Tìm hiểu về công ty chứng khoán việt nam
Trang 1DANH SÁCH HỌC VIÊN CAO HỌC NHÓM 4
7 Trịnh Đoàn Tuấn Linh 20.08.1978
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4
1- Khái niệm về công ty chứng khoán 4
2 Hình thức tổ chức: 4
3 Chức năng nhiệm vụ của công ty chứng khoán: 9
PHẦN B: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 14
1 Hoạt động môi giới 14
2 Hoạt động tự doanh 16
3 Hoạt động bảo lãnh phát hành 17
4 Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán 19
4.1 Tư vấn đầu tư chứng khoán 19
4.2 Tư vấn niêm yết 19
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những nămqua ở Việt Nam, thị trường chứng khoán cũng chuyển mình và có những bướcphát triển vược bậc và là một trong những kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế Sựlớn mạnh của thị trường chứng khoán gắn liền với hoạt động của các công tychứng khoán mang lại những dịch vụ thiết yếu hỗ trợ các nhà đầu tư và góp phầnkhông nhỏ vào việc điều tiết nền kinh tế.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, điềunày đồng nghĩa với việc các công ty chứng khoán đã và đang cải cách để phát triểnvề mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển để có thể cạnh tranh trực tiếp với cáctổ chức tài chính quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên nhóm tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện tiểuluận với đề tài “Tìm hiểu về công ty chứng khoán” Hy vọng những kiến thức củanhóm chúng tôi sẽ mang lại một cái nhìn tổng quát về hoạt động của các công tychứng khoán trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trang 4PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.1- Khái niệm về công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứngkhoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanhchứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán
Các công ty chứng khoán cũng là một loại hình công ty nhưng do hoạt động nghiệpvụ của nó đặc biệt khác với công ty sản xuất hay thương mại nói chung nên về mặt tổ chứccủa chúng cũng có nhiều sự khác biệt Các công ty chứng khoán ở các nước hay trong cùngmột nước vẫn được tổ chức rất khác nhau tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi công tyhay mức độ phát triển của thị trường Tuy nhiên, chúng vẫn có cùng một số đặc trưng cơ bảnnhư sau:
- Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý:
Các công ty chứng khoán chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ phận,từng phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ.
Do chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinh việc cóquyền tự quyết.
Một số bộ phận trong tổ chức công ty nhiều khi không phụ thuộc lẫn nhau (vídụ bộ phận môi giới và bộ phận tự doanh, hay bộ phận bảo lãnh phát hành…)
- Nhân tố con người
Nói chung, trong công ty chứng khoán, quan hệ với khách hàng có tầm quantrong nhất Sản phẩm càng trừu tượng thì nhân tố con người càng quan trọng.
Trang 5- Ảnh hưởng của thị trường tài chính
Thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng có ảnhhưởng lớn tới chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của các côngty chứng khoán Thị trường chứng khoán càng phát triển thì càng có khả năng tạothêm các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ, qua đó có thêm các cơ hội thu lợinhuận Với những mức độ phát triển khác nhau của thị trường, cơ cấu tổ chức của cáccông ty chứng khoán cũng khác nhau để đáp ứng những nhu cầu riêng Công tychứng khoán ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản có cơ cấu tổ chức rất phức tạp, trongkhi cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán ở một số nước mới có thị trường chứngkhoán như ở Đông Âu và Trung Quốc đơn giản hơn nhiều
- Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phu thuộc vào nhiều loại hình nghiệpvụ chứng khoán mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứngkhoán của nó Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng banchức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà công tychứng khoán đảm nhận:
Khối I (Front office): Do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các
giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng.Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng vàtạo ra sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó.
