Hãy phân tích Tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp mà anh chị biết, hãy gợi ý cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn
Trang 1MAN 303 – TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Học viên: Nguyễn Thị Thanh
Đề tài 2: Hãy phân tích Tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp mà anh chị
biết, hãy gợi ý cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn Lãnh đạo là một trong những hoạt động lâu đời nhất của loài người Khicon người hình thành các tập đoàn, các nhóm đầu tiên để đấu tranh và sinhtồn là đã có những người lãnh đạo Từ trước đến nay, lãnh đạo luôn là mộtnhu cầu cấp thiết của các nhóm người, các tổ chức
Ai cũng biết sức hấp dẫn của vị trí lãnh đạo hay có thể nói khác đi là: aicũng mong muốn làm lãnh đạo, nhưng để trở thành lãnh đạo đã khó, để đảmđương tốt cương vị của một lãnh đạo lại càng không phải việc dễ thực hiện.
Chính vì vậy việc nghiên cứu “Tâm lý lãnh đạo”, đưa ra ví dụ về mộtkiểu tâm lý lãnh đạo của một doanh nghiệp để “phân tích” từ đó tìm ra “cáchđiều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnh đạo cao hơn”, đồng thời rút ra bài họcvề việc quản lý, lãnh đạo nhóm là một vấn đề thực sự có ý nghĩa, đặc biệt khiáp dụng vào thực tiễn.
Trong khuân khổ đề tài này tôi chỉ xét trên bình diện quan hệ giữa lãnhđạo với cấp dưới trong tổ chức.
Trang 2MỤC LỤC
I Cơ sở lý luận
1 Khái niệm, đặc điểm của người lãnh đạo 1.1.Khái niệm người lãnh đạo
1.2 Đặc điểm của người lãnh đạo
2 Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo
2.1 Uy tín của nhà lãnh đạo 2.2 Năng lực lãnh đạo
2.3 Những phẩm chất tâm lý cá nhân khác của người lãnh đạo
3 Phong cách lãnh đạo
3.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo 3.2 Các kiểu phong cách lãnh đạo
4 Đặc điểm của lao động quản lý
II Phân tích tâm lý lãnh đạo
1 Giới thiệu kiểu tâm lý lãnh đạo
2 Phân tích đánh giá và đề ra cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quả lãnhđạo cao hơn
III Kết luận
Trang 3I Cơ sở lý luận
Khái niệm, đặc điểm của người lãnh đạo
1.1 Khái niệm người lãnh đạo
Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm “người lãnh đạo” như:
• Lãnh đạo là sự phối hợp hoạt động của nhiều người trên cơ sở phâncông và hợp tác lao động Bất kỳ một dạng lao động của nhiều ngườinhằm mục đích chung đều cần đến lãnh đạo
• Người lãnh đạo là người được giao các chức năng quản lý tập thể về tổchức hoạt động của nó một cách chính thức
• Theo J.D Millet: Người lãnh đạo là người dìu dắt và điều khiển côngviệc của tập thể để đạt được những mục tiêu mong muốn
• Nhân cách người lãnh đạo là tổ hợp các thuộc tính của nhà quản lý, nóinên bộ mặt tâm lý xã hội của nhà quản lý, quy định chức năng xã hội, vaitrò xã hội của nhà quản lý
1.2 Đặc điểm của người lãnh đạo
Người lãnh đạo tập thể thuộc nhóm chính thức có những đặc điểm sau: • Người lãnh đạo được bổ nhiệm một cách chính thức
• Người lãnh đạo được pháp luật trao cho những quyền hạn và nghĩa vụnhất định theo chức vụ mà người đó đảm nhiệm
• Người lãnh đạo có một hệ thống quyền lực được thiết lập một cáchchính thức để tác động đến những người dưới quyền
• Người lãnh đạo là người đại diện cho nhóm của mình trong quan hệchính thức với các tổ chức khác để giải quyết những vấn đề có liên quanđến nhóm
• Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình thựchiện nhiệm vụ của tập thể mình.
