VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2010 (Trang 27)

- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền

7. Bố cục của đề tài

1.3. VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.3.1. Định nghĩa xoá đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của các chính phủ nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo, bất bình đẳng và phát triển kinh tế.

Dựa trên tình hình đói nghèo của mỗi quốc gia mà các chính phủ đề ra các chương trình dài hạn với mục tiêu giảm con số người nghèo đói theo từng năm. Các chương trình dài hạn đó được cụ thể hoá thành các dự án, các tiêu chí gắn với đặc điểm, tình hình của mỗi vùng miền, đối tượng công tác. Mục tiêu của công tác xoá đói giảm nghèo có thể hiểu là giúp những người ở ngưỡng đang bị thiếu đói tự túc sản xuất được lương thực (hay có nguồn thu nhập đủ để nuôi sống bản thân); bên cạnh đó, đối với những người nghèo, cần tạo điều kiện thuận lợi trong lao động sản xuất, tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ bản thân hoặc đào tạo nâng cao tay nghề cho họ để người nghèo có thể tự vươn lên đứng vững bằng chính khả năng của mình. Bên cạnh đó, Chính phủ kêu gọi, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia đóng góp cho công tác xoá đói giảm nghèo để tiến tới xoá sạch tỷ lệ những người còn bị đói, giảm nhanh tỷ lệ những người thuộc diện nghèo, nâng cao mức thu nhập bình quân chung, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tái tổ chức phân phối lại thu nhập xã hội, gắn các mục tiêu phát triển kinh tế với công bắng xã hội và tính bền vững.

1.3.2. Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và vấn đề xoá đói giảm nghèo

Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000 có 189 quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết đạt được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015. Tuyên bố Thiên niên kỷ và các MDGs là lộ trình tiến tới xây dựng một thế giới mà ở đó không còn nghèo đói, tất cả trẻ em được học hành, sức khoẻ của người dân được nâng cao, môi trường được duy trì bền vững và mọi người được hưởng tự do, công bằng và bình đẳng.

MDG 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói

• Giảm một nửa tỷ lệ người dân có mức sống dưới 1 USD mỗi ngày trong giai đoạn 1990 – 2015.

• Giảm một nửa tỷ lệ người dân bị thiếu đói trong giai đoạn 1990 – 2015.

MDG 2: Đạt phổ cập giáo dục tiểu học

• Đảm bảo cho tất cả trẻ em trai và trẻ em gái ở khắp mọi nơi hoàn thành đầy đủ chương trình giáo dục tiểu học vào năm 2015.

MDG 3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ

• Phấn đấu xoá bỏ chênh lệch về giới ở cấp tiểu học và trung học tốt nhất vào năm 2005 và ở tất cả các cấp học chậm nhất vào năm 2015.

MDG 4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em

• Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990 – 2015.

MDG 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ

• Giảm 3/4 tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990 – 2015.

MDG 6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

• Ngăn chặn và bắt đầu đẩy lùi sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2015.

• Ngăn chặn và bắt đầu đẩy lùi tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và các bệnh nguy hiểm khác vào năm 2015.

MDG 7: Đảm bảo bền vững về môi trường

• Đưa các nguyên tắc phát triển bền vững vào các chính sách và chương trình quốc gia; đẩy lùi tình trạng thất thoát về tài nguyên môi trường.

• Giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận thường xuyên với nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015.

• Cải thiện đáng kể cuộc sống của ít nhất 100 triệu người sống ở các khu dân cư nghèo vào năm 2020.

MDG 8: Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển

• Tiếp tục thiết lập một hệ thống thương mại và tài chính thông thoáng, dựa vào các luật lệ, có thể dự báo và không phân biệt đối xử, trong đó có cam kết thực hiện quản trị tốt, phát triển và xoá đói giảm nghèo - ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế .

• Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước kém phát triển nhất, trong đó có việc đảm bảo khả năng tiếp cận đối với các mặt hàng xuất khẩu của họ trên cơ sở miễn thuế và phi hạn ngạch; tăng cường giảm nợ cho các nước nghèo nợ nần nhiều; xoá các khoản nợ song phương chính thức; và tăng cường hỗ trợ phát triển chính thức cho các nước cam kết xoá đói giảm nghèo.

• Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển nằm sâu trong lục địa và các quốc đảo nhỏ đang phát triển

• Giải quyết một cách toàn diện các vấn đề nợ nần của các nước đang phát triển thông qua các biện pháp quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo quản lý nợ bền vững về lâu dài.

• Hợp tác với các nước đang phát triển để xây dựng và thực hiện chiến lược tạo việc làm phù hợp và có năng suất cho thanh niên.

• Hợp tác với các công ty dược phẩm để cung cấp các lọai thuốc thiết yếu phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng ở những nước đang phát triển.

• Hợp tác với khu vực tư nhân để làm cho các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, mang lại lợi ích cho người dân.

Dựa trên các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (MDGs), Việt Nam cũng đã đưa ra các Mục tiêu phát triển Việt Nam (VDGs) gồm 12 mục tiêu như sau:

1. Xoá đói giảm nghèo

2. Cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn và người nghèo trong khu vực thành thị

3. Tạo việc làm 4. Phổ cập giáo dục

5. Giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và suy dinh dưỡng trẻ em 6. Sức khỏe sinh sản, HIV, AIDS, bệnh dịch và các bệnh xã hội

7. Phát triển văn hóa thông tin và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân 8. Nâng cao mức sống, bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc ít người 9. Bảo vệ môi trường bền vững

10. Giảm khả năng dễ bị tổn thương

11. Bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ 12. Đảm bảo quản lý nhà nước tốt để giảm nghèo

Đây là các mục tiêu phát triển mang tính chiến lược dài hạn mà mục tiêu hàng đầu là xoá đói giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ công cộng và phân bổ phúc lợi xã hội nhằm tạo dựng tiền đề và điều kiện cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.

Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới nền kinh tế xã hội từ năm 1986 với dấu mốc là Đại hội Đảng VI (12/1986). Từ đó cho đến nay, nền kinh tế Việt nam liên tục tăng trưởng và gặt hái được nhiều thành tựu trong cả kinh tế lẫn xã hội. Sự phát triển kinh tế cùng với chính sách tạo lập công bằng của Nhà nước cũng làm thay đổi diện mạo tình hình đói nghèo tại Việt Nam. Thu nhập của người dân đã tăng lên đáng kể, cho tới nay, năm 2009 đã vượt hơn 1000 USD/người. Công tác xoá đói giảm nghèo được tiến hành và duy trì đều đặn hàng năm, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận lại tình trạng đói nghèo của Việt Nam từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới đến nay để thấy được quá trình biến đổi và các vấn đề đối với tình trạng đói nghèo hiện nay.

2.1. TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

Trong những năm 1986 – 1990, Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử do sai lầm trong các chính sách kinh tế vĩ mô duy ý chí. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất không phù hợp gây nên lực cản đối với sự phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển chậm và không ổn định, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân bình quân thời kỳ 1986 – 1990 là 3.9%/năm, GDP tăng 4,4%/năm, nhưng lạm phát vẫn còn rất cao, tuy đã được đẩy lùi, từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,5% năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người rất thấp, tỷ lệ tiết kiệm nội địa hầu như không đáng kể (2,9% GDP, GDP Việt Nam 1986 là hơn 4 tỷ USD). Thâm hụt ngân sách lớn, chiếm trên 8% GDP. Hàng hoá thiết yếu khan hiếm, thị trường nhỏ hẹp, đời sống nhân dân toàn quóc nói chung là rất khó khăn. Cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các ngành nghề kinh tế, xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng cả về lượng lẫn về chất, năng suất lao động sụt giảm nghiêm trọng.

