5.1. Tổng nguồn vốn thực hiện: 203.880 triệu đồng, trong đó:
- Các hạng mục công trình 100% vốn nhà nước: 144.863,6 triệu đồng - Các hạng mục công trình có phân bổ nguồn vốn: 59.016,8 triệu đồng, cụ thể: + Nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện, huyện, xã: 200 triệu đồng, chiếm 0,34% + Nguồn vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc ngân sách Nhà nước: 18.981,63 triệu đồng, chiếm 32,16%
+ Vốn doanh nghiệp đầu tư: 21.333,97 triệu đồng, chiếm 36,15% + Vốn tín dụng: 13.254,02 triệu đồng, chiếm 22,46%
+ Vốn huy động và dân đóng góp: 5.247,19 triệu đồng, chiếm 8,89%
5.2. Vốn thực hiện năm 2011 – 2020
- Dự kiến tổng vốn đầu tư trong năm 2012 là 50.957,085 triệu đồng chiếm 24,99%;
- Dự kiến tổng vốn đầu tư trong năm 2013-2014 là 41.905,55 triệu đồng, chiếm 20,55%;
- Dự kiến tổng vốn đầu tư trong năm 2015-2016 là 70.645,54 triệu đồng, chiếm 34,65%;
- Dự kiến tổng vốn đầu tư trong năm 2017-2018 là 25.053,17 triệu đồng, chiếm 12,29%;
- Dự kiến tổng vốn đầu tư trong năm 2019-2020 là 15.318,95 triệu đồng, chiếm 7,51%.
Giải pháp huy động vốn:
Nguồn vốn cho xây dựng Đồ án là rất lớn, cần huy động từ nhiều thành phần kinh tế và bằng nhiều kênh huy động mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển trong giai đoạn 2010 - 2015. Với Khánh Lợi có thể huy động vốn thông qua:
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất thông qua các hình thức góp vốn kinh doanh, mua cổ phần …. Có cơ chế phân chia lợi nhuận cụ thể, rõ ràng;
- Giúp đỡ người sản xuất tiếp xúc các nguồn quỹ tín dụng ưu đãi của nhà nước để vay vốn phát triển sản xuất và hỗ trợ trực tiếp;
- Tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh theo các chương trình mục tiêu hoặc lồng ghép các dự án.
- Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, vận dụng cơ chế đầu tư hiện nay: Vốn ngân sách trung ương và địa phương (Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ, ngân sách huyện, ngân sách xã) chiếm khoảng 50%, nhân dân và các nguồn huy động hợp pháp khác 50% (nhân dân đóng góp bằng hình thức đóng góp sức lao động, hiến đất, giải phóng mặt bằng khu xây dựng và một số hình thức khác).
Đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng vốn phù hợp:
Ban quản lý xây dựng đồ án điều tiết vốn kịp thời và hợp lý cho các hạng mục công trình xây dựng. Ứng vốn theo tỉ lệ % với khối lượng thực hiện. Khi công trình hoàn thành, thanh quyết toán công trình theo quy định hiện hành
5.3. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án
5.3.1. Tính khả thi của đề án
Đồ án xây dựng quy hoạch nông thôn mới xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh được xây dựng trên cơ sở phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, thực trạng xã hội - môi trường, hiện trạng đất đai của xã, đánh giá quá trình thực hiện các phương án quy hoạch các ngành, các lĩnh vực đã được duyệt với kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, xử lý tổng hợp kết quả nghiên cứu quy hoạch phát triển các ngành trong giai đoạn tới. Đồng thời nghiên cứu so sánh thực trạng phát triển của các
lĩnh vực trên địa bàn với các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, qua đó xác định hướng phát triển cho các lĩnh vực từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 một cách khoa học trên cơ sở tiếp thu các ý kiến và nguyện vọng của người dân, định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 - 2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Khánh nhiệm kỳ 2010 - 2015, từ đó xác định quỹ đất phân bổ cho nhu cầu sử dụng, khái toán nhu cầu vốn đầu tư cho các hạng mục công trình, đáp ứng được nhu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của huyện trước mắt và lâu dài.
5.3.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội a. Hiệu quả về kinh tế
Khi được triển khai mô hình nông thôn mới, tổ chức thực hiện đạt với yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia, địa phương sẽ có hiệu quả kinh tế thể hiện qua các mặt:
- Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, bình quân thu nhập đầu người tăng; - Hộ nghèo giảm nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.
b. Hiệu quả về xã hội
- Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, xã hội nông thôn được ổn định.
- Bản sắc văn hóa được phát huy, dân trí được nâng cao;
- Môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị được tăng cương; - Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, cổ vũ khích lệ Đảng bộ và nhân dân Khánh Lợi đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới nông nghiệp, nông dân, nông thôn.