2 Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo
2.1 Uy tín của nhà lãnh đạo
Uy tín là khả năng tác động của người lãnh đạo đến nhữngngười khác (cá nhân hay tập th ể) nh ằm làm cho họ tin tưởng, phục tùngmệnh lệnh chỉ huy một cách tự giác Hay nói cách khác, uy tín củangười lãnh đạo là sự kết hợp gi ữa quyền lực và sự ảnh hưởng của ngườiđó đến những người khác, được người khác tôn trọng, kính phục và tuânthủ trong quá trình triển khai nhiệm vụ
Khái niệm uy tín bao gồm 2 phần:
• Uy là phần quyền lực do xã hội quy định, do nhà nước hoặccấp trên bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó
Trang 4• Tín là sự tín nhiệm, là lòng tin, ảnh hưởng đối với những người xungquanh, được mọi người tôn trọng, quý mến
* Cấu trúc tâm lý uy tín của người lãnh đạo
• Uy quyền: Muốn có uy tín, trước hết người lãnh đạo phải có quyền lựccủa chức vụ được giao, quyền lực có tính chất pháp quy do được bổnhiệm hay qua bầu cử Yếu tố quyền lực hay được gọi là uy tín chức vụquy định vị trí của mỗi cá nhân trong một tổ chức Bất cứ aiđược đặt vào vị trí đó đều có quyền lực như vậy Việc phụctùng quyền lực của mọi người chính là phục tùng tổ chức, phục tùngquyền lực của nhà nước và các tổ chức khác
Thông thường vị trí càng cao, chức vụ càng lớn thì càng có nhiều quyềnlực và có điều kiện thuận lợi để mọi người phải phục tùng quyết định củamình.
• Sự tín nhiệm: Muốn có uy tín thực sự phải có sự tín nhiệm, phục tùngtự nguyện, tự giác của mọi người cấp d ưới Người lãnh đạocó uy tín không chỉ có sự tín nhiệm của người dưới quyền mà cònđược cả những người đồng cấp, cấp trên tín nhiệm Sự tín nhiệm nàyđược gọi là uy tín cá nhân của người lãnh đạo Uy tín cá nhân (mặtchủ quan) khác với uy tín chức vụ (mặt khách quan) củangười lãnh đạo Cơ sở căn bản để có uy tín cá nhân chính là phẩm chấtnhân cách của người đó được mọi người thừa nhận là phù hợp, xứngđáng với chức vụ được giao
• Sự ám thị: Khi người lãnh đạo có uy tín thực sự, trong uy tín đó cònchứa sức mạnh ám thị với mọi người, nó được coi như là chuẩn mựcđược mọi người noi theo Mọi người tin tưởng rằng, tất cả các vấn đề đãđược giải quyết trên cơ sở am hiểu sâu sắc, nhạy bén và quyết định đúngđắn của thủ trưởng nên “cứ thế mà làm”
*Phân loại uy tín
Uy tín là hiện tượng tâm lý phức tạp, do đó có nhiều cách phân loạikhác nhau, đa số các tác giả tán thành việc chia uy tín thành 2 loại:
• Uy tín chân thực • Uy tín giả tạo
Trang 5• Đặc điểm của năng lực tổ chức:
o Năng lực tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện ở sự phản ứngnhanh chóng, chính xác và đầy đủđối với các đặc điểm tâm lý của mọingười, xác định đúng những diễn biến tâm lý của họ trong những tìnhhuống nhất định và xác định được vị trí của họ trong guồng máy tổchức hoạt động của doanh nghiệp
o Một nhà tổ chức có tài, trong ý thức luôn có sẵn năng lực để dựđoán chính xác tâm lý của người khác qua những biểu hiện về hìnhthức bên ngoài, qua hành vi ứng xử trong giao tiếp… ngoài ra người cónăng lực tổ chức còn là người biết kết hợp nhuần nhuyễn khả năng tưduy thực tế, óc tưởng tượng với những đặc điểm của tính cách như sựkiên trì, tính kiên quyết, kiên định, lòng dũng cảm, ý thức tự chủ… đểthực hiện thắng lợi những ý đồ của nhà tổ chức.
2.2.2 Năng lực sư phạm
• Khái niệm năng lực sư phạm
Năng lực sư phạm là hệ thống các đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảoảnh hưởng giáo dục có hiệu quảđối với mọi thành viên cũng nhưđối vớitập thể Mục đích của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triểnở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho toàn xãhội.
Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợcho nhau Một nhà sư phạm khôngthể thực hiện tốt chức năng giáo dục nếu không biết cách tổ chức, quản lýmọi thành viên, cũng như nhà quản lý không thể tiến hành công tác tổchức có hiệu quả nếu không có năng lực sư phạm để giáo dục, động viênquần chúng và mỗi cá nhân trong tập thể.
• Đặc điểm của năng lực sư phạm
Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế,từđó nhà sư phạm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân,những khó khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhânở mỗi người… nhằm tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họvào những mục tiêu chung của tập thể
2.3 Những phẩm chất tâm lý cá nhân khác của người lãnh đạo
Những phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức tác phong
Tính nguyên tắc của người lãnh đạo
Tính nhạy cảm của người lãnh đạo
Sựđòi hỏi cao đối với người dưới quyền
Tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa đối với người lãnh đạo
3 Phong cách lãnh đạo
Trang 63.1.Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một khái niệm thường gặp trong khoahọc quản lý, có khi được gọi là kiểu lãnh đạo
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về phong cách lãnh đạo như:
• Theo Genov (Bungari): Phong cách lãnh đạo là hệ thống các nguyên tắc,các chuẩn mực, các biện pháp, các phương tiện của người lãnhđạo trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền đạtmục tiêu nhất định
• Phong cách lãnh đạo là tổng thể những nguyên tắc, phương pháp và cáchthức thể hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhằm đạt đượcmục tiêu quản lý.
3.2 Các kiểu phong cách lãnh đạo
* Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền
Đặc điểm tâm lý cơ bản là nóng nảy, thiếu tin tưởng của quần chúng Khiđánh giá thường mang nặng chủ quan thành kiến, định kiến Trong quanhệ giao tiếp thì hách dịch, hay phản bác người khác và tự kiêu Người lãnhđạo độc tài dám nghĩ dám làm và khẳng định mình
Biểu hiện và hiệu quả của phong cách lãnh đạo độc tài là nặng về mệnhlệnh, áp đặt thông tin một chiều từ trên xuống là chính Phong cách nàythường gây căng thẳng đối với cấp dưới, cơ chế quản lý là hành chính,quan liêu Nếu áp đặt lâu phong cách này dễ gây căng thẳng hoặc phảnứng ngầm của cấp dưới Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó phongcách lãnh đạo độc tài đem lại hiệu quả quản lý nhanh, tức thời
* Phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ là người biết phânchia quyền lực, biết thu hút tập th ể vào công việc chung trên cơ sởtôn trọng những ý kiến đóng góp của họ
Ưu điểm: phong cách lãnh đạo dân chủ này mà các nhà quản trị tạo ra bầukhông khí cởi mở, chân thành, làm cho mọi người thấy thoảimái, tự tin trong khi hoàn thành nhiệm vụ
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phong cách dân chủ là người lãnh đạodễ bị rơi vào tình trạng ba phải, làm mất đi tính quyết đoán của người lãnhđạo, dẫn tới tình trạng quá phụ thuộc vào ý kiến tập thể Những quyếtđịnh đưa ra cũng không kịp thời, làm lỡ cơ hội kinh doanh và đặc biệtkhông thể hiện được cá tính đặc trưng của người lãnh đạo
* Phong cách lãnh đạo tự do
Người lãnh đạo lựa chọn phong cách lãnh đạo này thường chỉ cung cấpthông tin, r ất ít tham gia vào các hoạt động tập th ể Sự có mặt của ngườilãnh đạo chủ yếu là để truyền đạt các thông tin và rất ít sử dụng quyền
Trang 7tinh thần hiệp đồng và trách nhiệm hạn chế Người sử dụngphong cách lãnh đạo này có thể có năng lực chuyên môn rất cao hoặcrất hạn chế nhưng lại ham thích địa vị
Biểu hiện và hiệu quả của phong cách lãnh đạo này là người lãnhđạo không quan tâm và can thiệp vào công việc Tuy nhiên,nhược điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạovà nhân viên dễ buông thả, không nề nếp, kỷ luật nên kết quả côngviệc không ổn định, khi cao khi thấp, có thể dẫn đến xung đột trong tậpthể
Nhận xét: Mỗi phong cách lãnh đạo nêu trên đều có những ưu và nhượcđiểm của nó, việc sử dụng phong cách lãnh đạo nào cho phù hợp không ch ỉdựa vào ý muốn chủ quan mà phải trải qua quá trình phân tích khoa học dựavào tình hình thực tế của đơn vị, trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độchính trị của nhân viên trong đơn vị, tính khí của bản thân người lãnh đạo…Mặt khác, sử dụng phong cách lãnh đạo hợp lý là một nghệ thuật của ngườilãnh đạo và vì vậy phải thận trọng, cần không ngừng hoàn thiện và phát triển.
