1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM NẤM XANH Metarhizium anisopliae TRONG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

6 4,3K 72
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 563,5 KB

Nội dung

Nấm côn trùng được phát hiện cách đây hơn 150 năm và hiện nay có khoảng hơn 700 loài đã được xác định và mô tả (Kunimi, 2004).

Trang 1

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM NẤM XANH Metarhizium anisopliae

TRONG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

Trịnh Thị Xuân, Trần Văn Hai và Bùi Xuân Hùng Trường Đại học CầN thơ

Đặng Thị Cúc và Huỳnh Thanh.Bình Chi cục Bảo vệ Thực vật Tỉnh Sóc Trăng

1 GIỚI THIỆU

Nấm côn trùng được phát hiện cách đây hơn 150 năm và hiện nay có khoảng hơn

700 loài đã được xác định và mô tả (Kunimi, 2004) Tiềm năng của các loại nấm côn trùng là rất lớn, người ta đã dùng để phòng trừ dịch hại do côn trùng gây ra đặc biệt là nhóm côn trùng thuộc bộ Lepidoptera và Coleoptera

Tại Malaysia, nấm xanh Metarhizium anisopliae đã được nghiên cứu để phòng trừ

mối đất đạt hiệu quả 64,75% sau 14 ngày Tại Philippines, đã nghiên cứu sử dụng nấm xanh để diệt rầy nâu hại lúa đạt hiệu lực 60% sau 10 ngày Tại Úc, năm 1991 Milner đã

nghiên cứu nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ hung hại mía đạt hiệu quả 68%.

Tại Nhật Bản, năm 1988 một số nhà khoa học đã sử dụng nấm xanh để phòng trừ dòi hại

rễ củ cải đạt hiệu quả trên 70%, sau 10 ngày (Phạm Thị Thùy, 2004)

Ở nước ta, bước đầu cũng nghiên cứu các loại nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ sâu hại Điển hình như ở Hưng Yên, năm 1993 đã sử dụng nấm xanh để phòng trừ sâu đo chỉ sau 7 – 10 ngày hiệu quả khoảng 70 – 89% Tại Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã

sử dụng Metarhizium anisopliae để phòng trừ rầy nâu, bọ xít, sâu cắn gié bọ cánh cứng hại dừa đạt hiệu quả cao Tại Cần Thơ, từ năm 2005-2007 đã sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng trị sâu ăn tạp, rầy mềm đạt hiệu quả khá cao trên 70% sau 7-12 ngày (Trần Văn Hai et al., 2006)

Vào cuối năm 2006, khi dịch rầy nâu bùng phát khắp nơi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, gây ra bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đã làm giảm thiệt hại đến năng xuất đáng

kể của người dân trồng lúa, dịch rầy nâu bùng phát một phần do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng không theo nguyên tắc “4 đúng” Vì vậy, trong thời gian qua Tổ Phòng trừ Sinh học của Bộ môn Bảo vệ Thực vật Trường Đại học Cần Thơ

đã được Dự án Nâng cao Chất lượng Cây trồng Vật nuôi của Tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ kinh phí, và kết hợp với Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Sóc Trăng đã cải tiến và đưa ra quy trình sản xuất chế phẩm nấm xanh từ gạo do chính nông dân sản xuất để phun xịt phòng trị rầy nâu (RN) gây hại lúa Với diện tích phun xịt hơn 500 ha đã giảm mật số đáng kể của rầy nâu trên ruộng lúa, mặt khác không làm ô nhiễm môi trường, bảo tồn được các loài thiên địch trên ruộng lúa và đem lại kết quả rất khả quan

Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu những kết quả chuyển giao và ứng dụng sản xuất nấm xanh tại nông hộ trong phòng trừ rầy nâu tại các huyện của tỉnh Sóc Trăng nhằm mục đích:

- Nâng cao khả năng hiểu biết và sử dụng sản phẩm vi sinh trong nông dân, bước đầu thay đổi tập quán chuyển đổi từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sang sử dụng thuốc vi sinh

- Giúp nông dân nắm bắt được quy trình và tự sản xuất được chế phẩm nấm xanh

Metarhizium anisopliae tại gia đình.

