- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền
7. Bố cục của đề tài
3.2. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa
giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống điện, trường học, cơ sở khám chữa bệnh và các thiết chế văn hóa cho các địa phương nghèo để sớm khắc phục tình trạng thiếu điện, thiếu nước sạch, thiếu thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế nghèo nàn, lạc hậu, đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt chú trọng đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và cung cấp đầy đủ thuốc chữa bệnh, phù hợp với thu nhập của người dân. Kết hợp chặt chẽ chương trình xóa đói, giảm nghèo với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Giải pháp này nhằm nâng cao thiết thực mức sống và chất lượng cuộc sống nhân dân ở các xã nghèo, vùng nghèo, giảm dần khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc và các tầng lớp dân cư; bảo đảm cho người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội, đặc biệt là về chăm sóc y tế, giáo dục và kế hoạch hóa gia đình, sẽ làm giảm bớt những hậu quả trước mắt và nguồn gốc của nghèo đói. Nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho khu vực nông nghiệp, nông thôn cả về kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, năng lực cán bộ để khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực này, nhất là tạo nhiều việc làm tại chỗ cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước cũng cần có các chính sách như: miễn hoàn toàn học phí, hoặc giảm học phí và cộng thêm các khoản hỗ trợ cho các học sinh, sinh viên nghèo; Phát thẻ khám
chữa bệnh miễn phí cho các hộ gia đình nghèo; Xây dựng các mô hình trung tâm bảo trợ xã hội nhận nuôi dưỡng các đối tượng trẻ em mồ côi, người già neo đơn, những người có công với cách mạng gặp hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa; Mở rộng mô hình các trường nội trú, trong đó, Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn hoặc một phần cùng với sự đóng góp của nhần dân, để hỗ trợ toàn phần chi phí sinh hoạt và học tập cho các trẻ em thuộc các hộ gia đình vùng sâu, vùng xa, các hộ gia đình không có khả năng chi trả chi phí để con em mình duy trì việc tới trường học; Duy trì và phát triển các làng văn hoá cổ truyền thống, tạo dựng môi trường tốt để tạo cơ sở phát triển ngành du lịch địa phương với xu hướng tìm hiểu văn hoá, vừa để duy trì các giá trị văn hoá truyền thống, vừa tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư có thu nhập thấp, tạo dựng ý thức giữ gìn môi trường sống cho người dân.
3.3. Xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là về nguồn lực hướng tới phát triển bền vững
Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nguồn lực của Nhà nước vừa có vai trò chủ đạo, vừa mang tính xúc tác, khơi nguồn, nguồn lực của cộng đồng, của quốc tế cũng có có vai trò rất quan trọng. Xây dựng và phát triển các quỹ chương trình hỗ trợ người nghèo của cộng đồng như "Những tấm lòng từ thiện"; "Nối vòng tay lớn"; "Quỹ tình thương"; "Nhà đại đoàn kết"...thu hút đông đảo các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tham gia hỗ trợ người nghèo. Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", "xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo", đã giúp cho hàng trăm nghìn hộ nghèo sửa chữa hoặc xây mới được nhà ở. Các mô hình tín dụng – tiết kiệm, nông dân sản xuất giỏi, thanh niên làm kinh tế, v.v.. đã góp phần cải thiện điều kiện sống cho nhiều thành viên của các tổ chức, các đoàn thể xã hội.
