Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phân tích các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (Trang 43 - 84)

Khi mới thành lập, Chi nhánh có 600 người, trong đó chỉ có 60 người có trình độ Đại học, đa số là thiếu kiến thức chuyên môn, kinh tế thị trường, kinh nghiệm và còn mang nặng tư duy bao cấp. Trong suốt quá trình hoạt động vươn lên, Chi nhánh đã không ngừng đổi mới và đào tạo nguồn nhân lực, đến nay biên chế nhân sự của toàn Chi nhánh chỉ có là 513 người, trong đó có 08 là trình độ Thạc Sỹ, 398 người trình độ Đại học, 20 người có trình độ Cao cấp- Cao đảng, 46 người có trình độ Trung cấp và 41 người có trình độ khác. Ngoài trình độ chuyên môn trên CBCNV còn có trình độ: Cao cấp chính trị: 13, cử nhân ngoại ngữ: 02 và cử nhân tin học 05.

Trong đó: Tình hình nhân sự giai đoạn năm 2009-2011 của Agribank Đồng Nai như bảng 2.8:

Bảng 2.8: Số lượng cán bộ công nhân viên phân theo đặc điểm qua các năm Phân loại CB-CNV Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng số CBCNV NHNoĐN 503 510 513

BGĐ NHNo tỉnh và các CN 05 04 04

Công nhân viên 498 506 509

Giới tính – Nữ 286 299 302

Độ tuổi >50 60 65 69

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Agribank Đồng Nai)

Đây là nguồn nhân lực rất quý báu của NH, với đội ngũ nhân sự vừa có nhân viên trẻ vừa có nhân sự có kinh nghiệm lâu năm, tỷ lệ cán bộ trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cũng khá thấp đây là thế mạnh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

Nhận định được vai trò rất là quan trọng của nguồn nhân lực trong sự tồn tại và phát triển của mình, NHNo & PTNT Việt Nam đã có sự quan tâm và có nhiều chương trình để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể như: tất cả nhân viên đều được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn một cách bày bản, được đào tạo văn hóa của NHNo &

PTNT Việt Nam…Hằng năm, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai đều có cử cán bộ đi tập huấn các khóa đào tạo chuyên môn để nâng cao trình độ nghiệp vụ và trình độ quản lý theo các chương trình của NHNo & PTNT Việt Nam.

Tuy vậy, do áp lực công việc đối với nhân viên của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai rất lớn, Ban lãnh đạo của chi nhánh cũng chưa có các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên của riêng chi nhánh mình, chưa có các chế độ đãi ngộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên tham gia các khóa đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ...Qua kết quả khảo sát nhân viên của NH cũng cho chúng ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên trong chi nhánh có bằng sau đại học là khá thấp, chi nhánh cần phải có chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ học vấn, nâng cao trình độ quản lý, vì nguồn nhân lực là nguồn vốn rất quý báu của chi nhánh, là yếu tố quyết định sự thành bại của chi nhánh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong các năm qua NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai chưa có chính sách đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên đúng mức.

(Nguồn: Báo cáo nhân lực của NHNo & PTNT tỉnh Đồng Nai năm 2011).

Hình 2.7: Nguồn nhân lực của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai. 2.2.2.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Hoạt động nghiên cứu phát triển đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đoán trước nhu cầu của khách hàng, để từ đó đi trước trong việc tung ra các sản phẩm dịch vụ, cải tiến chất lượng dịch vụ, khám phá ra các thị trường mới… góp phần năng cao năng lực

cạnh tranh của NH.

Với NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai do là chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia hoạt động nghiên cứu và phát triển của chi nhánh trong thời gian qua chưa được quan tâm sâu sắc, chi nhánh đã chưa có những chương trình hành động cụ thể. Chưa xác định được chức năng nhiệm vụ của các cán bộ chịu trách nhiệm trong việc tham gia nghiên cứu, chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những cán bộ nhân viên có sáng kiến, phát minh mới. Theo tác giả, chi nhánh nên có các chương trình nghiên cứu nhằm để cải tiến sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ…và phải có các chế độ đãi ngộ xứng đáng cho hoạt động này. Cụ thể như: phát động cuộc thi nghiên cứu tìm ra các giải pháp khắc phục hiện tượng khách hàng dùng thẻ ATM để rút tiền, khi giao dịch bị lỗi không rút được tiền mà tài khoản của khách hàng vẫn bị trừ tiền, hay cuộc thi tìm giải pháp nâng cao năng lự.c quản trị rủi ro… và có giải thưởng xứng đáng.

