Những giải pháp và kết quả đã đạt được trong công tác xoá đó

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp doc (Trang 64 - 68)

- Số hộ không được vay + Trong đó nợ quá hạn

2.3.1. Những giải pháp và kết quả đã đạt được trong công tác xoá đó

giảm nghèo

Sóc Sơn hiện được xác định là trọng điểm nghèo của Hà Nội, trong

những năm qua Đảng bộ và nhân dân Sóc Sơn đã có nhiều cố gắng, một mặt

phát huy mạnh mẽ nỗ lực của địa phương, mặt khác tranh thủ sự giúp đỡ của

thành phố, các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, khai thác các tiềm năng của địa phương trên mặt trận XDGN. Vì vậy, Sóc Sơn đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây. Đặc biệt,

những thắng lợi to lớn, kinh tế liên tục tăng trưởng khá, đời sống của nhân

dân từng bước được cải thiện và ổn đinh, chương trình giảm nghèo, tăng giàu được huyện uỷ và UBND huyện đặc biệt quan tâm. Thực hiện Nghị quyết của

thành uỷ Hà Nội về giảm cơ bản hộ nghèo của thành phố trong những năm

tới, huyện Sóc Sơn đã tập trung triển khai thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ.

- Công tác chỉ đạo:

+ Huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa

bàn theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo của các xã theo chuyên môn của đơn vị, đồng

thời tăng cường 14 các bộ, chuyên viên đang công tác tại huyện uỷ và UBND huyện làm công tác chuyên trách XĐGN trong 02 năm (2003-2004), mỗi xã cử 01 cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổng hợp tình hình công tác XĐGN

của xã và giúp các hộ dân tập trung XĐGN

+ Tiếp tục bố trí ngân sách hợp lý cho Ban chỉ đạo XĐGN từ huyện

xuống cơ sở để đủ sức chỉ đạo, tạo chuyển biến cơ bản giảm hộ nghèo theo mục tiêu đề ra.

- Công tác tuyên truyền:

+ Ban tuyên giáo huyện uỷ, đài phát thanh huyện đã tuyên truyền giáo

dục tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân là hộ nghèo nhằm giúp họ

hiểu được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, nâng cao nhận thức về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc XĐGN.

+ Tuyên truyền, động viên các hộ nghèo cố gắng tự lực, tự cường vươn

lên thoát nghèo. Phổ biến, giáo dục pháp luật, ngăn chặn, đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội.

- Công tác đầu tư hỗ trợ:

+ Bằng nguồn ngân sách của huyện, trực tiếp hỗ trợ giống lúa, giống cá,

phân bón, tiêm phòng bệnh gia súc, gia cầm cho các hộ nghèo, cận nghèo, trung bình mỗi năm huyện chi hơn 300 triệu đồng.

- Kết quả việc cho vay vốn phát triển sản xuất:

+ Công tác cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nươc, là một trong những biện pháp quan trọng

trong chính sách giải quyết việc làm. Trong 4 năm (2003-2006), được sự quan

tâm, hỗ trợ đầu tư của thành phố, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của kho

bạc thành phố, UBND huyện Sóc Sơn chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng

kế hoạch, triển khai được 456 dự án với tổng số vốn vay luân chuyển lên tới

35,847 tỷ đồng, giải quyết cho 14.123 lượt hộ vay thu hút số lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp theo thời vụ là 15.081 lao động. Nguồn vốn Quỹ quốc

gia giải quyết việc làm đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn của Sóc Sơn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn

nuôi và phát triển các mô hình kinh tế trang trại. Việc cho vay vốn, lồng ghép

với các hoạt động kinh tế - xã hội khác đã làm cho thu nhập của người lao động được ổn định, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.

+ Kết quả thực hiện dự án vốn vay quỹ khuyến nông: Từng nguồn vốn

trung bình hàng năm trên một tỷ đồng, số vốn này được đưa vào tập trung cho

các hộ có mô hình kinh tế điển hình nhằm mở rộng sản xuất, xây dựng các mô

hình điểm phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương,

trung bình hàng năm giải quyết được hàng ngàn lao động thời vụ.

+ Kết quả thực hiện dự án vốn vay chăn nuôi bò sinh sản: Qua những năm đầu thí điểm ( từ năm 2000) với 35 con bò cái được Hội nông dân huyện đưa về cho các hộ nghèo nuôi ( trong thời gian hai năm khi bò sinh sản bò con Hội nông dân huyện sẽ chuyển bò mẹ sang cho hộ nghèo khác tại địa phương nuôi), đến nay các xã trong toàn huyện thực hiện mua được 1.027 con bò sinh sản cho 1.027 hộ nghèo vay với số vốn trên 3 tỷ đồng. Ngoài ra, đã luân chuyểnđược 425 con bò sinh sản cho các hộ nghèo từ dự án các năm trước.

+ Kết quả thực hiện các dự án vay nguồn XĐGN

Với nguồn vốn XĐGN do Hội nông dân thành phố giao cho huyện quản

lý, mỗi năm giải ngân được trên 1,3 tỷ đồng, nhưng trong 4 năm qua số nợ

quá hạn của nguồn vốn này quá lớn. Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do thời điểm cho vay không hợp lý, thời gian xem xét duyệt chi dự án dài nên

chưa thực sự mang lại hiệu quả cao nên người dân vay được nhưng không trả được.

- Công tác hỗ trợ các gia đình đặc biệt khó khăn:

+ Phát huy cao độ tinh thần tự lực, đoàn kết tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều", trong 3 năm qua bằng các

nguồn vốn hỗ trợ người nghèo, sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm nên đã xoá xong nhà dột nát cho các hộ nghèo toàn huyện (583 ngôi

nhà), tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp.

+ Năm 2003 được thành phố hỗ trợ kinh phí trợ cấp khó khăn đối với các

hộ thuộc diện chính sách, có người ốm đau tàn tật với mức trợ cấp 50.000đ/người/tháng từ tháng 01-12/2003 đối với 140 hộ (649 khẩu), trợ cấp

cho 793 hộ (1.1001 khẩu) nghèo do ốm đau từ tháng 5-12/2003 với số tiền 400.400.000 đồng.

+ Trong mấy năm qua 9 sở, ban ngành thành phố tập trung hỗ trợ giúp đỡ

các hộ nghèo thuộc xã nghèo của huyện Sóc Sơn với số tiền 372.762.000 đồng bằng những việc làm thiết thực như: hỗ trợ làm nhà cho 32 hộ, tặng 95 xe đạp. Sở LĐTB&XH tăng 100 xe đạp cho các em học sinh thuộc các hộ

nghèo với số tiền trị giá gần 100 triệu đồng, các tổ chức chính trị xã hội tặng 106 xe lăn cho 106 đối tượng bị tàn tật của huyện.

Ngoài ra các ban, ngành, đoàn thể của huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của thành phố tổ chức thăm hỏi, tặng quà, đồ dùng học tập

hỗ trợ hộ nghèo về cây con giống, tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật miễn phí cho người nghèo.

Chỉ đạo, tổ chức thành lập hai doanh nghiệp nông nghiệp thí điểm (công

ty cổ phần nông nghiệp Bắc Vọng và công ty cổ phần nông nghiệp Bình Minh) tại hai xã Bắc Phú và Thanh Xuân với quy mô 50 và 10 ha. Khi hai doanh nghiệp này đi vào hoạt động sẽ giải quyết cho khoảng 300-400 lao

động nông nghiệp tại địa phương, đồng thời sẽ là hai mô hình điểm về ản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp doc (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)