Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2010 (Trang 45 - 48)

- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền

7. Bố cục của đề tài

2.2.2. Nguyên nhân khách quan

2.2.2.1. Chiến tranh lâu dài

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, bị thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, đi tản cư trong một thời gian dài. Theo đánh giá, đã có khoảng 3 triệu người Việt Nam bị chết trong 30 năm chiến tranh (1945 – 1975) và hiện nay vẫn còn khoảng 350 000 đến 850 000 tấn bom mìn, vật nổ chưa nổ còn sót lại ở Việt Nam bao gồm các loại bom, đạn pháo, cối, tên lửa, nằm rải rác trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nước. Cho tới thời điểm này, ước tính mới chỉ xử lý được 20 - 25% số lượng bom mìn, vật nổ và

khoảng 9 - 12% tổng diện tích đất đai bị ô nhiễm. Tàn dư nặng nề nhất của các cuộc chiến tranh vừa qua đó chính là hậu quả của chất độc đioxin (hay còn gọi là “Chất

độc màu da cam”). Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80

triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc điôxin. Các chất diệt cỏ và phát quang thông thường được phân huỷ sau một tháng đến dưới một năm, riêng hợp chất điôxin có trong chất da cam rất bền vững, với thời gian bán phân huỷ được ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Cho tới nay, có trên 3 triệu người Việt Nam là nạn nhân của chất độc da cam/điôxin và số lượng nạn nhân còn tiếp tục tăng lên. Bên cạnh những hậu quả đối với con người, chất độc da cam/điôxin còn gây thiệt hại cho hệ sinh thái, do môi trường và đất đai tại nhiều khu vực vẫn còn bị nhiễm chất độc này. Hiện nay, khu vực có lượng chất độc da cam/điôxin cao nhất là ở sân bay Đà Nẵng khi lượng độc tố ở đây cao gấp 365 lần mức cho phép. Và Việt Nam tuy còn nghèo nhưng cũng phải chi phí một lượng tài chính khá lớn hàng năm để thực hiện công tác làm sạch môi trường những nơi bị nhiễm dioxin, chi phí cho việc khám chữa bệnh và nuôi dưỡng những người chịu hậu quả do chất độc màu da cam. Tức là nguồn lực xã hội phải san xẻ cho các hoạt động bù đắp thiệt hại chiến tranh, đó là chưa kể đến chi phí phải bỏ ra để xây dựng mới lại hầu như hoàn toàn các cơ sở hạ tầng bị tàn phá trong chiến tranh.

2.2.2.2. Thất bại về chính sách kinh tế trong thời gian dài

Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước, từ 1975 – 1986, việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá, lương, tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm. Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao. Đây là giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu

người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật. Vì vậy, đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XX. Nguyên nhân là do nền kinh tế lạc hậu, áp dụng nền kinh tế một thành phần, không có tính cạnh tranh. Các công ty nhà nước làm việc không hiệu quả, do cách thức phát lương cho công nhân viên mang tính bình quân. Nạn tham ô, tham nhũng làm nhà nước thất thoát tiền rất lớn, để lại hậu quả nặng nề nghiêm trọng, đất nước kém phát triển, tụt hậu rất xa so với nước ngoài, đời sống nhân dân đói khổ, thiếu thốn. Số lượng hàng hoá phân bổ theo đầu người mỗi năm càng giảm, chất lượng càng thấp, tất yếu dẫn tới sự triệt tiêu động lực phấn đấu sản xuất của người lao động. Các quy luật thị trường không được coi trọng.

2.2.2.3. Vốn Nhà nước được sử dụng thiếu hiệu quả làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói

Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước. Đến thời kỳ đổi mới, do quá trình chuyển đổi nền kinh tế còn nhiều vấn đề bộn bề, cùng với trình độ, ý thức sử dụng vốn nhà nước của các cán bộ cơ quan quản lý và sử dụng vốn thấp nên tình trạng vốn bị sử dụng lãng phí và thiếu hiệu quả trong các dự án đầu tư là khá phổ biến. Chưa kể tới tình trạng tham nhũng do mặt trái của thời kỳ mở cửa kinh tế mang lại. Các chương trình đầu tư cho an sinh – phúc lợi xã hội do bị thất thoát, rút ruột, tham nhũng đã không bảo đảm được tiến độ, chất lượng, không tạo được lực đẩy cho sự phát triển kinh tế, làm suy yếu sức cạnh tranh nền kinh tế, tình trạng nghèo đói không được giải quyết, công tác xoá đói giảm nghèo gặp trở ngại.

2.2.2.4. Lao động không được đào tạo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế

Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. Do vậy, một lượng lớn lao động nông thôn bị dư thừa do không kiếm được việc làm khác, khó khăn khi kiếm môi trường làm việc khác. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có khoảng trên 70% lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ mù chữ của lao động Việt Nam là 4%. Trong tỷ lệ mù chữ này lại có sự cách biệt quá cao giữa các vùng miền và khu vực. Trong 8 vùng lãnh thổ thì vùng có tỷ lệ lao động mù chữ cao nhất là Tây Bắc (17%) và Tây Nguyên (10%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc Trung Bộ (1,9%). Sự cách biệt này càng trở nên kéo dãn khi so sánh nông thôn - thành thị, đồng bằng - miền núi,

vùng sâu, vùng xa...Lực lượng lao động Việt Nam dồi dào nhưng chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ là trên 24%; trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề nói chung mới chiếm hơn 15%.

Một phần của tài liệu Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2010 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w