Nghèo đói đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu và đưa ra nhiều hội thảo nhằm làm rõ hơn tác động tiêu cực của đói nghèo đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trên thế giới. Đối với
thực trạng đói nghèo và các giải pháp XĐGN của Việt Nam đã được nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu như: Dự án ngân hàng Grameen của giáo sư Muhamad Yunus trường Đại học Chittagong; Gini và Lore, Lên Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình-
Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 2001, Lương
Nxb văn hoá - thông tin Hà Nội 2001, Trần Thị Lan Hương - tác động của
phân tầng mức sống vào quá trình phát triển văn hoá nông thôn, Nxb văn hoá
thông tin Hà Nội 2000 và nhiều công trình nghiên cứu đã đăng trên các tạp
chí khác.
Mô hình tín dụng của giáo sư Muhamad được thành lập từ 1976, đến
nay đã có trên 100 nước tham gia áp dụng mô hình này. Đối với mô hình này thì đối tượng vay của ngân hàng là những người nghèo nhất ở các khu vực
nông thôn của các quốc gia. Phương thức hoạt động của ngân hàng là thành lập chi nhánh ngân hàng xuống tới các làng, xã và các bộ ngân hàng phải tiếp
xúc trực tiếp với người nghèo bằng cách phỏng vấn, hướng dẫn cách sử dụng
vốn vay. Những người nghèo hình thành các nhóm để vay và chỉ có 02 người được vay trong một lượt, sau 6 tuần nếu 2 người vay trả đủ cả lãi và gốc thì 2 thành viên tiếp theo mới được vay. Số tiền vay dành vào việc xây dựng nhà, mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, lắp đặt ống nước … ưu điểm của phương thức này là số tiền vay nhỏ, không cần thế chấp mà chỉ cần dựa vào uy tín của nhóm vay, lãi suất thấp, thời hạn vay ngắn nên người vay có trách
nhiệm hoàn trả vốn vay. Mặt khác, nếu không trả đúng thời hạn thì thành viên
khác không được vay nên các nhóm vay sẽ giúp đỡ nhau trong việc sử dụng
vốn đúng mục đích. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là:
+ Số tiền vay nhỏ, thời gian ngắn nên người nghèo khó có thể mở rộng được sản xuất đặc biệt là các vùng khó khăn.
+ Nếu lượt người vay trước không trả đúng hạn thì các thành viên còn lại của nhóm sẽ không được vay.
Nếu chúng ta muốn đánh giá được sự bất bình đẳng trong xã hội thì phải
dựa vào hệ số Gini, khi nhìn vào hệ số đó ta có thể biết được tình trạng nghèo khổ của một vùng hay của một quốc gia như thế nào. Tuy nhiên, hệ số này chỉ có tính tương đối chứ chưa phản ánh đúng được mức độ đói nghèo vì trên thế
giới hiện nay, ngoài các tiêu chú trước kia còn có thêm tiêu chí chỉ số chất lượng cuộc sống và chỉ số phát triển con người.
Đối với tập thể tác giả Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình đã có các kết luận sau:
+ Đưa ra được những mặt ưu, nhược của các tổ chức về cách đánh giá nghèo đói theo từng tiêu chú của các tổ chức đó.
+ Các tác giả đã tính điểm các nguyên nhân theo các vùng nên đã xếp
hạng được chính xác nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo của tỉnh Quảng
Bình, theo cách đó chúng ta có thể tiến hành ở các địa phương khác và có các
giải pháp phù hợp cho từng vùng.
+ Đưa ra một số mô hình thoát nghèo bằng cách sử dụng đúng thế mạnh
của gia đình với sự giúp đỡ của cộng đồng.
Theo quan điểm của chúng tôi thì tập thể tác giả còn chưa đánh giá được
mức độ phân hoá giàu nghèo của địa bàn nghiên cứu, trong khi phân cơ sở lí
luận các tác giả đã đưa vào các công thức đánh giá bất bình đẳng của Gini và Loren. Về mặt văn hoá của nhóm người nghèo thì tác giả Lương Hồng Quang đã cho rằng nghèo khổ và văn hoá của nhóm nghèo có liên quan tới các vấn đề thuộc phạm trù văn hoá của nhóm nghèo đóng khung trong một khu vực,
nó phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử. Nghiên cứu về văn hoá của nhóm nghèo tác giả chủ yếu phải dựa vào tiêu chí thu nhập bình quân, nhưng tác giả tập
trung nghiên cứu tâm lý, lối sống, cách tiếp cận của họ đối với xã hội. Tác giả
thấy rằng những người nghèo có trình độ văn hoá thấp hoặc mù chữ, họ thường cảm thấy cô lập, tự ti, bị tước đoạt những cái mà người khác có được,
khi được trợ cấp xã hội thì dường như họ lại trông chờ ỷ lại. Tác giả cũng đưa ra được những giải pháp khoa học có tính khả thi, tuy nhiên các giải pháp đó
chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước chứ chưa tập trung phát huy được tổng lực của toàn xã hội, sự tự lực của người nghèo bởi nâng cao trình độ văn hoá cho người nghèo cần phải có một hời gian dài. Tác giả cho rằng, muốn
xoá được tận gốc của cái nghèo và có tính bền vững thì phải nâng cao văn hoá cho người nghèo vì khi con người có tri thức thì họ tiếp cận được với thế giới
bên ngoài và tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh đặc biệt là trong việc sản xuất
kinh doanh.
Đối với công trình nghiên cứu: tác động của phân tầng mức sống vào quá trình phát triển văn hoá nông thôn thì Trần Thị Lan Hương cho rằng, việc phân tầng mức sống có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp độ phát triển kinh tế đặc
biệt là vùng nông thôn (vùng có tỷ lêh người nghèo cao). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì hạn chế khoảng cách phân tầng mức sống có tác dụng tích
cực trong việc giảm đói nghèo bằng cách phát triển kinh tế.
Theo tôi, muốn xem xét tình trạng đói nghèo như thế thế nào thì trước
hết phải dựa vào từng thời kỳ lịch sử, từng vùng, từng quốc gia, khi trình độ
kinh tế - xã hội phát triển cao hơn thì càng phải áp dụng tổng hợp các tiêu chí
đánh giá để nhanh chóng giảm tỷ lệ đói nghèo tại vùng hoặc quốc gia đó.
Chương 2
Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn