Tìm hiểu về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán, nhận xét và đề xuất pháp lý
Trang 13.3.1 Đối với các chế tài hành chính 7
3.3.2 Đối với các chế tài hình sự 9
4 Một số đề xuất pháp lý hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luậtchứng khoán 9
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Để đảm bảo cho thị trường chứng khoán vận hành một cách an toàn,hiệu quả, công khai, công bằng, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của cácchủ thể tham gia thị trường và duy trì được sự cạnh tranh lành mạnh trên thịtrường, từ đó góp phần thúc đẩy thị trường ngày càng phát triển hơn nữa thìmọi quan hệ phát sinh trên thị trường phải được pháp luật dự liệu hay nóicách khác, cần có sự can thiệp của pháp luật vào hoạt động của thị trường,nhất là các hành vi xâm hại đến quy tắc hoạt động của thị trường.
Nhận rõ được vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán đối vớinền kinh tế của đất nước, các nhà làm luật đã ban hành rất nhiều văn bảnpháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và văn bảnpháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng,cũng như sửa đổi, bổ sung các văn bản cũ cho phù hợp với diễn biến của thịtrường Tuy nhiên, các quy định hiện hành về xử lý vi phạm pháp luật tronglĩnh vực chứng khoán đã phù hợp với điều kiện thực tế chưa, chế tài đã đủmạnh chưa? Để làm rõ vấn đề này tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tìmhiểu về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán, nhận xét vàđề xuất pháp lý của nhóm” sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản nhất về vấn đềnày
Xử lý hành chính thường được áp dụng bởi cơ quan quản lý nhà nướcvề chứng khoán và thị trường chứng khoán Hình thức xử phạt chính thườngđược quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền Ngoài ra còn áp dụng thêm một sốhình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoặc hủy bỏ giấy phép hành nghề;thu hồi, hủy bỏ giấy phép hoạt động của công ty; yêu cầu ngừng hoặc đìnhchỉ tư cách thành viên của Sở giao dịch hay Hiệp hội người giao dịch thịtrường OTC; từ chối, đình chỉ hoặc rút đơn người đăng ký làm nhà môi giớigiao dịch…
Xử lý dân sự được đặt ra khi hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hạiđến lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác Trách nhiệm bồi thường và nộptiền phạt là trách nhiệm đồng thời khi vi phạm Nếu tài sản không đủ để thựchiện đồng thời hai loại trách nhiệm này thì thực hiện trách nhiệm bồi thườngdân sự trước.
Hình thức xử lý nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với người có hànhvi vi phạm pháp luật chứng khoán là xử lý hình sự Mục đích của hình phạtđược áp dụng cho loại tội phạm này không chỉ nhằm trừng phạt hoặc ngăn
Trang 3ngừa khả năng phạm tội hoặc tái phạm, mà quan trọng hơn là để thỏa mãn vàtạo dựng lòng tin nơi công chúng đầu tư, những người mà quyền lợi rất đôngtrong số họ đã bị tổn hại do hành vi của một hoặc vài cá nhân gây nên Dođó, hình phạt thường có tính chất cảnh cáo, răn đe với mức độ cao hơn nhữngtội phạm cùng loại trong các lĩnh vực khác Hình phạt tiền được coi là hìnhphạt hiệu quả và thiết thực nhất đối với các tội phạm trong lĩnh vực này, nênđược pháp luật của hầu hết các nước coi là hình phạt chính với mức phạt rấtcao Trong một số trường hợp có thể áp dụng hình phạt tù hoặc cả hai.
2 Quy định của pháp luật về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạmpháp luật chứng khoán
2.1 Các chế tài hành chính
Các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcchứng khoán và thị trường chứng khoán đều khẳng định: tổ chức, cá nhân cóhành vi vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán phải chịu một tronghai hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo và phạt tiền Điều này hoàn toànphù hợp với quy định tại Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
2.1.1 Hình thức cảnh cáo
Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khi có đủ
hai điều kiện sau: Một là, hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện
được văn bản pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vàthị trường chứng khoán quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh
cáo; Hai là, việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân
vi phạm hành chính về chứng khoán chỉ được thực hiện khi đó là vi phạmnhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ.