- Sử dụng và đánh giá khả năng trừ rầy nâu của sản phẩm tự làm ra tại ruộng nhà

- Tăng cường khả năng ứng dụng biện pháp sinh học vào đồng ruộng, làm cân bằng mối quan hệ thiên địch, dịch hại; đồng thời bảo vệ sức khỏe con người, vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường

Trang 2

2 NỘI DUNG

2.1 Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nuôi nấm Metarhizium anisopliae

Để sản xuất thành chế phẩm nấm xanh, chúng tôi chọn gạo là nguyên liệu chính

* Nguyên vật liệu và dụng cụ

Vật liệu để nhân nuôi nấm tại nông hộ bao gồm: Gạo, nồi hấp khử trùng môi trường có vỉ ngăn nước, bọc nylon (20x30cm), băng keo trong, dây thun, kẹp, gòn không thấm, chất đốt (than tổ ong hoặc củi), đèn cồn, giấy báo, vải mỏng, tủ cấy đơn giản, cồn khử trùng 700C, cồn 900C,…

Nấm nguồn: nấm xanh Metarhizium anisopliae được phân lập và tách ròng từ

những mẫu rầy nâu bị nhiễm nấm ngoài tự nhiên

* Cách thực hiện

Gạo ngâm nước trước từ 1giờ đến 1 giờ 30 phút, sau đó để ráo nước và chia gạo vào mỗi bọc nylon 500g Tiến hành đem hấp thanh trùng trong 1 giờ 30 phút (tính từ lúc nước sôi) Sau đó cấy vào mỗi bọc nylon 1/6 dĩa pêtri nấm nguồn Mỗi ngày lắc môi trường ít nhất một lần để tạo sự thông thoáng cho nấm dễ phát triển Sau khi cấy nấm khoảng 10 đến 14 ngày thì mật số bào tử đạt từ 4,6 đến 11,7x109 bào tử/g chế phẩm, với lượng bào tử trên người dân có thể đem sử dụng

* Cách sử dụng chế phẩm:

+ Sau khi cấy nấm, quan sát vài ngày sau thấy hạt gạo nhỏ dần và có nấm xanh bao phủ hết hạt gạo (khoảng 10-14 ngày) thì đem phun chế phẩm trên đồng ruộng

+ Thời điểm phun: khi thấy rầy cám tuổi 1-2 xuất hiện thì tiến hành phun xịt, phun lại lần hai khi thấy rầy cám trở lại Nếu cần phun thêm lần 3

+ Liều lượng sử dụng: 5 bọc/ha (bọc 0,5kg), mỗi bọc pha cho 4 bình 16 lít, khi cho thuốc vào bình pha thêm 5cc chất bám dính

+ Thời gian phun: phun vào lúc chiều mát

+ Cách phun: phun chậm và kỹ vào gốc lúa

2.2 Tổ chức xây dựng mô hình điểm và chuyển giao quy trình kỹ thuật

a Địa điểm triển khai: huyện Mỹ Xuyên, Long Phú, Kế Sách, Ngã Năm,Thạnh

Trị, Châu Thành Thực hiện Đông xuân sớm và ĐX chính vụ

b Kế hoạch triển khai thực hiện: 01 điểm/huyện, diện tích phun thuốc sinh học 20

ha (phun 2lần) Thành phần tham gia: trực tiếp cấy nấm (cán bộ kỹ thuật và nông dân đã qua lớp tập huấn); 15 nông dân tham gia đóng gói sản phẩm

c Đánh giá hiệu quả sử dụng nấm Metarhizium anisopliae trên đồng ruộng

Thử nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm xanh (công thức Henderson -Tilton): được thực hiện ở vụ Đông Xuân sớm tại huyện Long Phú và Đông Xuân chính vụ tại huyện Ngã Năm Thử nghiệm được bố trí 2 nghiệm thức, không lập lại, diện tích mỗi ô

là 1000 m2

Nghiệm thức 1: Phun nấm xanh do nông dân sản xuất

Nghiệm thức 2: Đối chứng (phun nước)

- Đánh giá hiệu quả của nấm xanh kiểm soát rầy nâu trên diện rộng (10 ha/mô hình)

Ruộng phun nấm xanh (điều tra 5 ruộng/5 hộ/mô hình)

Ruộng đối chứng phun thuốc hóa học (điều tra 5 ruộng/5 hộ/mô hình)

3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.1 Kết quả sản xuất nấm Metarhizium tại nông hộ

Nấm xanh được nông dân sản xuất tổng cộng là: 1.517 bọc; phun diện tích 303,4 ha;

