ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI XÃ KHÁNH LỢI

Một phần của tài liệu quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã khánh lợi - huyện yên khánh - tỉnh ninh bình giai đoạn 2010 đến 2020 (Trang 31 - 89)

3.1. Tiềm năng và định hướng phát triển KT-XH của xã

3.1.1. Xác định tiềm năng của xã

- Sự hình thành và phát triển các tuyến giao thông lớn qua huyện và tỉnh như tuyến đò Mười đi Nam Định, tuyến 481C, tuyến Bái Đính- Kim Sơn. Tạo động lực cho xã Khánh Lợi hình thành và phát triển cơ sở kinh tế, dịch vụ thương mại và CN-TTCN.

- Diện tích đất nông nghiệp rộng, người dân có truyền thống sản xuất nông nghiệp, rau màu các loại, có năng suất chất lượng, là yếu tố quan trọng để phát triển tiềm năng vốn có của xã.

- Xã giáp với thị trấn Yên Ninh, gần các địa phương có công nghiệp phát triển như Khánh Phú, Khánh Hải, Khánh Thiện... giúp thu hút lượng lớn lao động nông nghiệp của xã Khánh Lợi trong thời gian tới.

3.1.2. Định hướng phát triển KT-XH

Từ những tiềm năng sẵn có và những lợi thế so sánh của địa phương, từ nay đến năm 2015 xây dựng xã thành xã nông thôn mới, với những hướng đi lớn sau:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, TTCN, dịch vụ thương mại, du lịch

- Đào tạo lao động, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề.

- Khai thác và phát huy triệt để các tiềm năng đất đai, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

vụ thương mại.

3.1.3. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát

- Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông thủy lợi, quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các vùng sản xuất rau an toàn.

- Chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển TTCN và TMDV. Tăng tỷ trọng lao động trong CN-TTCN, thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.

- Phấn đấu hết năm 2015 xây dựng xã Khánh Lợi cơ bản đạt tiêu chí mô hình nông thôn mới thời kỳ CNH-HĐH với các đặc trưng: kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, hình thức sản xuất phù hợp, phát triển nông nghiệp hoàng hóa, đẩy mạnh TTCN và dịch vụ. Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị vững mạnh.

b. Mục tiêu cụ thể:

Để phù hợp với định hướng phát triển KT-XH xã Khánh Lợi đã xác định những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn:

* Giai đoạn 2011-2015

- Về kinh tế

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân đạt 17 %/năm.

+ Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 45% tổng giá trị sản xuất; CN – TTCN và XD chiếm 27% tổng giá trị sản xuất; TM - DV chiếm 28% tổng giá trị sản xuất;

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 14 triệu đồng

+ Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch: tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm còn 56%.

+ Điều kiện sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 7,5%

+ Chỉnh trang khu dân cư hiện có phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương.

+ Toàn bộ hệ thống giao thông trục xã, liên xã, trục thôn, đường ngõ xóm được bê tông hóa, 100% hệ thống đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đảm bảo thuận tiện cho đi lại và vận tải.

+ Trên 90% hệ thống kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa, các trạm bơm được cải tạo nâng cấp.

+ Hoàn thành nâng cấp lưới điện.

+ Xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học các cấp đạt chuẩn.

+ Cải tạo, nâng cấp trạm y tế đạt chuẩn của bộ Y Tế, để phục vụ tốt hơn cho công tác khám chữa bệnh, sẽ tiến hành cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị trạm y tế.

- Về môi trường:

+ Môi trường đảm bảo, các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch- đẹp được đẩy mạnh, chất thải được thu gom và xử lý theo đúng quy định.

+ Hạn chế phát sinh, phát triển các bệnh về người liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

+ 100% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

* Giai đoạn 2016-2020

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân đạt khoảng 18%/năm. + Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 40% tổng giá trị sản xuất; CN – TTCN và XD chiếm 30% tổng giá trị sản xuất; TM - DV chiếm 30% tổng giá trị sản xuất

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 20 triệu đồng

+ Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch: tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm còn 36%.