Có thể nói, cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối vớicá nhân, tổ chức vi phạm Khác với hình phạt cảnh cáo, đối tượng bị áp dụnghình thức xử phạt cảnh cáo không bị coi là có án tích và không bị ghi vào lýlịch tư pháp.
2.1.2 Hình thức phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại điểm b khoản 1Điều 6 Nghị định 85/2010/NĐ-CP Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân thựchiện hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán nếu không thuộc trườnghợp bị xử phạt cảnh cáo thì sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền Mức phạttiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứngkhoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung phạt tiền đốivới hành vi đó Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảmthấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền Nếuvi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng khôngđược tăng quá mức tối đa của khung phạt tiền Đối với trường hợp vi phạmhành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ thì tùy theo tính chất, mứcđộ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người có thẩm quyền quyết địnháp dụng mức phạt cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mứctrung bình của khung hình phạt
Trang 42.1.3 Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất và mức độ viphạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vàthị trường chứng khoán còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạtbổ sung sau:
1 Tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi viphạm hành chính;
2 Đình chỉ hoặc hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng;3 Đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnhvực chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Những hình thức xử phạt bổ sung trên không được áp dụng một cáchđộc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính Quyết định xửphạt không nhất thiết phải do một người có thẩm quyền quyết định áp dụngvà ghi nhận trong cùng một văn bản áp dụng hình thức xử phạt chính màchúng có thể do các cấp khác nhau có thẩm quyền quyết định áp dụng và cốnhiên nó có thể được ghi nhận trong các văn bản áp dụng khác nhau.
Ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính như đã nêutrên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thịtrường chứng khoán còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phụchậu quả do hành vi vi phạm gây ra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm Cácbiện pháp này được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định 85/2010/NĐ-CP
cho từng dạng hành vi vi phạm cụ thể Ví dụ: tổ chức chào bán chứng khoán
ra công chúng có hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứngkhoán ra công chúng thì có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là:phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền muachứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suấttiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức chào bán chứng khoán mởtài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm bị xử phạtvi phạm hành chính, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầucủa nhà đầu tư (khoản 5 Điều 7 Nghị định 85/2010/NĐ-CP) Công ty đạichúng có hành vi vi phạm quy định về hồ đăng ký công ty đại chúng thì cóthể bị áp dụng một hoặc cả hai biện pháp khắc phục hậu quả sau: 1 buộcchấp hành đúng quy định về đăng ký công ty đại chúng; 2 buộc hủy bỏ, cảichính thông tin đối với trường hợp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng có thôngtin sai lệch (khoản 4 Điều 9 Nghị định 85/2010/NĐ-CP)…
2.2 Các chế tài hình sự
Cũng giống như pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới, Bộ luậthình sự Việt Nam quy định hai hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân thựchiện tội phạm về chứng khoán là phạt tiền và phạt tù có thời hạn.
Đối với tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật tronghoạt động chứng khoán, Điều 181a Bộ luật hình sự quy định hai khung hìnhphạt:
Trang 5Khung cơ bản có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng,phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Khung tăng nặng có mức hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm được ápdụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết sau:
Khung cơ bản có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng,phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụngcho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết như trên.
Ngoài hình phạt chính, cá nhân thực hiện tội phạm về chứng khoán còncó thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung là:
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là công việc nhất địnhtừ 1 đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản áncó hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữhoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
2.3 Các chế tài dân sự
Các vi phạm pháp luật dân sự trong lĩnh vực chứng khoán và thịtrường chứng khoán chủ yếu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.Khi bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩavụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền Trách nhiệm dânsự là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do Tòa án áp dụng đối vớingười có hành vi vi phạm pháp luật Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩavụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phảibồi thường thiệt hại nhằm thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị viphạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm.
Tuy nhiên, hiện nay, một số quy định trong luật chứng khoán khôngđồng nhất với luật dân sự cần được làm rõ để tránh vi phạm Ví dụ như: kháiniệm bảo lãnh phát hành trong luật chứng khoán với khái niệm bảo lãnh trongluật dân sự Theo quy định tại khoản 22 Điều 6 thì “Bảo lãnh phát hànhchứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức pháthành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua mộtphần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua sốchứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗtrợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng” Nhưvậy, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán chỉ có ý nghĩa là tổ chức bảolãnh phát hành bao tiêu chứng khoán cho tổ chức phát hành, không bao hàm
Trang 6việc tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các nghĩa vụ đối với người đầu tưthay cho tổ chức phát hành Tuy nhiên, khái niệm bảo lãnh trong dân sự lạicó ý nghĩa khác Điều 361 Bộ luật dân sự quy định: “Bảo lãnh là việc ngườithứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi làbên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đâygọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ…”.
Hay như trong quy định về hoạt động lưu ký chứng khoán, trước khibán chứng khoán, nhà đầu tư phải tiến hành lưu ký chứng khoán đó tại thànhviên lưu ký, sau đó thành viên lưu ký đem chứng khoán đó tái lưu ký tậptrung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tạo cơ sở choviệc chuyển nhượng thông qua ghi sổ chứng khoán Về mặt hình thức, mốiquan hệ giữa nhà đầu tư với VSD là mối quan hệ hợp đồng gửi giữ chứngkhoán, theo đó, VSD nhận bảo quản chứng khoán cho khách hàng và thu phítheo số lượng chứng khoán nhận bảo quản Tuy nhiên, so với đặc điểmtruyền thống của hợp đồng gửi giữ quy định tại Bộ luật dân sự, việc gửi giữchứng khoán tại VSD có những điểm khác biệt Điều 559 Bộ luật dân sự quyđịnh: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bêngiữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bêngửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ…”.Còn trong trường hợp lưu ký chứng khoán tại VSD, thì VSD không có nghĩavụ trả lại chính chứng khoán đã được gửi giữ, mà chỉ phải trả lại các chứngchỉ chứng khoán với các quyền giống như các chứng khoán đã được lưu ký.Khách hàng gửi chứng khoán cũng không thể yêu cầu rút các chứng chỉchứng khoán giống như chứng khoán mà mình đã lưu ký.
3 Thực tiễn thực hiện và một số nhận xét 3.1 Thực tiễn áp dụng các chế tài hành chính
3.1.1 Hình thức cảnh cáo
Trong thực tiễn, hình thức cảnh cáo thường được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về báo cáo Ví dụ: Ngày
16/06/2010, Chủ tịch UBCKNN ban hành Quyết định số 468/QĐ-UBCKquyết định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với Công ty cổ phầnChứng khoán Nam Việt theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 33 Nghịđịnh 36/2007/NĐ-CP, vì Công ty đã không gửi báo cáo tài chính năm 2009tới UBCKNN trước ngày 31/3/2010, vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1Điều 43 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 của Bộ Tài chínhvề việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán; Ngày16/6/2010, Chủ tịch UBCKNN ban hành các Quyết định số 470/QĐ-UBCK,số 471/QĐ-UBCK và số 472/QĐ-UBCK quyết định áp dụng phạt cảnh cáođối với 3 công ty: Công ty cổ phần Than Hà Lầm, Công ty cổ phần Sản xuấtkinh doanh thiết bị y tế Việt Mỹ và Công ty cổ phần Đầu tư và vận tải dầukhí theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 33 Nghị định 36/2007/NĐ-CP,do 3 công ty này đã chậm nộp Báo cáo tài chính quý IV/2009 cho Sở Giao
Trang 7dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vi phạm quy định tại Điều 1.2 Mục IVThông tư 38/2007/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trườngchứng khoán (nay là thông tư 09/2010/TT-BTC) (Công ty cổ phần Than HàLầm nộp chậm 44 ngày, Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh thiết bị y tếViệt Mỹ nộp chậm 42 ngày và Công ty cổ phần Đầu tư và vận tải dầu khí nộpchậm 56 ngày so với quy định).
3.1.2 Hình thức phạt tiền
Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà mức phạt được áp
dụng khác nhau đối với từng hành vi vi phạm cụ thể Ví dụ: Ngày 16/3/2011,
Chủ tịch UBCKNN ban hành Quyết định số 07/QĐ-TT quyết định phạt tiền60 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Hà Phương (Địa chỉ: 110 Ngô Quyền,Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 23Nghị định 85/2010/NĐ-CP, vì ngày 18/10/2010, bà Nguyễn Thị Hà Phươngmua 62.000 cổ phiếu KBT làm số lượng cổ phiếu nắm giữ tăng lên 135.400cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 5,8%) và trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phầnGạch ngói Kiên Giang (mã CK: KBT) nhưng không báo cáo UBCKNN,HNX; từ ngày 19/10/2010 đến ngày 17/11/2010 bà Phương đã thực hiện mua34.000 cổ phiếu KBT và bán 40.000 cổ phiếu KBT nhưng không báo cáotrước khi giao dịch và kết quả sau khi giao dịch với UBCKNN, HNX theoquy định Hành vi của bà Phương đã vi phạm quy định tại Điểm 4.1 Mục 4Phần II và Điểm 4.2, 4.3 Mục 4 Phần IV Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày15/1/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thịtrường chứng khoán Ngày 14/3/2011, Chánh Thanh tra UBCKNN ký Quyếtđịnh số 06/QĐ-TT quyết định phạt tiền 40 triệu đồng đối với Công ty cổ phầnĐầu tư Tài chính Thiên Hóa (Địa chỉ: 81 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, HàNội) theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 85/2010/NĐ-CP, vì ngày1/10/2010, Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Thiên Hóa là cổ đông lớn củaCông ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam (mã CK: SED),đã giao dịch mua 115.200 cổ phiếu SED trong khi HNX công bố thông tin vềgiao dịch với thời gian dự kiến từ ngày 4/10/2010 Hành vi của Công ty đã viphạm quy định tại Điểm 4.2 Mục 4 Phần IV Thông tư số 09/2010/TT-BTCngày 15/1/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trênthị trường chứng khoán (Thông tư 09/2010/TT-BTC) Từ ngày 7/10/2010 đếnngày 19/10/2010, Công ty tiếp tục giao dịch mua 81.100 cổ phiếu SED vàlàm tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ thay đổi vượt quá 1% nhưng không báo cáoUBCKNN và HNX về thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn, vi phạm quy địnhtại Điểm 4.2 Mục 4 Phần II Thông tư 09/2010/TT-BTC
3.2 Thực tiễn áp dụng các chế tài hình sự
Từ sau khi Bộ luật hình sự sửa đổi có hiệu lực (từ ngày 1/1/2010), lầnđầu tiên, một đối tượng bị khởi tố, điều tra bởi một trong 3 tội danh về chứngkhoán quy định trong Bộ luật hình sự, sự kiện này được coi như một "tiếngđộng" nhấn mạnh rằng, Bộ luật hình sự phần các tội phạm chứng khoán đãchính thức được áp dụng trên thực tế Tháng 11/2010, Cơ quan điều tra đã
Trang 8khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Văn Dũng,nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Dược ViễnĐông về hành vi thao túng giá chứng khoán Theo điều tra ban đầu, thời giangần đây, ông Dũng và Công ty Dược Viễn Đông tiến hành thâu tóm Dược HàTây, giá cổ phiếu của cả 2 doanh nghiệp đều biến động mạnh Theo số liệucủa UBCKNN, tại thời điểm ngày 21/6/2010, tổng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếuDHT của Dược Viễn Đông và ông Lê Văn Dũng là 18,74% Nếu tính thêmcổ phần mà Công ty Đầu tư Y tế Medi (cổ đông lớn của DVD), thì lượng cổphần tại Dược Hà Tây mà nhóm cổ đông này nắm giữ là 22,12% Đến ngày22/6, Dược Viễn Đông lại tiến hành mua thêm 270.700 cổ phiếu DHT Sauvụ mua bán này, tổng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DVD và ông Lê Văn Dũng là25,3% (tính cả Medi là 28,68%) Theo quy định hiện hành, đây là giao dịchphải thực hiện chào mua công khai (cổ phần nắm giữ của cổ đông vượt quá25% vốn điều lệ), thế nhưng giao dịch lại được phía Dược Viễn Đông imlặng thực hiện thay vì tiến hành chào mua công khai Hiện, hành vi thao túnggiá chứng khoán của ông Dũng đang được Cơ quan điều tra làm rõ.