Ngoài các nguồn lực trong nước và nguồn hỗ trợ tài chính của cộng đồng quốc tế, điều quan trọng hơn là chúng ta đã và sẽ cần phải tiếp thu có hiệu quả sự trợ giúp kỹ thuật của bè bạn quốc tế và đã nhân rộng được nhiều bài học kinh nghiệm và mô hình tốt về xóa đói, giảm nghèo như: phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, vấn đề giới trong xóa đói, giảm nghèo, cơ chế tăng cường phân cấp cho địa phương, đặc biệt là cấp xã,.v.v.. Những kinh nghiệm và bài học quý báu ấy đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Trong những năm tới, xã hội hóa các hoạt động xóa đói giảm nghèo cần được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và mọi người tiếp tục quan tâm và thúc đẩy lên một tầm cao mới, nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của xã hội và của mọi người dân trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta. Mọi hỗ trợ vật chất như tài chính, các nhu yếu phẩm dù từ nguồn nào: nhà
nước, nhân dân, tập thể cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong nước, quốc tế.v.v… và dưới hình thức nào cho vay hay cho không.v.v... cũng đều cần thực hiện rõ ràng, công khai, minh bạch và đưa đến tận tay các hộ nghèo, kiên quyết không để kẻ xấu lợi dụng trục lợi, tham nhũng. Ngoài ra, riêng đối với các vùng có nhiều hộ nghèo do là địa bàn thưòng xuyên bị thiên tai bão lũ hàng năm thì ngoài việc kêu gọi sự tương trợ của cộng đồng thì vẫn cần phải trông cậy vào vai trò, sự hỗ trợ của Nhà nước là chủ yếu. Từ đó, cần nghiên cứu xây dựng, ban hành Luật An sinh xã hội và Luật Bảo trợ xã hội kèm theo là thiết lập các quỹ dự trữ quốc gia với kinh phí đủ lớn từ nguồn thu ngân sách nhà nước để có đủ những cơ sở pháp lý và điều kiện vật chất để giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội thực sự bền vững. Muốn thực hiện được, đương nhiên là cần phải có kinh phí, cách tạo kinh phí bền vững duy nhất là phải huy động được tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, với nguồn lực trong nước là chủ yếu để tạo ra tăng trưởng kinh tế cao – tiền đề vật chất cơ bản nhất cho việc thực hiện công bằng xã hội, trong đó giảm nghèo đang là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn, một nhiệm vụ bức xúc, quan trọng hàng đầu hiện nay của các cấp chính quyền Việt Nam mà tất cả cộng đồng dân tộc Việt Nam đều phải quan tâm thực thi với tình cảm và trách nhiệm cao nhất, phấn đấu vượt qua ngưỡng các quốc gia có thu nhập trung bình và tiến nhanh hơn sau đó thì mục tiêu phấn đấu đặt ra xét trên bình diện chung cho tất cả các vùng, miền lãnh thổ Việt Nam (nhất là ở những vùng sâu, vùng xa đang còn nghèo, thậm chí quá nghèo), công tác giảm nghèo thực sự phải có hiệu quả cao và bền vững – đó là một trong những mục tiêu định hướng quan trọng nhất của sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay và cả lâu dài nhiều năm tới.
3.4. Đổi mới công tác tổ chức, bảo đảm tính công khai, minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chính bản thân người nghèo trong quá trình triển khai chương trình xóa đói, giảm nghèo
Trong những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành bảo đảm thực hiện có chất lượng các chương trình xóa đói, giảm nghèo. Cơ chế tự chủ về phân bổ ngân sách, tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, lập kế hoạch và huy động nguồn lực trên địa bàn đã tạo điều kiện cho các cấp chính quyền chủ động, tự giải quyết và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của chương trình. Song trên thực tế, việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và ra quyết định tại cấp xã vẫn rất hạn chế. Vì vậy, cần tạo mọi điều kiện để phát huy tính năng động, chủ động của cơ
sở, phát huy sức mạnh về vật chất và tinh thần của cả cộng đồng để nâng cao hiệu quả của chương trình xóa đói, giảm nghèo.
Hai yếu tố quan trọng nhất để thực hiện giảm nghèo là, Nhà nước tạo động lực giảm nghèo thông qua các chính sách phát triển kinh tế xã hội và ý chí vượt nghèo của người nghèo. Các chương trình giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng nghèo, xã nghèo bước đầu được nhân dân trong cộng đồng tham gia, thảo luận và quyết định. Người dân từng bước nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện các chương trình giảm nghèo. Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" phải được thực hiện xuyên suốt trong các hoạt động của chương trình giảm nghèo ở địa phương.
Công tác xóa đói, giảm nghèo cần tập trung vào các địa bàn là các xã khó khăn nhất ở vùng căn cứ cách mạng, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng khó khăn nhất, trong đó, đặc biệt ưu tiên phụ nữ và trẻ em nghèo. Động viên cộng đồng người nghèo phát huy nội lực, tự vươn lên thoát nghèo, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và các cộng đồng khác, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế; có chính sách, cơ chế khuyến khích và các giải pháp có tính đột phá, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp đến các xã nghèo, người nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề và tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người nghèo để xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
3.5. Tiến hành đổi mới nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và hướng tới thị trường.
Do đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam là mang nặng tính sản xuất tiểu nông, diện tích trồng trọt thấp (bình quân mỗi hộ chỉ có 0,8 ha), sức sản xuất kém, chất lượng sản phẩm thấp, nên giải pháp ở đây là “dồn điền đổi thửa”, dồn diện tích, tách lọc diện tích đất xấu, tạo ra việc làm phi nông nghiệp ở vùng nông thôn (tiểu công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác).