4 Đặc điểm của lao động quản lý
Lao động đặc trưng của các nhà quản trị là lao động quản lý, lao độngquản lý mang một sốđặc điểm sau:
• Công tác quản lý đòi hỏi nhà quản trị phải luôn thay đổi sự tập trung chúý của mình vào nhiều vấn đề quan trọng, nhiều đối phương trongđơn vị Vì vậy, nhà quản trị phải biết phân công trách nhiệm, biếtphối hợp và sử dụng con người, biết phân loại công việc để tậptrung nguồn lực, trí tuệ giải quyết những vấn đề trọng tâm, cơ bảntránh tình trạng chìm ngập vào các công việc sự vụ
• Nhà quản trị luôn luôn cảm thấy thiếu thời gian Một mặt do họ phải giảiquyết nhiều công việc một lúc, mặt khác trong quản lý luôn xuất hiện cáctình huống có vấn đề cần phải giải quyết ngay
• Nhà quản trị luôn ra quyết định trong trạng thái thiếu thông tin Vì vậy,đòi hỏi
nhà quản trị phải có năng lực dự báo tốt để các quyết định quản lý dù cóthiếu thông tin nhưng vẫn đạt hiệu quả cao
• Khi nhà quản trị ra quyết định dưới bất kỳ hình thức nào họ phải chịutrách nhiệm về quyết định đó Vì vậy nhà quản trị phải nâng cao trình độnăng lực và phẩm chất để làm chủ công việc và thận trọng, tỉnh táo đểlường trước những khả năng tình huống xảy ra khi ban hành quyết định • Lao động quản lý là hoạt động tổ chức điều khiển con người nênthường xuyên giao tiếp quan hệ với con người Do đó, nhàquản lý phải hiểu mình, hiểu người, có kỹ năng làm việc vớicon người
Trang 8• Lao động quản trịđòi hỏi tư duy linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén và sángtạo
II Phân tích tâm lý lãnh đạo
Giới thiệu kiểu tâm lý lãnh đạo
Công ty Cổ phần Vinafrit được thành lập năm 2006, có trụ sở chính tạikhu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải, sản phẩm chính của công ty là nguyênliệu Frit trong dùng để cung cấp cho các nhà máy gạch men, gốm sứ Giám đốc công ty là ông H - một trong mười cổ đông của công ty, ôngluôn tỏ ra lạnh lùng, dường như không quan tâm đến người khác nghĩ gìvà luôn bộc lộ uy quyền, sử dụng quyền lực của mình để ra các chỉ thịmệnh lệnh và buộc cấp dưới phải tuân thủ khiến cấp dưới luôn có tâm lýlo lắng, sợ phải đối diện trực tiếp với giám đốc Ông luôn tổ chức các cuộchọp đột xuất mà không bao giờ báo trước cho nhân viên Trong cuộc họpông gần như độc thoại, khi nhân viên đưa ra ý kiến thì ông gạt phắt đi vớithái độ căng thẳng Kết thúc cuộc họp là việc thực thi sự chỉ đạo của Giámđốc
Ông H xuất thân là Kỹ sơ cơ khí, mọi người trong Công ty đều phải thừanhận trong lĩnh vực này ông là một chuyên gia Ông cũng đã từng là Phógiám đốc, Giám đốc Nhà máy gạch men một thời gian dài nên am hiểunhiều vấn đề Mọi người trong công ty thường nói “giám đốc rất thamcông tiếc việc” để ám chỉ việc Giám đốc ôm đồm nhiều việc Làm việcnhư vậy Giám đốc vừa mệt vì nhiều việc mà nhân viên thì cảm thấy mìnhkhông được tin tưởng, trọng dụng.