Tuy nhiên, đây chỉ là vụ việc được hình sự hóa đầu tiên trong vô vàn viphạm Còn từ trước đến nay, hầu hết các vụ việc thao túng, làm giá trên thịtrường chứng khoán khi bị phát giác mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt hànhchính Điển hình như vụ bà Nguyễn Thị Kim Phượng (cổ đông lớn của Côngty cổ phần Vận tải Xi măng - mã cổ phiếu VTV) chào mua công khai 1,3triệu cổ phiếu VTV trong 5 phiên liên tiếp, khiến cổ phiếu VTV đã tăng kịchtrần Sau đó, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phát hiện bà Phượng khôngmua mà đã bán hết 557.800 cổ phiếu (chiếm 8,5% số cổ phiếu VTV mà bànày đang sở hữu) Hành động vi phạm quy định công bố thông tin này đãgiúp bà Phượng thu lợi tới cả chục tỷ đồng, nhưng cũng chỉ bị xử phạt hànhchính 170 triệu đồng.
3.3 Nhận xét của nhóm về các chế tài xử lý vi phạm pháp luậtchứng khoán
3.3.1 Đối với các chế tài hành chính
- Về mức xử phạt vi phạm hành chính trong TTCK,trong thời gian quarất nhiều hành vi thao túng thị trường hay giao dịch gian lận chứng khoánnhưng chỉ bị xử lý rất nhẹ, không tạo được lòng tin cho các NĐT Việc ra đờiNghị định 85/2010/NĐ-CP đã tạo ra điểm nhấn quan trọng cho TTCK Việtnam là tăng cường mức độ xử phạt đối với những hành vi gian lận trongchứng khoán và thao túng thị trường Các mức phạt hành chính đã được tănglên một cách đáng kể Nghị định quy định mức phạt tiền thấp nhất là 50 triệuđồng và cao nhất là 70 triệu đồng đối với tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnhphát hành, tổ chức tư vấn phát hành và các tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơđăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch hoặckhông sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát hiện thông tin không chính xác hoặcbỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ (trước đây chỉphạt tối đa đến 20 triệu đồng đối với hành vi tương tự).
Trang 9- Phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với tổ chức pháthành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành và các tổ chức, cánhân xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thôngtin cố ý làm sai sự thật hoặc che giấu sự thật (trước đây chỉ phạt tối đa đến 50triệu đồng đối với hành vi tương tự).
- Riêng đối với hành vi chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưađáp ứng đủ điều kiện hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lậpdoanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật quy định hoặc thực hiện chào bánchứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoánNhà nước theo quy định thì có thể bị phạt tới 300 triệu đồng.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 37/2011/TT-BTChướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 85/2010/NĐ-CP về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng giúp tạora một hành lang pháp lý sẽ chặt chẽ hơn, cụ thể hóa hơn các hành vi vi phạmvà việc giám sát thị trường được tăng cường,tính “răn đe” vì thế cũng lớnhơn, nhất là với những hành vi vi phạm phổ biến nhất hiện nay như vi phạmvề chào bán chứng khoán và thao túng giá chứng khoán Cá nhân bị xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã quá thời hạn mà không tựnguyện chấp hành hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn và sẽ bị áp dụngcác biện pháp cưỡng chế.
- Việc cưỡng chế được thực hiện dưới hình thức khấu trừ một phầntiền lương hoặc thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; kê biênphần tài sản, chứng khoán có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấugiá; áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để tịch thu khoản thu trái phápluật do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạmcó thể bị xử phạt bổ sung như tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật dohành vi vi phạm hành chính; đình chỉ hoặc hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán;đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghềchứng khoán.