Nhưng trong giai đoạn 1986 – 1990, nhờ thực hiện tốt Chương trình lương thực, thực phẩm nên sản xuất lương thực đã có bước phát triển đáng kể từ 18 triệu tấn quy thóc mỗi năm (1984 – 1987) đã tăng lên đạt 21,5 triệu tấn (1989 – 1990). Sản lượng lương thực bình quân đầu người 1986 – 1990 đạt 310kg/người, riêng năm 1989 đạt 332,4 kg/người, năm 1990 đạt 324,4 kg/người. Nhưng vấn đề lớn ảnh hưởng tơi mức thu nhập bình quân đầu người chung của cả nước giai đoạn này là tốc độ gia tăng dân số còn khá cao, trung bình trên 2%/năm (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số việt nam 1976-2002

Đơn vị tính: %

GDP GDP/người 1976 - 1980 0,4 2,47 - 2,07 1981 - 1985 6,4 2,52 3,88 1986 - 1990 3,9 2,1 1,8 1991 - 2000 7,56 1,7 5,86 2001 6,89 1,4 5,49 2002 7,04 1,3 5,74

(Nguồn: - Việt Nam dân số và phát triển. NXB Thống kê, Hà Nội, 1996

- Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 1991-2000. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 2-2001

- Tổng quan kinh tế - xã hội 2001-2001. Tổng cục Thống kê)

Trong giai đoạn 1991-2000, tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm, nền kinh tế dần khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao, liên tục và toàn diện, GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ 1991 – 1995 tăng 8,2%/năm và cả giai đoạn 1991 – 2000 là 7,56%/năm. Đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước đã gấp 2,07 lần năm 1990, đạt và vượt mức mục tiêu tổng quát đề ra cho Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000 là tổng sản phẩm trong nước gấp 2 lần. Đồng thời, tỷ lệ tăng dân số đã giảm rất nhanh và đạt mức tăng 1,7% mỗi năm. Do đó, tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người cao nhất trong 3 thập kỷ qua là 5,86% bình quân mỗi năm.

Sự đổi mới trong cơ chế quản lý và vận hành nền kinh tế cùng chủ trương xây dựng công bằng xã hội gắn với phát triển kinh tế của Việt Nam những năm sau mở cửa đã làm đổi thay sâu sắc diện mạo kinh tế - xã hội. Nhìn tổng thế, tỷ lệ người nghèo theo chiều hướng giảm dần. Chỉ trong 5 năm, giai đoạn từ 1992 – 1993 đến 1997 – 1998, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đã giảm gần một nửa, đây thực sự là một tốc độ giảm nghèo đáng kinh ngạc. Tỷ lệ người nghèo giảm mạnh ở khu vực thành thị (- 63,1%). Khu vực nông thôn, tỷ lệ người nghèo giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao so với tỷ lệ dân số. Về khu vực địa lý thì vùng Đông Nam Bộ có mức độ giảm nghèo nhanh nhất (-76,8%) và chiếm tỷ lệ nghèo thấp nhất cả nước (7,6%), nguyên nhân do đây là vùng kinh tế trọng điểm, tập trung các trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn của cả nước, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Vùng Miền núi phía Bắc thời kỳ này tuy đã có bước tiến đáng kể trong việc giảm số hộ nghèo tới một phần tư (-25,4%) nhưng vẫn là vùng có tỷ lệ người nghèo cao nhất cả nước (58,6%). (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Những thay đổi trong tình trạng đói nghèo, chia theo đặc điểm kinh tế xã hội

(Liệt kê theo đầu người) Tỷ lệ người nghèo (0%) 1992-93 1997-98 % thay đổi Khắp Việt nam 58.1 37.4 -35.1 Theo hộ gia đình Thành thị 24.9 9.2 -63.1 Nông thôn 66.4 45.5 -31.5 Theo khu vực Vùng núi phía Bắc 78.6 58.6 -25.4 Đồng bằng sông Hồng 62.8 28.7 -54.3 Bắc Trung bộ 74.5 48.1 -35.4 Duyên hải Trung bộ 49.6 35.2 -29.0 Tây nguyên Trung

bộ 70.0 52.4 -25.1 Đông Nam bộ 32.7 7.6 -76.8 Đồng bằng sông Cửu Long 47.1 36.9 -21.7 Theo dân tộc

Người Việt (Kinh) 55.1 31.7 -42.5

Hoa kiều 11.8 8.4 -28.8 Các dân tộc khác 86.4 75.2 -13.0 Theo ngành nghề Văn phòng 23.6 9.9 -58.1 Buôn bán 27.7 13.0 -53.1 Nông nghiệp 69.0 48.2 -30.1 Sản xuất 45.9 28.0 -39.0 Ngành khác/thất nghiệp 44.4 25.5 -42.6 Nguồn: Justino and Litchfield, 2002

Theo thành phần dân tộc thì các dân tộc thiểu số vẫn chiếm tỷ lệ nghèo đói cao nhất cả nước khi so sánh với cộng đồng người Kinh và người Hoa. Tốc độ giảm nghèo của các cộng đồng dân tộc thiểu số cũng chậm nhất. Điều này được lý giải là

do sự chênh lệch về trình độ sản xuất, tri thức và hạn chế về không gian cư trú của các cộng đồng dân tộc thiểu số với người Kinh và người Hoa. Họ sống xa các trung tâm văn hoá – kinh tế - chính trị nên rất khó có điều kiện học hỏi tiếp thu các tri thức kinh nghiệm đồng thời cơ sở hạ tầng và giao thông liên lạc thời điểm này vẫn là rất khó khăn.

Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng cục thống kê thực hiện cho thấy tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam theo chuẩn quốc tế (gồm cả nghèo về lương thực, thực phẩm và nghèo về phi lương thực, thực phẩm) đã giảm mạnh trong hơn một thập kỷ qua, từ 58% năm 1993 xuống 37,4% vào năm 1998; 28,9% năm 2002 và 24.1% năm 2004.Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB),trong vòng 15 năm từ 1992 đến 2007, tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm từ 60% xuống còn dưới 20%. Tỉ lệ thu nhập thực sự đã tăng lên 7.3%/năm trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2007. Nhưng bên cạnh đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra một sự thật là tình trạng nghèo đói ở Việt Nam xảy ra chủ yếu ở khu vực nông thôn và tiến độ xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số diễn ra còn chậm. Các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13% số dân nhưng họ chiếm đến 39% số người nghèo.

Biểu đồ 2.3. Mức độ nghèo của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2004

Đơn vị: %

Qua biểu đồ 2.3, ta thấy từ năm 1993 đến 2004, tỷ lệ nghèo chung tại khu vực nông thôn tuy giảm dần theo từng năm nhưng vẫn thường cao hơn tỷ lệ nghèo tại khu vực thành thị, cao nhất là gấp gần 5 lần và thấp nhất là cao gấp 2 lần, cao

hơn so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Còn xét theo tỷ lệ nghèo lương thực thì ta lại thấy mốt diện mạo đói nghèo hoàn toàn khác, đó là tỷ lệ nghèo lương thực nói chung toàn quốc là thấp, do các chương trình về lương thực thực phẩm và chính sách bảo đảm an ninh lương thực của chính phủ được thực hiện tốt. Sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển nhanh, tổng khối lượng lương thực gia tăng dần và có sự tích luỹ theo từng năm cùng với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đã được hạn chế khiến lượng lương thực bình quân đầu người tăng đều, kéo theo tỷ lệ nghèo về lương thực giảm nhanh chóng.

Bảng 2.4 cho ta thấy, theo tỷ lệ nghèo của các khu vực địa lý giai đoạn 1993

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2010 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w