Do quá nhiều việc, căng thẳng nên ông rất nóng tính, hay mắng cấp dướikhiến cấp dưới có tâm lý hạn chế tối đa việc phải gặp ông, không có việcbắt buộc thì có tư tưởng tránh mặt Có tình huống thực tế thế này: Mỗi khiông xuống thị sát ở xưởng thì thấy bóng ông gần đầu xưởng cán bộ liềnchạy xuống cuối xưởng, khi ông đến cuối xưởng thì cán bộ chạy lên đầuxưởng ?
Thực tế không ai có thể giỏi và hiểu tường tận mọi vấn đề, mặt khác vớiviệc ôm nhiều việc sẽ không tránh khỏi có lúc ông H rơi vào tình trạngquá tải dẫn đến việc ra những quyết định sai lầm
2 Phân tích đánh giá giá và đề ra cách điều chỉnh tâm lý để đạt hiệu quảlãnh đạo cao hơn
Ông H là một người lãnh đạo giỏi chuyên môn nhưng trong công tác quảnlý ông có uy tín chưa cao do vẫn còn một số hạn chế.
Ông là người thực sự có uy quyền có khả năng ám thị, nhưng sự ám thịcủa ông đối với nhân viên không phải là sự cảm phục mà là sự sợ hãi,cũng chính vì vậy ông chưa thật sự được tín nhiệm.
Trang 9Có thể nói rằng ông H có năng lực tổ chức, tính nguyên tắc cao, tư tưởngtác phong công nghiệp nhưng chưa có năng lực sư phạm, chưa có tínhnhạy cảm của người lãnh đạo
Tóm lại, ông H có phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, thâutóm mọi quyền lực trong tay, cách làm việc này của ông khiến cán bộquản lý cấp trung gian đôi khi cảm thấy mình như bù nhìn, không có thựcquyền, không có cơ hội để thể hiện khả năng của mình.
Để tăng hiệu quả quản lý thì ông H nên san sẻ bớt công việc cho cấp dưới.Ông nên tin tưởng và trao cho họ cơ hội để họ thể hiện khả năng củamình Làm như vậy ông vừa giảm bớt được công việc, vừa tạo cho cấpdưới tâm lý thoải mái, được cống hiến.
Khi triệu tập các cuộc họp thì trừ một số cuộc họp đột xuất tốt nhất ôngnên báo trước ít nhất 30 phút để nhân viên có thời gian chuẩn bị Trongcuộc họp dù có tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến của nhân viên, ông cũngnên cho họ cơ hội trình bày và bình tĩnh lắng nghe Sau đó phân tích chohọ thấy cái sai, cái đúng.
III Kết luận
Tôi từng nghe một câu nói của ai đó: Làm lãnh đạo mà suốt ngày cắmcúi làm việc và cáu gắt với nhân viên là lãnh đạo bất tài Nhà lãnh đạo giỏi lànhà lãnh đạo không cần làm việc nhiều mà vẫn khiến tổ chức phát triển mởrộng
Theo tôi đó chắc hẳn là một nhà lãnh đạo biết cách tổ chức, sắp xếpcông việc khoa học Phân công công việc cụ thể, hợp lý cho từng cá nhân, bộphận sao cho đúng người đúng việc Có sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc kịpthời và động viên thích hợp khiến nhân viên dưới quyền làm việc hết mình vàcông việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Các cụ nhà ta có câu: Nhân vô thập toàn nên cho dù là lãnh đạo thìcũng nên không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng làm việc để nâng cao uytín trong tổ chức Lãnh đạo là công việc phức tạp, công việc lãnh đạo khôngchỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật - một nghệ thuật “đắc nhân tâm”.
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình môn học Tâm lý học quản trị - Topica
2 Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Công ty CP Vinafrit.3 Điều lệ công ty cổ phần Vinafrit