Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2010
Trang 1- CPRGS: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo(Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy)
- DN: Doanh nghiệp
- EU: Liên minh Châu Âu (European Union)
- FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)- FPI: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment)- HDI: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)- IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Moneytary Fund)
- MDGs: Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (Millennium DevelopmentGoals)
- NGO: Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization)- ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
- SEV: Hội đồng Tương trợ Kinh tế (tiếng Nga: Совет экономической
взаимопомощи Sovyet Ekonomičeskoy Vzaimopomošči, SEV (СЭВ, SEW); tiếngAnh: Council of Mutual Economic Assistance, COMECON hoặc CMEA)
Trang 2- TNC: Công ty xuyên quốc gia (Transnational corporation)
- VDG: Mục tiêu phát triển Việt Nam (Vietnam Development Goals)
- VNĐ: Việt Nam Đồng
- WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)- WB: Ngân hàng thế giới (World Bank)
Trang 33 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của đề tài 7
7 Bố cục của đề tài 7
CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 8
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI 8
1.1.1 Các định nghĩa về nghèo đói 9
1.1.2 Nguyên nhân gây ra nghèo đói 11
1.1.3 Tiêu chí nghèo đói 22
1.2 TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 25
1.2.1 Tác động đối với kinh tế - xã hội 25
1.2.2 Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo 26
1.3 VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 27
1.3.1 Định nghĩa xoá đói giảm nghèo 27
1.3.2 Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và vấn đề xoá đói giảm nghèo 28
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY 31
2.1 TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY 31
2.2 NGUYÊN NHÂN 38
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan 38
2.2.2 Nguyên nhân khách quan 46
2.3 CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM 48
2.3.1 Những chính sách của Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo 48
2.3.2 Những thành tựu của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay 59
2.3.3 Những hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ 1986 đến nay 66
CHƯƠNG 3QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THÀNH TỰU CŨNG NHƯ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 70
3.1 Dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm để nâng cao đời sống cho người nghèo 70
3.2 Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóavà bảo vệ môi trường 72
Trang 43.3 Xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là về nguồn lực hướng tới phát triển bền vững 723.4 Đổi mới công tác tổ chức, bảo đảm tính công khai, minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chính bản thân người nghèo trong quá trình triển khai chương trình xóa đói, giảm nghèo 743.5 Tiến hành đổi mới nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và hướng tới thị trường 753.6 Quán triệt cho người dân và cán bộ nhà nước nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo 76
KẾT LUẬN 77
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tựdo hoá dần nền kinh tế, thủ tiêu dân cơ chế kinh tế cũ từ năm 1986 Những thànhquả và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm sau Đổi Mới đã đemlại những tiến bộ trong thu nhập của đại bộ phận nền kinh tế - xã hội nhưng bêncạnh đó còn tồn tại vấn đề mang tính cấp thiết đó là một bộ phận không nhỏ ngườidân vẫn phải sống trong điều kiện nghèo đói
- Nghèo đói và khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư ngàycàng gia tăng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn về chính trị- kinh tế - xã hội trong tương lai gần nếu không có chính sách đúng đắn và biệnpháp kịp thời
- Xoá đói giảm nghèo là một công cuộc lâu dài, cần có sự nhìn nhận đánh giátổng quát để nhìn nhận rõ những thành tựu để phát huy và những khuyết điểm đểcó biện pháp khắc phục
* Khảo sát về mức sống tại Việt nam 1997-98: Thông tin cơ bản, Đói nghèo vàSự phân chia các nguồn nhân lực - Ngân hàng thế giới (World bank, 4/ 2001)
* Các vấn đề được lựa chọn của Việt nam, Báo cáo của cán bộ khu vực số99/55, Quỹ Tiền tệ quốc tế (1999) Washington D.C.
*.Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo ở Việt nam - Bản tổng kết 10 tài liệu vềChương trình nghiên cứu Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo của Cơ quan Pháttriển Quốc tế của Vương quốc Anh (DFID), do John Thoburn and Richard Jonesthực hiện.
* Báo cáo của UNDP về tốc độ xoá đói giảm nghèo của Việt Nam và các thànhtựu trong mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDG) (tháng 9 năm 2003)
Trang 6* Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta - thành tựu, thách thức và giải pháp – PhạmGia Khiêm - Tạp chí Cộng sản (số 2+3 – 2006).
* Khảo sát mức sống ở Việt Nam 1997-98 – phân tích, Hà Nội 1999/VN VũTuấn Anh, Tổng Cục Thống kê Việt Nam.
Các công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề đói nghèoở Việt Nam và các thành tựu cũng như hạn chế của Chính Phủ Nhưng chưa cócông trình nào đi sâu phân tích, tổng kết, nghiên cứu về thực trạng của công cuộcxoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 - bắt đầu thời kỳ Đổi Mới, mở cửanền kinh tế Do đó, đề tài này sẽ đi sâu phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảmnghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận chung, đề tài đánh giá thực trạng công cuộc xoá đóigiảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986, đưa ra một cái nhìn tổng quan để từ đó gợimở một số giải pháp nhằm củng cố và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồngthời khắc phục những tồn tại và thiếu sót trong hơn 20 năm qua.
4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu
- Đối tượng: công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm1986 trở lại đây.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duyvật lịch sử.
- Các phương pháp khác: logic, thống kê, nghiên cứu tài liệu, so sánh
6 Đóng góp của đề tài
- Đánh giá, phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt nam- Gợi mở một số giải pháp nhằm phát huy các thành tựu cũng như khắc phụccác hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.
7 Bố cục của đề tài
Đề tài có cấu trúc gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo
Trang 7Chương 2: Thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm
1986 đến nay
Chương 3: Quan điểm định hướng và gợi mở giải pháp phát huy thành tựu
cũng như khắc phục hạn chế của công tác xoá đói giảm nghèo của Việt Nam trongnhững năm tới
Trang 8Nghèo đói không phải là một vấn đề gì mới mẻ với mọi quốc gia Giải quyếtnạn nghèo đói trở thành vấn đề xuyên suốt trong các chương trình hành động củacác chính phủ Nghèo đói gây cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội, và kìmhãm nguồn lực của quốc gia khi sức sản xuất không có đủ điều kiện để phát triển,và các quỹ phúc lợi của xã hội phải chia sẻ để hỗ trợ cho những khu vực có mứcthu nhập thuộc loại nghèo Nghèo đói dai dẳng, rộng khắp khiến sức mua của xãhội và tổng cầu bị giới hạn, đường giới hạn khả năng sản xuất bị thu hẹp, khó cókhả năng mở rộng do các nguồn lực bị bó buộc trong vòng luẩn quẩn của nghèo đóimà không thể tận dụng hết
Nạn nghèo đói thường tập trung ở những vùng sâu vùng xa, hay các vùngnông thôn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, giao thông khó khăn, trình độ dân trí cònthấp, và người dân luôn thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất Đói nghèo đi liềnvới tình trạng là mức sống thấp, thậm chí cực khổ; môi trường sống xuống cấp; tàinguyên xung quanh môi trường sống bị tàn phá để kiếm nguồn tư liệu sinh hoạt vàsản xuất phục vụ cho kế sinh nhai của họ (vì nhu cầu thiết thân nhất của nhữngngười thuộc diện nghèo đói là lương thực) do phương thức sản xuẩt chủ yếu là giảnđơn và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Cũng do phương thức sản xuất phụ thuộcquá lớn vào thiên nhiên nên những người thuộc diện đói nghèo là những người dễbị tổn thương nhất trước các biến động của thời tiết và môi trường.
Trên Thế Giới, sau nhiều năm phát triển kinh tế, chỉ có một số it các quốc giađạt được mức phát triển cao về thu nhập và mức sống, tuy không phải là không có
Trang 9sự bất bình đẳng về thu nhập, nhưng nhìn chung, mức sống của người dân củanhững quốc gia thuộc hàng phát triển nhất Thế Giới cũng là rất cao so với thu nhậpcủa đại bộ phận dân cư còn lại của Thế Giới, mà đa số này năm ở các quốc giađang phát triển, trong đó có Việt Nam Chính vì đa số dân cư của các quốc gia nàylà thuộc dạng nghèo đói nên các chính phủ ở các nước này đã đề ra các chươngtrình thực hiện nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của người dân, nhất là nhữngngười dân thuộc diện nghèo khổ nhất, tái phân phối lại thu nhập quốc dân theohướng công bằng hơn giữa các nhóm dân cư Muốn đạt được mục tiêu đó, trướchết, chúng ta cần tìm hiểu bản chất của nghèo đói
1.1.1 Các định nghĩa về nghèo đói
Nghèo đói là một phạm trù chỉ tình trạng, người dân đang ở trong một hoàncảnh mà trong hoàn cảnh đó, họ không được đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sống tốithiểu và họ có nhu cầu về các yếu tố cần thiết tối thiểu để duy trì sự sống và tồn tạinhưng không được đáp ứng hoặc sự đáp ứng là không đủ so với nhu cầu tối thiểuđó
Phạm trù nghèo đói gồm 2 phần chính là: nghèo và đói.
