I. QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHÔNG GIAN XÃ
1.1.1 Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
* Định hướng:
Để phấn đấu đưa giá trị sản xuất từ nông nghiệp đạt khoảng 55,70 tỷ đồng vào năm 2020 (chiếm 40% tổng giá trị sản xuất toàn xã), trong những năm tới vẫn xác định nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng, gắn nông nghiệp với sản xuất hàng hóa, đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân trong xã, là tiền đề để phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.
- Để đảm bảo an toàn lương thực, giữ ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới thì phải hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp đặc biệt đất trồng lúa sang mục đích khác. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp trong kỳ giảm 23,21 ha. Để bù lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm, cần phải tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất (tăng vụ: từ đất 1 vụ tăng lên trồng 2 vụ, sau khi điều kiện thuỷ lợi được nâng cấp), thay đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng giống cây trồng, đưa giống mới có năng suất cao chất lượng tốt vào sản xuất (đưa năng suất bình quân trong kỳ đạt trên 50tạ/ha), sản xuất rau an toàn, tập trung khai hoang mở rộng diện tích đất chưa sử dụng, cải tạo vườn tạp trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao,.v.v.. Phấn đấu đưa giá trị thu nhập bình quân mỗi hecta đất canh tác đạt khoảng 100 triệu đồng/năm.
+ Sau khi bố trí chuyển sang các mục đích khác, diện tích đất nông nghiệp giảm trong kỳ 21,39 ha do chuyển sang đất khu dân cư nông thôn 8,82 ha; chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,17 ha; chuyển sang đất quốc phòng 1,78 ha, chuyển sang đất an ninh 0,05 ha; chuyển sang đất giao thông 6,04 ha, chuyển sang đất bãi thải, xử lý chất thải 0,15 ha, chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,8 ha; Đất thủy lợi 0,1 ha; đất văn hóa 0,4 ha; đất thể dục thể thao 0,97 ha. Đồng thời đất nông nghiệp tăng 9,89 ha do cải tạo đất chưa sử dụng đưa vào đất nông nghiệp khác 4,13 ha và 5,76 ha vào đất trồng
lúa nước. Đất nông nghiệp trong kỳ thực giảm 11,50 ha.
Đến cuối kỳ diện tích đất nông nghiệp còn lại 444,67 ha. 1.1.2. Quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi:
a. Về trồng trọt:
Trong thời gian tới hình thành quy hoạch 6 vùng chuyên canh. Đó là: Sản xuất vùng lúa chất lượng cao , vùng sản xuất lúa – màu, vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, mô hình VAC, khu chăn nuôi tập trung, vùng sản xuất rau sạch... Cụ thể:
Do đặc thù về địa hình và tính chất đất (đất tốt phù hợp với trồng lúa) phân bố không đồng đều nên việc bố trí một vùng lúa giống tập trung trên địa bàn xã là rất khó. Đây là những vùng đất tốt, màu mỡ, chủ động nước, thích hợp cho phát triển trồng lúa nước.
* Vùng lúa chất lượng cao:
Tổng diện tích đất lúa cao sản trong kỳ quy hoạch: 252,70 ha.
Trong quy hoạch sẽ đưa vào trồng lúa chất lượng cao tại các xứ đồng như sau: - Khu Cửa chùa, đồng Đống, Bờ Nghè, Láng, với diện tích là 36 ha.
- Khu đồng Cửa Con, Cửa Lớn, Đồng Sách, Đồng Môi, Trong Đồng với diện tích 64,8 ha.
- Khu đồng Tổ, Đồng Bến 62 ha.
- Khu Sâu xóm Thượng với diện tích 6,0 ha. - Khu Cán Cờ, đồng Cửa với diện tích 38 ha.
- Ngoài ra sẽ đưa vào 9,2 ha đất bằng chưa sử dụng vào trồng lúa nước. Việc trồng lúa nước ở khu vực này nhằm dần dần cải tạo nguồn đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đồng thời sẽ làm tăng hiệu quả cho sử dụng đất, tránh lãng phí nguồn đất.
* Vùng sản xuất 2 vụ lúa – 1 vụ màu ( lúa – màu):
- Quy hoạch của các vùng sản xuất lúa – màu là 18,28 ha, tại các xứ đồng: Khu cống Ngầm, Khu sáu Sào, khu sau chùa.
- Khu đồng Tổ, Đồng Bến, Văn Xiêu, Đông Vang, Tăng Sản, Đầu Gồ, Khu Trệ với diện tích 45,9 ha.
Đây là những cánh đồng cao, đất tốt, thuận lợi cho việc tưới tiêu nước nên vừa có thể trồng lúa vào vụ trước và trồng rau màu vào vụ đông. Việc xen canh sản xuất vùng chuyên canh lúa - màu sẽ tăng khả năng sử dụng đất, đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
* Vùng sản xuất lúa + nuôi trồng thủy sản:
Quy hoạch ở những vùng điạ hình tương đối sâu và trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Diện tích quy hoạch là 17 ha, tại khu vực Đồng Chua, Đồng Hẻo và 1 phần đồng Man.
- Quy hoạch khai hoang đất chưa sử dụng ven sông Đáy và các khu vực đất bằng chưa sử dụng nhỏ lẻ trên địa bàn với diện tích 3,02 ha. Thực hiện năm 2013.
* Vùng sản xuất rau sạch:
Khánh Lợi có điều kiện khá thuận lợi để phát triển cho việc trồng rau sạch, phục vụ cho các trường học và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Với diện tích trồng rau sạch là 23,62 ha, được trồng ở 2 khu đó là:
- Khu trường Bắn thuộc HTX Bắc Lợi với diện tích 17,62 ha. - Khu Trệ thuộc HTX Nam Lợi với diện tích 6 ha.
b. Mô hình VAC
Diện tích quy hoạch các mô hình VAC là 6,31 ha, bao gồm:
- Mô hình VAC (dự án sau ông Thông + ông Thức), với diện tích là 3,34 ha, được lấy từ 1,76 diện tích đất bằng chưa sử dụng, 1,58 ha đất lúa nước. Thực hiện năm 2011
- Mô hình VAC (dự án sau ông Thủy), với diện tích là 2,79 ha lấy từ 2,37 ha đất lúa nước và 0,6 ha đất lúa. Thực hiện năm 2011
c. Về chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi được xác định sẽ đóng vai trò lớn trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm chủ lực chính của xã chính là nuôi lợn thịt đáp ứng nhu cầu trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận. Thế mạnh về các vật nuôi chính: Trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
* Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung:
Trong quy hoạch sẽ quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung tại 2 khu vực, đó là: + Khu vực Bờ Nghè xóm Tiên Yên thuộc HTX Bắc Lợi với diện tích 3,38 ha được lấy từ đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản. Năm thực hiên 2011
Trong khu vực sẽ xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung với các khu chuồng trại riêng biệt nằm trong tổng thể toàn khu được quy hoạch chi tiết. Trong từng vị trí quy hoạch trang trại chăn nuôi tập trung sẽ bố trí kết hợp 1 khu
đất xây dựng kho tập kết nông cụ sản xuất.
Tại các khu chăn nuôi tập trung có thể áp dụng các hình thức chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, tổ hợp tác (nhóm hộ) hoặc thành lập các hợp tác xã chăn nuôi. Ngoài ra có thể kêu gọi các doanh nghiệp góp vốn liên kết đầu tư chăn nuôi
Ước tính giá trị ngành chăn nuôi bao gồm cả nuôi hộ gia đình và các trang trại tập trung đến cuối kỳ đạt khoảng 55,70 tỷ đồng/năm
* Hình thức chăn nuôi tại các gia đình:
Bên cạnh các khu vực chăn nuôi tập trung được hình thành trong kỳ quy hoạch thì hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình dù không khuyến khích nhưng do các yếu tố về nguồn vốn, lao động, nhu cầu phân bón hữu cơ,… cũng sẽ tồn tại và phát triển. Đối với hình thức chăn nuôi này cần chú ý đến xử lý chất thải để giảm thiểu tình trạng ô nhiểm môi trường trong khu dân cư nông thôn. Đối với các hộ chăn nuôi tại nhà trong kỳ quy hoạch cần xây dựng bể Biogas.
- Các vật nuôi chính trong các hộ gia đình gồm: trâu, bò, lợn, gia cầm... - Dự kiến hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại nhà của các hộ gia đình trong kỳ duy trì ở mức:
+ Tổng số đàn Trâu : 50 con
+ Tổng đàn bò : 450 con
+ Tổng đàn Lợn : 5000 con
Bảng 12: Tổng hợp vùng QHSX đến năm 2020. STT Điểm vùng sản xuất Vị trí Diện tích quy hoạch (ha) Năm thực hiện I HTX Bắc Lợi
1 Sản xuất vùng lúa chất lượng cao Cửa Chùa, Đồng Đống, Bờ Nghè,
Láng 36 2015
2 Sản xuất vùng lúa chất lượng cao Đồng Cửa Con, Cửa Lớn, Đồng
Sách, Đồng Môi, Trong Đồng 64,8 2015 3 Mô hình VAC (sau dự án ông Thông + ông Thức) Thành Đồn 3,34 2011 4 Mô hình VAC (sau dự án ông Thưởng) Đồng Thác 2,79 2011 5 Khu Chăn nuôi tập trung Bờ Nghè (xóm Tiên yên) 3,38 2011 6 Vùng sản xuất rau sạch Khu trường bắn 17,62 2016-
2020 7 Vùng trồng lúa và nuôi trồng
thủy sản Ven Sông Đáy 5,76
2016- 2020
II HTX Nam Lợi
8 Sản xuất vùng lúa lúa - màu Đồng Tổ, Đồng Bến, Văn Xiêu, Đông Vang, Tăng Sản, Đầu Gồ, Khu Trệ
45,9 2013 9 Vùng sản xuất lúa- màu Khu cống Ngầm, Khu sáu Sào, khu sau chùa 18,28 2014 10 Vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản Đồng Chua, Đồng Hẻo và 1 phần đồng Man 17 2013 11 Sản xuất vùng lúa chất lượng cao Cán Cờ, Đồng Cửa 38 2014 12 Sản xuất vùng lúa chất lượng cao Đồng Bến, Đồng Tổ 62 2015 13 Sản xuất vùng lúa chất lượng cao Đồng Sâu Xóm Thượng 6 2015
14 Vùng sản xuất rau sạch Khu trệ 6 2016-2020
Tổng 327,31
1.1.3. Một số giải pháp cho quy hoạch ngành nông nghiệp
+ Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao như trang trại, xây dựng cánh đồng mẫu; cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, cơ sở thu mua nông sản. Ngoài ra, có cơ chế đặc thù về mức thuê đất, thời gian thuê đất để phát triển các trang trại tập trung.
+ Tăng cường phối hợp với Trạm khuyến nông và các cơ quan, ban ngành có liên quan nghiên cứu, áp dụng những thành quả mới của khoa học kỹ thuật, các quy trình sản xuất tiên tiến như: giống, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến, tưới, tiêu, cơ giới hoá...
hàng hoá. Tăng cường cung cấp các nguồn thông tin thị trường đối với những loại nông sản và hàng hoá cho người dân để chủ động lựa chọn, các cây con có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định, hiệu quả phục vụ sản xuất.
+ Tiếp tục tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, nguồn đầu tư của doanh nghiệp và huy động các nguồn lực tại địa bàn để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các thôn như hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, điện...phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
1.1.4. Quy hoạch vùng phát triển công nghiệp, TMDV
* Phương hướng:
Để phấn đấu đưa tỷ trọng thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 17,2% năm 2010 lên 27% vào năm 2015 và đến cuối kỳ quy hoạch (năm 2020) đạt 30%.
- Có cơ chế ưu đãi cho các hộ trong địa phương có điều kiện về vốn đầu tư phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh sản xuất chiếu cói, may mặc, đan lát..., ngoài ra có cơ chế thu hút các nhà đầu tư ngoài địa phương vào đầu tư.
- Khuyến khích các hộ gia đình tại các thôn có vị trị thuận lợi về giao thông, mở mang các ngành nghề như: Vận tải, sửa chữa máy móc, cơ khí,...