Chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp doc (Trang 83 - 84)

- KT thâm canh tổng hợp l ớp

3.2.2.6. Chính sách xã hộ

Hiện nay, các hộ nghèo được Nhà nước miễn toàn bộ thuế sử dụng đát

nông nghiệp, tuy nhiên để có thể đẩy nhanh tiến trình XĐGN trên địa bàn cần

tập trung thực hiện một số vấn đề cơ bản về đất đai như sau:

- Cho phép đấu thầu các khu đất hoang hoá phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời phủ xanh đất trống, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang bị lãng phí trên phạm vi toàn huyện nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho lao động dư

thừa hiện nay tại các vùng nông thôn.

- Thẩm đinh, phê duyệt các phương án sản xuất kinh doanh, cho phép

chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế.

- Khuyến khích việc tích tụ ruộng đất, dồn điền, đổi thửa phát triển sản

xuất hàng hoá tại các xã vùng giữa và vùng ven sông, thu hút các dự án hoa,

cây cảnh nhất là dự án chăn nuôi bò sữa vì thị trường tiêu thụ sữa tươi đang

cực kỳ thuận lợi do có hai nhà máy chế biến sữa tươi giáp xã Trung Giã và xã

Phú Cường.

- Đối với các hộ do nghèo đói mà phải chuyển quyền sử dụng đất, hoặc

bị HTX thu nợ vì chính quyền huyện, các xã cần nghiên cứu tạo nguồn vốn và có biện pháp tích cực giúp các hộ nghèo có đất để sản xuất vì vậy đất đai là tư

liệu sản xuất không thể thiếu đối với hộ sản xuất nông nghiệp.

- Đối với các hộ già yếu, neo đơn các xã có thể xem xét đổi thửa đất xa,

khó sản xuất cho các hộ bằng quỹ đất 5% để các hộ nghèo thuận lợi hơn trong

- Kiểm tra, đánh giá lại việc giao rừng đến các hộ dân, nếu các hộ được giao trước không có khả năng đảm nhận hết việc trồng, chăm sóc và bảo vệ

rừng thì có thể thu hồi bớt diện tích đất đó giao cho một số hộ nghèo có lao

động nhưng không có đất để sản xuất. Hiện nay, rừng Sóc Sơn đang bị chia

cắt manh mún nhất là rừng thuộc các xã Minh Trí, minh Phú, Hiền Ninh,

Quang Tiến, Phù Linh, Tiên Dược bởi các chủ đất cũ đã chuyển nhượng một

phần không nhỏ diện tích rừng được nhà nước giao cho các cá nhân không có

hộ khẩu thường trú tại Sóc Sơn. Do vậy, việc trồng, trông coi, chăm sóc cây trên diện tích đất gần như bị lãng quên, hiện nay trên các diện tích đó một

phần đất đã bị trọc hoá do cây không được chăm sóc, vừa bị chặt phá.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp doc (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)