1.1.1.1 Định nghĩa chung về nghèo
Nghèo - diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng vớicác tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
- Các định nghĩa khác về Nghèo:
+ Nghèo tuyệt đối
Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại Nhữngngười nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếuthốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng sovới các thành phần còn lại trong xã hội.
Sự nghèo tuyệt đối để chỉ một cá nhân hay một hộ gia đình có mức thu nhậpdưới mức thu nhập để đảm bảo được những nhu cầu cần thiết của cuộc sống vàkhông có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hoá và dịch vụ thiết yếu như: ăn, mặc,ở v.v
Trang 10Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày/người theo sức muatương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống nhưlà chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối Trong những bước sau đó, các giá trịranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xácđịnh, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nướcĐông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp (Chương trình Pháttriển Liên Hiệp Quốc 1997).
+ Nghèo tương đối
Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ cáctiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hộinhất định so với sự sung túc của xã hội đó
Nghèo tương đối đo lường quy mô, theo đó một hộ gia đình được coi lànghèo nếu nguồn tài chính của họ thấp hơn một ngưỡng thu nhập được xác định làchuẩn nghèo của xã hội đó.
Chuẩn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xãhội Một ngưỡng hay được dùng để đo lường nghèo tương đối trong chính trị vàcông chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình đầu người trong một nền kinhtế (Từ năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh châu Âu những ngườiđược coi là nghèo khi có ít hơn 60% giá trị trung bình của thu nhập ròng tươngđương) Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế chobiết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người do khi thu nhập đồng loạt tănghoặc giảm thì tỷ lệ người nghèo vẫn không đổi mặc dù thu nhập của họ có thay đổi.Những ai hiện tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn50% của trung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần Vì thế những ngườiđó vẫn còn là nghèo tương đối Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thìsẽ giảm trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trongmột nước Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo cóthể tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không cóthay đổi Vì vậy, trong ngưỡng nghèo tương đối có pha trộn cả vấn đề phân phốithu nhập Vì trên thực tế, không có sự phân định rõ ràng giữa nghèo và giàu nênngưỡng nguy cơ nghèo cũng hay được dùng thay cho ngưỡng nghèo tương đối.
+ Định nghĩa theo tình trạng sống: Định nghĩa Nghèo theo tình trạng sống
lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập, khi định nghĩa "nghèo con người",thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khảnăng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác Chương
Trang 11trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng đã đưa ra chỉ số phát triển con người (tiếngAnh: human development index–HDI) Các chỉ thị cho HDI bao gồm tuổi thọ dựtính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình độ học vấn, sức mua thực trên đầu ngườivà nhiều chỉ thị khác Trong "Báo cáo phát triển thế giới 2000" Ngân hàng Thế giớiđã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tốchủ quan như phẩm chất và tự trọng.
1.1.1.2 Định nghĩa về Đói
Đói là trạng thái con người không được đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tốithiểu để cung cấp năng lượng duy trì sự sống cho cơ thể Người bị đói có nhu cầuvà khao khát được ăn.
1.1.2 Nguyên nhân gây ra nghèo đói
1.1.2.1 Kinh tế
+ Phân phối thu nhập không công bằng
Sự phân phối thu nhập không công bằng là do các nguyên nhân như: cơ hộitiếp cận các nguồn lực sản xuất, khả năng được sử dụng các nguồn lực sản xuất vàomục đích kinh tế giữa các nhóm dân cư là khác nhau, cũng như quá trình tích luỹcác nguồn lực đó trong xã hội, và hệ quả của quá trình cạnh tranh trong kinh tế thịtrường dẫn tới một tình trạng là một lượng lớn nguồn lực trong xã hội được phânbổ (hoặc chuyển giao) vào tay một bộ phận dân cư có lợi thế nhờ quy mô, trong khibộ phận lớn dân cư còn lại không có hoặc phải chuyển giao các nguồn lực do thấtbại trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế trước đây Do sự phân bổ cácnguồn lực để sản xuất không công bằng đó mà người nghèo không có hay thiếunguồn lực sản xuất dẫn tới thu nhập của họ là không cao hoặc quá thấp so với mứcthu nhập chung của toàn xã hội Một nhóm dân cư trong xã hội bị bần cùng hoá vàtrở nên nghèo đói Đó chính là vấn đề công bằng xã hội bị mất cân đối.
Để khảo sát vấn đề công bằng xã hội, người ta sử dụng các thước đo sau: Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân cư
Đường cong Lorentz Hệ số Gini
Chỉ số nghèo khổ
Trang 12*) Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân cư: tính phân
phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong một thời giannhất định, không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập và môi trường sống củadân cư, mà chia đều thu nhập cho mọi thành phần dân cư Phương pháp tính làngười ta chia dân số thành 5 nhóm người, mỗi nhóm có 20% dân số, sau đó xếptheo thứ tự từ thấp đến cao về thu nhập Qua đó, có thể thấy mức độ công bằng xãhội thông qua việc so sánh nhóm giàu nhát và nhóm nghèo nhất
Hình 1.1 Thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% hộ có chi tiêuthấp nhất Việt Nam (1994 – 2002)
*) Đường cong Lorentz: mô tả chênh lệch trong phân phối thu nhập, được
biểu thị bằng một hình vuông mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng đồn số ngườiđược nhận thu nhập và cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn tổng thu nhập đượcphân phối Đường chéo của hình này biểu thị mức dộ bình đẳng tuyệt dối trongphân phối thu nhập, vì mọi điểm nằm trên đường chéo phản ánh các mức phân bổđồng đều giữa phần trăm dân số cộng dồn và phần trăm tổng thu nhập cộng dồn.Đường cong Lorenz càng gần đường bình đẳng tuyệt đối, phân phối càng côngbằng
Trang 13Hình 1.2 Hệ số Gini và đường cong Lorentz
*) Hệ số Gini cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đường congLorenz Nó được tính bằng cách chia diện tích nằm giữa đường chéo và đườngcong Lorenz với toàn bộ diện tích nằm dưới đường chéo, có nghĩa là G = A/(A+B).Hệ số G càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn Dựa vàonhững số liệu thu thập được, ngân hàng thế giới WB nhận thấy rằng , mức biếnđộng của hệ số G đối với những nước có thu nhập thấp: từ 0.3-0.5, thu nhập trungbình 0.4-0.6, thu nhập cao 0.2-0.4 Từ đó WB đưa ra nhận xét, hệ số G tốt nhấtthường xoay quanh 0.3
*) Chỉ số nghèo khổ: tỉ lệ phần trăm giữa số dân sống dưới mức tối thiểu với
tổng số dân Để xác định mức nghèo khổ, người ta phải đưa ra chuẩn nghèo, ví dụnhư đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trongthời gian từ 1993 đến cuối năm 2005 (Chuẩn đói nghèo trước đây theo mức thunhập bình quân người /tháng theo khu vực miền núi, nông thôn, thành thị: trướcnăm 2000 là 45.000 đồng, 70 000 đồng và 100 000 đồng; sau năm 2000 là 80000 -100 000 – 150 000 đồng Theo chuẩn đói nghèo mới có hai mức: thu nhập bìnhquân tháng 200 000 đồng ở nông thôn và 260 000 đồng ở thành thị), hiện nay vẫncòn tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về đói nghèo.
Trang 14+ Nợ Quốc gia (Nợ Chính phủ) quá lớn
Nợ Quốc gia, còn gọi là “Nợ công” hoặc “Nợ Chính phủ”, là tổng giá trị cáckhoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay Việcđi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợchính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó Để dễ hình dungquy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêuphần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:
Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nướcngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước)
Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm)và nợ dài hạn (trên 10 năm)
Một Quốc gia chịu một khoản nợ tức là Quốc gia đó vay tiền để tài trợ cho thâmhụt ngân sách đang gia tăng, bắng cách phát hành trái phiếu hoặc vay trực tiếp từcác ngân hàng thương mại, hoặc các tổ chức tín dụng Quốc tế như Quỹ tiền tệ quốctế (tiếng Anh: International Monetary Fund, IMF), Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh:World Bank, WB), v.v ; các biện pháp nhằm điều chỉnh thâm hụt ngân sách củaChính phủ (như tăng thuế và in tiền) khiến hậu quả là lạm phát tăng tốc, giá cả giatăng, thu nhập thực tế của mỗi người dân sẽ bị giảm đi một phần Mức độ nợ Quốcgia cao (hoặc vượt quá khả năng chi trả của Quốc gia đó) dẫn tới tình trạng là mỗingười dân sẽ phải gánh trên mình một khoản nợ tính theo đầu người là rất cao, nếuvượt quá khả năng thu nhập thực tế của người dân thì khả năng chi trả nợ của Quốcgia là bất khả thi, dẫn tới tình trạng xấu nhất là sự phá sản khủng hoảng kinh tế - xãhội của toàn bộ nền kinh tế đó Hậu quả của Nợ Chính phủ tới nền kinh tế - xã hộiđó là:
Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cườngxuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút
Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vìsở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếuchính phủ) Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đãchuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầutư
Để thu hút người dân mua trái phiếu, chính phủ sẽ nâng lãi suất trái phiếu lênkhiến lãi suất thị trường nhìn chung là tăng cao hơn trước Lãi suất cao khiến đầu
Trang 15tư từ khu vực tư nhân bị suy giảm, còn người dân thì tích cực tiết kiệm, dẫn tới suygiảm chi tiêu và suy giảm sản lượng quốc gia Lãi suẩt trong nước được nâng caohơn so với lãi suất nước ngoài khiến luồng ngoại tệ đổ vào trong nước lớn và tỷ giáhối đoái tăng làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu, kéo theo đó là xuất khẩu ròng bịsuy giảm Điều này lãi dẫn tới thâm hụt thương mại quốc gia.
Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là mộttổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trongnước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay Thuế làm méo mó nềnkinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội Những khoản trợ cấp hỗ trợ chongười nghèo bị cắt giảm do các chinh sách thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu củachính phủ Chính phủ buộc phải cắt giảm bớt các khoản chi tiêu để dành trả nợ
Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì cũng sẽ dẫn tới quá trình nghèo đói hoá mộtbộ phận dân cư trong Quốc gia, hay mức suy giảm thu nhập bình quân đầu người,sự phân hoá giữa các nhóm dân cư càng cao Mức độ nghèo đói hoá diễn ra mạnhhay yếu tuỳ thuộc vào khả năng chi trả nợ của Quốc gia đó Những người vốn cónguồn thu nhập không phải là cao, hay ngấp nghé bên bờ vực nghèo đói thì lại phảichịu thêm những gánh nặng thuế của Chính phủ hay tác động từ giá cả thị trườngdo hệ quả của các chính sách chính phủ và sự suy thoái kinh tế, tất yếu dẫn tới tìnhtrạng là mức sống của họ bị suy giảm và gia nhập nhóm dân cư có mức sống nghèođói Tỷ lệ người nghèo đói trong quốc gia lại gia tăng thêm.
+ Hoạt động không hiệu quả
Nền kinh tế vĩ mô vận hành không hiệu quả tiềm ẩn nhiều nguy cơ tất yếudẫn tới những chu kỳ suy thoái và khủng hoảng kinh tế, thậm chí là mạnh mẽ vàsâu rộng trước các tác động xấu từ thị trường thế giới Nền kinh tế chưa vươn tớiđược mức hiệu quả Pareto, chưa đạt mức toàn dụng nhân lực, cộng thêm những tácđộng từ khủng hoảng kinh tế chu kỳ khiến sản lượng thực tế và sản lượng tiềmnăng suy giảm, đường giới hạn khả năng sản xuất của Quốc gia bị thu hẹp Và khiđó, hậu quả sẽ là một lượng lớn các công ty theo dòng xoáy của cuộc khủng hoảngbuộc phải tuyên bố phá sản, kéo theo đó là một cơ số lớn người lao động bị mấtviệc làm, và thiếu việc lâu dài, kéo theo sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp Bêncạnh sự suy giảm từ tổng cung là sự suy giảm trong tổng cầu, mức chi tiêu giảm.Các chính sách an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo bị ảnh hưởng do các nguồntài chính viện trợ bị cắt giảm, số người nghèo đói và tái nghèo đói gia tăng.
Trang 16Điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 2008 vừa qua, hậu quả kéo theođó là sự suy thoái ở một loạt các nền kinh tế trên Thế giới Do các sai lầm trongchính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của các chính phủ (chủ yếu là Mỹ), Chính phủMỹ đã lơi lỏng việc kiểm soát những dấu hiệu bất thường của nền kinh tế (bắt đầutừ thị trường nhà đất và tín dụng), chủ trương để thị trường tự điều tiết, hạn chế sựtác động từ Nhà nước, khiến mọi việc dần trở nên mất kiểm soát, và đã dẫn tới sựđổ vỡ dây chuyền của một loạt các công ty và các thiết chế tài chính khổng lồ,không những lớn nhất nước Mỹ mà còn lớn nhất Thế giới Khi nền kinh tế Mỹ hoạtđộng không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thunhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn, bị ảnh hưởngnhanh nhất Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tàisản (như Cleveland (Ohio), thành phố đầu tiên châm ngòi cho cuộc khủng hoảnglan rộng ra toàn nước Mỹ và thế giới, theo số liệu thống kê, khoảng 1/10 số nhà tạiCleveland bị thu hồi để phát mại) Những người nhập cư thu nhập thấp tại Mỹkhông thể mua nhà Sau đó, do sự cung vượt cầu, hàng loạt ngôi nhà không bánđược thì giá nhà tại Mỹ lại giảm thảm hại, mức tồi tệ nhất từ cuộc khủng hoảng tàichính năm 1930 Điều này khiến Mỹ phải cắt giảm lãi suất liên tục nhằm cứu vãnnền kinh tế Hậu quả của cuộc khủng hoảng là con số thất nghiệp gia tăng nhanhchóng, chỉ riêng trong ngành xây dựng đã có từ 1 – 2 triệu người bị mất việc làm.Qua đó, chúng ta có thể thấy hậu quả của sự hoạt động kém hiệu quả của nền kinhtế và những thất bại trong chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ tác động tiêu cựcđến đời sống người dân như thế nào
Các nước đang phát triển, thường thì đói nghèo biểu hiện rõ nguyên nhân donền kinh tế hoạt động kém hiệu quả gây nên Hầu hết đó đều là các nền kinh tế mớichuyển đổi từ các mô hình kinh tế cũ, cơ sở vật chất còn lạc hậu, thiếu các nguồnlực và đặc biệt là trình độ tổ chức quản lý nền kinh tế còn thấp kém, sử dụng lãngphí các tư liệu sản xuất Công nghệ hầu hết là mua lại từ các nước phát triển và lạchậu hơn hàng chục năm so với công nghệ các nước đó, sử dụng nhiều lao động vàtiêu hao nhiều nguyên liệu, khiến năng suất lao động của người lao động thấp, thờigian hao phí lao động xã hội cần thiết cao, dẫn tới giá trị của hàng hoá cao hơn giátrị hàng hoá của các nước phát triển có sử dụng các công nghệ tiết kiệm nhiên liệuvà thời gian lao động, nên sức cạnh tranh của hàng hoá các nước đang nghèo là rấtyếu Các định chế thị trường chưa hoàn thiện, các doanh nghiệp của các nước đangphát triển hầu hết thiếu kinh nghiệm làm ăn với các đối tác nước ngoài Chính sáchvề lương bổng không khuyến khích được người lao động nhiệt tình hơn với côngviệc Tình trạng thất thoát và lãng phí tài sản, tư liệu sản xuất trong nền kinh tế cácnước nghèo vẫn còn là tình trạng phổ biến Ở nhiều vùng nông thôn, vẫn còn duytrì lối sản xuất truyền thống năng suất thấp, sự tham gia của các tiến bộ khoa họccông nghệ và thị trường dịch vụ nông nghiệp hầu như là không có Cơ cấu kinh tế
Trang 17đặc trưng của các nước nghèo là tỷ trọng nông nghiệp lớn, công nghiệp phát triểnkhông có chiều sâu, manh mún, nhỏ lẻ Nó tạo nên vòng luẩn quẩn kìm hãm sựphát triển của nền kinh tế và sự nâng cao mức sống của người dân.
+ Thiếu hụt các nguồn lực
Các nguồn lực bao gồm các nguồn lực về vốn, con người, tài nguyên và khoahọc kỹ thuật Các nguồn lực là một điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế của mộtquốc gia Sự thiếu hụt các nguồn lực cũng gây khó khăn trong bước phát triển dàihan của nền kinh tế với nhu cầu đầu vào càng ngày càng gia tăng Sự trì trệ trongnền kinh tế do thiếu hụt các nguồn lực khiến nền kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩncủa nghèo đói.
* Nguồn vốn, hay tư bản, là một trong bốn yếu tố sản xuất Nó có thể lànhững thứ như: tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền, bí quyết,v.v nhưng không bao gồm đất đai và người lao động Vốn ở dạng hàng hóa cóđược nhờ mua bằng tiền (hay tư bản vốn) Trong lĩnh vực tài chính và kế toán, khiđề cập đến tư bản là nói đến nguồn lực tài chính, đặc biệt là để bắt đầu hoặc duy trìmột công việc kinh doanh, đôi khi còn được gọi là Dòng tiền hay Dòng luânchuyển vốn Những biểu hiện dễ thấy của vốn là ở dạng vật chất, như công cụ, nhàxưởng, phương tiện vận chuyển, v.v những thứ được sử dụng trong quá trình sảnxuất Bên cạnh đó thì vốn cũng được biểu hiện dưới góc độ phi vật chất như đầu tưvào kỹ năng và giáo dục có thể được xem là bồi đắp nguồn vốn/tư bản con ngườihoặc vốn hiểu biết, và những đầu tư vào tài sản trí tuệ được con là xây dựng nguồnvốn trí tuệ Lý thuyết phát triển nguồn lực con người mô tả vốn con người là thựcthể bao gồm những yếu tố xã hội, nhân rộng và sáng tạo riêng biệt:
Nguồn vốn xã hội là giá trị của hệ thống những mối quan hệ đáng tin cậygiữa những cá nhân trong một nền kinh tế
Nguồn vốn cá nhân là ưu điểm trong mỗi con người, được bảo vệ bởi xã hộivà đem trao đổi để thu về sự tin cậy hoặc tiền bạc Những khái niệm gần vớinó là “tài năng”, “sự tháo vát”, “sự lãnh đạo”, “những kiến thức được đàotạo”, hoặc “những khả năng bẩm sinh” Đây là nguồn vốn không dễ tạo rađược bằng cách kết hợp các dạng tư bản vật chất và phi vật chất kể trên Nhưng còn những cách phân loại vốn khác được sử dụng trên lý thuyết hoặc ápdụng trong thực tiễn gồm:
Vốn tài chính là dạng tiền hoặc quyền lợi, quyền sở hữu Nó ở dạng tài sảnvốn, đuợc giao dịch trên các thị trường tài chính Giá trị của tư bản tài chính
Trang 18không nằm ở sự tích tụ theo thời gian mà ở niềm tin của thị trường vào khảnăng sinh lợi và những rủi ro đi kèm
Vốn thiên nhiên là những đặc điểm sinh thái và được cộng đồng bảo vệ đểduy trì cuộc sống, ví dụ một con sông đưa nước đến các nông trang
Vốn cơ sở hạ tầng là hệ thống hỗ trợ do con người tạo ra (ví dụ những chốnăn ở, đường xá, trang phục, máy tính cá nhân, v.v ), những vật chất sẵn cógiúp cho việc đâu tư, xây dựng một doanh nghiệp mới cần ít vốn, nguồn lựchơn Khác với vốn thiên nhiên, nguồn vốn cơ sở hạ tầng không tự khôi phụcvà phát triển, chúng cần được xây dựng, bổ sung
Vốn tự nhiên và vốn xã hội đều là tư bản/vốn, giống như vốn cơ sở hạ tầng phụcvụ sản xuất và chúng là những dạng tư bản tách biệt Chúng được sử dụng, pháthuy để tạo ra hàng hóa khác và không tiêu dùng hết ngay trong quá trình sản xuất,hơn thế chúng có thể được tạo ra, làm giàu thêm bởi nỗ lực của con người.
Tại các quốc gia có đa số dân cư thuộc diện đói nghèo, các nguồn vốn vật chấtcũng như phi vật chất đều ở trong tình trạng thiếu hụt hoặc không thể khai thác hếttiềm năng Các cơ sở hạ tầng hầu hết ở trong tình trạng xuống cấp do thiếu vốn đầutư, mà các cơ sở hạ tầng là điều kiện thiết yếu để phục vụ cho sự phát triển kinh tế,thu hút đầu tư xã hội, tạo công ăn việc làm Các chương trình kinh tế quốc dânthường gặp phải vấn đề về tài chính, nên chỉ có thể hoạt động ở trong khuôn khổtiểu dự án hoặc tiểu vùng, cho một số nhóm người nghèo nhất định nên việc tạocông ăn việc làm và tạo thị trường cho người nghèo có thể tự lực phát triển là rấtlâu dài và khó khăn Nguồn lực thiết thực nhất với những người nghèo để phát triểnkinh tế là các khoản vay để đầu tư, chủ yếu vào các ngành nghề nông nghiệp và thủcông nghiệp, mà thời gian thu hồi vốn lại tương đối lâu do đặc trưng của các ngànhnghề này Nên đồng vốn vay được luân chuyển chậm, khiến nhiều người có nhucầu vay vốn để mở rộng sản xuất không vay được vốn
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng thấp, không được đào tạo cơ bản, cũnglà nguyên nhân gây ra đói nghèo Với trình độ hạn chế sẽ khiến năng suất lao độngthấp, người lao động chỉ có thể tham gia các hoạt động sản xuất giản đơn, đòi hỏisức lao động chân tay, trong khi thị trường cung ứng lao động đông phổ thông đảo,nên thu nhập của họ sẽ rất thấp.
Khoa học kỹ thuật là một hướng đi nhằm cải thiện và nâng cao năng suất laođộng trong nền kinh tế Nhưng với trình độ giáo dục và tri thức thấp do người dâncác nước có thu nhập thấp không có khản năng tiếp cận với môi trường đào tạo cơbản có chất lượng nên yếu tố khoa học kỹ thuật này hầu như không có điều kiệnphát triển Các kỹ thuật mới đáng lẽ được đem vào ứng dụng trong sản xuất nhưng
Trang 19do sự thiếu hụt về kỹ năng và kiến thức của người dân nên rất khó đem vào ứngdụng phát huy hiệu quả trong sản xuất.
Tài nguyên môi trường là các yếu tố quan trọng trong sản xuất, nhất là đối vớingành sản xuát chủ yếu của người nghèo là trong lĩnh vực nông nghiệp Nhưngnhiều năm trở lại đây, sự tàn phá của con người do các hình thức canh tác lạc hậuvà ý thức môi trường kém, tình trạng du canh du cư, khai thác cạn kiệt nguồn tàinguyên để đổi lấy những nguồn thu nhập trong ngắn hạn, khiến hâu quả tiêu cựcgây tác động ngược trở lại mang tính lâu dài là thiên tai và hạn hán xảy ra vớicường độ và tần suất càng nhiều hơn, tàn phá mùa màng và tính mạng con người.Những người nghèo đói lại càng nghèo đói hơn, tất cả thành quả lao động của họkhông lấy gì là nhiều cũng bị mất mát do thiên tai, mà nguyên nhân chủ yếu vì sựtàn phá của con người
+ Chịu tác động từ các biến động xấu của nền kinh tế thế giới
Khi nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì nó tiềm ẩncả những cơ hội lớn và đi kèm là những rủi ro cao Mỗi biến động của nền kinh tếThế giới dù lớn hay nhỏ thì cũng đều gây ra một phản ứng dây chuyền trong cácnền kinh tế trong đó Cho nên khi khủng hoảng kinh tế Thế giới xảy ra trên diệnrộng, với các mức độ sâu rộng hay cục bộ trong một số lĩnh vực thì nó cũng đềugây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc gia, nhất là khi khủng hoảng kinh tế thếgiới xảy ra trong những mắt xích quan trọng và các lĩnh vực nhạy cảm của nền kinhtế Thế giới thì hệ quả xảy tới với nền kinh tế Quốc gia là càng thêm nghiêm trọng,công ăn việc làm bị cắt giảm, thất nghiệp tăng, đời sống kinh tế - xã hội rơi vàothời kỳ khó khăn, các nhu cầu vật chất thiết yếu của xã hội không được đáp ứngđầy đủ Và xuất hiện các tầng lớp người dân bị nghèo đói hoá
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), khoảng 40 trong số 107 nướcđang phát triển có nguy cơ bị ảnh hưởng cao do khủng hoảng kinh tế toàn cầu2008, các nước còn lại có khả năng bị ảnh hưởng trung bình và chỉ có 10% cácnước bị ảnh hưởng nhẹ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn đe dọa đến việc thựchiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo Tăng trưởng kinh tế chậm làm khoảng 46triệu người không thoát được nghèo (ở mức 1,25 đô la/ngày) và khoảng 53 triệungười khác sẽ vẫn sống ở mức dưới 2 đô la/ngày Bên cạnh đó là khoảng 130 – 155triệu người vừa tái nghèo do cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng Mà cácnước nghèo lại là những nước chịu thiệt hại nặng nhất, các chính phủ ở các nướcnghèo không thể huy động đủ nguồn tài chính để khắc phục hậu quả
Trang 201.1.2.2 Chính trị:
+ Thể chế không ổn định
Một nền chính trị ổn định luôn là điều kiện tốt cho sự phát triền kinh tế.Nhưng vòng xoáy của bất ổn chính trị khiến các Quốc gia trở nên suy yếu và nềnkinh tế đi xuống do môi trường vĩ mô đã không còn ổn định Nguồn thu nhập xãhội bị ảnh hưởng xấu từ các biến động xấu từ chính trị, do các cơ hội phát triển bịbỏ lỡ và nguồn lực quốc gia bị lãng phí
Các thủ thuật chính trị của các chính trị gia trước các cuộc bầu cử với nhữngcuộc suy thoái chu kỳ bầu cử, gây tổn hại tới các ngành kinh tế, tác động xấu tới sựphát triển tự do của thị trường Những người thu nhập thấp là những người dễ bịtổn thương nhất.