Trong khối này, ứng với một nghiệp vụ chứng khoán cụ thể, công ty có thể tổchức một phòng để thực hiện Vì vậy công ty thực hiện bao nhiêu nghiệp vụ sẽ có thểcó từng ấy phòng và nếu công ty chứng khoán chỉ thực hiện một nghiệp vụ, có thể sẽchỉ có một phòng thuộc khối này Riêng phòng thanh toán và lưu giữ chứng khoán thìmọi công ty chứng khoán đều phải có và có thể ở khối I do nó trực tiếp liên hệ vớikhách hàng Xem sơ đồ sau:
Trang 6
Phó Giám đốc điều hành khối I
Phòng môi giới
Phòng tự doanh
Phòng bảo lãnh phát hành
Phòng Tư vấn đầu tư
Phòng quản lý quỹ đầu tư
Phòng Tư vấn tài
Phòng Thanh toán và lưu
giữ CK
Phòng quản lý thu
nhập chứng khoán
Phòng Ủy quyền
Phòng Cho
vay chứng khoán
Trang 7Tuy vậy, tùy quy mô từng nghiệp vụ và mức độ trú trọng vào các nghiệp vụkhác nhau mà công ty có lợi thế, công ty chứng khoán có thể kết hợp một số nghiệpvụ vào một phòng (ví dụ phòng nghiên cứu phân tích với phòng tư vấn hay bảo lãnhphát hành); hoặc có thể chia nhỏ các phòng ra nhiều tổ do khâu đoạn phức tạp (nhưphòng giao dịch có thể tách ra thành tổ marketing và tổ thực hiện lệnh).
Khối II (back office): Cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các
công việc yểm trợ cho khối I.
Nói chung, bất kỳ một nghiệp vụ nào ở khối I đều cần sự trợ giúp của cácphòng ban thuộc khối II Xem sơ đồ sau:
Phó Giám đốc điều hành khối II
Phòng nghiên cứu và phát triển
Phòng tổ chức hành chánh
Phòng thông tin và phân tích CK
Phòng ngân
Phòng kế toán
Phòng ký quỹ
(QL TK vay mua)
Phòng hạch
toán tín dụng
Phòng kế hoạch
kinh doanh
Phòng phát triển sản phẩm
Phòng tin học
Phòng pháp
chế
Trang 8Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, công ty chứng khoán còn có thể có thêmmột số phòng như phòng cấp vốn, phòng tín dụng, … nếu công ty này được thực hiện cácnghiệp vụ mang tính ngân hàng.
Đối với những công ty chứng khoán lớn, còn có thêm chi nhánh văn phòng ở các địa phương,hoặc các nước khác nhau, hay có thêm phòng quan hệ quốc tế …
Để thuận tiện cho quan hệ với khách hàng, mạng lưới tổ chức mộ công ty chứngkhoán thường gồm văn phòng trung tâm và các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các địaphương, khu vực cần thiết Cũng có thể công ty chứng khoán ủy thác cho một ngân hàngthương mại ở địa phương hướng dẫn và nhận các lệnh đặt hàng mua bán chứng khoán củakhách hàng.
Mạng lưới tổ chức một công ty chứng khoán.
Nhà đầu tư
Quỹ đầu tư
Quỹ bảo hiểm
Doanh nghiệp
CN Cty chứng khoán
Phòng giao dịchVP đại diện
Cty CK
Công ty chứng khoán
Tổng hợpđặt lệnh
Môi giớictại sàn giao dịch
Trang 93 Chức năng nhiệm vụ của công ty chứng khoán:
3.1 Chức năng môi giới chứng khoán
a Khái niệm
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một côngty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tạisở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệmđối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức (điển hình là sợ hãi và thamlam), để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo.
Đề xuất thời điểm bán hàng
3.2 Chức năng tự doanh chứng khoán
a Khái niệm
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứngkhoán cho chính mình.
b Mục đích của hoạt động tự doanh
Mục đích của hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán nhằm thu lợi nhuậncho chính mình Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, phápluật các nước đều yêu cầu các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phảiđáp ứng yêu cầu về vốn và con người.
Trang 10c Những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh
Tách biệt quản lý
- Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh vànghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động.- Các công ty chứng khoán phải có đội ngũ nhân viên riêng biệt để thực hiện
nghiệp vụ tư doanh Các nhân viên này phải hoàn toàn tách biệt với bộ phậnmôi giới.
- Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán còn phải đảm bảo sự tách bạch về tàisản của khách hàng với các tài sản của chính công ty.
Ưu tiên khách hàng
- Công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khithực hiện nghiệp vụ tự doanh Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của kháchhàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty.
Bình ổn thị trường
- Do tính đặc thù của thị trường chứng khoán, đặc biệt là các thị trường chứngkhoán mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì tínhchuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao Điều này rất dẽ biến độngbất thường trên htị trường Vì vậy, các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp rất cầnthiết để làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường Bên cạnh hoạt độngcủa các quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty chứng khoán với khả năngchuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua hoạt động tư doanhgóp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loạichứng khoán trên thị trường.
3.3 Chức năng bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủtục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giáchứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.
Trang 11Tổ chức bảo lãnh chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chứcphát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng
Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phảicó được sự bảo lãnh của một công ty nhỏ, và số lượng phát hành không lớn, thì chỉ cần cómột tổ chức bảo lãnh phát hành Nếu đó là một công ty lớn, và số lượng chứng khoán pháthành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh pháthành, bao gồm một hoặc một tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hànhthành viên.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồngnhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành Phí bảo lãnh phát hành là mức chênh lệchgiữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được.
Bảo lãnh phát hành gồm có các phương thức sau:
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức
bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối đượchết chứng khoán hay không Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắcchắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoáncủa tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP)[1]
và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP Chênh lệch giữa giá muachứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoahồng chiết khấu
- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp
dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nướcphát triển Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đônghiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũtrước khi chào bán ra công chúng bên ngoài Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông khôngmuốn mua thêm cổ phiếu của công ty Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnhdự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thànhnhững cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng Có thể nói, bảo lãnh theo phươngthức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại
Trang 12chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng Tại cácnước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thìphương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụngnhất
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức
bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành Tổ chức bảolãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức đểbán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chứcphát hành phần còn lại.
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này,
tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định,nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa
phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặckhông Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tốithiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn) Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnhđược tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần) Nếu lượngchứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bịhuỷ bỏ.
3.4 Chức năng tư vấn đầu tư
a Khái niệm
Tư vấn đầu tư chứng khoán là đưa ra lời khuyên, phân tích các tình huống hay thựchiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng.
b Nguyên tắc của hoạt động tư vấn
- Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn họbỏ ra kinh doanh, nhưng những báo cáo phân tích của họ lại có tác động tâm lý rất lớnđến người được tư vấn và có thề làm cho người được tư vấn hưởng lợi hay bị thiệthại Nhà tư vấn phải luôn là những người thận trọng khi đưa ra những lời bình luận về
Trang 13giá trị của các loại chứng khoán, nếu người đầu tư có lợi, kiếm được tiền từ lời tư vấnnày thì họ sẽ vui mừng nhưng nếu họ bị thiệt hại thì họ sẽ tìm kiếm các nhà tư vấn đểphàn nàn, thậm chí bắt bồi thường do vậy, khi hành động, nhà tư vấn cần đặt ra vàtuân theo một số nguyên tắc nhất định, tối thiểu như sau:
+ Không bảo đảm chắc chắn về giá trị của chứng khoán.
+ Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình có thểkhông hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ không chịutrách nhiệm về những lời khuyên đó.
+ Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứngkhoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ cơ sở khách quan là sự phântích tổng hợp một cách lôgích, khoa học.
3.5 Chức năng quản lý danh mục đầu tư
Đây là một dạng nghiệp vụ tư vấn của công ty chứng khoán nhưng ở mức độ cao hơnvì trong hoạt động này, khách hàng ủy thác cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyếtđịnh đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận.