Do nông dân hầu như không tiếp cận được các thông tin thị trường, họ hầu như không biết ý nghĩa của việc gia nhập các tổ chức kinh tế – chính trị thế giới và khu vực như WTO hay ASEAN đối với họ là gì, sản xuất thiếu định hướng chiến lược. Chính phủ và các hội đoàn phải cung cấp nhiều thông tin hơn về phát triển thị trường và điều kiện tiếp cận thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thông tin về tiêu chuẩn sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu. Nghĩa là rất cần sự hỗ trợ kỹ thuật để
tiến hành tiêu chuẩn hoá chất lượng, tiến hành thử nghiệm và cấp chứng chỉ cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Tốc độ áp dụng kiến thức khoa học và phát triển kỹ thuật còn thấp mà xét đến các cơ hội xuất khẩu lớn trong điều kiện thị trường quốc tế hiện tại, và việc tận dụng quá ít cơ hội để đặt chân vào tầng giá cả tại các thị trường xuất khẩu với các sản phẩm chất lượng cao, nên chính phủ cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp, cũng như quảng bá kết quả đối với các nhà sản xuất nông nghiệp. Các nhà hỗ trợ phát triển nhất lớn của quốc tế như Ngân hàng thế giới sẽ ủng hộ quá trình này.
Tình trạng nghèo vốn của các xí nghiệp nhỏ và thiếu khả năng tín dụng ở nông thôn gây khó khăn cho đầu tư và chuyên sâu trong sản xuất, các ngân hàng hợp tác xã có mộ mạng lưới dày đặc các chi nhánh ở nông thôn và trong quá khứ chúng có vai trò quan trong trong việc phát triển nông nghiệp hiện đại. Đối với Việt Nam, cải thiện việc cung cấp dịch vụ ngân hàng ở nôn thôn là chìa khóa cho tăng trưởng khả năng cạnh tranh quốc tế của nông nghiệp.
Kỹ năng lao động của người nông dân và trình độ quản lý các cơ sở nông nghiệp phải được nâng cao để phù hợp với tầm thương mại quốc tế (ngoại ngữ, computer, kiến thức tiếp thị quốc tế, luật thương mại quốc tế) trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay để tận dụng tối đa các cơ hội xuất khẩu ra các thị trường quốc tế thì mới tận dụng được cơ hội mới trên thị trường thế giới. Có nhiều xuất phát điểm để hỗ trợ chính phủ trong công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (đào tạo, nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, phát triển hạ tầng, hạ tầng cơ sở tài chính ở nông thôn...)
3.6. Quán triệt cho người dân và cán bộ nhà nước nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng mang tính toàn cầu, không chỉ tồn tại ở những nước nghèo, có thu nhập thấp và các nước đang phát triển mà có cả ở những nước phát triển, mặc dầu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng cũng rất gay gắt, do đó xóa đói, giảm nghèo đã được đặt lên thành chương trình của Liên hợp quốc. Hơn nữa, đói nghèo còn có tính tương đối tùy thuộc vào mức sống của từng quốc gia, của các tầng lớp dân cư và của ngay từng con người, từng hộ gia đình, do đó xóa đói, giảm nghèo phải là một chiến lược lâu dài, thường xuyên, khó có thể gọi là hoàn thành dứt điểm. Có thể nói, xóa đói, giảm nghèo là chiến lược của các quốc gia, nhưng đối với nước ta nó càng có ý nghĩa đặc biệt vì đó là mục tiêu hàng đầu của con
đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước nghèo đã là một điều tủi nhục khi mọi điều kiện về con người, về tài nguyên thiên nhiên, về chính trị - xã hội của nước ta không phải là khan hiếm. Người nghèo nhiều không chỉ làm cho nước nghèo mà còn là nguyên nhân của những tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển đi lên của đất nước. Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì xóa đói, giảm nghèo phải được đặt lên thành một nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020. Phải kiên quyết chống bệnh hình thức và bệnh thành tích trong xóa đói, giảm nghèo. Xóa đói, giảm nghèo phải đi liền với tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng trong thực tế do bệnh hình thức và bệnh thành tích nên những người tổ chức lại thích phô trương, gây lãng phí công sức và tiền của. Coi trọng hơn nữa công tác cán bộ trong xóa đói, giảm nghèo. Công tác cán bộ, nhất là những cán bộ trực tiếp lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo có vai trò quyết định thể hiện ở việc: cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp không chỉ phải chống các biểu hiện tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, lãng phí, hành dân, ăn bớt, lạm dụng tiền cứu trợ xóa đói, giảm nghèo,… mà còn phải coi việc đem lại lợi ích cho dân là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Do đó, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất và năng lực để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, không vô cảm trước cảnh nghèo đói của nhân dân. Đối với cán bộ trong các Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo và cán bộ chuyên trách xóa đói, giảm nghèo thì ngoài phẩm chất và năng lực cần có của một công chức nhà nước thì cần được đào tạo, rèn luyện cụ thể hơn để đáp ứng