3.2. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển của xã Khánh Lợi

3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 8: Dự báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Tốc độ tăng trưởng (%) 2010- 2015 2015- 2020 Tốc độ tăng GTSX bình quân 15 17 18 13,33 5,9 GT bình quân /người (triệu đồng, HH) 9,98 24 33

Cơ cấu sản xuất

- Nông- lâm -thủy sản 66,4 50,0 42,0

- Công nghiệp – xây dựng 17,2 26,0 30,0

- Thương mại – dịch vụ 16,4 24,00 28,00

3.2.2. Quy mô dân số, lao động

Theo số liệu điều tra dân số năm 2010 của toàn xã là 7.105 khẩu với 1.823 hộ (quy mô hộ là 3,89 người/hộ). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 0,54%. Áp dụng công thức dự báo dân số:

Tỷ lệ phát triển dân số của xã đầu kỳ là 1,37%, dự kiến đến năm 2015 là 1,1%, đến năm 2020 đạt và giữ mức ổn định 0,9% (kể cả tự nhiên và cơ học).

Dự báo dân số của xã trong giai đoạn quy hoạch tính theo công thức: Nt = N0 (1 + P/100)t

Trong đó: Tt là dân số năm t; No là dân số đầu kỳ (2010); P là tỷ lệ phát triển dân số bình quân trong kỳ. Được tính cụ thể qua các giai đoạn như sau:

Bảng 9: Dự báo dân số qua các giai đoạn

STT Hạng mục Dân số hiện trạng Dự báo dân số

2010 2015 2020

1 Dân số toàn xã 7105 7412 7543

2 Tỉ lệ tăng trung bình năm, % năm 1,37 1,1 0,9

Bảng 10:Dự báo lao động theo ngành nghề

TT Hạng mục Đơn vị tính Hiện trạng Dự báo 2015 2020

1 Dân số toàn xã Người 7105 7412 7543

2 Dân số trong độ tuổi lao động Người 4777 5003 5219

Tỷ lệ so với dân số % 67,23 67,49 70,02 2.1 LĐ ngành nông, lâm, thuỷ sản Người 3430 2801 2191

Tỷ lệ % 71,8 56 42

2.2 LĐ ngành CN, TTCN và XDCB Người 990 1350 1670

Tỷ lệ % 20,7 27 32

2.3 LĐ ngành TM – DV Người 357 852 1358

Tỷ lệ % 7,47 17,03 26,02

3 Lao động qua đào tạo Người 300 1400 2140

B. PHẦN QUY HOẠCHI. QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHÔNG GIAN XÃ I. QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHÔNG GIAN XÃ 1.1. Quy hoạch phát triển kinh tế

1.1.1 Quy hoạch sản xuất nông nghiệp

* Định hướng:

Để phấn đấu đưa giá trị sản xuất từ nông nghiệp đạt khoảng 55,70 tỷ đồng vào năm 2020 (chiếm 40% tổng giá trị sản xuất toàn xã), trong những năm tới vẫn xác định nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng, gắn nông nghiệp với sản xuất hàng hóa, đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân trong xã, là tiền đề để phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.

- Để đảm bảo an toàn lương thực, giữ ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới thì phải hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp đặc biệt đất trồng lúa sang mục đích khác. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp trong kỳ giảm 23,21 ha. Để bù lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm, cần phải tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất (tăng vụ: từ đất 1 vụ tăng lên trồng 2 vụ, sau khi điều kiện thuỷ lợi được nâng cấp), thay đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng giống cây trồng, đưa giống mới có năng suất cao chất lượng tốt vào sản xuất (đưa năng suất bình quân trong kỳ đạt trên 50tạ/ha), sản xuất rau an toàn, tập trung khai hoang mở rộng diện tích đất chưa sử dụng, cải tạo vườn tạp trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao,.v.v.. Phấn đấu đưa giá trị thu nhập bình quân mỗi hecta đất canh tác đạt khoảng 100 triệu đồng/năm.

