Thu và cơ cấu thu chi hàng năm

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp doc (Trang 57 - 59)

I. Bình quân chung

2.2.2.6. Thu và cơ cấu thu chi hàng năm

Biểu 12: Thu và cơ cấu thu chi

Chỉ tiêu

Bình quân chung

Hộ nghèo đói

Vùng giữa Vùng gò đồi Vùng ven sông GT (1000đ) CC (%) GT (1000đ) CC (%) GT (1000đ) CC(%) GT (1000đ) CC (%) A. Thu nhập 11262,6 5 100,00 5081,86 100,00 4637,13 100,00 4675,31 100,00 1. Trồng trọt 3887,27 34,51 2335,32 45,95 1926,13 41,54 2117,31 45,29 - Ruộng 2649,53 68,16 2170,76 92,95 1511,87 78,49 1767,31 83,47 - Vườn, ao 562,36 14,47 164,56 7,05 170,26 8,84 350,00 16,53 - Rừng 675,38 17,37 0,00 0,00 244,00 12,67 0,00 0,00 2. Chăn nuôi 3593,35 31,91 1025,50 20,18 1050,00 22,64 1120,00 23,96 - Gia súc 2665,35 74,17 980,00 95,56 450,00 71,43 680,00 60,71 - Gia cầm 928,00 25,83 235,64 22,98 300,00 28,57 440,00 39,29 3. Ngành ngh 1250,34 11,10 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4. Lương, tiền công 1238,45 11,00 720,54 14,18 700,00 15,10 680,00 14,54 5. Hưu trí, trợ cấp 850,90 7,56 650,00 12,79 580,00 12,51 620,00 13,26 6. Thu khác 442,34 3,93 350,50 6,90 381,00 8,22 138,00 2,95 B. Chi tiêu 8451,26 100,00 5151,00 100,00 4770,50 100,00 4785,00 100,00 1. Lương thực 3069,46 36,32 3339,00 64,82 3354,00 70,31 3210,00 67,08 2. Thực phẩm 2645,38 31,30 1260,00 24,46 967,50 20,28 1111,00 23,22 3. Mặc 1356,42 16,05 252,00 4,89 129,00 2,70 124,00 2,59 4. Giáo dục 650,00 7,69 70,00 1,36 80,00 1,68 80,00 1,67 5. Y tế 280,00 3,31 20,00 0,39 20,00 0,42 25,00 0,52

6. Chi khác 450,00 5,32 210,00 4,08 220,00 4,61 235,00 4,91

C. Tích luỹ 2811,39 24,96 -69,14 -0,61 -133,37 -1,18 -109,69 -0,97

Qua biểu thu và cơ cấu thu chi cho thấy, các hộ nghèo thuộc nhóm hộ điều tra có tổng thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân rất nhiều, thấp nhất là các hộ thuộc vùng đồi gò có mức thu thấp hơn thu nhập bình quân 1.961.000

đồng, thu nhập của các hộ nghèo vùng ven sông có khá hơn nhưng cũng thấp hơn thu nhập bình quân 1.769.000 đồng. Trong các nguồn thu của hộ nghèo chúng ta thấy, nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (vùng giữa

66,13%, vùng gò đồi 64,18%, vùng ven sông 69,24%), các nguồn thu khác

chủ yếu từ lương thực hoặc trợ cấp xã hội, tiền làm thuê. Vì vậy, để tăng thêm nguồn thu cho các hộ nghèo thì cần đa dạng hoá thu nhập, đồng thời phải nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi giúp các hộ nghèo ổn định đời sống.

Về chỉ tiêu: do còn nhiều khó khăn nên việc chi tiêu trong gia đình hộ

nghèo chủ yếu chi cho lương thực, hàng năm trung bình một hộ nghèo phải chi hơn ba triệu bằng gần 70% tổng số tiền chi tiêu cả năm, việc chi tiền

mua thực phẩm hàng năm không đáng kể, trung bình mỗi hộ chỉ chi khoảng

một triệu đồng. Do đó, bữa ăn của hộ nghèo thường không đủ dinh dưỡng

nên sức khoẻ các thành viên của hộ không đảm bảo, dễ đau yếu. Đối với

huyện Sóc Sơn, 100% số nhân khẩu của hộ nghèo được cấp BHYT miễn phí cho nên đã giảm được một phần khó khăn rất lớn cho các hộ nghèo, nếu

không mức chênh lệch trong thu chi của hộ nghèo còn rất lớn. Một số hộ

nghèo còn thể hiện sự tiêu xài hoang phí trong chi tiêu, mặc dù thu chưa đủ chi nhưng khi được các tổ chức cho vay vốn các hộ đã không biết sử dụng

vốn có hiệu quả mà lại chi tiêu vào việc ăn uống, thậm chí còn chơi bời, cờ bạc

dẫn đến khánh kiệt.

Qua mức thu, chi của hộ nghèo cho thấy mặc dù đã cố gắng điều chỉnh

hụt tiền trong chi tiêu bình quân của các hộ nghèo khoảng 100.000đ/năm, tuy

nhiên khả năng thâm hụt thực tế còn lớn hơn vì một số hộ đến nay còn để nợ

quá hạn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp doc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)