2.2.2.6 Ma trận các yếu tố bên trong của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai. tỉnh Đồng Nai.

Bảng 2.9: Ma trận các yếu tố bên trong của NHNo & PTNT Đồng Nai. STT Các yếu tố bên trong chủ yếu quan trọng Mức độ Phân loại Tổng điểm

1 Thương hiệu uy tín 0,07 4 0,28

2 Năng lực tài chính 0,07 4 0,28

3 Mạng lưới CN, phòng GD rộng khắp toàn tỉnh 0,06 3 0,18

4 Sản phẩm dịch vụ đa dạng 0,05 3 0,15

5 Chất lượng sản phẩm dịch vụ 0,06 4 0,24

6 Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại 0,06 3 0,18

7 Nguồn nhân lực 0,06 3 0,18

8 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 0,04 2 0,08

9 Công tác đào tạo, huấn luyện 0,05 2 0,10

10 Vị trí trụ sở, cơ sở vật chất tốt và tiện nghi 0,06 3 0,18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 Cơ cấu tổ chức 0,06 3 0,18

12 Khả năng cạnh tranh về giá 0,06 3 0,18

13 Năng suất lao động 0,06 3 0,18

14 Hoạt động marketing 0,05 3 0,15

15 Năng lực quản lý rủi ro 0,05 3 0,15

16 Năng lực quản lý, tầm nhìn của ban lãnh đạo 0,07 3 0,21

17 Hệ thống thông tin nội bộ 0,04 3 0,12

18 Hoạt động nghiên cứu và phát triển 0,03 3 0,09

Tổng cộng: 1 3,11

(Nguồn: Khảo sát, xử lý và tổng hợp của tác giả)

Tổng số điểm là 3.11 cho thấy khả năng cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai ở mức rất khá của ngành.

Qua đây ta thấy được các yếu tố như: uy tín thương hiệu, năng lực tài chính mạnh, mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp trên toàn tỉnh Đồng Nai, chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt, nguồn nhân lực có kinh nghiệm, vị trí cơ sở vật chất tiện nghi, khả năng quản lý và tầm nhìn của Ban lạnh đạo chi nhánh là những yếu tố bên trong rất mạnh của chi nhánh, và chính là những yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh.

tạo huấn luyện nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, công tác marketing còn yếu, hệ thống thông tin nội bộ còn yếu… chi nhánh cần phải quan tâm, hoàn thiện các yếu tố này để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

2.3 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI. CẠNH TRANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI.

2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 2.3.1.1 Môi trường chính trị 2.3.1.1 Môi trường chính trị

Hoạt động của các NHTM luôn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống chính trị của mỗi quốc gia, và đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động của các NHTM không những chịu ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị của mỗi quốc gia mà còn chịu ảnh hưởng bởi luật pháp quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình chính trị của các nước trên thế giới lại đầy biến động và hết sức phức tạp, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng, tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội rất ổn định, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm rất sâu sắc, đã có rất nhiều chủ trương chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia vào hoạt động trong các khu công nghiệp của tỉnh. Nhiều trường Đại học được mọc lên với quy mô rất lớn, đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM trong đó có

NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

2.3.1.2 Môi trường kinh tế

Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà nền chính trị của thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, chiến tranh và xung đột, khủng bố xảy ra khắp nơi như ở Nga, Thái Lan, Lybia, Irael, Triều Tiên, Hàn Quốc… đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của thế giới chứ không riêng một quốc gia nào. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho nền kinh tế thế giới cho đến nay vẫn chưa có những dấu hiệu phục hồi thực sự vững chắc. Chính điều này đã làm giảm đáng kể số lượng nhà đầu tư nước ngoài đến tham gia hoạt động ở tỉnh

Đồng Nai.

Trong năm 2011, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, trong nước có nhiều khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: giá cả tăng cao, lãi suất cho vay của các ngân hàng cao… biến động phức tạp của giá vàng, giá vàng có nhiều đợt tăng cao, lạm phát có chiều hướng tăng cao, nhằm để chống lạm phát và giữ ổn định thị trường tài chính tiền tệ Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất, đưa ra các quy định về việc kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ.

Mặc dù vậy, nền kinh tế tỉnh Đồng Nai cũng có những bước phát triển đột phá, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, toàn tỉnh đã có rất nhiều khu công nghiệp được thành lập. Các khu công nghiệp của tỉnh được phân bố trên địa bàn như sau: Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom... Tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp ở Đồng Nai có rất nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân.

Tính đến 31/12/2011, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tăng 13,32% so với năm 2010. GPP bình quân đầu người theo giá hiện hành là 1.789USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp- xây dựng chiếm 57,3%, dịch vụ chiếm: 35,2%, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm,: 7,5%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 34.000tỷ đồng, chiếm 36,7% GDP. Trong đó vốn trong nước chiếm 54%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 45% tổng vốn đầu tư. Thu hút FDI đạt 928 triệu USD tăng 9,17% kế hoạch năm 2011. Thu hút vốn đầu tư trong nước 15.300 tỷ đồng, tăng 2% so với kế hoạch năm 2011. Doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh năm 2011 là 17.363 tỷ đồng, trong đó có 1.971 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 9.535 triệu USD, tăng 26,78% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 25.159 tỷ đồng, tăng 11% so với dự toán Trung Ương giao. Tạo việc làm mới cho 90.000 lao động. Hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%, đạt mục tiêu của Nghị Quyết.

