Tác động đối với kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2010 (Trang 25 - 26)

- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền

7. Bố cục của đề tài

1.2.1. Tác động đối với kinh tế-xã hội

Đói nghèo và bất bình đẳng đã và đang gây ra những hậu quả tiêu cực trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lao động, an toàn việc làm và lương. Việc không quan tâm xoá đói giảm nghèo và giảm thiểu bất bình đẳng trong khi vẫn đặt mục tiêu phát triển kinh tế là không khả thi mà lại đem tới nhiều hệ quả xấu cho xã hội và kinh tế do sự phát triển kinh tế chỉ đem lại việc tài sản xã hội được tích tụ trong tay một số người, còn người nghèo thì lại càng nghèo thêm, khoảng cách giàu nghèo càng gia tăng. Những người thu nhập thấp buộc phải bán sức lao động với mức lương rẻ mạt và điều kiện lao động rất thiếu thốn. Mặc dù có những bước tiến lớn trong việc gặt hái các thành tựu về kinh tế thì chừng nào còn sự bất cân đối trong thu nhập thì nó còn tạo nên mâu thuẫn trong xã hội và tích luỹ dần, dẫn tới những bất ổn về chính trị và xã hội, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Khi sự bất ổn diễn ra đến mức mất kiểm soát, nó sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, sự vô chính phủ, trì trệ kinh tế, và điều đáng nói là nỗ lực xoá đói giảm nghèo sẽ bị thử thách về thời gian lâu dài và các thành quả trước đó cũng sẽ mất mát.

Kinh tế và xã hội là hai vấn đề cùng tương tác qua lại lẫn nhau, và quy định lẫn nhai. Có thể nói, sự ổn định của một trong hai vấn đề này cũng liên hệ tới sự ổn định của vấn đề còn lại. Kinh tế có phát triển, thu nhập của người dân được tăng lên, phân phối thu nhập công bằng mới tạo điều kiện vật chất cho xã hội phát triển. Ngược lại, xã hội có ổn định, hài hoà, mới tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả, lâu dài, phát huy được mọi nguồn lực xã hội để phát triển. Vấn đề đói nghèo gây tác động tổn hại tới cả hai mặt kinh tế và xã hội. Mức độ nghèo đói trong xã hội quá cao, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập xã hội càng lớn thì càng thúc đẩy mâu thuẫn và sự đối kháng giữa các tầng lớp trong xã hội. Điều đó tất yếu thường dẫn tới sự xuất hiện của các cuộc đấu tranh xã hội của các tầng lớp thu nhập thấp và tận cùng xã hội, thậm chí dẫn tới bạo loạn phạm vi rộng. Nền kinh tế chắc

chắn không thể đứng ngoài vòng ảnh hưởng của sự bất ổn xã hội đó vì đa số người lao động bất mãn với thu nhập thấp và điều kiện làm việc khổ cực cũng sẽ tham gia vào các cuộc đấu tranh xã hội này, khiến quá trình sản xuất và lưu thông rong nền kinh tế sẽ bị ngưng trệ, các nguồn lực của nền kinh tế bị lãng phí.

Bên cạnh đó còn có thể nói tới sự tác động của đói nghèo đến kinh tế, khi các cá nhân hay tập thể do mức thu nhập quá thấp, nên họ sẽ có thể theo đuổi việc sản xuất các mặt hàng cấm có hại cho xã hội, tham gia buôn lậu, gây rối loạn trật tự công cộng và các tệ nạn xã hội khác,..v.v..

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2010 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w