2,38 7.4±2,07 6,6±2,07 9,06±3,6

Nhện cái không mang trứng 31,6 ± 1,14 26,0 ± 2,12 24 ± 2,0 27,2±3,93 Nhện cái có mang trứng 18,2±1,78 14±1,58 10,4±1,67 14,2±3,9

Ghi chú: Cách tiến hành thí nghiệm tương tự như đối với bọ xít mù xanh. Mỗi nhóm nhện thí nghiệm gồm 5 cá thể.

Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng trong điều kiện thức ăn dư thừa, nhện sói vân đinh ba có khả năng ăn rầy nâu tương đối lớn. Cùng với những dẫn liệu về sự hiện diện và diễn biến số lượng của nhện này trên đồng ruộng cho phép nói rằng nhện sói vân hình đinh ba là một loài bắt mồi quan trọng và có ý nghĩa lớn trong hạn chế số lượng của rầy nâu cũng như các loài sâu hại lúa khác.

Quan niệm chung của hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng việc gieo cấy các giống lúa mới đã làm tác hại của rầy nâu tăng lên (Smith, 1972; Nickel, 1973). Nhiều các tác giả đã nhận xét các trận dịch rầy nâu trong những năm gần đây liên quan đến việc nhập nội và gieo trồng những giống lúa năng suất cao, gieo trồng các giống chất lượng tốt (Banerjee và ctv., 1973; Pathak, 1975; Oka, 1976; Mochida và ctv, 1977). Theo Diwakar (1975) thì nhiều loại sâu hại có vai trò không quan trọng đã trở thành sâu hại chính là do đã gieo cấy trên diện rộng các giống mới với một nền di truyền đồng nhất. Giống lúa, nguồn thức ăn chính của rầy nâu là yếu tố quan trọng bậc nhất liên quan đến phát sinh, phát triển của quần thể rầy. Chúng ta cùng

xem xét diễn biến quần thể rầy nâu trên các giống lúa quan sát tại vùng nghiên cứu.

Qua đó, chúng tôi đã bố trí thí nghiệm điều tra mật độ rầu nâu hại lúa trên các giống khác nhau. Cụ thể là chúng tôi bố trí điều tra thí nghiệm mật độ rầu nâu hại lúa trên 3 giống (Bắc thơm số 7, Nếp Thái Bình, Tạp giao). Diện tích điều tra của mỗi ô thí nghiệm là 2 ha. Qua điều tra mật độ rầy trên các giống lúa khác nhau có cùng thời điểm giao sạ vụ đông xuân 2011 là: Giống Bắc thơm số 7 có mật độ trung bình qua các lần điều tra là 1034,1 con/m2, giống lúa tạp giao có mật độ trung bình qua các lần điều tra là 780,3con/m2, giống nếp Thái Bình có mật độ trung bình qua các lần điều tra là 943,2 con/ m2. Như vậy ở một số giống mới như Bắc tơm số 7, tạp giao là những giống lúa mới có mật độ rầy hại cao hơn so với các giống lúa địa phương như là nếp Thái Bình. Đây cũng là cơ sở giải thích việc đưa các gống mới năng suất suất gieo trồng trên diện rộng chính là yếu tố chính lien quan đến việc phát sinh và bùng phát dịch rầy. Vì vậy khuyến cáo bà con nông dân khi đưa một số giống mới vào gieo trồng thì lên đưa thí điểm, không lên đưa vào sản xuất đại trà ngay dễ bùng phát dịch. Với các giống lúa địa phương mặc dù năng suất không cao nhưng khả năng kháng sâu bệnh hại bà con cũng lên đưa vào gieo trồng. Lên kết hợp luân canh các giống lúa làm thay đổi nguồn thức ăn với rầy hại sẽ làm giảm khả năng gây hại của rầy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu và khả năng khống chế rầy của thiên địch trên đồng ruộng vụ xuân năm 2011 Tại Hải Hậu - Nam Định (Trang 40 - 43)