Việt Nam là một trong những nước có thu nhập thấp nhất thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tế kế
Trang 1Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội - Kinh
nghiệm và giải pháp
Trang 2Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ở mọi quốc gia Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đang sống trong cảnh đói nghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân
số sống trong tình trạng nghèo nàn cả về vật chất và tinh thần Tỷ lệ người nghèo ở mỗi nước cũng khác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các nước kém phát triển song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất nhiều Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề xoá đói giảm nghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của cả động đồng Quốc tế Việt Nam là một trong những nước
có thu nhập thấp nhất thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN
là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc
tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tiên tiến Chúng ta đều biết đòi nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển, trật tự an ninh chính trị không ổn định…
Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề XĐGN càng khoá khăn và phức tạp hơn so với thời kỳ trước Muốn đạt được hiệu quả thiết thực nhằm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thì mỗi địa phương, mỗi vùng phải có chương trình XĐGN riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Sóc Sơn là huyện ngoại thành có diện tích tự nhiên bàng 1/3 diện tích của Hà Nội, trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của thành phố, sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện nên tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển,
Trang 3đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đói hàng năm giảm từ 2-3% Tuy nhiên, Sóc Sơn vẫn là huyện nghèo, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất và thu nhập trung bình thấp nhất so với các quận, huyện của Thủ đô Vấn
đề đặt ra ở đây là: với tình hình, thực trạng nghèo đói của Sóc Sơn như vậy, Thành phố Hà Nội, huyện đã có những chính sách gì, bằng cách nào, thực hiện các giải pháp nào để đẩy mạnh quá trình xoá đói giảm nghèo, từng bước
ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo Đây là vấn đề rất bức thiết đối với Sóc Sơn cần sớm được nghiên cứu giải quyết, xuất phát từ
thực tiễn đó học viên nghiên cứu đề tài: “Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp "
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác xoá đói giảm nghèo
- Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân đói nghèo của huyện Sóc Sơn
- Nghiên cứu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo
- Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu cho công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Sóc Sơn đến 2010
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác
và chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện Sóc Sơn
Một số hộ đại diện thuộc 3 vùng tiêu biểu của huyện Sóc Sơn
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng đói nghèo và phát triển kinh tế của các hộ nghèo Không gian nghiên cứu: địa phận huyện Sóc Sơn
Thời gian nghiên cứu: số liệu nghiên cứu đề tài, chủ yếu từ năm
2004-2006 và một số định hướng, giải pháp đến năm 2010-2015
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Đây là phương pháp tổng quát bao gồm quan điểm duy vật biện chứng duy vật lịch sử để thấy rõ các hiện tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động và có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau Nó cho phép phân tích, đánh giá một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu như cơ cấu kinh tế của địa phương, cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ cấu kinh tế đó, phong tục tập quán liên quan trực tiếp và giám tiếp đến XĐGN
4.2 Phương pháp phân tích, thống kê
4.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra
* Chọn điểm nghiên cứu: Chúng tôi chọn địa bàn huyện Sóc Sơn làm
điểm nghiên cứu của đề tài vì huyện Sóc Sơn là huyện có điều kiện sản xuất rất khó khăn, phần lớn là sản xuất nông nghiệp, là huyện có nhiều hộ nghèo nhất của thành phố Hà Nội
* Chọn mẫu điều tra: Do địa bàn huyện Sóc Sơn được chia thành 3 vùng
rõ rệt là vùng gò đồi, vùng ven sông và vùng giữa nên chúng tôi tiến hành điều tra ở mỗi vùng 30-35 hộ đại diện thuộc 3 xã (Minh Phú, Xuân Giang, Mai Đình), ngoài ra còn điều tra nhanh thêm một số hộ khác và một số hộ mới thoát nghèo nhằm xem xét, nghiên cứu nguyên nhân, khả năng tái nghèo của các hộ đó
4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2 nguồn:
+ Từ các sách, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và XĐGN
+ Từ các Nghị quyết đại hội Đảng thành phố Hà Nội, đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn, các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện, báo cáo của các phòng LĐTB&XH, Phòng Thống kê, Ban XĐGN của huyện qua 3
Trang 5năm từ 2004-2006, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2010-2020
- Số liệu mới: Thực hiện điều tra trực tiếp các hộ nghèo, các hộ mới tái nghèo và một số hộ khác bằng bộ câu hỏi soạn thảo sẵn như: tình hình sản xuất, đất đai, lao động, trình độ, mức đầu tư… những thuận lợi, khó khăn và các kiến nghị của hộ nghèo đối với các chương trình XĐGN của huyện
4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu được thực hiện trên chương trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4.2.5 Phương pháp phân tích kinh tế
- Để phân tích thực trạng đói nghèo của huyện chúng tôi sử dụng các phương pháp: thống kê mô tả để mô tả thực trạng, thống kê so sánh để so sánh mức sống trung bình của các hộ nghèo với các loại hộ khác mức đầu tư cho sản xuất giữa các loại hộ và phân tích số bình quân để đánh giá khả năng thoát nghèo của các hộ trong tương lai
- Căn cứ vào thực trạng đói nghèo của huyện, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2010 để đưa ra những định hướng và giải pháp XĐGN đến năm 2010-2015 cho huyện Sóc Sơn
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Một số vần đề lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo
Trang 6- Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện
Sóc Sơn
Chương 1 Một số vần đề lý luận và thực tiễn
về xóa đói giảm nghèo
1.1 Khái niệm và tiêu chí đánh giá đói nghèo
1.1.1 Quan niệm của thế giới
1.1.1.1 Khái niệm
Thực tế, thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ mà không dùng khái niệm đói nghèo như ở Việt Nam và nhận định nghèo khổ theo bốn khía cạnh
là thời gian, không gian, giới và môi trường
- Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người có mức sống
dưới mức "chuẩn" trong một thời gian dài, cũng có một số người nghèo khổ tình thế như những người thất nghiệp, những người mới nghèo do suy thoái kinh tế hạơc thiên tai địch họa, tệ nạn xã hội, rủi ro…
- Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn, nơi có phần
lớn dân số sinh sống Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết ở các nước đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng
- Về giới: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới, nhiều hộ gia đình nghèo nhất do nữ giới là chủ hộ Trong các hộ nghèo đói do đàn ông làm chủ thì người phụ nữ vẫn khổ hơn nam giới
- Về môi trường: Phần lớn người thuộc diện đói, nghèo đều sống ở những vùng khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và xuống cấp của môi trường đều đang ngày càng trầm trọng thêm
Từ nhận dạng và tình hình trên Liên hiệp quốc đưa ra hai khái niệm chính về đói nghèo:
Trang 7Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
+ Nghèo tuyệt đối: Là bộ phận dân cư được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống
+ Nghèo tương đối: Là bộ phận dân cư không được hưởng đầy đủ những nhu cầu cơ bản tối thiểu, những nhu cầu cơ bản đó là những đảm bảo tối thiểu
về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục
Tuỳ mức độ đảm bảo nhu cầu tối thiểu mà sự nghèo khổ của dân cư được chia thành nghèo và rất nghèo, hoặc nghèo bậc 1, bậc 2
1.1.1.2 Chỉ tiêu và chuẩn nghèo
Khi đánh giá nước giàu, nghèo trên thế giới, giới hạn đói nghèo được biểu hiện bằng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP) Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng chỉ căn cứ vào thu nhập thì chưa đủ căn cứ để đánh giá, vì vậy bên cạnh chỉ tiêu này tổ chức hội đồng phát triển Hải ngoại (ODC) đưa ra chỉ số chất lượng cuộc sống (PQLI) để đánh giá, bao gồm 3 chỉ tiêu cơ bản sau:
- Tuổi thọ
- Tỷ lệ xoá mù chữ
- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
Gần đây tổ chức UNDP đưa thêm chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm 3 chỉ tiêu:
- Tuổi thọ
- Thu nhập
- Tình trạng biết chữ của ngườu lớn
Như vậy chỉ tiêu đánh giá nước giàu, nước nghèo của các quốc gia vẫn căn cứ vào chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân đầu người là chính khi kết hợp với các chỉ số PQLI hay HDI thì chỉ bổ sung cho việc nhìn nhận các nước giàu, nước nghèo chính xác hơn, khách quan hơn
Trang 8Quan niệm của nhiều nước cho rằng hộ nghèo có mức thu nhập bình quân dưới 1/3 mức thu nhập bình quân của toàn xã hội Với quan niệm này, hiện nay trên thế giới có 1,3 tỷ người đang sống trong tình trạng nghèo khổ, tức là sống dưới 420USD/người/năm mà Ngân hàng thế giới đã ấn định
1.1.2 Quan niệm của Việt Nam
ở Việt Nam có rất nhiều quan điểm đưa ra xung quanh vấn đề khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực nghèo đói Tuy nhiên, các quan điểm tập trung nhất vào khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đói nghèo do Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) ban hành
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống Nhu cầu tối thiểu là những bảo đảm ở mức tối thiểu, những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc,
ở và sinh hoạt hàng ngày gồm văn hoá, y tế, giáo dục, giao tiếp
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống Đó là những hộ dân hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1-2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả
1.1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo của Việt Nam
Trang 9- Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân một người 1 tháng (hoặc 1 năm) được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực (gạo) tương ứng một giá trị để đánh giá
Khái niệm thu nhập ở đây là thu nhập thuần tuý (tổng thu trừ đi tổng chi phí sản xuất) Tuy nhiên, cần nhấn mạnh chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu hàng tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức đói nghèo
- Chỉ tiêu phụ: Là dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại
Mặc dù lấy chỉ tiêu thu nhập cơ bản biểu hiện bằng giá trị để phản ánh mức sống, tuy nhiên trong điều kiện giá cả không ổn định như ở nước ta thì rất cần thiết sử dụng hình thức hiện vật, phổ biến là quy là gạo tiêu chuẩn (gạo thường) tương ứng với một giá trị nhất định Việc sử dụng hiện vật quy đổi tương ứng với một giá trị so sánh với mức thu nhập của một người dân theo thời gian và không gian được dễ dàng Đặc biệt đối với người nghèo nói chung và người nghèo ở nông thôn nói riêng, chỉ tiêu khối lượng gạo bình quân/người/tháng tương ứng với lượng giá trị nhất định là có ý nghĩa thực tế
1.1.2.3 Xác định chuẩn đói nghèo của Việt Nam
ở Việt Nam để đo tình trạng nghèo đói nhiều địa phương lấy tiêu chuẩn thu nhập bình quân một khẩu trong 1 năm Một số nhà kinh tế lấy tiêu thức lương thực bình quân nhân khẩu, gia đình nào có thu nhập bình quân dưới 30
kg gạo/khẩu/tháng được coi là nghèo Một khung hướng khác lại lấy mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định làm chuẩn, người có mức sống nghèo khổ là người có thu nhập bình quân thấp hơn mức lương tối thiểu Các chuẩn mực trên có thể đúng với từng địa bàn cụ thể song không thể áp dụng cho mọi đối tượng, mọi vùng trên phạm vi cả nước Vì vậy, để chọn và phân loại hộ nghèo ở Việt Nam phải xem xét các đặc trưng cơ bản của nó như: Thiếu ăn từ
3 tháng trở lên trong năm, nợ sản lượng khoán triền miên, vay nặng lãi, con
em không có điều kiện đến trường (mù chữ hoặc bỏ học), thậm chí phải cho
Trang 10con hoặc bản thân đi làm thuê để kiếm sống qua ngày Nếu đưa chuẩn mực này ra để xác định thì rất dễ phân biệt hộ nghèo đói ở nông thôn
Đối với hộ đói: Theo Bộ LĐTB&XH, trong giai đoạn hiện nay nếu thu nhập bình quân trong hộ đạt dưới 15kg gạo/người/tháng tương ứng với 75.000 đồng/người/tháng là đói Mấy năm trước đây ở niềm Bắc, đói thường đi đôi với thiếu cân đối lương thực trên địa bàn, nhưng hiện nay hiện tượng đói ở một
số vùng không phải do thiếu cân đối lương thực trên địa bàn Như vậy, người đói
là người không có lương thực dự trữ trong nhà và không có tiền để mua lương thực để sử dụng hàng ngày, mặc dù trên thị trường không thiếu lương thực
a Chuẩn đói nghèo chung của cả nước
* Giai đoạn 2001-2005:
Mức chuẩn xác định nghèo đói chung cho các vùng trong cả nước tại Quyết định số: 1143/2000/QĐ-LĐTB&XH ngày 01/11/2000 của Bộ LĐTB&XH quy định theo mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức dưới đây là nghèo
- Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo : 80.000.000đồng/người/tháng
- Vùng nông thôn đồng bằng : 100.000.000đồng/người/tháng
- Vùng thành thị : 150.000.000đồng/người/tháng Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kết quả chương trình XĐGN, các tỉnh thành phố có thể nâng mức chuẩn nghèo lên với ba điều kiện:
+ Thu nhập trung bình của người dân địa phương cao hơn thu nhập trung bình của cả nước
+ Tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo cả nước
+ Có đủ nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo
Vì vậy, ở mỗi địa phương tuỳ tình hình thu nhập trên địa bàn mà đưa ra các chuẩn mực khác nhau về nghèo đói Ví dụ: thành phố Hồ Chí Minh đưa ra chuẩn mực nghèo là thu nhập bình quân tính trên đầu người một năm là 2,5
Trang 11triệu đối với nông thôn và 3 triệu đối với thành thị, như vậy người nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh lại là có thể trở thành người giàu ở một số vùng khác
- Đối với khu vực thành thị (bào gồm cả thị xã, thị trấn): 170.000 đồng
- Đối với khu vực nông thôn: 130.000 đồng
Trang 121.2 Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo ở Niệt Nam
1.2.1 Chủ trương chính sách của nhà nước về xoá đói giảm nghèo
1.2.1.1 Chủ trương của nhà nước
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định chủ
trương cơ bản về XĐGN là: "Thực hiện chương trình XĐGN thông qua những
biện pháp cụ thể, sát với tình hình địa phương, xoá nhanh các hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn XĐGN, mở rộng các hình thức tín dụng phục vụ người nghèo sản xuất, kinh doanh Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của các hộ nông dân Thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh"
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã cụ thể hoá chủ
trương trên thành mục tiêu chiến lược XĐGN như sau: "Bằng nguồn lực của
Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp
đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo và xã nghèo Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng có tiềm năng Nhà nước tạo môi trường thuận lợi khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có người bảo trợ, nuôi dưỡng Phấn đấu đến năm 2010 về cơ
Trang 13bản không còn hộ nghèo, thường xuyên củng cố thành quả xoá đói giảm nghèo"
Từ những chủ trương và chiến lược trên chúng ta có thể thấy một số quan điểm cụ thể trong công tác chỉ đạo, triển khai công tác XĐGN của Đảng
và Nhà nước như sau:
- Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả bền vững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo
- Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo
- Triển khai có hiệu qủa các chương trình, dự án XĐGN bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước
- Việc hỗ trợ và cho vay vốn đối với người nghèo phải đi liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình
1.2.1.2 Các chương trình xoá đói giảm nghèo
Trong nhiều năm qua, XĐGN luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước
quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh" Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
XĐGN như: xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế cho từng vùng, miền, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên tín dụng các nguồn vốn cho XĐGN, thiết lập nguồn vốn vay cho người nghèo … Nhờ sự quan tâm đầu tư trên, tỷ
lệ đói nghèo của Việt Nam giảm có xu hướng giảm qua các năm Từ năm 1992-1998 tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam giảm trung bình hàng năm từ 2-3% Năm 1992 số người thuộc diện đói nghèo là 20 triệu người chiếm 30% thì đến
Trang 14cuối năm 1998 con số này còn khoảng 12 triệu người bằng 15,7% Thực tế cho thấy, trong những năm qua công cuộc XĐGN của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn Việt Nam, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa còn khá cao
Để giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, tháng 7/1998 Chính phủ chính thức phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN cho giai đoạn 1998-2000 Không những vậy, để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo của cả nước xuống còn 10% vào năm 2000 Nhà nước đã triển khai hàng loạt chương trình: định canh, địng cư và kinh tế mới, phát triển sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã khó khăn, khuyến nông-lâm-ngư, trợ giúp đồng bào dân tộc khó khăn, tín dụng và tiết kiệm cho người nghèo
Cùng với việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, tháng 7/1998 Chính phủ phê duyệt chương trình 135 hỗ trợ phát triển 1715 xã nghèo đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Đây là chương trình lớn tác động mạnh mẽ đến công tác XĐGN Sau hơn một năm thực hiện hai chương trình 133 và 135 đã tạo ra được kết quả bước đầu tích cực, cả nước đã định canh định cư cho gần 5.000 hộ, khai hoang mở rộng diện tích được hơn 1.000 ha, trồng thêm được 2.300 ha rừng mới và 1.738 ha cây ăn quả và cây công nghiệp Về tín dụng đã có 1.010 ngàn hộ được vay vốn phát triển sản xuất với tổng doanh số đạt trên 2.000 tỷ đồng Bên cạnh đó, hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa được xây dựng phục vụ sản xuất kinh doanh của nhân dân
1.2.2 Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo
1.2.2.1 Thực trạng đói nghèo
Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo nhất của thế giới với tỷ lệ
hộ đói nghèo còn khá cao Theo kết quả điều tra về mức sống dân cư thì tỷ lệ đói nghèo trong giai đoạn 1992-1993 là 58% và trong năm 1998 là trên 37%
Trang 15nếu tính theo tiêu chuẩn nghèo chung của Ngân hàng thế giới Theo tiêu chuẩn xác định đói nghèo của Việt Nam thì năm 1992-1993 là 30%, năm
1999 là 13% và trong năm 2000 dự kiến còn khoảng 11%
Đói nghèo chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, theo các kết quả khảo sát thì có tới hơn 90% hộ nghèo phân bố tại khu vực nông thôn, nhất là tại các khu vực nông thôn miền núi
Đói nghèo mang tính chất vùng rõ rệt, ở vùng núi và vùng dân tộc thiểu
số tỷ lệ đói nghèo hiện nay chiếm trên 20%, miền núi phía Bắc, vùng Bắc trung bộ và Tây Nguyên là những vùng nghèo nhất
Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, theo kết quả điều tra ở nông thôn, nhóm hộ có thu nhập cao nhất so với nhóm hộ có thu nhập thấp nhất chênh nhau 7,3 lần (năm 1996) tăng lên 11,2 lần (năm 1998) Hệ số chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn hiện nay vẫn còn rất lớn
1.2.2.2 Những đặc điểm chủ yếu của người nghèo
a Nhân khẩu học của hộ:
Người nghèo phổ biến thuộc những hộ có quy mô gia đình lớn nhưng chỉ một, hai thế hệ trong gia đình, mỗi hộ có rất nhiều con và tuổi còn nhỏ, các cặp vợ chồng trẻ hoặc đang tuổi sinh đẻ lại không thực hiện được kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) trong lúc sản xuất của gia đình rất kém phát triển
b Trình độ văn hoá của chủ hộ:
Trong các hộ nghèo số chủ hộ có trình độ phổ thông trung học (PTTH) trở lên rất ít, chủ yếu chỉ có trình độ từ phổ thông cơ sở (PTCS) trở xuống, thậm chí có nhiều chủ hộ còn mù chữ Người nghèo cơ bản không được đào tạo nghề, đây là điều đáng lo ngại nhất với người nghèo và là mối quan tâm của toàn xã hội Theo số liệu của Tổng cục Thống kê điều tra năm 1998 thì tỷ
lệ nghèo giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên và sự chênh lệch học vấn giữa người giàu và người nghèo là khá rõ ràng
Trang 16c Đặc điểm về tài sản, nhà ở, đời sống tinh thần:
Mức độ chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ giàu không những chỉ biểu hiện
ở thu nhập hay chi tiêu mà còn thấy ở sự gia tăng khá nhanh khoảng cách về mức độ mua sắm tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống tinh thần,
đa số các hộ nghèo và người nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn
Kết quả điều tra năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (NN&CNTP) về tình trạng giàu nghèo trong nông thôn cho thấy: "Nhà
ở của hộ nghèo còn đơn sơ, chỉ có 15,70% số hộ có nhà ngói, 72% số hộ còn
ở nhà tranh vách đất, 11,7% số hộ còn ở lều tạm Đồ dùng trong sinh hoạt còn qúa thiếu thốn, bình quân mỗi hộ có 1 chiếc giường gỗ hoặc tre, 0,3 chiếc xe đạp Tại thời điểm này các hộ nghèo trong số hộ điều tra không có ti vi, xe máy
Về tư liệu sản xuất, bình quân 10 hộ mới có 01 con trâu hoặc bò, ngay cả cày, bừa còn thiếu" Kết quả điều tra năm 1998 của Tổng cục Thống kê cho thấy nhóm nghèo đã có cải thiện về mặt nhà ở rất đáng kể so với năm 1993, nhưng tỷ
lệ hộ nghèo ở nhà bán kiên cố vẫn còn cao (17,75) và (33,51%), nhà tạm Tuyệt đại các hộ nghèo ở nông thôn hiện còn đang ở nhà bán kiên cố và nhà tạm
d Người nghèo thường dễ bị tổn thương:
Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo thể hiện ở chỗ: những khó khăn đột biến, rủi ro đến với gia đình, những cuộc khủng khoảng xảy ra đối với cộng đồng… thường gây thiệt hại rất lớn đối với những người đói nghèo,
đó là nét đặc trưng rất cơ bản của các xã hội khác nhau Những hộ gia đình nghèo chỉ có khả năng trang trải ở mức độ hạn chế, tối thiểu các chi phí lương thực và nhu cầu thiết yếu khác, họ rất dễ bị tổn thương trước các yếu tố khác xảy ra, họ thường phải bỏ thêm chi phí không đáng có hoặc bị giảm thu nhập
vì khó tiếp cận các cơ hội của tăng trưởng kinh tế Đối với hộ nghèo khi có một thành viên của gia đình bị ốm đau thì đó là một sự cố nghiêm trọng, mà các hộ nghèo thường có người đau yếu do mức sinh hoạt thấp, vì vậy cuộc sống của các hộ nghèo thường gặp rất nhiều khó khăn
Trang 171.2.2.3 Những ảnh hưởng của nghèo đói đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Qua nghiên cứu thực tế và tổng kết các công trình nghiên cứu của các tác giả về XĐGN chúng ta thấy đói nghèo là một lực cản trên con đường phát triển kinh tế của mỗi vùng cũng như của các quốc gia Trên góc độ cá nhân và gia đình thì tình trạng nghèo đói tạo thành một vòng luẩn quẩn là: Nghèo đói -> trình độ văn hoá thấp -> thu nhập thấp -> ăn uống không đầy đủ -> sức khoẻ kém -> năng suất lao động thấp -> làm không đủ ăn -> vay mượn, nợ nần chồng chất -> nghèo đói; cứ quấn lấy những người nghèo mà họ không biết phá vỡ mắt xích nào để thoát ra được Trên góc độ vùng hay quốc gia thì vòng luẩn quẩn là:
Nhìn vào đó ta có thể thấy rằng nghèo đói có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hưng, thịnh của quốc gia, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên XĐGN thường phải áp dụng một hệ thống các giải pháp trong thời gian dài thì mới có được kết quả chắn chắn và bền vững
1.2.3 Những thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam
Các hoạt động kinh tế - xã hội
Trang 18Trong những năm qua công tác XĐGN của chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, chương trình XĐGN ở nước ta sau 12 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo so với năm 1986 số hộ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 11% năm 2000 đã được nhân dân ghi nhận và bạn bè Quốc tế đánh giá cao Trong giai đoạn 2001-2005, Việt Nam phấn đấu không còn hộ đói kinh niên, nâng và áp dụng dần chuẩn mực quốc tế, phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5-2% số hộ đói nghèo (khoảng 25-28 vạn hộ) và đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất Tỷ lệ các xã không có hoặc thiếu cơ sở hạ tầng đã giảm dần Chủ trương của Chính phủ là ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, thành công trong lĩnh vực này nhất là về sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào việc XĐGN, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách giải quyết việc làm, tạo
cơ hội để người lao động có thể chủ động tự tạo việc làm kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện và đã thu được nhiều kết qủa đáng khích lệ, các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp của các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng đã và đang hoạt động tích cực Chính sách XĐGN đã được sự hưởng ứng tích cực của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và cả bản thân người lao động, nhiều hoạt động cụ thể đã được triển khai để giúp các hộ đói nghèo giảm bớt khó khăn, từng bước tự vươn lên, thoát khỏi đói nghèo và ổn định cuộc sống Nhờ vậy, bình quân mỗi năm chúng ta đã tạo ra và giải quyết việc làm cho khoảng 1,2-1,3 triệu lao động, trong đó kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và hợp tác xã đã thu hút 90% lao động Trong điều kiện kinh tế bị giảm sút, Việt Nam đã thực hiện mạnh mẽ hơn các chính sách bảo đảm xã hội nhất là vấn đề XĐGN, lao động, việc làm, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức
Trang 19khoẻ nhân dân, người tàn tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ góp phần ổn định đời sống cho các đối tượng xã hội
Tuy nhiên, những thành tựu XĐGN còn thiếu tính bền vững; trong khi
đó sự chỉ đạo và điều hành về công tác XĐGN còn lúng túng, sự phối hợp liên ngành chưa đồng bộ
1.3 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước, tổ chức quốc tế trên thế giới và một số địa phương của Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của một số tổ chức quốc tế
Cuộc đấu tranh tấn công nghèo đói đang là vấn đề toàn cầu rất cấp bách của xã hội loài người, là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay Chính vì thế, XĐGN trước tiên là thuộc về trách nhiệm của Chính phủ các nước, bên cạnh đó các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) giữ những vai trò quan trọng hỗ trợ, giúp các quốc gia giảm bớt gánh nặng nghèo đói
Biện pháp quan trọng được các tổ chức quốc tế thường dùng là chu cấp các khoản vay có gắn với các điều kiện giải ngân theo các chương trình XĐGN Đây là một biện pháp trực tiếp và có nhiều yếu tố tích cực nên hạn chế được lãng phí và tham nhũng của các quan chức trung gian
Tiếp theo là những nỗ lực của các quốc gia công nghiệp phát triển, Hội nghị thượng đỉnh RIO năm 1992 đã đề ra một công ước chung, theo đó viện trợ phát triển cho các quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ 3 cần phải chiếm ít nhất 0,7% tổng sản phẩm xã hội của các quốc gia công nghiệp phát triển với một mục tiêu đóng góp vào việc giảm số người nghèo trên thế giới
Một biện pháp nữa là tập trung vào các giải pháp giãn nợ, giảm nợ đối với những quốc gia rơi vào cảnh nghèo đói đến nỗi mất khả năng trả nợ Trong số các sự kiện liên quan đến việc này, trước hết phải kể đến các hội
Trang 20nghị thường niên của WB và IMF về xử lý nợ cho các nước nghèo, các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Luân Đôn, Pari tại hội nghị ở Oa-Sinh-Tơn tháng 10/1996 đã quyết định giảm ít nhất 5,6 tỷ USD nợ của khoảng 20 nước nghèo nhất thế giới và đến những năm gần đây con số giảm nợ đã lên đến hàng chục
tỷ USD
Các biện pháp thường giải quyết những vấn đề phát sinh lớn như: bảo hiểm, thiết lập một hệ thống can thiệp của các công ty bảo hiểm và Nhà nước vào những thiệt hại lớn do thiên tai gây ra Ngoài ra, còn có hoạt động của các
tổ chức nhân đạo như Hội chữ thập đỏ quốc tế, UNICEP…cũng thường tổ chức các hoạt động nhân đạo, tiêm chủng mở rộng, cung cấp nước sạch, hướng các hoạt động vào người nghèo, lấy người nghèo làm trung tâm, đối tượng để triển khai các dự án hỗ trợ và giúp đỡ
1.3.2 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới
* Tuy-Ni-Di: Trong 25 năm cuối của thế kỷ XX Tuy - Ni - Di đã tăng
GDP lên gấp đôi, không những thế còn giảm được mức tăng dân số xuống dưới 2% /năm, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp Người đói nghèo ở Tuy - Ni -
Di được hưởng trợ cấp lương thực từ Chính phủ, theo quan điểm của Chính phủ Tuy - Ni - Di việc duy trì chính sách trợ cấp lương thực cho người nghèo đói là mục tiêu lâu dài chưa thể xoá bỏ ngay được, điều đó xuất phát từ nhu cầu thiết thực nhằm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế Các chính sách cải cách kinh tế của Chính phủ đều gắn liền với các chương trình kinh tế
- xã hội, và chính sách xã hội đã thực sự có những tác động tích cực trở lại Chẳng hạn, do phát triển y tế và giáo dục mà nguồn nhân lực được cải thiện,
do chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nên kinh tế có điều kiện phát triển khắp các vùng nông thôn đến thành thị, thực thi có hiệu quả những chính sách nhằm hướng tới nâng cao mức sống cho người nghèo Chính vì vậy mà bộ máy lãnh đạo chính trị nhận được sự ủng hộ của nhân dân, họ tích
Trang 21cực tham gia vào các chương trình hành động của Chính phủ Nhờ đó Nhà nước truyền thống của Tuy - Ni - Di vẫn duy trì ổn định, phát huy tốt hiệu lực, giảm tỷ lệ tham nhũng
* Hàn Quốc: Trước những năm 60 Hàn Quốc có xuất phát rất nghèo về
vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ, khi thực hiện các chính sách chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu, các chính sách ấy hứa hẹn rằng đói nghèo sẽ được loại bỏ trong quá trình tăng trưởng GDP Kết quả là Hàn Quốc đã đạt mức tăng trưởng GDP kỷ lục khoảng 9%/năm trong suốt thời kỳ 1962-1988, bình quân GDP/người của Hàn Quốc năm 1988 là 4.127USD Riêng lĩnh vực nông nghiệp trong thời kỳ đó cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao khoảng 5,3%/năm Và nếu căn cứ chuẩn nghèo tuyệt đối của Hàn Quốc cho các hộ dân là 525 USD/năm thì tỷ lệ hộ nghèo đói năm đó đã giảm xuống còn 6,5% so với 33,7% năm 1967
* Thái Lan: Từ những năm 80 đến nay, Thái Lan áp dụng mô hình phát
triển chính sách quốc gia gắn liền với chính sách phát triển nông thôn thông qua việc hình thành và phát triển xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm bớt nghèo khổ với sự hoạt động của: Ban phát triển nông thôn (IBIRD), Tổ chức hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (CDA) Theo báo cáo trình Chính phủ tháng 6/2003 của Uỷ ban quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (NESDP) năm
2001 Thái Lan vẫn còn 8,2 triệu người nghèo, 80% số này sống ở nông thôn Tháng 11/2003 Chính phủ Thái Lan công bố kế hoạch 6 năm xoá đói nghèo, theo đó Thái Lan hướng quan tâm vào nông nghiệp, nông thôn và thị trường nội địa Thực hiện chương trình "Mỗi làng một sản phẩm" Chính phủ đang tìm kênh phân phối, lưu thông hàng hoá giúp nông dân tiệu thụ sản phẩm Theo kế hoạch này, bước đầu 8 trong 76 tỉnh được chọn để thí điểm, người dân tại đó được yêu cầu đăng ký và trình bày hoàn cảnh để các cơ quan chức năng xem xét, hỗ trợ Tạm thời, việc giải quyết dự kiến phân theo bảy nhóm:
Trang 22nông dân không có đất, người không có nhà ở, người làm ăn bất chính, nạn nhân từ những vụ bị lừa đi lao động nước ngoài, sinh viên hoàn cảnh gia đình khó khăn, người vị vỡ nợ và người thu nhập thấp thiếu nhà ở
* ấn Độ: Một chương trình nổi bật trong việc XĐGN của ấn Độ là xây
dựng các làng sinh học trên cơ sở tư tưởng: "Thay vì ban phát lương thực cho người nghèo, Chính phủ và các tổ chức hãy tạo điều kiện cho mọi người có thể kiếm được miếng bánh hàng ngày của họ" Chương trình này được thực hiện từ năm 1994 tại 19 làng của PONDICHERI bang TAMIL NUDU và hiện nay thu hút được 24.000 người (mục tiêu của chương trình này đến năm 2007 thu hút được 375.000 người), một trong những phương hướng của chương trình là nông nghiệp sinh thái, nghĩa là các hoá chất vốn là trụ cột của nền nông nghiệp hiện đại được thay thế bằng kiến thức và các tài nguyên sinh học
và thuốc diệt trừ sâu bệnh sinh học Những hoạt động này góp phần tạo ra những việc làm có nội dung sinh học, cũng như việc buôn bán các sản phẩm Các gia đình lựa chọn những nguồn thu nhập mới tuỳ theo hoàn cảnh của họ, những người không có đất thì lựa chọn việc trồng nấm, nuôi cá cảnh hoặc các loài nhai lại nhỏ, hay bện thừng sợi dừa Những gia đình có chút đất đai thì sản xuất các loại giống lai, làm vườn, sản xuất sữa, chăn nuôi gia cầm, phụ nữ nuôi trong cá trong các ao làng Tất cả các hoạt động này được lên kế hoạch thật sát với nhu cầu của mỗi người và được hỗ trợ bằng khoản tín dụng nhỏ
bé Việc có nhiều hoạt động như vậy đã giúp người dân ở các làng sinh học nâng cao thu nhập hàng tháng, trung bình 23USD/người Giáo dục và đào tạo,
tổ chức xã hội và thương mại đều có phương hướng hỗ trợ người sản xuất và
đó là những yếu tố quan trọng bậc nhất để chương trình thành công Các nhóm tương trợ mở những ngân hàng nhỏ ở cấp xã với chi phí giao dịch thấp
và lãi xuất tiền gửi ngân hàng cao Một điều chủ yếu là các làng sinh học được tổ chức theo nguyên tắc thu nạp chứ không theo nguyên tắc loại trừ Những ai trở thành cán bộ đào tạo được đưa vào nhóm chuyên môn của làng
Trang 23Phần lớn những người này không biết chữ hoặc chỉ biết chút ít, thế nhưng họ đều là những nhân vật chính của phong trào Họ cho thấy người nghèo vẫn có thể làm chủ kỹ thuật mới, một khi họ có cơ hội học tập qua công tác thực tế
1.3.3 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước
* Lâm Đồng:
Công tác XĐGN ở Lâm Đồng được đặt ra từ rất sớm trước tình hình đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn Hàng năm, phải cứu đói giáp hạt do thiên tai, hoặc phải cứu trợ đột xuất, thường xuyên trên 1.000
hộ Ngay cả các hộ là người Kinh cũng ít có cơ hội vượt lên cảnh đói nghèo
do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất hoặc do thiếu kinh nghiệm làm ăn, tổ chức cuộc sống Ngày 13/5/1993, Thường vụ tỉnh uỷ Lâm Đồng đã ra Nghị quyết số: 07 đề ra nhiệm vụ XĐGN trên phạm vi toàn tỉnh; từ đó các cấp, các ngành
đã tiến hành điều tra, xác định hộ nghèo, phân tích nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp tác động, hỗ trợ hộ nghèo đói vươn lên làm giàm
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 07 của tỉnh uỷ, số hộ đói nghèo của tỉnh từ 31.495 hộ năm 1993 chiếm 20,64% số hộ dân toàn tỉnh giảm xuống còn 21.900 hộ bằng 12,73% năm 2000 còn 15.000 hộ bằng 8,3% Kết quả đó
đã nói lên sự cố gắng lớn của Đảng bộ và nhân dân Lâm Đồng trong việc nâng cao mức sống cho hộ nghèo Song song với việc khuyến khích và tạo điều kiện làm giàu chính đáng thì việc nâng cao mức sống các hộ nghèo đã góp phần ngăn chặn sự phân hoá làm cho khoảng cách giàu nghèo hẹp lại để mọi người trong xã hội đều có cơ hội tham gia xây dựng cuộc sống, xây dựng quê hương
* Kỳ Anh - Hà Tĩnh:
Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trước đây được nhiều người biết đến bởi sự nghèo nàn, lạc hậu Gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10-12%, bình quân thu
Trang 24nhập đầu người đạt 3,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,4%, không còn
hộ đói Khi nhìn lại những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn chiếm hơn 70% số dân Thời đó, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi diện tích canh tác ít, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thấp kém, để đưa nhân dân thoát khỏi đói nghèo thực sự là một thử thách lớn đối với Đảng bộ, chính quyền địa phương
Cuộc sống mới được đánh dấu bằng một mốc son khi Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện thống nhất đề ra Nghị quyết về công tác XĐGN vào năm 1993 Bắt tay vào công việc với đầy khó khăn, huyện tiến hành tổng mức điều tra mức sống của dân, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các
mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên cơ sở đó vận dụng vào thựuc tiễn của địa phương Huyện từng bước tiếp cận người nghèo, xây dựng một số mô hình XĐGN và đã tạo được sự ủng hộ của Trung ương, của tỉnh và của các tầng lớp nhân dân Từ những kinh nghiệm đúc rút được, huyện tập trung nhiều nguồn lực, tạo điều kiện về vốn, nâng cao kiến thức làm ăm cho nhân dân, nhất là các hộ nghèo, đồng thời đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình, biểu dương các tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi trong huyện
Với những kinh nghiệm và bài học có được từ hơn 10 năm nay chính quyền huyện đã nhận thức sâu sắc công cuộc XĐGN là phải biết phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, mở rộng ngành nghề, đồng thời tranh thủ tốt sự hỗ trợ, đầu tư từ các ngùôn lực bên ngoài Xuất phát từ quan điểm đó, huyện đã xây dựng cụ thể các chương trình, mục tiêu, xác định rõ các vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở thế mạnh của từng vùng, đồng thời tập trung thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Theo đó, vùng đồng bằng ven quốc lộ 1A tập trung thâm canh lúa, phát triển dịch vụ sau thu hoạch và chăn nuôi lợn, vùng núi phát triển kinh tế vườn đồi,
Trang 25cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi trâu bò, vùng ven biển khai thác thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các tổ hợp, cơ sở chế biến, vùng trung tâm phát triển các ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp gắn với khu công nghiệp cảng biển Vũng áng Với những cố gắng nỗ lực của cán bộ và nhân dân huyện Kỳ Anh, trong
2 năm (2001-2002) huyện đã xét miễn giảm thuế nông nghiệp cho gần 17.000 lượt hộ nghèo, miễn giảm học phí cho 8.150 học sinh là con em các hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 7.000 hộ Năm 2003 thu nhập bình quân đầu người đạt gần 3,7 triệu đồng, các hoạt động văn hoá, giáo dục có nhiều chuyển biến,
an ninh quốc phòng được giữ vững ổn định
* Thọ Xuân - Thanh Hoá:
Huyện Thọ Xuân là một trong 4 huyện của vùng mía đường Lam Sơn, trước đổi mới đời sống của nhân dân hết sức khó khăn Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng cùng với sự mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên kinh tế và đời sống của nhân dân trong huyện ngày càng khởi sắc Có được kết quả ấy là do huyện xác định đúng lợi thế tiềm năng của vùng là:
- Vùng đồng bằng tập trung thâm canh cây lương thực dựa trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ
- Vùng trung du, miền núi ngoài việc phát triểm mạnh mẽ cây công nghiệp, tập trung phát triển cây mía đồi tạo thành vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho nhà máy đường, đồng thời tăng số lượng đàn trâu bò hàng hoá, phát triển cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ công nghiệp chế biến
Trang 26Sau khi thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đời sống nhân dân được nâng lên một cách rõ rệt lương thực bình quân đầu người đạt 425kg/năm, ngoài ra chăn nuôi và các ngành nghề cũng rất phát triển
* Lục Ngạn - Bắc Giang
Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh (101.000 ha), trong đó đất nông nghiệp chỉ có 15%, đất lâm nghiệp 54% còn lại là đất khác Trước những năm 1992 chưa có chính sách giao đất đến hộ, đời sống nhân dân cự kỳ khó khăn, trình độ dân trí thấp, lương thực không đủ ăn, trong khi đó tỷ lệ tăng dân số vẫn giữ ở mức 3,6%/năm, trình độ sản xuất thấp, phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ nghèo đói cao
Sau những năm đổi mới, ruộng đất và rừng được giao đến hộ và Lục Ngạn đã xác định được cây trồng nên đã mạnh dạn chuyển từ cây lương thực
là chính sang cây ăn quả và cây lâm nghiệp Vì vậy tỷ lệ XĐGN trong huyện
có tốc độ nhanh hơn, từ 52% năm 1992 xuống còn 27% năm 1997, đến năm
1998 còn 17,1% Sau mỗi vụ thu hoạch vải thiều nhân dân có tiền, ngoài việc đầu tư lại cho mở rộng sản xuất và thâm canh, còn đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm ô tô, xe máy và các trang thiết bị cho gia đình Đến năm 1999 toàn huyện chỉ còn 9-10 hộ nghèo, ước đến năm 2000 chỉ còn 3% hộ nghèo
1.3.4 Một số kinh nghiệm chung về công tác xoá đói giảm nghèo
Nghèo đói đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đưa ra nhiều hội thảo nhằm làm rõ hơn tác động tiêu cực của đói nghèo đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trên thế giới Đối với thực trạng đói nghèo và các giải pháp XĐGN của Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu như: Dự án ngân hàng Grameen của giáo sư Muhamad Yunus trường Đại học Chittagong; Gini và Lore, Lên Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình- Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 2001, Lương Hồng Quang - văn hoá của nhóm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp,
Trang 27Nxb văn hoá - thông tin Hà Nội 2001, Trần Thị Lan Hương - tác động của phân tầng mức sống vào quá trình phát triển văn hoá nông thôn, Nxb văn hoá thông tin Hà Nội 2000 và nhiều công trình nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí khác
Mô hình tín dụng của giáo sư Muhamad được thành lập từ 1976, đến nay đã có trên 100 nước tham gia áp dụng mô hình này Đối với mô hình này thì đối tượng vay của ngân hàng là những người nghèo nhất ở các khu vực nông thôn của các quốc gia Phương thức hoạt động của ngân hàng là thành lập chi nhánh ngân hàng xuống tới các làng, xã và các bộ ngân hàng phải tiếp xúc trực tiếp với người nghèo bằng cách phỏng vấn, hướng dẫn cách sử dụng vốn vay Những người nghèo hình thành các nhóm để vay và chỉ có 02 người được vay trong một lượt, sau 6 tuần nếu 2 người vay trả đủ cả lãi và gốc thì 2 thành viên tiếp theo mới được vay Số tiền vay dành vào việc xây dựng nhà, mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, lắp đặt ống nước … ưu điểm của phương thức này là số tiền vay nhỏ, không cần thế chấp mà chỉ cần dựa vào
uy tín của nhóm vay, lãi suất thấp, thời hạn vay ngắn nên người vay có trách nhiệm hoàn trả vốn vay Mặt khác, nếu không trả đúng thời hạn thì thành viên khác không được vay nên các nhóm vay sẽ giúp đỡ nhau trong việc sử dụng vốn đúng mục đích Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là:
+ Số tiền vay nhỏ, thời gian ngắn nên người nghèo khó có thể mở rộng được sản xuất đặc biệt là các vùng khó khăn
+ Nếu lượt người vay trước không trả đúng hạn thì các thành viên còn lại của nhóm sẽ không được vay
Nếu chúng ta muốn đánh giá được sự bất bình đẳng trong xã hội thì phải dựa vào hệ số Gini, khi nhìn vào hệ số đó ta có thể biết được tình trạng nghèo khổ của một vùng hay của một quốc gia như thế nào Tuy nhiên, hệ số này chỉ
có tính tương đối chứ chưa phản ánh đúng được mức độ đói nghèo vì trên thế
Trang 28giới hiện nay, ngoài các tiêu chú trước kia còn có thêm tiêu chí chỉ số chất lượng cuộc sống và chỉ số phát triển con người
Đối với tập thể tác giả Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến,
Lê Xuân Đình đã có các kết luận sau:
+ Đưa ra được những mặt ưu, nhược của các tổ chức về cách đánh giá nghèo đói theo từng tiêu chú của các tổ chức đó
+ Các tác giả đã tính điểm các nguyên nhân theo các vùng nên đã xếp hạng được chính xác nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo của tỉnh Quảng Bình, theo cách đó chúng ta có thể tiến hành ở các địa phương khác và có các giải pháp phù hợp cho từng vùng
+ Đưa ra một số mô hình thoát nghèo bằng cách sử dụng đúng thế mạnh của gia đình với sự giúp đỡ của cộng đồng
Theo quan điểm của chúng tôi thì tập thể tác giả còn chưa đánh giá được mức độ phân hoá giàu nghèo của địa bàn nghiên cứu, trong khi phân cơ sở lí luận các tác giả đã đưa vào các công thức đánh giá bất bình đẳng của Gini và Loren
Về mặt văn hoá của nhóm người nghèo thì tác giả Lương Hồng Quang
đã cho rằng nghèo khổ và văn hoá của nhóm nghèo có liên quan tới các vấn
đề thuộc phạm trù văn hoá của nhóm nghèo đóng khung trong một khu vực,
nó phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử Nghiên cứu về văn hoá của nhóm nghèo tác giả chủ yếu phải dựa vào tiêu chí thu nhập bình quân, nhưng tác giả tập trung nghiên cứu tâm lý, lối sống, cách tiếp cận của họ đối với xã hội Tác giả thấy rằng những người nghèo có trình độ văn hoá thấp hoặc mù chữ, họ thường cảm thấy cô lập, tự ti, bị tước đoạt những cái mà người khác có được, khi được trợ cấp xã hội thì dường như họ lại trông chờ ỷ lại Tác giả cũng đưa
ra được những giải pháp khoa học có tính khả thi, tuy nhiên các giải pháp đó chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước chứ chưa tập trung phát huy được tổng lực của toàn xã hội, sự tự lực của người nghèo bởi nâng cao trình độ văn hoá cho người nghèo cần phải có một hời gian dài Tác giả cho rằng, muốn
Trang 29xoá được tận gốc của cái nghèo và có tính bền vững thì phải nâng cao văn hoá cho người nghèo vì khi con người có tri thức thì họ tiếp cận được với thế giới bên ngoài và tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh đặc biệt là trong việc sản xuất kinh doanh
Đối với công trình nghiên cứu: tác động của phân tầng mức sống vào quá trình phát triển văn hoá nông thôn thì Trần Thị Lan Hương cho rằng, việc phân tầng mức sống có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp độ phát triển kinh tế đặc biệt là vùng nông thôn (vùng có tỷ lêh người nghèo cao) Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì hạn chế khoảng cách phân tầng mức sống có tác dụng tích cực trong việc giảm đói nghèo bằng cách phát triển kinh tế
Theo tôi, muốn xem xét tình trạng đói nghèo như thế thế nào thì trước hết phải dựa vào từng thời kỳ lịch sử, từng vùng, từng quốc gia, khi trình độ kinh tế - xã hội phát triển cao hơn thì càng phải áp dụng tổng hợp các tiêu chí đánh giá để nhanh chóng giảm tỷ lệ đói nghèo tại vùng hoặc quốc gia đó
Chương 2
Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn
ra trên địa bàn của huyện còn có nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp liên doanh
Trang 30trong và ngoài nước đã đi vào hoạt động Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch
Sóc Sơn chia thành 3 vùng sinh thái có những thuận lợi và khó khăn riêng Vì vậy việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện gặp rất nhiều khó khăn Theo địa giới hành chính thì Sóc Sơn có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh
- Phía Nam giáp huyện Đông Anh
- Phía Tây giáp huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc
Do đất đai cằn cỗi, xói mòn, rửa trôi, ruộng bậc thang, điều kiện làm thuỷ lợi rất khó khăn, những nơi cao hầu như phải nhờ nước thiên nhiên nên năng suất cây trồng và vật nuôi thấp
2.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
Điều kiện khí hậu thời tiết của Sóc Sơn có đầy đủ đặc điểm khí hậu thời tiết vùng đồng bằng sông Hồng, nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1800mm nhưng phân bố không đều, chỉ tập trung vào mùa mưa (từ tháng 4-10), độ ẩm trung bình 80% Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau kèm theo gió rét và sương muối ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,50C, ngày nóng nhất lên đến 39-400C, ngày lạnh nhất xuống tới 70C
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong chiếc lược XĐGN của huyện, góp phần tích cực trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Đối với huyện Sóc Sơn, việc sử dụng có hiệu
Trang 31quả nguồn tài nguyên đất đang là sự kiện nổi bật cần quan tâm, việc chuyển đổi đất, xác lập các mô hình kinh tế đã và đang đóng góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế và XĐGN Tình hình biến động đất đai của huyện được thể hiện qua biểu 1 như sau:
Qua biểu 1 cho thấy: diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.651,24 ha, bằng 1/3 diện tích đất tự nhiên của thành phố Hà Nội; Trong đó, diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 12.596,89ha bằng 41,10% tổng diện tích đất tự nhiên và giảm dần qua 3 năm do đất đai được quy hoạch để xây dựng xây bay Nội Bài, xây dựng khu chôn lấp xử lý chất thải sinh hoạt Nam Sơn, đường quốc lộ 18 Bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm 0,53%
Trong diện tích đất nông nghiệp diện tích đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm mạnh, qua 3 năm tổng diện tích đất trồng cây hàng năm giảm từ 12.173,66 ha năm 2001 xuống còn 12.048,56ha năm 2003 Diện tích đất trồng
Trang 32cây hàng năm sẽ còn giảm mạnh vào cuối năm 2004 do Chính phủ thu hồi đất nông nghiệp để mở rộng Quốc lộ 18 đi cửa khẩu Bắc Luân - Quảng Ninh Đất lâm nghiệp qua 3 năm tăng 138,76ha do chính sách giao đất, giao rừng của huyện đến hộ nông dân
Trong tổng số 6.796,93 ha đất lâm nghiệp của toàn huyện có 1.000 ha cây ăn quả các loại (chủ yếu là vải thiều, nhãn, hồng nhân hậu và xoài) năm 2002-2003 toàn huyện đã trồng mới 200 cây ăn quả theo chương trình 05 triệu
ha rừng của cả nước Diện tích đất chưa sử dụng đã giảm 106,15 ha do các địa phương đã mạnh dạn cho các hộ dân đấu thầu phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên toàn huyện vẫn còn 2.505,06 ha đất hoang hoá, thùng đào, thùng đấu
Vì vậy chính quyền và nhân dân toàn huyện phải có kế hoạch đầu tư, khai thác số diện tích trên đưa vào sử dụng tạo đà thúc đẩy nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển
Qua một số chỉ tiêu bình quân cho thấy: đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp; đất nông nghiệp /khẩu nông nghiệp ngày càng giảm, trung bình hàng năm giảm 4,62% Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp (thay cho cơ cấu thời kỳ trước: nông nghiệp - dịch vụ,
du lịch - công nghiệp) thì đây là tín hiệu tốt phát triển kinh tế - xã hội và cũng
là thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp của địa phương
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của huyện
Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của từng vùng cũng như của từng quốc gia Nhìn vào tình hình phát triển nguồn lao động cũng như cơ cấu lao động trong từng ngành mà người ta có thể đánh giá được tình hình kinh tế của một vùng hay một quốc gia Đối với một huyện vùng ven thủ đô như Sóc Sơn việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động như hiện nay là một việc
Trang 33rất khó khăn Vì vậy,với thực lực hiện có và với xu thế cần xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ Sóc Sơn cần nghiên cứu đào tạo lao động cơ bản phục vụ các khu công nghiệp trên địa bàn
Tình hình dân số, lao động của Sóc Sơn trong 3 năm từ 2004-2006 được thể hiện qua biểu 2:
Trang 34biểu 2: tình hình biến động dân số và lao động của huyện
a Khẩu nông nghiệp người 215.234 82,483 215.681 81,109 213.562 79,155 101,002 100,990 100,996
b Khẩu phi nông nghiệp người 45.709 17,517 50.233 18,891 56.240 20,845 101,099 101,120 101,109
1 Tổng số hộ hộ 57.248 100,00 57.548 100,00 58.012 100,00 101,005 101,008 101,007
a Hộ nông nghiệp hộ 48.432 84,600 48.225 83,800 47.059 81,120 100,996 100,976 100,986
b Hộ phi nông nghiệp hộ 8.816 15,400 9.323 16,200 10.953 18,880 101,057 101,175 101,116
2 Tổng số lao động hộ 126.456 100,00 127.231 100,00 127.967 100,00 101,006 101,006 101,006
a Lao động nông nghiệp L.động 102.682 81,200 99.647 78,320 96.794 75,640 100,970 100,971 100,971
b Lao động phi nông nghiệp L.động 23.774 18,800 27.584 21,680 31.173 24,360 101,160 101,130 101,145
Trang 35Biểu 2 cho chúng ta thấy, Sóc Sơn có 57.603 hộ với 265.553 nhân khẩu, trung bình một hộ có 4,61 nhân khẩu; trong đó số nhân khẩu sản xuất nông nghiệp chiếm 80,90%
Toàn huyện có 127.218 lao động trong đó, lao động nông nghiệp chiếm
đa số với 78,37%, lao động phi nông nghiệp chiếm 21,63% Số lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn thường phải đi làm thuê trong khi các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn của huyện vẫn phải sử dụng một số công nhân không có hộ khẩu thường trú tại huyện Để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp, huyện phải có kế hoạch đào tạo công nhân, thợ lành nghề đáp ứng kịp thời công cuộc CNH-HĐH, nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho người dân
Qua các chỉ tiêu bình quân cho chúng ta thấy, số khẩu bình quân/hộ và
tỷ lệ sinh còn khá cao Nhìn chung, tỷ lệ sinh của huyện có giảm qua 3 năm, tuy nhiên công tác kế hoạch hoá gia đình của huyện cần phát huy hơn nữa nhằm giảm tỷ lệ số hộ sinh con thứ 3 góp phần ổn định đời sống của nhân dân
2.1.2.3 Tình hình trang thiết bị cơ sở hạ tầng
Muốn phát triển kinh tế thì xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, như vậy mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của một vùng kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc XĐGN Trong mấy năm gần đây hệ thống điện, đường, trường, trạm của huyện đã được thành phố và UBND huyện quan tâm đầu tư cụ thể là:
* Hệ thống đường giao thông:
Sóc Sơn nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội có trí địa lý rất thuận lợi, về giao thông vận tải trên địa bàn huyện có đủ loại hình GTVT như:
Đường sắt tuyến Hà Nội - Thái Nguyên (trên địa bàn huyện dài 16km, với 02 ga: Đa Phúc, Trung Giã);
Đường hàng không (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài);
Trang 36Đường thuỷ dài 39 km trên tuyến sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ với các bến cảng bốc xếp hàng hoá chính là Trung Giã, Cẩm Hà, Việt Long, Bến Cốc…
Đường bộ: Quốc lộ 2 (đi các tỉnh Tây bắc), Quốc lộ 3 (đi các tỉnh phía Bắc), Quốc lộ 18 (đi các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh), Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài; Đường 16 đi Bắc Ninh; Đường 131; Đường 3…
Toàn huyện có 150 km đường huyện, đường liên xã (do huyện quản lý);
306 km đường liên thôn
Đến năm 2005 đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, nhựa hoá được 100km/150km đường do huyện quản lý Các tuyến đường xã, liên thôn, đường thôn xóm được bê tông hoá hơn 200km, trải cấp phối 100% các tuyến đường đất
Năm 2006 huyện chi từ ngân sách cho xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông với kinh phí 80 tỷ đồng
Hệ thống đường giao thông được xây dựng và kiện toàn sẽ tạo điều kiện
vô cùng thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần không nhỏ vào công cuộc XĐGN, xây dựng nông thôn mới
* Hệ thống điện:
Hiện nay 100% số xã của huyện được sử dụng điện lưới quốc gia, đến cuối năm 2005 đã cải tạo, nâng cấp và làm mới được 46 trạm biến áp với tổng công suất 10.320KVA Hệ thống điện hạ thế giao lại cho ngành điện quản lý, kinh doanh, xoá bỏ cai điện đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng cũng như tránh thất thoát điện năng Năm 2006, huyện đã đầu tư 43,89 tỷ đồng để duy tu, sửa chữa và xây dựng hệ thống điện
* Y tế - văn hoá
- Sóc Sơn có 26 trạm y tế, mỗi trạm y tế có một bác sỹ, 7 y tá và y sĩ, ngoài ra còn có một trung tâm y tế và 02 phòng khám đa khoa Trung Giã và
Trang 37Kim Anh đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, trung bình có 2,5 bác sĩ/01 vạn dân
- 26/26 xã và thị trấn có hệ thống đài truyền thanh kịp thời phổ biến nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân Bên cạnh đó còn làm tốt việc tuyên truyền nội dung thông báo mùa vụ, dịch hại, sâu bệnh, công tác XĐGN, giáo dục nếp sống văn hoá mới cho nhân dân
* Hệ thống thuỷ lợi:
Do đặc điểm địa hình phức tạp cho nên Sóc Sơn đang cố gắng xây dựng
và cải tạo hệ thống thuỷ lợi ngày càng hoàn chỉnh Nguồn nước tưới của huyện được cung cấp từ sông Cà Lồ, sông Công, sông Cầu và 26 hồ, đập lớn như: hồ Đồng Quan, Đồng Đò, Kèo Cà, Hàm Lợn, Đồng Đẽn, Cầu Bãi… sẵn sàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Trong mấy năm gần đây huyện đã đầu tư cứng hoá 93,6km kênh mương, đang hoàn thiện và đưa vào sử dụng thống liên hồ có dung tích lớn đảm bảo nước tưới phục vụ SXNN Đây là sự khởi đầu cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của địa phương
* Xoá phòng học cấp 4:
Đến năm 2005 huyện đã nâng cấp, xây mới 742 phòng học, cơ bản xoá xong phòng học cấp 4 ở cấp tiểu học và trung học cơ sở với tổng kinh phí đầu
tư là 203 tỷ đồng Ngoài ra, huyện còn giành thêm gần 32 ha đất để xây dựng
và mở rộng trường mới góp phần nâng cao cơ sở vật chất cho việc dạy và học
2.1.3 Tình hình giáo dục đào tạo của huyện
Trình độ dân trí ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức và làm việc của con người, nếu trình độ dân trí thấp, không được đào tạo sẽ làm hạn chế đáng kể tới việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất kinh doanh, làm giảm năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, không đẩy nhanh được nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng Không
Trang 38những thế, nó còn làm hạn chế việc tiếp nhận và thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước
Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây, nó không những là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới đất nước và còn là nguyện vọng thiết tha, quyền lợi thiết thực của đông đảo các tầng lớp nhân dân Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản và quan trọng nhất cho sự nghiệp phát triển toàn diện và đổi mới đất nước"
Thấm nhuần chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Sóc Sơn đã có những quan tâm, đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục trong những năm qua Tuy nhiên, mức đầu tư đó chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài cho sự nghiệp CNH-HĐH của địa phương Huyện Sóc Sơn đang được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư phát triển, không những thế tháng 6/2004 thành phố ra Quyết định cho Sóc Sơn xây dựng cơ chế đặc thù riêng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế - xã hội Sóc Sơn phát triển ngang tầm với các quận, huyện khác của thành phố Tình hình giáo dục đào tạo của huyện được thể hiện qua biểu 3:
Biểu 3: tình hình phát triển giáo dục đào tạo của huyện
1 Mẫu giáo
- Số trường
- Số học sinh
Trường Học sinh
45 34.275
52 35.512
61 38.052
115.56 103.61
117.31 107.15
116.43 105.37
2 Tiểu học
- Số trường
- Số học sinh
Trường Học sinh
35 35.023
37 35.948
38 38.254
105.71 102.64
102.70 106.41
104.20 104.51
3 PTCS:
- Số trường
- Số học sinh
Trường Học sinh
26 35.012
26 35.829
26 38.105
100.00 102.33
100.00 106.35
100.00 104.32
4 THPT
Trang 39- Số trường
- Số học sinh
Trường Học sinh
05 5.850
06 7.148
08 8.434
120.00 122,18
133.33 117.99
126,66 120,09
5 Dạy nghề:
- Số trường
- Số học sinh
Trường Học sinh
01 1.897
02 2.834
03 3.148
200.00 149,39
150.00 111,08
175.00 130,24
Toàn huyện có 38 trường Tiểu học với 38.254 học sinh, qua 3 năm số học sinh tiểu học tăng từ 35.023 năm 2001 lên 38.254 năm 2003, trung bình
số học sinh tiểu học tăng hàng năm là: 4,51% Đa số học sinh tiểu học lên học tại các trường PTCS của các xã, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh do điều kiện hoàn cảnh gia đình mà sớm phải bỏ học đi làm cho gia đình, hoặc không
có tiền đóng học phí mà gia đình bắt bỏ học Mặc dù số học sinh này không nhiều nhưng đó lại là nguy cơ tiềm tàng làm nghèo các hộ dân khi số học sinh này lớn lên làm chủ hộ Trên địa bàn huyện hiện có 8 trường PTHT, trong đó
có 5 trường quốc lập, 3 trường dân lập với 8.434 học sinh, tỷ lệ học sinh được lên cấp 3 của huyện chỉ đạt được 22,13% Như vậy, công tác đào tạo của huyện trong 3 năm có nhiều cố gắng nhưng số học sinh có trình độ từ trung học phổ thông trở lên còn quá nhỏ so với lượng học sinh hiện có của huyện Ngoài ra, trong huyện còn có một trung tâm giáo dục thường xuyên, mỗi năm cũng chỉ thu hút được vài trăm học sinh từ cấp 2 đến học bổ túc văn hoá
Trang 40Ngoài các trường phổ thông hiện có, Sóc Sơn còn có một Trung tâm dạy nghề Sóc Sơn, một số cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập, hàng năm đào tạo được hơn hai ngàn học sinh với các nghề hàn, điện, kế toán, thú y, văn thư…
2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện
Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện được thể hiện qua biểu 4