+ Luật pháp không hoàn thiện và tình trạng tham nhũng
Môi trường luật pháp minh bạch, công bằng và hoàn thiện tạo nên một môitrường kinh tế cạnh tranh lành mạnh Nhưng sự không hoàn thiện và thiếu nghiêmminh của luật pháp không đảm bảo được cho các lợi ích người dân trước nhữngmặt trái của kinh tế thị trường hay sự xuống cấp của hệ thống kiến trúc thượng tầngdẫn tới những tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng trong các quan hệ kinh tế Một sốit được hưởng lợi, đa số bị thiệt hại rơi vào tình cảnh tổn thất lớn do sự còn yếukém và không hoàn chỉnh của luật pháp Luật pháp có thể chứ đựng các giá trị caođẹp hướng tới sự công bằng cho các cá nhân nhưng việc thực thi vào đời sống lạigặp quá nhiều khó khăn, do việc thi hành luật pháp của các cơ quan hành pháp và ýthức của các công chức cũng như người dân về việc thực thi luật pháp là hạn chế.Cũng không thể không nhắc tới có những chính phủ ban bố các đạo luật chỉ nhằmphục vụ lợi ích riêng cho 1 nhóm dân cư mà không quan tâm tới quyền lợi của đạibộ phận dân cư còn lại, khiến làm gia tăng chỉ số bất bình đẳng trong xã hội, nớirộng khoảng cách đói nghèo.
Sự nhũng nhiễu của các cơ quan công quyền và tình trạng tham nhũng đanglây lan rộng tại các nền kinh tế đang phát triển là trở ngại lớn tới sự công bằng vàsự phát triển kinh tế của các cá nhân Người dân phải dành một khoản lớn thu nhậpcủa mình để đối phó với sự tham nhũng mỗi khi cần liên hệ với chính quyền, trongkhi thu nhập của họ cũng không phải là ở mức cao.
Trang 211.1.2.3 Xã hội:
+ Giáo dục kém phát triển
Nguồn nhân lực chất lượng cao giờ đây trở thành một nhu cầu tiên quyếttrong phát triển kinh tế theo hướng hiện đại Nhưng chất lượng lao động thấp lại trởthành nguyên nhân dẫn tới vòng luẩn quẩn của nghèo đói Chất lượng lao độngthấp khiến cho quá trình làm chủ công nghệ tiên tiến để cải thiện năng suất laođộng xã hội trở nên khó khăn và dài lâu Năng suất thấp dẫn tới thu nhập thấp làđiều tất yếu.
Đa số người nghèo đều chưa học hết bậc học trung học, thậm chí là mù chữdo hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ tài chính để chi tiêu cho giáo dục Sảnphẩm của giáo dục mang tính dài hạn mà nhu cầu kiếm kế sinh nhai của ngườinghèo lại mang tính ngắn hạn Về chất lượng giáo dục, những quốc gia nghèothường tập trung đầu tư ngân sách đầu tư cho các chương trình kinh tế, công cộng,mà ít chú ý tới đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm tới việc phổ cập giáodục cho toàn dân Tỷ lệ trẻ em tới trường ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùngxa thấp, cùng với đó là tình trạng trẻ em bỏ học luôn ở mức cao do đời sống khókhăn Trẻ em phải tham gia các hoạt động kinh tế của gia đình nên không có thờigian và kinh phí học tập Điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực đào tạo ở nhữngvùng khó khăn nhìn chung là thiếu và yếu Trong kinh tế, điều quyết định là hiệuquả sản xuất, tức là tri thức, kỹ năng của người lao động Người kinh doanh giỏi thìgiàu lên, người kinh doanh kém thì thua lỗ và không khắc phục được thì sẽ nghèođi Cái quyết định ở đây lại là trình độ học vấn hay trình độ văn hóa trong hoạtđộng kinh tế của từng cá nhân Thực tế cho thấy rằng, những người được học tậpđến nơi đến chốn, có tri thức thì nói chung ít rơi vào tình trạng đói nghèo, mặc dầukhông phải toàn là người giàu có.
+ Dân số tăng nhanh và bất bình đẳng về giới
Tỷ lệ gia tăng dân số cao luôn là gánh nặng với nên kinh tế, nó khiến mứcthu nhập bình quân của nền kinh tế suy giảm, chi phí xã hội lớn và tăng nhanh, mứcsống thấp, khó có cơ hội vươn lên, gia tăng thu nhập được Mức tỷ lệ gia tăng dânsố cao một phần là do tập quán sinh hoạt, một phần là do đặc thù kinh tế chủ yếucủa người nghèo là trong lĩnh vực nông nghiệp, cần nhiều sức lao động chân tay.Bên cạnh đó là tư tưởng trọng nam, khinh nữ, các hộ gia đình tuy nghèo nhưng domong muốn sinh con trai nên mức sinh dày càng khiến họ nghèo hơn Lương thựcvà dinh dưỡng luôn là vấn đề lớn nhất và khó khăn nhất với những hộ gia đìnhnghèo đông con Dân số gia tăng nhanh kèm theo phúc lợi xã hội bình quân giảm.
Trang 22Lực lượng lao động gia tăng trong khi vốn và phương tiện lao động lại có hạn, nênnăng suất lao động không cao mà còn giảm theo quy luật hiệu suất biên giảm dần,nên thu nhập bình quân đầu người càng giảm Thời gian cho các hộ gia đình nghèothoát nghèo càng lâu dài.
Sự bất bình đẳng về giới khiến một nửa lực lượng lao động bị hạn chế cáckhả năng phát triển và sở hữu các tư liệu sản xuất, phân phối thu nhập không côngbằng Phụ nữ không được tiếp cận với giáo dục, chăm sóc ý tế, dinh dưỡng, v.v khiến chất lượng nguồn nhân lực không có đủ điều kiện phát triển Các thế hệ saunày chỉ có thể lao động với năng suất thấp do các hạn chế về thể lực và trí lực.
1.1.3 Tiêu chí nghèo đói
1.1.3.1 Chuẩn nghèo của Thế giới
Để đo lường mức độ nghèo đói trên thế giới và đảm bảo tính so sánh quốc tếcủa chỉ tiêu tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo, Ngân hàng Thế giới đưa ra 2 mứcchuẩn là thu nhập dưới 1 đô la Mỹ 1 ngày và thu nhập dưới 2 đô la Mỹ 1 ngày đượcchuyển đổi theo sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power Parity) của đô laMỹ năm 1993, có nghĩa là tương đương với mức 1,08 USD/ngày/người và mức2,16 USD/ngày/người của năm 2002 Chuẩn nghèo mà Ngân hàng thế giới quyđịnh, quốc gia có thu nhập bình quân người hàng năm là 735 USD thuộc nhóm cácnước nghèo
Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mứcđộ giàu nghèo
Bảng 1.3 Chuẩn mực nghèo của một số nước Châu Á
Thu nhậpChi tiêuĐông Á
Trung Quốc Nhân dân tệ/năm 625,00Đông Nam Á
Trang 23Quốc giaĐơn vị tínhChuẩn nghèoThu nhậpChi tiêu
Nam ÁẤn Độ
Tu-va-lu Đô la ÚC/tuần 84,24
(Nguồn: Chuẩn nghèo và thước đo nghèo ở một số quốc gia, Nguyễn VănPhẩm, Vụ hợp tác quốc tế)
Trên cơ sở đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã đưa ra chuẩn nghèo củaChâu Á là dưới 1,35 USD/người/ngày Các con số về tỷ lệ nghèo của một số nướcChâu Á như sau:
Bảng 1.4 Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo của một số nước Châu Á (%)
Theo chuẩnnghèo quốcgia
Theo chuẩn nghèo quốc tế
USD/ngày2
Trang 241.1.3.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam
- Chuẩn đói nghèo trước đây, năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xãhội đưa ra ngưỡng nghèo, làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo chogiai đoạn 2001 - 2005 Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực: nôngthôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng Tiêu chuẩn được Tổng cục Thống kê
Trang 25sử dụng trong các cuộc điều tra mức sống dân cư là mức tiêu thụ 2.100 ca-lo/ngày/người giống như một số quốc gia khu vực.
- Theo chuẩn đói nghèo mới, Chính phủ ban hành năm 2005 có hai mức: thunhập bình quân tháng 200 000 đồng/người/tháng (2,4 triệu đồng/người/năm) ởnông thôn và 260 000 đồng/người/tháng (dưới 3,12 triệu đồng/người/năm) ở thànhthị Mức chuẩn nghèo mới cao hơn mức cũ 2 lần, kéo theo số hộ được xếp vào diệnnghèo cũng tăng lên 3 lần.
1.2 TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.2.1 Tác động đối với kinh tế - xã hội
Đói nghèo và bất bình đẳng đã và đang gây ra những hậu quả tiêu cực trongnhiều lĩnh vực, trong đó có lao động, an toàn việc làm và lương Việc không quantâm xoá đói giảm nghèo và giảm thiểu bất bình đẳng trong khi vẫn đặt mục tiêuphát triển kinh tế là không khả thi mà lại đem tới nhiều hệ quả xấu cho xã hội vàkinh tế do sự phát triển kinh tế chỉ đem lại việc tài sản xã hội được tích tụ trong taymột số người, còn người nghèo thì lại càng nghèo thêm, khoảng cách giàu nghèocàng gia tăng Những người thu nhập thấp buộc phải bán sức lao động với mứclương rẻ mạt và điều kiện lao động rất thiếu thốn Mặc dù có những bước tiến lớntrong việc gặt hái các thành tựu về kinh tế thì chừng nào còn sự bất cân đối trongthu nhập thì nó còn tạo nên mâu thuẫn trong xã hội và tích luỹ dần, dẫn tới nhữngbất ổn về chính trị và xã hội, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế Khi sự bất ổn diễn rađến mức mất kiểm soát, nó sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, sự vô chính phủ, trì trệkinh tế, và điều đáng nói là nỗ lực xoá đói giảm nghèo sẽ bị thử thách về thời gianlâu dài và các thành quả trước đó cũng sẽ mất mát.