Như vậy, rõ ràng môi trường kinh tế của tỉnh Đồng Nai, ảnh hưởng rất lớn đến

Đồng Nai nói riêng.

2.3.1.3 Môi trường văn hóa xã hội

Đồng Nai là địa điểm thu hút rất nhiều nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài từ các quốc gia khác nhau đến sinh sống và làm việc, tất cả các doanh nghiệp đến đây đều sử dụng dịch vụ của các NHTM. Phần lớn trong số họ không biết tiếng Việt, có lối sinh sống và làm việc khác với người Việt Nam.

Khi các nhà đầu tư, các chuyên gia nước ngoài đến giao dịch tại các NHTM, cũng gặp khó khăn về ngôn ngữ trong giao tiếp, hơn nữa họ cũng không nắm đầy đủ

các quy định của NH. Điều này, đòi hỏi các NHTM trong đó có NHNo& PTNT chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhánh tỉnh Đồng Nai phải chú ý, là phải đào tạo CBCNV trao dồi học hỏi các ngôn ngữ nước ngoài như Anh, Đức, Hàn, Trung…

Dân số của tỉnh Đồng Nai hiện nay gần 3.000.000 người; phần lớn nằm trong độ tuổi lao động và có công ăn việc làm. Số lượng công nhân từ các nơi khác đến Đồng Nai làm việc rất đông, số hộ nông dân có thu nhập cao chiếm tỷ lệ khá cao. Phần lớn họ xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp, nên thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức, họ chưa thật sự quen với các sản phẩm dịch vụ hiện đại của NH.

Dựa trên các phân tích trên ta thấy rằng môi trường văn hóa xã hội của Đồng Nai cũng ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của các NHTM trên địa bàn.

2.3.1.4 Môi trường tự nhiên

Trong những thập niên gần đây, Việt Nam đã chịu nhiều thiên tai do thiên nhiên gây ra ví dụ như: trận lũ lụt lịch sử năm 1998, cơn bão số 5 năm 1998, rồi các cơn bão ở Miền Trung, rồi hạn hán xảy ra liên miên, các đợt rét đậm, rét hại xảy ra trong năm 2010… Mặc dù vậy, tỉnh Đồng Nai tương đối được thiên nhiên ưu đãi, các trận bão và các trận lũ lụt nói trên không bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, việc hạn hán, không khí lạnh, mù sương muối đã làm ảnh hưởng khá lớn đến ngành nông nghiệp trong tỉnh đặc biệt là ảnh hưởng đến năng suất và tốc độ tăng trưởng của các vườn cây cao su, hồ tiêu, điều và các trang trại gia súc gia cầm. Điều này, cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Hàng loạt khu công nghiệp đang vươn mình mọc lên mạnh mẽ, phần lớn các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải khá tốt và hoàn chỉnh. Tuy vậy, cũng có các khu công nghiệp, các tổ chức không chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, đã không xử lý nước thải đã làm ảnh hưởng đến môi trường một cách nghiêm trọng.

Chính vì vậy, trong hoạt động tín dụng của mình, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải chú ý đặc biệt đến vấn đề môi trường trong các dự án của các doanh nghiệp. Không vì lợi nhuận mà tiếp tay cho các doanh nghiệp huỷ hoại môi trường, vì mục tiêu hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai ngoài lợi nhuận ra còn phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra góp phần xây dựng và phát triển đất nước, làm cho nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh.

2.3.1.5 Môi trường kỹ thuật công nghệ

Từ những năm 1995 đến nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng đã có những bước tiến nhanh như vũ bão, nó xâm nhập vào mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ta có thể tự hào với các công trình sau:

- Hệ thống viễn thông internet phát triển rất mạnh mẽ. Rất nhiều nhà cung cấp viễn thông internet (ISP) đã có mặt ở Đồng Nai như: Viettel, FPT, Sài Gòn Posttel, EVN, VDC…Đặc biệt là hệ thống cáp quang đã rải đều trong khắp các khu đô thị, khu công nghiệp của tỉnh.

- Hàng loạt trường đại học được mọc lên như: Đại học Lạc Hồng, Đại học Đồng Nai, Đại học Công nghệ Đồng Nai…chưa tính đến các Trường Cao đẳng và Trung cấp nghề trên địa bàn.

- Hệ thống hạ tầng giao thông khá tốt, quốc lộ 01 và quốc lộ 51 và hạ tầng giao thông trong các khu đô thị, khu công nghiệp rất tốt và rất rộng rất thuận tiện cho việc giao thông vận chuyển hàng hóa.

Như vậy, môi trường kỹ thuật công nghệ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu phân tích các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (Trang 43 - 84)