gian với hệ thống, biện pháp kỹ thuật được thực hiện nhằm đạt năng suất cao và
nâng cao độ phì của đất đai. Hệ thống canh tác gồm nhiều hệ thống phụ: hệ thống
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị...được bố trí trong một hệ thống tương đối ôn định, phù hợp với mục tiêu của từng nông trại hay một tiểu vùng nông
nghiệp.
Quan điểm chủ yếu về hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất
Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, thực hiện xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, phù hợp với quá trình đô thị hóa và hội nhập kinh tế chính là khai thác tốt hiệu quả sản xuất của các mô hình.
- Quan điểm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Phát triển sản xuất hàng hóa là một quá trình tất yếu của nến nông nghiệp nước. Văn kiện đại hội Dảng toàn quốc lần thứ IX (2000) đã chỉ rõ: "Định hướng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn là: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng đây nhanh chuyến dịch cơ cẫu cây trồng đây nhanh chuyến dịch cơ câu ngành nghề, cơ cầu lao động, hình thành nên nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái trên từng vùng.
Để sản xuất nông nghiệp nhanh đạt hiệu quả cao cần phải thực hiện chuyên dịch và hoàn thiện các mô hình sản xuất theo hướng tăng nhanh các cây trồng
hàng hóa có giá trị kinh tế và tỉ suất cao, thực hiện nâng cao chất lượng giống, trình độ sản xuất thâm canh, áp dụng công nghệ tiên tiến. Trước hết nông sản thực phẩm phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng tăng của thị trường trong nước, đồng thời phát triển phải quan tâm tới khả
năng canh tranh của thị trường quốc tế để đây mạnh xuất khẩu. Thực hiện đầu tư
phát triển đa đạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản phẩm nguyên liệu chế biến, xây dựng các vùng sản xuất rau hoa quả. Đồng thời,
đây nhanh công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, công tác dự báo, tiếp
thị, tiêu dùng sản phẩm theo đúng cung - cầu. - Quan điểm về hiệu quả kinh tế nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được và
lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được là
phần giá trị thu nhập của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
nguồn lực đầu vào. Cần xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa hai đại lượng
đó. Trên quan điểm chủ nghĩa Mác - lênin luận điểm của lí thuyết hệ thống thì
bản chất của hiệu quả chính là biểu hiện của trình độ tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng các nguồn lực. Khi đó, ta có thể coi hiệu quả được xác định trong mỗi
quan hệ so sánh tối ưu giữa kết quả thu được và lượng chỉ phí đã bỏ ra trong điều
kiện giới hạn về nguồn lực.
Việc xác định được những mô hình sản xuất hợp lý cho một vùng, một khu vực sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường là mục tiêu phát triển bền vững.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An.
+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ ngày 01/07/2008 - 01/12/2009 2.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện đầy đủ các nôi dung nghiên cứu trên đây chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Dùng phương pháp điều tra, thu thập số liệu lưu trữ gốc về tình hình cơ bản của xã, huyện gồm có:
+ Điều kiện tự nhiên: địa hình, đất đai...
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, thị trường...
- Sử dụng phiếu điều tra được soạn sẵn đề thu thập số liệu, thông tin cần, để cung cấp số liệu phục vụ cho mục đích và nôi dung nghiên cứu của đề tài.
- Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo địa phương để thu thập số liệu về thực trạng sử dụng đất, các mô hình sản xuất, mức đầu tư, chi phí và hiệu quả kinh tế của một
số cây trồng chính...
- Phỏng vấn 30 hộ nông dân ở mọi tầng lớp khác nhau nhưng chủ yêu là nhưng người có kinh nghiệm trong làm ăn, mỗi gia đình điều tra một phiếu. 2.3.2. Phương pháp phân tích tông hợp