+ Sau khi bố trí chuyển sang các mục đích khác, diện tích đất nông nghiệp giảm trong kỳ 21,39 ha do chuyển sang đất khu dân cư nông thôn 8,82 ha; chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,17 ha; chuyển sang đất quốc phòng 1,78 ha, chuyển sang đất an ninh 0,05 ha; chuyển sang đất giao thông 6,04 ha, chuyển sang đất bãi thải, xử lý chất thải 0,15 ha, chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,8 ha; Đất thủy lợi 0,1 ha; đất văn hóa 0,4 ha; đất thể dục thể thao 0,97 ha. Đồng thời đất nông nghiệp tăng 9,89 ha do cải tạo đất chưa sử dụng đưa vào đất nông nghiệp khác 4,13 ha và 5,76 ha vào đất trồng

lúa nước. Đất nông nghiệp trong kỳ thực giảm 11,50 ha.

Đến cuối kỳ diện tích đất nông nghiệp còn lại 444,67 ha. 1.1.2. Quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi:

a. Về trồng trọt:

Trong thời gian tới hình thành quy hoạch 6 vùng chuyên canh. Đó là: Sản xuất vùng lúa chất lượng cao , vùng sản xuất lúa – màu, vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, mô hình VAC, khu chăn nuôi tập trung, vùng sản xuất rau sạch... Cụ thể:

Do đặc thù về địa hình và tính chất đất (đất tốt phù hợp với trồng lúa) phân bố không đồng đều nên việc bố trí một vùng lúa giống tập trung trên địa bàn xã là rất khó. Đây là những vùng đất tốt, màu mỡ, chủ động nước, thích hợp cho phát triển trồng lúa nước.

* Vùng lúa chất lượng cao:

Tổng diện tích đất lúa cao sản trong kỳ quy hoạch: 252,70 ha.

Trong quy hoạch sẽ đưa vào trồng lúa chất lượng cao tại các xứ đồng như sau: - Khu Cửa chùa, đồng Đống, Bờ Nghè, Láng, với diện tích là 36 ha.

- Khu đồng Cửa Con, Cửa Lớn, Đồng Sách, Đồng Môi, Trong Đồng với diện tích 64,8 ha.

- Khu đồng Tổ, Đồng Bến 62 ha.

- Khu Sâu xóm Thượng với diện tích 6,0 ha. - Khu Cán Cờ, đồng Cửa với diện tích 38 ha.

- Ngoài ra sẽ đưa vào 9,2 ha đất bằng chưa sử dụng vào trồng lúa nước. Việc trồng lúa nước ở khu vực này nhằm dần dần cải tạo nguồn đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đồng thời sẽ làm tăng hiệu quả cho sử dụng đất, tránh lãng phí nguồn đất.

* Vùng sản xuất 2 vụ lúa – 1 vụ màu ( lúa – màu):

- Quy hoạch của các vùng sản xuất lúa – màu là 18,28 ha, tại các xứ đồng: Khu cống Ngầm, Khu sáu Sào, khu sau chùa.

- Khu đồng Tổ, Đồng Bến, Văn Xiêu, Đông Vang, Tăng Sản, Đầu Gồ, Khu Trệ với diện tích 45,9 ha.

Đây là những cánh đồng cao, đất tốt, thuận lợi cho việc tưới tiêu nước nên vừa có thể trồng lúa vào vụ trước và trồng rau màu vào vụ đông. Việc xen canh sản xuất vùng chuyên canh lúa - màu sẽ tăng khả năng sử dụng đất, đem lại hiệu

quả kinh tế cao.

* Vùng sản xuất lúa + nuôi trồng thủy sản:

Quy hoạch ở những vùng điạ hình tương đối sâu và trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Diện tích quy hoạch là 17 ha, tại khu vực Đồng Chua, Đồng Hẻo và 1 phần đồng Man.

- Quy hoạch khai hoang đất chưa sử dụng ven sông Đáy và các khu vực đất bằng chưa sử dụng nhỏ lẻ trên địa bàn với diện tích 3,02 ha. Thực hiện năm 2013.