- Với những mức phạt cụ thể này, tính răn đe của pháp luật đã được đềcao hơn, hạn chế được các rủi ro và vi phạm mà những hoạt động giao dịchchứng khoán gây ra thao túng thị trường Tuy nhiên, trong Nghị định 85 vẫncòn tồn tại những quy định mập mờ và chưa rõ ràng như viêc khi chấp hànhquyết định xử phạt, doanh nghiệp phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vị phạmhành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của ngườiđó theo quy định pháp luật Tuy nhiên, cho đến nay thì việc xác định tráchnhiệm cá nhân này vẫn chưa cụ thể, chưa rõ ràng hoặc nếu có thì cũng lạichỉ phạt hành chính.
- Thị trường chứng khoán là thị trường đầu tư vô cùng phức tạp vàkhông hề dễ dàng trong việc quản lý Thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủiro cao cho cả nền kinh tế Một khi thị trường chứng khoán suy thoái sẽ kéotheo sự sụp đổ của các công ty, ảnh hưởng trực tiếp tới từng người dân trong
Trang 10xã hội Chính vì vậy mà để quản lý chặt chẽ hơn thị trường này, trong tươnglai, pháp luật chứng khoán cần đẩy mạnh việc ban hành ra những chính sách,văn bản pháp luật thiết thực hơn nữa
3.3.2 Đối với các chế tài hình sự
Bất kỳ một điều luật nào cũng vậy, nó chỉ có tính khả thi cao khi xácđịnh được đặc trưng của tội danh rõ ràng Nghiên cứu kỹ các quy định tạiĐiều 181a, 181b và 181c Bộ luật hình sự cho thấy nhiều nội dung còn trừutượng mà hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật Hình sự, để làm rõ tính chất, cũng như mức độ nghiêm trọngcủa các tội phạm về chứng khoán Cụ thể, rất khó xác định như thế nào đượccoi là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng Hay như quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 181c: người nào“lôi kéo người khác liên tục mua bán chứng khoán” gây hậu quả nghiêmtrọng, thì bị phạt tiền từ 100 đến 500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm Với quy định này, cơ quan điều tragần như “bó tay” trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh một người nàođó có hành vi lôi kéo người khác liên tục mua, bán chứng khoán, bởi kháiniệm “liên tục” ở đây được hiểu là 1 tháng, 3 tháng hay 5 tháng; đầu tuầnmua, bán, giữa tuần mới mua, bán tiếp có được hiểu là liên tục không, hay làgiao dịch liên tiếp các phiên trong tuần mới bị coi là mua, bán liên tục; mua,bán một hay nhiều mã chứng khoán?…
Hơn nữa, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tố tụng với nhau và vớicác bộ, ngành liên quan, nhất là với Bộ Tài chính, UBCKNN còn chưa chặtchẽ, thường xuyên, nên hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnhvực chứng khoán còn hạn chế.
4 Một số đề xuất pháp lý hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạmpháp luật chứng khoán
Nguyên nhân chính của việc vi phạm pháp luật là do chế tài pháp luậtchưa đủ mạnh, nếu bị phạt thì quyền lợi không bị ảnh hưởng nhiều đã dẫnđến tình trạng “nhờn” luật Vì vậy, theo chúng tôi giải pháp trước mắt cầnphải thực hiện là.
Một là: Hệ thống pháp lý hiện hành chưa phân định rõ các loại tội
danh, kèm theo chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trên TTCK Ranhgiới phân định giữa vi phạm hình sự và dân sự cũng chưa rõ ràng Việc hìnhsự hóa các vi phạm dân sự dễ gây tác dụng ngược, bởi với một số hành vi viphạm, nếu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thì có tác dụng răn đe kịpthời, trong khi xử lý hình sự tốn nhiều thời gian điều tra, nhưng nếu đi đếnkết luận không có tội thì tác dụng răn đe rất hạn chế Vì vậy, cần nhanhchóng làm rõ những dấu hiệu cấu thành tội phạm của các tội danh trong lĩnhvực chứng khoán mà BLHS sửa đổi, bổ sung vừa mới đưa vào Đồng thờicũng nên bổ sung thêm một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khóanlà tội phạm để có cơ chế xử lý khi những hành vi này được thực hiện.