Kinh tế và xã hội là hai vấn đề cùng tương tác qua lại lẫn nhau, và quy địnhlẫn nhai Có thể nói, sự ổn định của một trong hai vấn đề này cũng liên hệ tới sự ổnđịnh của vấn đề còn lại Kinh tế có phát triển, thu nhập của người dân được tănglên, phân phối thu nhập công bằng mới tạo điều kiện vật chất cho xã hội phát triển.Ngược lại, xã hội có ổn định, hài hoà, mới tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt độnghiệu quả, lâu dài, phát huy được mọi nguồn lực xã hội để phát triển Vấn đề đóinghèo gây tác động tổn hại tới cả hai mặt kinh tế và xã hội Mức độ nghèo đóitrong xã hội quá cao, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập xã hội càng lớn thìcàng thúc đẩy mâu thuẫn và sự đối kháng giữa các tầng lớp trong xã hội Điều đótất yếu thường dẫn tới sự xuất hiện của các cuộc đấu tranh xã hội của các tầng lớpthu nhập thấp và tận cùng xã hội, thậm chí dẫn tới bạo loạn phạm vi rộng Nền kinh
Trang 26tế chắc chắn không thể đứng ngoài vòng ảnh hưởng của sự bất ổn xã hội đó vì đa sốngười lao động bất mãn với thu nhập thấp và điều kiện làm việc khổ cực cũng sẽtham gia vào các cuộc đấu tranh xã hội này, khiến quá trình sản xuất và lưu thôngrong nền kinh tế sẽ bị ngưng trệ, các nguồn lực của nền kinh tế bị lãng phí.
Bên cạnh đó còn có thể nói tới sự tác động của đói nghèo đến kinh tế, khi cáccá nhân hay tập thể do mức thu nhập quá thấp, nên họ sẽ có thể theo đuổi việc sảnxuất các mặt hàng cấm có hại cho xã hội, tham gia buôn lậu, gây rối loạn trật tựcông cộng và các tệ nạn xã hội khác, v.v
1.2.2 Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng mang tính toàn cầu, không chỉ tồn tại ở nhữngnước nghèo, có thu nhập thấp và các nước đang phát triển mà có cả ở những nướcphát triển, mặc dầu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng cũng rất gay gắt, do đó xóa đói,giảm nghèo đã được đặt lên thành chương trình của Liên hợp quốc Hơn nữa, đóinghèo còn có tính tương đối tùy thuộc vào mức sống của từng quốc gia, của cáctầng lớp dân cư và của ngay từng con người, từng hộ gia đình, do đó xóa đói, giảmnghèo phải là một chiến lược lâu dài, thường xuyên, khó có thể gọi là hoàn thànhdứt điểm Có thể nói, xóa đói, giảm nghèo là chiến lược của các quốc gia, là mụctiêu hàng đầu của con đường phát triển của mỗi đất nước đất nước nếu quốc gia đómuốn đạt được sự phát triển bền vững Khi mọi điều kiện về con người, về tàinguyên thiên nhiên, về chính trị - xã hội của một quốc gia không phải là khan hiếmmà vẫn trong tình trạng đói nghèo thì đó là một điều bất hợp lý Người nghèo nhiềukhông chỉ làm cho nước nghèo mà còn là nguyên nhân của những tệ nạn xã hội,cản trở sự phát triển đi lên của quốc gia
Công tác xóa đói, giảm nghèo xét về đặc thù là một hoạt động mang tínhtổng thể, bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú, gồm nhiều dự án, nhiều tổchức, đoàn thể chính trị - xã hội cùng tham gia, vừa có sự tham gia của Chính phủ,vừa cần có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Chínhphủ tạo các điều kiện hỗ trợ về khuôn khổ hành chính, điều kiện sản xuất và tiếpcận nguồn vốn Các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội tạo cơ hội chongười nghèo được lĩnh hội các tri thức sản xuất và công ăn việc làm Về bản thânngười nghèo, công tác xoá đói giảm nghèo coi chủ thể xóa đói, giảm nghèo chính làbản thân người nghèo, điều cốt lõi trong công tác xoá đói giảm nghèo là hỗ trợngười nghèo vươn lên trong lao động sản xuất, kinh doanh gắn liền với sự quản lýcủa Chính phủ và sự hỗ trợ của toàn xã hội, theo phương châm "cho cần câu hơn làcho xâu cá" Chính với phương châm đó, người nghèo không nảy sinh tư tưởng ỷ
Trang 27lại vào sự hỗ trợ của xã hội, mới có thể tự lực vươn lên, thoát nghèo, và đủ khảnăng để cùng tham gia giúp đỡ những người khác thoát khỏi nghèo đói.
1.3 VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO1.3.1 Định nghĩa xoá đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của các chính phủ nhằm giải quyếtvấn đề đói nghèo, bất bình đẳng và phát triển kinh tế
Dựa trên tình hình đói nghèo của mỗi quốc gia mà các chính phủ đề ra cácchương trình dài hạn với mục tiêu giảm con số người nghèo đói theo từng năm Cácchương trình dài hạn đó được cụ thể hoá thành các dự án, các tiêu chí gắn với đặcđiểm, tình hình của mỗi vùng miền, đối tượng công tác Mục tiêu của công tác xoáđói giảm nghèo có thể hiểu là giúp những người ở ngưỡng đang bị thiếu đói tự túcsản xuất được lương thực (hay có nguồn thu nhập đủ để nuôi sống bản thân); bêncạnh đó, đối với những người nghèo, cần tạo điều kiện thuận lợi trong lao động sảnxuất, tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ bản thân hoặc đào tạo nâng cao taynghề cho họ để người nghèo có thể tự vươn lên đứng vững bằng chính khả năngcủa mình Bên cạnh đó, Chính phủ kêu gọi, huy động mọi nguồn lực xã hội thamgia đóng góp cho công tác xoá đói giảm nghèo để tiến tới xoá sạch tỷ lệ nhữngngười còn bị đói, giảm nhanh tỷ lệ những người thuộc diện nghèo, nâng cao mứcthu nhập bình quân chung, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tái tổchức phân phối lại thu nhập xã hội, gắn các mục tiêu phát triển kinh tế với côngbắng xã hội và tính bền vững.
1.3.2 Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và vấn đề xoá đói giảm nghèo
Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000 có 189quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết đạtđược tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015 Tuyên bố Thiênniên kỷ và các MDGs là lộ trình tiến tới xây dựng một thế giới mà ở đó không cònnghèo đói, tất cả trẻ em được học hành, sức khoẻ của người dân được nâng cao,môi trường được duy trì bền vững và mọi người được hưởng tự do, công bằng vàbình đẳng.
Trang 28Bảng 1.5 Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG)
MDG 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói
Giảm một nửa tỷ lệ người dân có mức sống dưới 1 USD mỗi ngàytrong giai đoạn 1990 – 2015.
Giảm một nửa tỷ lệ người dân bị thiếu đói trong giai đoạn 1990 –2015.
MDG 2: Đạt phổ cập giáo dục tiểu học
Đảm bảo cho tất cả trẻ em trai và trẻ em gái ở khắp mọi nơi hoànthành đầy đủ chương trình giáo dục tiểu học vào năm 2015
MDG 3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ
Phấn đấu xoá bỏ chênh lệch về giới ở cấp tiểu học và trung học tốtnhất vào năm 2005 và ở tất cả các cấp học chậm nhất vào năm 2015.
MDG 4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990 –2015
MDG 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ
Giảm 3/4 tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990 – 2015.
MDG 7: Đảm bảo bền vững về môi trường
Đưa các nguyên tắc phát triển bền vững vào các chính sách vàchương trình quốc gia; đẩy lùi tình trạng thất thoát về tài nguyên môitrường
Giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận thường xuyênvới nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015
Cải thiện đáng kể cuộc sống của ít nhất 100 triệu người sống ở cáckhu dân cư nghèo vào năm 2020
Trang 29MDG 8: Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển
Tiếp tục thiết lập một hệ thống thương mại và tài chính thôngthoáng, dựa vào các luật lệ, có thể dự báo và không phân biệt đối xử, trongđó có cam kết thực hiện quản trị tốt, phát triển và xoá đói giảm nghèo - ởcả phạm vi quốc gia và quốc tế
Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước kém phát triển nhất, trong đócó việc đảm bảo khả năng tiếp cận đối với các mặt hàng xuất khẩu của họtrên cơ sở miễn thuế và phi hạn ngạch; tăng cường giảm nợ cho các nướcnghèo nợ nần nhiều; xoá các khoản nợ song phương chính thức; và tăngcường hỗ trợ phát triển chính thức cho các nước cam kết xoá đói giảmnghèo
Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển nằm sâutrong lục địa và các quốc đảo nhỏ đang phát triển
Giải quyết một cách toàn diện các vấn đề nợ nần của các nước đangphát triển thông qua các biện pháp quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo quảnlý nợ bền vững về lâu dài
Hợp tác với các nước đang phát triển để xây dựng và thực hiện chiếnlược tạo việc làm phù hợp và có năng suất cho thanh niên.
