Trình độ văn hoá lao động % 100.00 100

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp doc (Trang 48 - 50)

- Số trường S ố học sinh

8Trình độ văn hoá lao động % 100.00 100

- Mù chữ % 2.35 5.46

- Cấp 1 % 24.88 35.47

- Cấp 2 % 46.01 48.34

- Cấp 3 % 26.76 10.73

Biểu 7 cho chúng ta thấy, hộ nghèo có diện tích đất canh tác ít hơn diện tích đất bình quân chung của các hộ rất nhiều (554,92m2), qua điều tra phỏng

vấn các chủ hộ nghèo cho thấy, sở dĩ diện tích đất canh tác của các hộ nghèo

ít hơn bình quân chung các hộ như vậy là do một số hộ nghèo không có khả năng sản xuất trên diện tích đất được chia nên đã cho các hộ khác có điều kiện

sản xuất một phần diện tích đất của gia đình, mặt khác một số hộ do thiếu ăn, ốm đau bệnh tật đã chuyển nhượng một phần diện tích đất cho các hộ khác.

Việc chuyển quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Sóc Sơn chủ yếu là làm giấy viết tay có xác nhận của trưởng khu hành chính, vì theo số liệu quản

lý của phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị các hộ dân làm giấy chuyển quyền

sử dụng đất hiện tại không nhiều. Trong khi đất sản xuất ít thì hệ số canh tác

huyện 0,29 lần, không những vậy hộ nghèo lại có số nhân khảu lớn hơn, trong khi lao động lại ít hơn 0,23 lao động/hộ so với bình quân chung của huyện.

Về trình độ văn hoá của chủ hộ: đa số chủ hộ thuộc diện nghèo có trình độ

tiểu học và PTCS, ngoài ra còn có 6,85% chủ hộ nghèo mù chữ, một số nhỏ chủ

hộ nghèo có trình độ PTTH và có bằng dạy nghề lại rơi vào trường hợp gia đình

neo đơn hoặc bệnh tật. Trình độ lao động của hộ nghèo quá thấp, đây là vấn đề

rất đáng được quan tâm đầu tư, trong khi bình quân chung của các hộ trong

huyện có 26,76% số lao động có trình độ PTTH và có 17,89% số lao động được đào tạo nghề thì lao động nghèo có trình độ PTTH chỉ chiếm 10,73% và 4,28% số lao động thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề. Qua đây chúng ta thấy, trình độ

dân trí là một trong những khâu then chốt quyết định hiệu quả công tác XĐGN

của Sóc Sơn hiện nay. Thực tế ở Sóc Sơn đã chứng minh, các hộ dân có con, em

có trình độ PTTH hoặc có bằng nghề nếu có đủ sức khoẻ sẽ có nhiều khả năng được tuyển dụng vào làm việc tại khu công nghiệp tập trung Nội Bài hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn của huyện. Nếu một hộ nghèo có một lao động được tuyển dụng làm việc tại các đơn vị trên thì với mức lương, công lao động hiện tại đã đủ khả năng XĐGN cho một hộ gia đình, hoặc chí ít

cũng góp phần to lớn vào việc XĐGN của gia đình đó.

2.2.2.2. Thực trạng nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu

Biểu 8: Tình hình nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu

ĐVT: %

TT Diễn giải BQ chung Hộ nghèo I Nhà ở 1 Nhà kiên cố 34.00 7.00 2 Nhà bán kiên cố 21.00 18.00 3 Nhà cấp 4 39.00 59.00 4 Nhà tạm 6.00 16.00 II Đồ dùng sinh hoạt 1 Xe máy 75.00 8.00

3 Ti vi màu 31.00 13.00 4 Tủ lạnh 17.00 0.00

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp doc (Trang 48 - 50)