263 hộ tham gia

Trang 3

Qua kết quả triển khai tại 6 mô hình điểm cho thấy quy trình sản xuất nấm xanh tại

nông hộ được chuyển giao rất thuận lợi, dễ thực hiện, đa số nông dân rất đồng tình và tích

cực ủng hộ tham gia Tuy nhiên, tỷ lệ hao hụt về sản xuất nấm ở một vài điểm từ 5-10%,

sự hao hụt này do nhiều nguyên nhân như: số lượng người tham gia cấy nấm quá nhiều

nên khâu khử trùng chưa đạt, môi trường gạo hấp khử trùng không đủ lửa, gạo của nông

dân tự đóng góp có nhiều loại không đồng nhất trong một lần sản xuất Những yếu tố

hạn chế này đã được khắc phục và điều chỉnh ngay sau những đợt cấy nấm kế tiếp

* Hiệu quả của ứng dụng chế phẩm nấm xanh trong phòng trị rầy nâu hại lúa

Qua 2 vụ đông xuân sớm và đông xuân muộn kết hợp cùng các cán bộ ký thuật của

tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã tổ chức tập huấn và hội thảo tổng kết tại 06 huyện áp dụng

sản xuất và phun thử nghiệm Kết quả bước đầu cho thấy rất có triển vọng và mang lại

tính khả quan cao

3.2 Thử nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm xanh

* Thử nghiệm 1: Vụ Đông Xuân sớm (phun nấm xanh 1 lần/vụ)

* Thử nghiệm 2: Vụ Đông xuân chính vụ (phun 3 lần/vụ)

Diễn biến mật số rầy nâu trên ruộng

Nghiệm thức

Qua kết quả của 2 thí nghiệm trên cho thấy có sự khác biệt rất rõ, vụ Đông Xuân

sớm do áp lực rầy không cao và không có hiện tượng rầy di trú nên chỉ cần phun nấm

xanh 1 lần Tuy nhiên, vụ Đông Xuân chính vụ xuống giống tháng 12/2009 có hiện tượng rầy di trú kết hợp rầy tại chổ ở giai đoạn 14 ngày sau khi phun lần 1 (lúa 45 ngày sau sạ, trên giống ST5), nên đã tiến hành phun tiếp tục lần 2 và 3 để tạo nguồn nấm ký sinh Hiệu lực của thuốc được ghi nhận ở 7 ngày sau phun lần 3 đạt 74,8%

3.3 Đánh giá hiệu quả của nấm xanh kiểm soát rầy nâu trên diện rộng

Qua số liệu ghi nhận được từ các mô hình phun nấm xanh cho thấy, để hạn chế rầy

nâu hiệu quả có thể phun 2 lần/vụ và phun thật sớm (phun ngay ở lứa đầu tiên giúp tạo

Diễn biến mật số rầy nâu trên ruộng ở các thời điểm trước khi phun, 7, 14, 21, 28 ngày sau phun nấm xanh

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Long Phú

Mỹ Xuyên Thạnh Trị Ngã Năm

Kế Sách Châu Thành

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Ruộng phun nấm

(phun 1-2 lần/vụ)

Ruộng phun hóa học

(phun 1- 4 lần/vụ)

Trang 4

nguồn nấm trên đồng ruộng), sau đó tiếp tục theo dõi diễn biến mật số rầy nâu để có biện pháp xử lý kịp thời đầu tiên lúa 20 ngày tuổi mật số > 10.000 con /m2)

Hầu hết các ruộng phun nấm xanh đều có mật số nấm xanh cao hơn ruộng không phun Mật số nấm xanh hiện diện trên ruộng phun nấm cao nhất là 640 con/m2 (Mỹ Xuyên), ruộng phun hóa học 40 con/m2 Điều này cho thấy việc sử dụng nấm xanh tạo nguồn nấm bổ sung trên đồng ruộng bước đầu có hiệu quả và nấm phát triển cao điểm ở thời điểm 14 - 21 ngày sau khi phun Theo chúng tôi ghi nhận và quan sát thì sau khi phun chế phẩm nấm xanh khoảng 2-4 ngày, rầy bắt đầu có hiện tượng chết rải rác, sau đó đến

5-7 ngày thì rầy bị bào tử nấm bao phủ kín hết cơ thể và đây cũng là thời điểm rầy chết mạnh, nhiều nhất và ở tất cả các giai đoạn của rầy nâu Khi chúng tôi đi thu mẫu đánh giá thì thấy trên ruộng lúa xác rầy nâu bị nhiễm nấm xanh chết rơi khắp mặt ruộng, điều này chứng tỏ rằng chế phẩm nấm xanh do người dân tự sản xuất và thử nghiệm bước đầu đã gặt hái được thành công đáng kế

Ngoài rầy râu thì chế phẩm nấm xanh còn có thể phòng trị được các loại côn trùng chích hút khác trên ruộng lúa như: rầy bông, rầy xanh đuôi đen, bọ xít, cácloại sâu ăn lá khác…

0 20 40 60 80 100

0

100

200

300

400

500

600

700

Long Phú

Mỹ Xuyên Thạnh Trị Ngã Năm

Kế Sách Châu Thành

Diễn biến mật số nấm xanh trên ruộng ở các thời điểm trước khi phun, 7, 14, 21, 28 ngày sau phun

Con/m 2

Con/m 2

Nông dân thực hành chia gạo vào bọc và quan sát thao tác cấy nấm

Trang 5

Chế phẩm do nông dân tự sản xuất

Điểm phun chế phẩm và thu mẫu rẫy nâu bị nhiễm nấm

Rầy nâu bị nhiễm nấm bám trên thân lúa và rầy nâu, rầy xanh nhiễm nấm quan sát dưới kính lúp

Trang 6

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

- Đã áp dụng thành công biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại trên đồng ruộng tại tỉnh Sóc Trăng

- Xã hội hóa trong phòng trừ dịch hại bằng sinh học góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức từ thuốc hóa học sang hướng sinh học Đồng thời trong tương lai sẽ hình thành mạng lưới cộng đồng tham gia nhân nuôi côn trùng và nấm có ích để phòng trừ dịch hại trên cây trồng

- Quy trình nhân nuôi nấm xanh ký sinh côn trùng hại cây trồng tại nông hộ dễ thực hiện, có thể triển khai áp dụng rộng rãi trong nông dân

- Qua kết quả thử nghiệm giúp chúng ta khẳng định chất lượng của sản phẩm cũng như hiệu quả phòng trừ rầy nâu ở ngoài đồng là rất cao góp phần khắc phục được hiện tượng tái bộc phát rầy nâu ở lứa sau Triển khai sử dụng nấm xanh trên diện rộng sẽ tránh được hiện tượng tái nhiễm do rầy di trú và chủ động phun bảo vệ thật tốt từ vụ Hè Thu để có ảnh hưởng tốt cho vụ Thu Đông

- Áp dụng biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại ngoài lợi ích kinh tế, tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, còn giúp nâng cao nhận thức

và niềm tin của nông dân về vai trò của nấm Metarhizium trên đồng ruộng

Đề nghị

Chuyển giao quy trình ứng dụng sản xuất chế phẩm nấm xanh cho Trung Tâm Ứng Dụng Khoa Học và Công Nghệ Sóc Trăng thuộc Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Sóc Trăng tiếp nhận để sản xuất cung cấp cho người dân trong vùng sử dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barnett và Barry, 1972 Illustrated genera of imperfect fungi The American Phytopathologycal Society

Goettel MS Hajek AE, 2000 Evaluation of non-target effects of pathogens used for management of arthropods

Phạm Thị Thùy, 2004 Công nghệ sinh học trong BVTV NXB Đại Học Quốc Gia Hà

Nội

Trần Văn Hai, Trịnh Thị Xuân, Phạm Kim Sơn, 2006 Tạo sinh khối và thử nghiệm hiệu lực của một số loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp và rầy mềm hại rau cải tại TP Cần Thơ Tạp chí nghiên cứu khoa học, trường ĐHCT

Trần Văn Mão, 2002 Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích Tập II Sử dụng vi sinh vật

có ích NXB NN Hà Nội

Yasuhisa Kunimi, 2004 Entomopathgens as biocontrol agents of insect pests

Yasuhisa Kunimi, Madoka Nakai, 2001 Microbial control of insect Pests Proceeding of lecture and workshops College of Agriculture, Can Tho University, Can Tho city, Vietnam

Yoshinori Tanada and Harry K Kaya, 1993 Insect pathology Academic press, IRC Harcount brace jovanovich, publishers, San Diego/ New Yourk/ Boston/London/ Sydney/Tokyo/Toronto

Ngày đăng: 14/01/2013, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w