Hợp tác với các công ty dược phẩm để cung cấp các lọai thuốc thiếtyếu phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng ở những nước đangphát triển.
Hợp tác với khu vực tư nhân để làm cho các công nghệ mới, đặc biệtlà công nghệ thông tin và truyền thông, mang lại lợi ích cho người dân.
Dựa trên các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (MDGs),Việt Nam cũng đã đưa ra các Mục tiêu phát triển Việt Nam (VDGs) gồm 12 mụctiêu như sau:
1 Xoá đói giảm nghèo
2 Cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn vàngười nghèo trong khu vực thành thị
3 Tạo việc làm
Trang 3010 Giảm khả năng dễ bị tổn thương
11 Bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ12 Đảm bảo quản lý nhà nước tốt để giảm nghèo
Đây là các mục tiêu phát triển mang tính chiến lược dài hạn mà mục tiêuhàng đầu là xoá đói giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ công cộng và phân bổ phúclợi xã hội nhằm tạo dựng tiền đề và điều kiện cho sự phát triển bền vững của quốcgia.
Trang 31thành tựu to lớn, nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận lại tình trạng đói nghèo củaViệt Nam từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới đến nay để thấy được quá trình biếnđổi và các vấn đề đối với tình trạng đói nghèo hiện nay.
2.1 TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY
Trong những năm 1986 – 1990, Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảngkinh tế - xã hội nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử do sai lầm trong các chínhsách kinh tế vĩ mô duy ý chí Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất không phùhợp gây nên lực cản đối với sự phát triển kinh tế Kinh tế phát triển chậm và khôngổn định, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân bình quân thời kỳ 1986 – 1990 là3.9%/năm, GDP tăng 4,4%/năm, nhưng lạm phát vẫn còn rất cao, tuy đã được đẩylùi, từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,5% năm 1990 Thu nhập bình quân đầungười rất thấp, tỷ lệ tiết kiệm nội địa hầu như không đáng kể (2,9% GDP, GDPViệt Nam 1986 là hơn 4 tỷ USD) Thâm hụt ngân sách lớn, chiếm trên 8% GDP.Hàng hoá thiết yếu khan hiếm, thị trường nhỏ hẹp, đời sống nhân dân toàn quóc nóichung là rất khó khăn Cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các ngành nghề kinh tế,xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng cả về lượng lẫn về chất, năng suất lao động sụtgiảm nghiêm trọng
Nhưng trong giai đoạn 1986 – 1990, nhờ thực hiện tốt Chương trình lươngthực, thực phẩm nên sản xuất lương thực đã có bước phát triển đáng kể từ 18 triệutấn quy thóc mỗi năm (1984 – 1987) đã tăng lên đạt 21,5 triệu tấn (1989 – 1990).Sản lượng lương thực bình quân đầu người 1986 – 1990 đạt 310kg/người, riêngnăm 1989 đạt 332,4 kg/người, năm 1990 đạt 324,4 kg/người Nhưng vấn đề lớn ảnhhưởng tơi mức thu nhập bình quân đầu người chung của cả nước giai đoạn này làtốc độ gia tăng dân số còn khá cao, trung bình trên 2%/năm (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số việt nam 1976-2002
Đơn vị tính: %Giai đoạn Tỷ lệ gia tăng
Trang 322002 7,04 1,3 5,74
(Nguồn: - Việt Nam dân số và phát triển NXB Thống kê, Hà Nội, 1996
- Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 1991-2000 Tổng cục Thống kê, HàNội, 2-2001
- Tổng quan kinh tế - xã hội 2001-2001 Tổng cục Thống kê)
Trong giai đoạn 1991-2000, tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua cácnăm, nền kinh tế dần khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt tốc độ tăngtrưởng tương đối cao, liên tục và toàn diện, GDP bình quân hàng năm trong thờikỳ 1991 – 1995 tăng 8,2%/năm và cả giai đoạn 1991 – 2000 là 7,56%/năm Đếnnăm 2000 tổng sản phẩm trong nước đã gấp 2,07 lần năm 1990, đạt và vượt mứcmục tiêu tổng quát đề ra cho Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội1991-2000 là tổng sản phẩm trong nước gấp 2 lần Đồng thời, tỷ lệ tăng dân số đãgiảm rất nhanh và đạt mức tăng 1,7% mỗi năm Do đó, tỷ lệ tăng GDP bình quânđầu người cao nhất trong 3 thập kỷ qua là 5,86% bình quân mỗi năm
Sự đổi mới trong cơ chế quản lý và vận hành nền kinh tế cùng chủ trươngxây dựng công bằng xã hội gắn với phát triển kinh tế của Việt Nam những năm saumở cửa đã làm đổi thay sâu sắc diện mạo kinh tế - xã hội Nhìn tổng thế, tỷ lệngười nghèo theo chiều hướng giảm dần Chỉ trong 5 năm, giai đoạn từ 1992 –1993 đến 1997 – 1998, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đã giảm gần một nửa, đâythực sự là một tốc độ giảm nghèo đáng kinh ngạc Tỷ lệ người nghèo giảm mạnh ởkhu vực thành thị (- 63,1%) Khu vực nông thôn, tỷ lệ người nghèo giảm đáng kểnhưng vẫn ở mức cao so với tỷ lệ dân số Về khu vực địa lý thì vùng Đông Nam Bộcó mức độ giảm nghèo nhanh nhất (-76,8%) và chiếm tỷ lệ nghèo thấp nhất cả nước(7,6%), nguyên nhân do đây là vùng kinh tế trọng điểm, tập trung các trung tâmkinh tế và công nghiệp lớn của cả nước, giải quyết công ăn việc làm và tăng thunhập cho người dân Vùng Miền núi phía Bắc thời kỳ này tuy đã có bước tiến đángkể trong việc giảm số hộ nghèo tới một phần tư (-25,4%) nhưng vẫn là vùng có tỷlệ người nghèo cao nhất cả nước (58,6%) (Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Những thay đổi trong tình trạng đói nghèo, chia theo đặc điểm kinhtế xã hội
(Liệt kê theo đầu người) Tỷ lệngười nghèo (0%)
1992-93 1997-98 % thay
Trang 3362.8 28.7 -54.3Bắc Trung bộ 74.5 48.1 -35.4Duyên hải Trung bộ 49.6 35.2 -29.0Tây nguyên Trung
70.0 52.4 -25.1
Đồng bằng sôngCửu Long
44.4 25.5 -42.6Nguồn: Justino and Litchfield, 2002
Theo thành phần dân tộc thì các dân tộc thiểu số vẫn chiếm tỷ lệ nghèo đóicao nhất cả nước khi so sánh với cộng đồng người Kinh và người Hoa Tốc độgiảm nghèo của các cộng đồng dân tộc thiểu số cũng chậm nhất Điều này được lýgiải là do sự chênh lệch về trình độ sản xuất, tri thức và hạn chế về không gian cưtrú của các cộng đồng dân tộc thiểu số với người Kinh và người Hoa Họ sống xacác trung tâm văn hoá – kinh tế - chính trị nên rất khó có điều kiện học hỏi tiếp thucác tri thức kinh nghiệm đồng thời cơ sở hạ tầng và giao thông liên lạc thời điểmnày vẫn là rất khó khăn.
Trang 34Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng cục thống kê thực hiệncho thấy tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam theo chuẩn quốc tế (gồm cả nghèo vềlương thực, thực phẩm và nghèo về phi lương thực, thực phẩm) đã giảm mạnhtrong hơn một thập kỷ qua, từ 58% năm 1993 xuống 37,4% vào năm 1998; 28,9%năm 2002 và 24.1% năm 2004.Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank– WB),trong vòng 15 năm từ 1992 đến 2007, tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảmtừ 60% xuống còn dưới 20% Tỉ lệ thu nhập thực sự đã tăng lên 7.3%/năm trongvòng 10 năm từ 1997 đến 2007 Nhưng bên cạnh đó, báo cáo của Ngân hàng Thếgiới cũng đưa ra một sự thật là tình trạng nghèo đói ở Việt Nam xảy ra chủ yếu ởkhu vực nông thôn và tiến độ xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số diễn racòn chậm Các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13% số dân nhưng họ chiếm đến 39% sốngười nghèo.