* Vùng sản xuất rau sạch:

Khánh Lợi có điều kiện khá thuận lợi để phát triển cho việc trồng rau sạch, phục vụ cho các trường học và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Với diện tích trồng rau sạch là 23,62 ha, được trồng ở 2 khu đó là:

- Khu trường Bắn thuộc HTX Bắc Lợi với diện tích 17,62 ha. - Khu Trệ thuộc HTX Nam Lợi với diện tích 6 ha.

b. Mô hình VAC

Diện tích quy hoạch các mô hình VAC là 6,31 ha, bao gồm:

- Mô hình VAC (dự án sau ông Thông + ông Thức), với diện tích là 3,34 ha, được lấy từ 1,76 diện tích đất bằng chưa sử dụng, 1,58 ha đất lúa nước. Thực hiện năm 2011

- Mô hình VAC (dự án sau ông Thủy), với diện tích là 2,79 ha lấy từ 2,37 ha đất lúa nước và 0,6 ha đất lúa. Thực hiện năm 2011

c. Về chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi được xác định sẽ đóng vai trò lớn trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm chủ lực chính của xã chính là nuôi lợn thịt đáp ứng nhu cầu trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận. Thế mạnh về các vật nuôi chính: Trâu, bò, lợn, gà, vịt,...

* Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung:

Trong quy hoạch sẽ quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung tại 2 khu vực, đó là: + Khu vực Bờ Nghè xóm Tiên Yên thuộc HTX Bắc Lợi với diện tích 3,38 ha được lấy từ đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản. Năm thực hiên 2011

Trong khu vực sẽ xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung với các khu chuồng trại riêng biệt nằm trong tổng thể toàn khu được quy hoạch chi tiết. Trong từng vị trí quy hoạch trang trại chăn nuôi tập trung sẽ bố trí kết hợp 1 khu

đất xây dựng kho tập kết nông cụ sản xuất.

Tại các khu chăn nuôi tập trung có thể áp dụng các hình thức chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, tổ hợp tác (nhóm hộ) hoặc thành lập các hợp tác xã chăn nuôi. Ngoài ra có thể kêu gọi các doanh nghiệp góp vốn liên kết đầu tư chăn nuôi

Ước tính giá trị ngành chăn nuôi bao gồm cả nuôi hộ gia đình và các trang trại tập trung đến cuối kỳ đạt khoảng 55,70 tỷ đồng/năm

* Hình thức chăn nuôi tại các gia đình:

Bên cạnh các khu vực chăn nuôi tập trung được hình thành trong kỳ quy hoạch thì hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình dù không khuyến khích nhưng do các yếu tố về nguồn vốn, lao động, nhu cầu phân bón hữu cơ,… cũng sẽ tồn tại và phát triển. Đối với hình thức chăn nuôi này cần chú ý đến xử lý chất thải để giảm thiểu tình trạng ô nhiểm môi trường trong khu dân cư nông thôn. Đối với các hộ chăn nuôi tại nhà trong kỳ quy hoạch cần xây dựng bể Biogas.

- Các vật nuôi chính trong các hộ gia đình gồm: trâu, bò, lợn, gia cầm... - Dự kiến hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại nhà của các hộ gia đình trong kỳ duy trì ở mức:

+ Tổng số đàn Trâu : 50 con

+ Tổng đàn bò : 450 con

+ Tổng đàn Lợn : 5000 con

Bảng 12: Tổng hợp vùng QHSX đến năm 2020. STT Điểm vùng sản xuất Vị trí Diện tích quy hoạch (ha) Năm thực hiện I HTX Bắc Lợi

1 Sản xuất vùng lúa chất lượng cao Cửa Chùa, Đồng Đống, Bờ Nghè,

Láng 36 2015

2 Sản xuất vùng lúa chất lượng cao Đồng Cửa Con, Cửa Lớn, Đồng

Sách, Đồng Môi, Trong Đồng 64,8 2015 3 Mô hình VAC (sau dự án ông Thông + ông Thức) Thành Đồn 3,34 2011 4 Mô hình VAC (sau dự án ông Thưởng) Đồng Thác 2,79 2011 5 Khu Chăn nuôi tập trung Bờ Nghè (xóm Tiên yên) 3,38 2011 6 Vùng sản xuất rau sạch Khu trường bắn 17,62 2016-

2020 7 Vùng trồng lúa và nuôi trồng

thủy sản Ven Sông Đáy 5,76

2016- 2020

II HTX Nam Lợi

8 Sản xuất vùng lúa lúa - màu Đồng Tổ, Đồng Bến, Văn Xiêu, Đông Vang, Tăng Sản, Đầu Gồ,

Một phần của tài liệu quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã khánh lợi - huyện yên khánh - tỉnh ninh bình giai đoạn 2010 đến 2020 (Trang 31 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w