Trang 14PHẦN B: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năn 2000,tính đến nay Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứngkhoán cho 61 công ty , với tổng vốn điều lệ đạt 6.959 tỷ đồng Trong đó có 47 công ty đượccấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứngkhoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán, ngoài ra các công ty còn thực hiện một số hoạtđộng kinh doanh khác như : Lưu ký chứng khoán, cầm cố chứng khoán, repo chứng khoán,dịch vụ thị trường vốn, dịch vụ thị trường nợ, quản lý tài sản, tư vấn phát hành trái phiếudoanh nghiệp.
1 Hoạt động môi giới.
Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK đạt255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày31/12/2006) Trong đó, đối với những Công ty chứng khoán đã có bề dày hoạt động, đềuchiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tàikhoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm13,48%; CTCK Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; Công ty chứng khoánNgân hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61% Bên cạnh đó, một số Công tychứng khoán tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, nhưSBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thịphần, Công ty chứng khoán Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần
Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các Côngty chứng khoán đạt 25.196 tỷ đồng Những Công ty chứng khoán có doanh số môi giới giaodịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tàikhoản (xem bảng dưới đây).
Trang 15Đơn vị: tỷ đồng
Công ty chứngkhoán
Doanh số giao dịch tháng6/2007
Thị phần giao dịch tháng6/2007
Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực:
1 Thứ nhất, các CTCK thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yếtcho chính công ty mình Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các chứng khoán niêm yếtcòn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai.
2 Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức nhưmua chứng khoán không niêm yết trên OTC Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủnhững hạn mức do pháp luật quy định
Ngoài ra, một hoạt động tự doanh phổ biến hiện nay của một số CTCK là việc muachứng khoán niêm yết lô lẻ, sau đó CTCK sẽ gộp lại thành lô chẵn để niêm yết và có thể bán
Trang 16lại trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Đây là một lĩnh vực có khả năng mang lại lợinhuận tương đối lớn cho các CTCK Giá mua lô lẻ được xác định bằng thỏa thuận giữa kháchhàng bán với CTCK, do đó các CTCK có điều kiện để đưa ra mức giá phù hợp để thu hútkhách hàng, tạo sự chủ động cho các CTCK trong hoạt động kinh doanh của mình
Năm 2004, cùng với môi giới, nghiệp vụ tự doanh cũng được các công ty chú trọngthực hiện, nhiều công ty tăng vốn điều lệ để được thực hiện nghiệp vụ này như CTCK SàiGòn tăng vốn 2 lần lên 20 tỷ đồng, CTCK Thăng Long tăng vốn từ 9 tỷ lên 43 tỷ đồng,CTCK Ngân hàng ĐT&PT và CTCK Ngân hàng NN&PTNT tăng vốn lên 100 tỷ để gia tăngtiềm lực tài chính, có điều kiện mở rộng các loại hình kinh doanh chứng khoán Tổng giá trịgiao dịch và doanh thu tự doanh đã tăng mạnh qua các năm mặc dù mức độ có khác nhau ởtừng công ty Hiện đã sự thay đổi về kết cấu danh mục đầu tư chứng khoán tự doanh ở cácCTCK Nếu như 2 năm đầu mới đi vào hoạt động (2000-2002), các công ty tập trung vào tựdoanh cổ phiếu chưa niêm yết thì bắt đầu từ nửa cuối năm 2002 đến nay các công ty tậptrung vào tự doanh trái phiếu và cổ phiếu niêm yết
Những CTCK tự doanh nhiều cổ phiếu là CTCK Đệ Nhất, CTCK ACB NhữngCTCK tự doanh nhiều trái phiếu là CTCK Ngân hàng NN&PTNT, CTCK Ngân hàng ngoạithương, CTCK Ngân hàng công thương, CTCK ngân hàng ĐT&PT Sự gia tăng về giá trị tráiphiếu tự doanh trong thời gian gần đây đã góp phần kích hoạt thị trường thứ cấp về tráiphiếu, điều mà hơn 2 năm trước đây không có được.
Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷđồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007) Đối với 14CTCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSCkhông báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷđồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007) Một số công ty có giá trị tự doanhcuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao.
Đối với khối CTCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tựdoanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giátrị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự