- KT thâm canh tổng hợp l ớp
3.2.2.12. Giải pháp thị trường và phát triển thương mại, dịch vụ
Để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ
nông sản cho nông dân cần nghiên cứu phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường nội thành. Trên thực tế, các hoạt động thương mại dịch vụ nông
nghiệp, nông thôn Sóc Sơn mới chỉ tập trung chủ yếu vào mặt hàng vật liệu
xây dựng, vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng. Ngoài 3 chợ đầu mối là chợ Sóc Sơn, chợ Phù Lỗ, chợ Nỷ và 6 chợ của các xã, còn lại trên địa bàn các xã tồn tại các chợ tạm, chợ cóc. Trong những năm tới cần quy hoạch xây dựng
các chợ nhằm phát triển thị trường nông sản cho nông dân chúng tôi đề xuất phương án quy hoạch, xây dựng các chợ như sau:
- Xây dựng thêm hai chợ mới tại xã Thanh Xuân, Quang Tiến, Minh Phú.
- Mở rộng, nâng cấp các chợ xã: Mai Đình, Phú Cường, Bắc Phú, Hiền Ninh, Đông Xuân, Thanh Xuân, Minh trí.
- Phát triển hệ thống các dịch vụ gắn liền với chợ đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.
kết luận
XĐGN là một mục tiêu mang tính chất chiến lược của Đảng và Nhà nước
ta trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Xoá hẳn tình trạng đói của
một bộ phận dân cư đối với việc khuyến khích làm giàu hợp pháp là vấn đề được Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức từ thiện luôn quan tâm nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả thiết thực. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài tại Sóc Sơn về công tác XĐGN chúng tôi có
những kết luận chủ yếu sau:
1. Sóc Sơn là một huyện nghèo của Thủ đô Hà Nội nhưng có rất nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là tiềm năng về đất đai, lao động, du lịch.
2. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN, giảm tỷ lệ hộ nghèo của
huyện từ 18,87 năm 2001 xuống còn 9,02 năm 2003. Đồng thời đưa ra các chương trình những hành động cụ thể nhằm làm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của huyện trong năm tới. Tuy nhiên, các giải pháp chưa đem lại hiệu quả
thiết thực mà mới tạm cắt được cơn sốt nghèo, do đó tỷ lệ tái nghèo của huyện
còn ở mức cao.
3. Các hộ nghèo tại Sóc Sơn còn trông chờ, ỷ lại vào thành phố, huyện chưa thực sự cố gắng tự vươn lên thoát nghèo. Đa số hộ nghèo đều có vài nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, vì vậy cần lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình XĐGN của huyện.
4. Các dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm XĐGN chưa tập trung còn dàn trải.
5. Cán bộ làm công tác XĐGN chưa tâm huyết, nhiệt tình, làm việc đại khái, chưa thực sự gắn trách nhiệm của cán bộ đảng viên với công việc được giao.
kiến nghị
Thành phố sớm xem xét quyết định ban hành cho huyện Sóc Sơn chính sách đặc thù nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Sóc Sơn tập trung quy hoạch, đầu tư hạ tầng phát triển khu công nghiệp,
cụm công nghiệp vừa và nhỏ; Các khu du lịch sinh thái, văn hoá. Có chính
sách ưu đãi thu hút đầu tư, đồng thời chuẩn bị đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương.
Nghiên cứu phát triển, mở rộng thị trường đầu ra cho nông sản, chăn
nuôi, thuỷ sản đang phát triển của huyện.
Từng bước nâng cao dân trí, thay đổi cách nghĩ, cách làm của các hộ
nghèo, tuyên truyền, vận động để các hộ nghèo có ý thức tự lực, tự cường, cố
dANH MụC Tài liệu tham khảo
1. Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình (2001). Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2000), Nghị quyết số 15/NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ cụ thể phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010, Văn
phòng TW Đảng, Hà Nội.
3. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
4. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. E.Shanks & C.Turk (2001), Các đề xuất của người nghèo về chính sách. Tham vấn cộng đồng về dự thảo chiến lược toàn diện về tăng cường và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam (Tập II: Tổng hợp các kết quả
và phát hiện), Ngân hàng thế giới cùng với quỹ cứu trợ Nhi đồng
Anh, Tổ chức ActionAid, Tổ chức cứu trợ và phát triển (CRS), Plan
tại Việt Nam và Oxfarm Anh biên soạn cho nhóm hành động chống nghèo đói, Hà Nội.
7. E.Shanks & C.Turk (2002), Cùng với người nghèo hoàn thiện chính sách, Tham vấn cộng đồng về dự thảo chiến lược toàn diện về tăng cường và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam (Tập I: Cách tiếp cận, phương pháp và ảnh hưởng), Ngân hàng thế giới cùng với quỹ cứu
trợ Nhi đồng Anh, Tổ chức ActionAid, Tổ chức cứu trợ và phát triển
(CRS), Plan tại Việt Nam và Oxfarm Anh biên soạn cho nhóm hành
động chống nghèo đói, Hà Nội.
8. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chương trình CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh miền núi phí Bắc Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Trần Thị Lan Hương (2000), Tác động của phân tầng mức sống vào quá trình phát triển văn hoá nông thôn, Nxb Văn hoá - thông tin.
12. Nguyễn Văn Hoà (2001), Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2005: Giải pháp nào cho đủ mạnh?, Báo Đầu tư, ngày
12/11.
13. Huyện uỷ Sóc Sơn (2006), Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ XIV, Hà Nội.
14. Hà Quế Lâm (2000), Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia.
15. Một số chính sách quốc gia về việc xoá đói giảm nghèo (2002), Nxb Lao
động, Hà Nội.
16. Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Hữu Tiến (1994), Kinh nghiệm làm giàu từ nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Báo cáo phát triển Việt Nam 2002 - thực hiện cải cách để tăng trưởng và giảm nghèo nhanh hơn.
18. PGS,TS Lê Du Phong - PTS. Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên) (1999), Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. GS.TSKH Lê Du Phong, TS. Nguyễn Văn áng, TS. Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên) (2002), ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - thực trạng và giải pháp, (Sách tham khảo),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Ban chính sách phát
triển nông thôn Nxb Nông nghiệp.
22. Lương Hồng Quang (2001), Văn hoá của nhóm người nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá - thông tin, Hà Nội.
23. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hoà (2002), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
24. Stefen Nachuck (2001), Thức dậy một tiềm năng, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
25. Thành uỷ Hà Nội (2006), Văn kiện đại hội đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV, Hà Nội.
26. Phòng Thống kê huyện Sóc Sơn (2001-2003), Báo cáo tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn, Phòng Thống kê, Sóc Sơn.
27. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010- 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. UBND huyện Sóc Sơn (2005), Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2010, Văn
phòng HĐND - UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
30. UBND huyện Sóc Sơn (2004, 2005, 2006), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội, Văn phòng UBND huyện, Sóc Sơn.