Biểu đồ 2.3 Mức độ nghèo của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2004
Đơn vị: %
Qua biểu đồ 2.3, ta thấy từ năm 1993 đến 2004, tỷ lệ nghèo chung tại khuvực nông thôn tuy giảm dần theo từng năm nhưng vẫn thường cao hơn tỷ lệ nghèotại khu vực thành thị, cao nhất là gấp gần 5 lần và thấp nhất là cao gấp 2 lần, caohơn so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước Còn xét theo tỷ lệ nghèo lương thực thìta lại thấy mốt diện mạo đói nghèo hoàn toàn khác, đó là tỷ lệ nghèo lương thực nóichung toàn quốc là thấp, do các chương trình về lương thực thực phẩm và chínhsách bảo đảm an ninh lương thực của chính phủ được thực hiện tốt Sản xuất nôngnghiệp có những bước phát triển nhanh, tổng khối lượng lương thực gia tăng dần và
Trang 35có sự tích luỹ theo từng năm cùng với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đã được hạnchế khiến lượng lương thực bình quân đầu người tăng đều, kéo theo tỷ lệ nghèo vềlương thực giảm nhanh chóng.
Bảng 2.4 cho ta thấy, theo tỷ lệ nghèo của các khu vực địa lý giai đoạn 1993– 2004, thì khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên và khu vực ven biểnBắc Trung Bộ vẫn là những khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao nhất Đó là do nhữngkhu vực này bị hạn chế bởi yếu tố địa lý và khí hậu khắc nghiệt, xa các trung tâmkinh tế - văn hoá, cản trở quá trình phát triển kinh tế và cơ hội tiếp cận thị trườngcủa người dân địa phương Các khu vực có tỷ lệ nghèo thấp nhất cũng là những khuvực có các vùng kinh tế trọng điểm, các nguồn lực chủ yếu được đầu tư vào pháttriển công nghiệp và các ngành công nghiệp là mũi nhọn của kinh tế, đó là vùngĐông Nam Bộ và Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng.
Bảng 2.4 Tỷ lệ nghèo tại Việt Nam theo khu vực giai đoạn 1993 – 2004
Đơn vị: % (dân số)
Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tính toán dựa vào số liệu thu nhập bình quânđầu người của hộ gia đình và chỉ số giá tiêu dùng của từng khu vực thành thị/nôngthôn qua các năm loại trừ yếu tố biến động giá để đưa ra một báo cáo về tình hìnhnghèo đói ở Việt Nam Số liệu căn cứ kết quả chính thức Điều tra mức sống hộ giađình Việt Nam 2002 và kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Namnăm 2004, Tổng cục Thống kê tính toán tỷ lệ (%) hộ nghèo cho năm 2002 và 2004theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo là
Trang 36những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/thángtrở xuống, đối với những hộ ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000đồng/người/tháng trở xuống Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta cókhoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ trong toàn quốc; Các vùng có tỷ lệ hộnghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèothấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%).
Bảng 2.5 Tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho2006 – 2010
(Nguồn: Tổng cục Thống kê tháng 7 năm 2005 “Thông cáo báo chí về tỷ lệhộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010”)
Theo Tổng cục Thống kê ước tính, đến đầu năm 2006, Việt Nam không còntình trạng nghèo cùng cực nữa và toàn quốc còn khoảng 4,6 triệu hộ nghèo (chiếm26-27% tổng số hộ trong cả nước), trong đó ở thành thị có 500.000 hộ (chiếm 12%số hộ ở thành thị) và ở nông thôn có 4,1 triệu hộ (chiếm 31% số hộ) Trong Chươngtrình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Chính phủ đã đề racác chỉ tiêu chủ yếu hướng đến trong giai đoạn 2006 – 2010 về tình hình đói nghèolà:
Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,45 lần so với 2005
Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu
Trang 37 6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi
4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư
1,5 triệu người được miễn giảm phí học nghề
15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm
19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường
500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm
Trong 5 năm 2001 – 2005, GDP tăng bình quân 7,5%/năm, GDP bình quânđầu người đạt khoảng 10 triệu đồng (khoảng 640 USD), vượt mức bình quân củacác nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD), và cho tới hết năm 2008,GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt ngưỡng 1000 USD/người/năm,đạt mức của nước có thu nhập trung bình và tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng13% (tương đương 2,4 triệu hộ), giảm gần 2% so với năm 2007, tạo việc làm đượccho 1,7 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm còn dưới 5,1% Tuy nhiên,vẫn còn khoảng trên 50 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50%, gần 30 huyện trên 60%, 10huyện trên 70% và 1 huyện trên 80% tỷ lệ nghèo
2.2 NGUYÊN NHÂN
Mặc dù có sự tiến triển tích cực trong số liệu về số người nghèo kể từ khiViệt Nam tiến hành Đổi Mới, tỷ lệ người bị đói hầu như không còn và tỷ lệ ngườinghèo đã giảm đáng kể theo đà phát triển của nền kinh tế nhưng khoảng cách giữatiêu chuẩn nghèo và khá giá của đa số người dân vẫn còn là bấp bênh, khả năng táinghèo vẫn còn cao khi có các tác động tiêu cực từ khách quan bên ngoài Đóinghèo vẫn chưa bị xoá hẳn hoàn toàn mà luôn thường trực cận kề đối với đa sốngười dân vừa thoát khỏi mức sống nghèo và cận nghèo Đó là do những nguyênnhân chủ quan và khách quan tác động tới tình hình nghèo đói ở Việt Nam.
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan
2.2.1.1 Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ởnông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc giathấp Đất nước ta là đất nước có hơn 70% là nông dân sản xuất nông nghiệp (đóng
Trang 38góp nông nghiệp trong tổng GDP chỉ 20%), chủ yếu vẫn theo kiểu thủ công, chưacơ giới hoá được toàn diện, đời sống nông dân còn thấp, dân trí không đồng đều,nhìn chung trình độ văn hoá và nhận thức xã hội có nhiều hạn chế.
Bảng 2.6 Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam (1995-2007)
nghiêp 28,8 28,8 32,1 34,5 34,5 40,0 40,1 42.0Dịch
( Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nôi 2005; Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006, 2007, 2008 )
Bảng 2.7 Số lượng lao động nông nghiệp hàng năm (2001 – 2006)
Đơn vị: nghìn ngườiNăm Số lao động nôngnghiệp (nghìn) Năm Số lao động nôngnghiệp (nghìn)
Trang 392003 2443,4 2006 24122,8 (ước tính)
(Nguồn:Tổng cục Thống kê)
Một đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam là cơ cấu tiểu nông (bình quân mỗihộ chỉ có 0,8 ha), sức sản xuất kém, chất lượng sản phẩm thấp Nông dân hầu như
không tiếp cận được các thông tin thị trường, họ hầu như không biết ý nghĩa của
việc gia nhập các tổ chức thương mại và thị trường tự do khu vực như WTO hayAFTA, v.v đối với họ là gì, sản xuất thiếu định hướng chiến lược, canh tác theophong trào khiến nông dân gặp phải tình trạng được mùa mất giá hay được giá lạibị mất mùa Người nông dân không nắm được các thông tin về tiêu chuẩn sản phẩmtại các thị trường xuất khẩu khiến nhiều vụ việc sản phẩm nông nghiệp Việt Nam bịnước ngoài trả lại hoặc cấm nhập khẩu do vi phạm các tiêu chuẩn an toàn vệ sinhthực phẩm của các nước đó
Canh tác nông nghiệp thiếu các hỗ trợ mang tính kỹ thuật kiểm định chất lượngnông sản, khiến sức cạnh tranh nông sản Việt Nam thấp, thu nhập người nông dânbấp bênh, lãng phí nguồn lực lớn Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệvà kiến thức kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất nông nghiệp còn thấp Sản xuấtnông nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào sức kéo, kinh nghiệm cổ truyền, thiếu các côngcụ cơ giới nông nghiệp hỗ trợ từ khâu sản xuất cho đến khâu bảo quản, nên năngsuất lao động nông nghiệp vẫn thấp hơn so với các nước sản xuất nông nghiệp tiêntiến trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan Hiện có tới 75,21% lao động chưaqua đào đào tạo nghề., trong đó phần lớn là lao động nông nghiệp Dịch vụ tàichính cung ứng cho quá trình sản xuất nông nghiệp chưa hoàn chỉnh, trong khi nhucầu về vốn sản xuất của người nông dân là rất lớn Bên cạnh đó là sự thiếu quantâm chú trọng đầu tư và chính sách thu hút đầu tư xã hội vào nông nghiệp, nôngthôn và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sảnxuất trong ngành nông nghiệp, khiến sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam khôngđược cải thiện (hiện chỉ có từ 6 – 7 % nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vàonông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp) Cơ sở hạ tầng nôngnghiệp nông thôn chất lượng thấp xuống cấp cũng là một trở lực đối với sự pháttriển của nông nghiệp Việt Nam.
Biểu đồ 2.8 Cơ cấu lao động nông nghiệp 2001 - 2006
Trang 40Cơ cấu lao động nông nghiệp
95.494.594.3 93.9 93.5 93.1
Nông, lâm nghiệpThuỷ sản
Tốc độ tăngtrưởng củaCN
Tốc độ tăngtrưởng củaDV